Vì Sao Vàng Tăng Giá / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Giá Vàng Tăng Kỷ Lục?

Giá vàng tăng trở lại mức đỉnh gần 10 năm trước đã kích hoạt lực mua của người dân. Giá vàng trong nước đã nhanh chóng cao hơn giá thế giới tới 1,5 triệu đồng/lượng.

Mua vàng vì nghĩ giá còn… tăng tiếp!

Ghi nhận của PV Tuổi Trẻ lúc 16h chiều 24-2 tại Công ty SJC (Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3) cho thấy nhiều người đã xếp hàng mua vàng với kỳ vọng giá sẽ tăng. Bà Chi (Tân Bình) cho biết khi giá vàng tăng lên mức 47,3 triệu đồng/lượng, bà đã quyết định mua 2 lượng.

“Lúc tôi ở nhà giá vàng mới ở mức hơn 47 triệu đồng/lượng, nhưng khi lên đến Công ty SJC ở quận 3 giá đã lên 49 triệu đồng/lượng nhưng tôi vẫn mua” – bà Chi tiếc rẻ.

Đến 16h30, dù chỉ còn 30 phút nữa là hết giờ giao dịch nhưng lượng khách đổ đến mua vàng vẫn còn đông. Trả lời câu hỏi vì sao mua khi giá vàng ở mức 49 triệu đồng/lượng, nhiều người cho biết tin là giá vàng còn tăng tiếp khi thông tin về dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên khác với thời điểm ngày Thần tài, người mua chủ yếu là nhỏ lẻ và tập trung vào vàng nhẫn thì ngày 24-2 người dân chủ yếu giao dịch vàng miếng, số lượng phổ biến là 1-2 lượng.

Giá vàng tăng khiến cho trang web báo giá của Công ty SJC cũng “quá tải”, việc truy cập vào xem giá rất khó do liên tục báo lỗi. Trang web một số công ty vàng lớn cũng không truy cập được. Người mua đông nên Công ty SJC phải phát số thứ tự.

Tranh thủ bán vì sợ giá… sập

Trong số những người chờ đợi tại Công ty SJC chiều 24-2 còn có những người chờ để bán vàng chốt lời. Cầm 1 lượng vàng trên tay, anh Đức (Q.5) cho hay anh mua khi giá vàng 37 triệu đồng/lượng nên thấy giá cao đã tranh thủ bán vì sợ giá vàng sẽ lặp lại kịch bản rơi thẳng đứng sau khi đạt mức 49 triệu đồng/lượng như gần 10 năm trước.

“Tính ra trong một thời gian ngắn tôi lời hơn 11 triệu đồng/lượng” – anh Đức nói. Công ty SJC cho hay số người mua vàng trong ngày 24-2 nhiều hơn số người bán.

Theo chuyên gia Trần Thanh Hải, từ ngày 3-1 đến nay giá vàng đã tăng 14%, từ 43 triệu đồng/lượng lên 49 triệu đồng/lượng, trong khi mức tăng cả năm 2019 chỉ có 18%.

“Dịch COVID-19 đã làm gián đoạn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nên nhiều nhận định cho rằng sẽ làm phá vỡ sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu năm 2020. Nhiều quốc gia phải tung ra các gói kích thích kinh tế. Vì vậy giá vàng những ngày qua tăng và mức biến động ngang với thời điểm tháng 9, tháng 10-2011” – ông Hải phân tích.

Cao hơn giá thế giới tới 1,5 triệu đồng/lượng

Cuối ngày 24-2, giá vàng thế giới 1.685,8 USD/ounce, quy đổi tương đương 47,5 triệu đồng/lượng – tăng gần 43 USD/ounce (1,2 triệu đồng/lượng) so với cuối tuần trước. Tuy nhiên tốc độ tăng giá vàng trong nước gấp nhiều lần.

Ngày 24-2 đánh dấu lần đầu tiên kể từ sau ngày Thần tài, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới. Những ngày trước dù giá vàng thế giới tăng mạnh nhưng trong nước tăng rất chậm vì mãi lực thấp. Nhưng cuối ngày 24-2, giá vàng trong nước đã cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 1,5 triệu đồng/lượng.

Đặc biệt chênh lệch giá bán vàng miếng được tăng lên mức 1,2 triệu đồng/lượng, gấp hơn hai lần so với mức chênh lệch sáng 24-2 do các công ty vàng đề phòng giá vàng đảo chiều. Với vàng nhẫn, mức chênh lên đến 1,5 triệu đồng/lượng.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chúng tôi cho hay hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng theo nghị định 24 đã giúp thị trường vàng ổn định, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn nền kinh tế. “Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng trên thị trường và có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường khi cần thiết” – ông Minh nhấn mạnh.

