Vi Sao Uong Bia Nhuc Dau / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tại Sao Uống Bia Lại Làm Bụng To?

Một điều hiển nhiên mặc định mà hầu như mỗi chúng ta ai cũng nghĩ đó là uống bia bụng sẽ to ra? Vậy điều đó có đúng không? Và tại sao uống bia bụng lại to ?

Bản chất bia không béo, trong bia có rất ít calorie, mỗi chai bia 330ml chúng ta chỉ đo được lượng Calorie bằng ½ lượng calorie trong nước ngọt có ga. Nhưng vấn đề là, tất cả chúng ta trong một bữa tiệc không hề chỉ uống 1 cốc bia. Một số người có thói quen uống bia đều đặn nhưng uống rất ít bụng cũng khá to.

Câu hỏi đặt ra ở đây là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới ” bụng bia” ?

Theo chuyên gia dinh dưỡng cao cấp Mukta Vasishta tại Bệnh viện Sir Gangaram và chuyên gia Sunita Roy Chowdhary tại Bệnh viện Rockland, New Delhi, Ấn Độ cho biết: nguyên nhân gây “bụng bia” thực chất là do lượng calo dư thừa không được giải phóng đã tích lũy dần vào cơ thể.

Lượng calo này không chỉ có trong bia mà còn từ lượng thức ăn và uống đồ uống khác. Như vậy là do chúng ta uống bia kèm theo ăn uống, lượng calo vào cơ thể khiến gan không hoạt động kịp thời gây ra tình trạng tê liệt họa động đào thải, dẫn đến thức ăn vào cơ thể nhanh chóng tích lũy tạo thành lượng chất dư thừa trong bụng của chúng ta. Tuy nhiên, một nguyên nhân chủ yếu nữa lại là do thói quen lười vận động của các quý ông và cả những quý bà dùng bia trong khi tiếp khách đã khiến họ sở hữu vòng hai “đồ sộ” quá cỡ

Nguyên nhân của bụng bia chính là do lượng calo dư thừa được tích tụ trong cơ thể

Bên cạnh đó, bia là đồ uống có cồn kích thích cảm giác ngon miệng khiến bạn tiêu hóa nhiều lượng đồ ăn hơn mức thông thường. Từ đó, sẽ dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng, và béo bụng là điều khó có thể tránh khỏi.

“Bụng bia”- dấu hiệu của bệnh béo phì

“Bụng bia” không chỉ làm mất đi ngoại hình hấp dẫn của các quý ông lẫn quý bà , mà nó còn gây ra những yếu tố có hại cho sức khỏe, thậm chí là gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như béo phì, xơ gan, đột quỵ, cao huyết áp mãn tính…

Theo Ông Sunita Roy Chowdhary cũng khẳng định những người có vòng eo lớn hơn 102 cm đối với nam giới và hơn 88 cm đối với phụ nữ là những người mắc đã mắc bệnh béo phì.

Cách phòng ngừa và điều trị “bụng bia” an toàn, hiệu quả

– Trước tiên, cần xây dựng một chế độ giảm cân hợp lý để nhanh chóng giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Bên cạnh đó, cần tăng cường vận động và thể dục thường xuyên, những bài tập ngồi thiền và tập thở sẽ mang lại hữu ích rất lớn.

– Cắt giảm việc sử dụng những đồ uống có cồn như rượu, bia, thay vào đó cần uống nhiều nước hơn để giúp cơ thể đào thải nhiều lượng muối từ các mô tạo cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

– Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý bao gồm các loại thực phẩm xanh, và chất béo dễ hòa tan như rau xanh, trái cây, trà xanh, các loại hạt, cá…Tránh các loại thực phẩm ngũ cốc, đồ ngọt, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ…

– Kết hợp sử dụng sản phẩm bôi tạo nội nhiệt hỗ trợ làm tan mỡ chiết suất từ các loại thảo dược thiên nhiên như gừng, nghệ.