Giá USD cũng tăng

Giá vàng tăng cũng “kích hoạt” giá USD tăng theo. Tại Vietcombank, giá USD từ mức 23.310 đồng/USD đầu ngày đã nhích dần và tăng lên 23.350 đồng/USD theo đà tăng của giá USD tự do. Tại Eximbank, giá bán USD ở mức 23.330 đồng/USD.

Tỉ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước ngày 24-2 công bố đứng ở mức 23.243 đồng, tăng 4 đồng so với cuối tuần trước.

Tại chúng tôi cuối ngày 24-2 giá bán USD tự do tăng vượt giá bán USD tại ngân hàng, lên mức 23.380 đồng/USD, mua vào 23.280 đồng/USD. Theo giới chuyên gia, điều này cho thấy có dấu hiệu gom USD để nhập vàng theo đường biên mậu do mức chênh 1,5 triệu đồng/lượng quá hấp dẫn.

A.H. – L.T. Hà Nội: người dân thận trọng

Tại Hà Nội, thị trường vàng không thực sự nhộn nhịp dù giá vàng cuối giờ chiều lên đến 49 triệu đồng/lượng giá bán ra và mua vào là 47,8 triệu đồng/lượng. Lượng người bán đông hơn mua và những người mua bán chủ yếu thực sự đang cần do nhu cầu thực.

Một chủ cửa hàng vàng trên phố Cầu Giấy cho biết khách hàng rất thận trọng mua vào vì đều biết giá vàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Giá vàng trong nước lập đỉnh 49 triệu đồng/lượng là do giá vàng thế giới vượt ngưỡng 1.683 USD/ounce.

Dù ngày 24-2, giá vàng nhảy theo giờ nhưng không như tháng 10-2012, vàng giờ không phải là kênh đầu tư “vua”. Hầu hết giới đầu tư cũng cẩn trọng, e ngại “ôm” vào vì sợ rủi ro cao khi dịch COVID-19 có diễn biến khó lường.

L.THANH

Giá vàng tăng phi mã, lên 49 triệu đồng/lượng

TTO – Chỉ trong hai tiếng ngắn ngủi chiều nay, 24-2, giá vàng miếng SJC đã tăng từ mức 47,5 triệu đồng/lượng lên 49 triệu đồng/lượng. So với buổi sáng, giá vàng miếng SJC đã tăng thêm 2,1 triệu đồng/lượng – mức tăng chưa từng có trong vòng nhiều năm.

Vì Sao Giá Vàng Tăng Vọt Rồi Lao Dốc?

Vì sao giá vàng tăng vọt rồi lao dốc?

Giá vàng ngày 15/6: Giá vàng tăng vọt rồi lao dốc do tác động từ việc Fed tăng lãi suất.

Giá vàng trong nước diễn biến trái chiều nhau giữa các thương hiệu trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng mạnh rồi lao dốc do tác động từ quyết định tăng lãi suất của Fed.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng SJC giảm nhẹ 10 nghìn đồng hai chiều về 36,23-36,43 triệu đồng/lượng.

Cũng giảm 10 nghìn đồng mỗi lượng trên cả hai chiều, giá vàng Doji sáng nay được giao dịch ở mức 36,32-36,42 triệu đồng/lượng.

Ngược lại, giá vàng SJC trên hệ thống của của Phú Nhuận (PNJ) lại tăng 40 nghìn đồng chiều mua vào và tăng 30 nghìn đồng chiều bán ra lên 36,24-36,43 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay tại Hồng Kông lúc 8h15 sáng nay theo giờ Việt Nam phục hồi tăng 3,4 USD/ounce (0,27%) lên 1.263,5-1.264,5 USD/ounce.

Trước đó trong phiên giao dịch đêm qua theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đang lình xình quanh ngưỡng 1.265 USD/ounce đã bất ngờ tăng vọt lên ngưỡng 1.280 USD/ounce. Có lúc giá vàng đã chạm mốc 1.281,4 USD/ounce.

Tuy nhiên, đà tăng không duy trì được lâu bởi sau đó giá vàng thế giới đã quay đầu lao dốc về ngưỡng 1.260 USD/ounce, có lúc chạm đáy 1.256,6 USD/ounce tạo ra một biên độ giao động rất rộng trong phiên giao dịch.

Tính chung cả phiên, giá vàng giao ngày giảm 0,2%; trong khi giá vàng giao tháng 8/2017 lại tăng 0,6% lên 1.275,90 USD/ounce trước khi Fed đưa ra thông báo về lãi suất.