Bộ sản phẩm Giảm eo dành cho nhân viên văn phòng 100% từ thảo dược thiên nhiên được xây dựng dựa trên các sản phẩm chiết xuất từ gừng, địa liền, nghệ và các thảo dược khác kết hợp với đai điện quấn nóng. Sự kết hợp đem lại hiệu quả giảm mỡ bụng tuyệt vời, nhanh chóng và gọn nhẹ , là món quà tuyệt vời cho giới nhân viên văn phòng.

Tại Sao Uống Rượu Bia Hay Buồn Ngủ?

Khi uống rượu bia, hiện tượng nhiều người gặp phải là buồn ngủ, mắt cứ dính lại không cưỡng được. Theo các chuyên gia, đó là một trạng thái say.

Anh L.Đ.C (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chia sẻ: “Hình ảnh lúc đấy chẳng đẹp tý nào! Mỗi lần đi nhậu, dù uống ít hay nhiều là tự dưng mắt tôi cứ díp lại, không thể nào chống lên được. Ai làm gì mặc kệ, tôi cứ khò khò ngon lành. Bạn bè nhiều người hiểu, cứ mặc cho tôi ngủ. Nhưng ngại nhất là có những lần mời đối tác làm ăn, thấy tôi “đang mơ” họ đành phải trả tiền và về trước. Bây giờ mỗi lần tôi rủ nhậu là bạn bè tôi từ chối và trêu “đi để đuổi muỗi cho ông à”.

Trên các diễn đàn, nhiều bà vợ ấm ức là mỗi lần chồng đi nhậu về nằm lăn ra ngủ. Hiện trạng để nguyên: hôi hám, lếch thếch, “kéo gỗ” ầm ầm, chả biết trời trăng gì, vợ làm gì mặc vợ, con đau ốm mặc bay… Hôm nào chồng đi nhậu về là y như rằng các chị mất ngủ.

Hiện tượng buồn ngủ một cách dễ dàng, mắt không thể nhìn mọi vật một cách chính xác, mắt cứ dính lại vào nhau, ngủ lúc nào không hay, không nghe, không thấy, không còn nhận ra chính mình, không biết mình là ai, đang làm gì, ở đâu và như thế nào… theo các chuyên gia đó là hiện tượng hay trạng thái khi bị say rượu bia.

Khi uống rượu, lượng đường trong máu giảm xuống, khiến cơ thể run rẩy, đổ mồ hôi và hoa mắt, lúc này người uống rượu sẽ thấy mệt mỏi, mất tỉnh táo và buồn ngủ.

Giải thích khoa học thì khi uống rượu, chất ethanol ở trong rượu di chuyển trong cơ thể. Sau khi vào hệ thống tiêu hóa ethanol di chuyển và trong máu, đi qua các màng tế bào rồi đến trái tim.

Trong số các cơ quan thụ cảm này, ethanol sẽ đặc biệt liên kết với glutamate, một chất dẫn truyền thần kinh thường kích thích các tế bào thần kinh. Ethanol không cho phép glutamate hoạt động và điều này làm cho não chậm đáp ứng với các kích thích.

Ethanol cũng liên kết với axit gamma aminobutyric (GABA). Không giống như sự liên kết với glutamate, ethanol kích hoạt các thụ thể GABA. Các thụ thể này làm cho chúng ta cảm thấy buồn ngủ, các chức năng của não hoạt động chậm đi.

Đa phần những người uống rượu xong đều chìm vào giấc ngủ li bì, nhưng chất lượng giấc ngủ lại bị ảnh hưởng trầm trọng. Họ ngủ trong trạng thái lơ mơ, do gan và dạ dày vẫn phải hoạt động, ngoài ra do cơ thể mất nước nên cũng gây ra trạng thái uể oải. Do vậy mặc dù đã ngủ rất lâu nhưng khi dậy vẫn thấy mệt mỏi vì chất lượng giấc ngủ suy giảm.

Ngoài buồn ngủ thì khi say rượu sẽ kèm theo các dấu hiệu khác nhau: Những đom đóm và sao sáng bắt đầu xuất hiện trước mắt bạn, hoa mắt và kèm theo chóng mặt. Lúc này nếu đi lại thì bạn sẽ lảo đảo giống như tập “túy quyền”. Giọng lè nhè, líu nhíu, hành động hay các động tác đều kết hợp rất kém và không mạch lạc, làm bất cứ điều gì đều rất khó khăn.