Thông tin Fed tăng lãi suất là nhân tố tác động trực tiếp tới giá kim loại quý trong phiên hôm qua. Cụ thể, ngày 14/6, Fed đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, lần thứ hai trong vòng ba tháng qua trên cơ sở các yếu tố như nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng và thị trường việc làm sôi động.

Theo kế hoạch, Fed sẽ còn một đợt điều chỉnh lãi suất vào cuối năm nay.

(Theo C.Sơn)

Vì Sao Giá Vàng Tương Lai Vẫn Đang Tăng Cao?

Chênh lệch lớn giữa giá vàng giao ngay với giá vàng tương lai ở thời điểm hiện nay cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng rất lớn vào khả năng tiếp tục tăng giá của vàng trong các tháng tới.

Trên thị trường thế giới, giá vàng vào thời điểm 17h chiều nay theo giờ Việt Nam đang được giao dịch ở 1.598,0 USD/ounce, giảm gần 13 USD so với giá đóng cửa ngày hôm trước là 1.612,9 USD/ounce và giảm mạnh so với mức giá 1.636 USD/ounce đóng cửa cuối ngày 24.3.

So sánh biểu giá giao dịch vàng trong 3 ngày qua trên thị trường thế giới, việc giá vàng đang có xu hướng đi xuống gây bất ngờ trong bối cảnh có nhiều dự báo về khả năng giá vàng có thể chạm ngưỡng 2.500 USD/ounce và sẽ vượt đỉnh lịch sử 2011 trong năm nay.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà phân tích viết trên Kitco và MarketWatch, đây có thể chỉ là một điều chỉnh ngắn hạn và tạm thời của thị trường nhằm nghe ngóng thông tin về gọi viện trợ của Mỹ sau khi Thượng viện và Nhà Trắng đạt được thỏa thuận về gói kích thích lớn nhất trong lịch sử có trị giá 2.000 tỉ USD nhằm ngăn chặn những tác động của COVID-19 với nền kinh tế.

Diễn biến đáng chú ý nhất là trong khi giá vàng giao ngay ngày 26.3 giảm xuống dưới 1.600 USD/ounce, giá vàng tương lai giao các tháng trong năm 2020 theo dữ liệu của MarketWatch vẫn phổ biến trong khoảng 1.622 – 1.625 USD/ounce. Thậm chí tăng vọt lên mức 1.635 – 1.650 USD/ounce giao các tháng đầu năm 2021.

Gary Wagner – một nhà môi giới hàng hóa và phân tích thị trường nhận định với Kitco, chênh lệch lớn giữa giá vàng giao ngay với giá vàng giao trong tất cả các tháng còn lại của năm 2020 là một diễn biến khác biệt chưa từng được ghi nhận.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhu cầu vàng vật chất tăng vọt dẫn tới sự thiếu hụt cung – cầu vàng vật chất trên thị trường hiện nay. Gary Wagner dẫn dữ liệu của US Mint cho thấy toàn bộ lượng đồng tiền vàng 1 ounce tiêu chuẩn in hình đại bàng và trâu Mỹ đều gần như hết hàng.

Tác động của COVID-19 đang kích hoạt sự hồi sinh của việc mua vàng và bạc vật chất, nhưng nguồn cung lại không thể tăng đột biến khi các nhà máy đúc và nhà máy lọc dầu trên khắp thế giới đang tạm thời ngừng sản xuất trong nỗ lực chống lại sự lây lan của virus SARS-n-CoV-2.

“Sự thiếu hụt hiện tại có thể mở rộng và tiếp tục tăng mạnh trong lương lai có thể lý giải cho việc vì sao giá vàng hợp đồng tương lai lại cao hơn nhiều giá vàng giao ngay ở thời điểm hiện nay” – Gary Wagner nhìn nhận.

Dẫn số liệu doanh số bán đồng xu vàng in hình đại bàng của US Mint đạt 230.500 ounce cho đến tháng 3 so với trung bình hàng tháng của năm ngoái chỉ là 12.583 ounce, Rhona OrosConnell – người đứng đầu phân tích thị trường của INTE FCStone – cho rằng, đây là một dấu hiệu đáng hoan nghênh cho thấy các nhà đầu tư đã sẵn sàng tham gia vào thị trường và thị trường chưa hoàn toàn dừng lại.

Trong bối cảnh đó, gói viện trợ quy mô 2.000 tỉ USD của Mỹ trong môi trường lãi suất gần như bằng không hiện tại sẽ là yếu tố cộng hưởng tạo cơ hội cho khả năng tăng giá của vàng trong các ngày tới.

Tại Sao Giá Vàng Tăng Phi Mã?

Giá vàng trong nước tiếp tục đà tăng. (Nguồn: VOV)

Ngoài ra, xu hướng sụt giảm xuống mức âm của lợi suất trái phiếu Mỹ, đi kèm với việc đồng USD giảm đột ngột so với đồng euro và đồng yen và căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục gia tăng, cũng là những nguyên nhân khiến giới đầu tư đổ xô đi mua vàng.

Mặc dù đây không phải là điều khó nhận biết, song giới tài chính đang lo ngại rằng tình trạng đình trệ kinh tế (hiện tượng nền kinh tế đình đốn trong khi lạm phát cao, từ đó khiến giá trị đầu tư giảm sút), có thể sẽ xuất hiện tại các nền kinh tế phát triển của thế giới.

Ở Mỹ, nơi virus SARS-CoV-2 vẫn hoành hành và đà phục hồi kinh tế đình trệ, sự quan ngại đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Mức lạm phát hiện nay tại Mỹ đang là 1,5%, mặc dù vẫn thấp hơn mức được ghi nhận trước đại dịch và nằm dưới ngưỡng mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), chỉ số này vẫn cao hơn đến gần 1 điểm phần trăm so với mức lãi suất 0,59% của trái phiếu kho bạc Mỹ có kỳ hạn 10 năm.

Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại công ty chứng khoán Oanda Corp, cho rằng “việc lãi suất thực sự đang giảm mạnh và không có bất cứ dấu hiệu cải thiện sớm nào” là một trong những động lực chính đẩy giá vàng tăng phi mã trong những ngày gần đây, bởi điều giới đầu tư cần hiện nay là nơi trú ẩn không có nguy cơ mất giá mạnh.

Hiện tại, quỹ ETF về vàng đã ghi nhận tuần giao dịch tăng thứ 18 liên tiếp, là chuỗi tăng dài nhất kể từ năm 2006. Trong khi đó, giá vàng cũng ghi nhận tuần tăng thứ bảy và xu hướng này được cho là sẽ không dừng lại trong thời gian ngắn.

“Trong bối cảnh môi trường lãi suất được duy trì ở ngưỡng 0 hoặc gần 0, vàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn, bởi khi sở hữu vàng, bạn sẽ không phải lo lắng về việc không nhận được lãi đầu tư”, chuyên gia Mark Mobius, nhà đồng sáng lập của công ty quản lý tài sản Mobius Capital Partners, cho biết.

Các nhà phân tích đã dự đoán giá vàng tăng trong vài tháng qua. Hồi tháng Tư, Ngân hàng Bank of America (BofA) thậm chí đã nâng dự đoán về giá vàng trong 18 tháng sau đó lên ngưỡng 3.000 USD/ounce.

Trưởng phòng nghiên cứu về hàng hóa và phái sinh của BofA Francisco Blanch nhận định “đại dịch toàn cầu đang cung cấp một lực đẩy bền vững cho vàng”, bởi những yếu tố như môi trường lãi suất thấp, tình trạng bất bình đẳng gia tăng và năng suất lao động giảm. Cũng theo chuyên gia này, một kịch bản khác có thể xảy ra khiến giá vàng tiếp tục mất kiểm soát, đó là khả năng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tiệm cận gần hơn với quy mô kinh tế Mỹ, từ đó mở ra một sự thay đổi địa chính trị.

Dự đoán táo bạo của ngân hàng nước Mỹ được đưa ra sau khi giá vàng giảm hồi tháng Ba, giữa bối cảnh giới nhà đầu tư đang “khát” tiền mặt để bù lỗ cho các tài sản rủi ro. Tuy nhiên, sau đó giá vàng đã nhanh chóng phục hồi sau khi Fed bất ngờ hạ lãi suất, cùng những dấu hiệu cho thấy các chương trình kích thích lớn từ chính phủ và ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ diễn ra.

Đây không phải lần đầu tiên giá vàng biến động mạnh sau những động thái của các ngân hàng trung ương. Trong giai đoạn tháng 12/2008 đến tháng 6/2011, Fed đã mua 2.300 tỷ USD nợ và duy trì môi trường lãi suất gần bằng 0 để thúc đẩy tăng trưởng. Diễn biến này đã khiến giá vàng tăng cao kỷ lục lên 1.921,17 USD/ounce vào tháng 9/2011.

Giá vàng hôm nay: Tăng 1 triệu đồng trong vài giờ, thị trường loạn giá, có nên đầu tư?

TGVN. Giá vàng đang liên tục đi lên trong thời gian qua khiến các nhà đầu tư “đứng ngồi không yên” và đặt câu hỏi …

Tăng như vũ bão, giá vàng trong nước cán mốc 55,3 triệu đồng/lượng

TGVN. Sáng nay 24/7, giá vàng SJC đã chính thức tăng vọt lên 55,3 triệu đồng/lượng dù giá vàng giao ngay trên thế giới quay đầu …