Với trạng thái này, nếu bổ sung một số món ăn hoặc thảo dược giải rượu thì cơ thể sẽ hồi phục một cách nhanh chóng và tỉnh táo trở lại.

Hiện nay nhiều người đang truyền tai phương pháp giải rượu từ quả chỉ cụ. Theo ông Nguyễn Văn Mết (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu thương mại và phân phối thực phẩm MET – đơn vị đang phân phối sản phẩm nước giải rượu chiết xuất từ cây chỉ cụ), cây chỉ cụ còn gọi là khúng khéng, vạn thọ, kê trảo. Tên khoa học Hovenia dulcis Thumb.

Thuộc họ Táo ta Rhammaceae. Cây gỗ cao 10 m hay hơn. Cành non có lông và nốt sần. Lá mọc so le có cuống dài, phiến lá hình trứng, nhọn, mép có răng cưa, 3 gân tỏa từ gốc lá, phiến lá dài 10-15 cm, rộng 5-9 cm. Hoa màu trắng hay lục nhạt mọc thành xim ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hình cầu, khi chín những nhánh con mang quả phồng to lên, màu hồng nhạt, vị ngọt, ăn được.

Cây này được người Hàn Quốc rất ưa chuộng và sử dụng nhiều trong việc giải rượu, giải độc gan.

Quả được dùng chống nôn, giải độc, ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, khát nước, khô cổ.

Người ta còn dùng gỗ khúng khéng đẽo hình gối để dùng gối đầu hoặc đẽo thành từng mảnh vỏ bào, sắc nước uống cũng với mục đích chống nôn, chống say rượu.

Hiện nay từ cây chỉ cụ người Hàn Quốc đã nghiên cứu sản xuất ra nước uống giải rượu đóng chai tiện lợi mang tên Condition.

Với thông tin trên, hi vọng chúng ta có thể hiểu hơn về trạng thái mà cơ thể mình trải qua khi uống rượu bia. Từ đó có những phương pháp uống rượu và có những cách giải rượu tốt nhất cho bản thân.

Tại Sao Quy Định “Uống Rượu Bia Không Được Lái Xe”?

Hai phương án Bộ Y tế đề xuất trong dự thảo luật phòng chống tác hại rượu bia, khi trình Quốc hội không được hơn 50% đại biểu tán thành.

Bộ Y tế chủ trì quá trình xây dựng Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, tiến hành suốt 10 năm kể từ lúc đưa ra dự thảo, trưng cầu ý kiến, trình duyệt… Luật đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực ngày 1/1/2020, trong đó quy định hiện được nhiều người quan tâm nhất là Cấm uống rượu bia khi lái xe.

Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực cũng từ 1/1/2020, người lái xe kể cả ôtô, xe máy, xe đạp, sẽ bị xử phạt nếu nồng độ cồn trong máu vượt 0. Mức phạt cao nhất với người đi xe đạp là 600.000 đồng; xe máy 6 đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng; ôtô 30 đến 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng. Mức phạt này cao gấp 2 lần trước đây.

Nhiều câu hỏi được đặt ra như tại sao quy định nồng độ cồn trong máu người lái xe bằng 0 mà không cho phép % cao hơn; hoặc uống hoa quả lên men có được cho là tăng độ cồn trong máu…

Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết: “Đây là cảnh báo nguy cơ mạnh nhất để răn đe việc “đã uống rượu bia là không lái xe””.

Phương án 1: Cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn.

Phương án 2: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Cụ thể là nồng độ cồn không quá 30 mg/100 ml máu, hoặc không quá 0,15 mg/lít khí thở.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lấy ý kiến đại biểu Quốc hội hai phương án này. Kết quả, các phương án này đều không đạt được hơn 50% đại biểu Quốc hội tán thành.

Trước đề nghị này, 77,2% đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành quy định “đã uống rượu, bia thì không điều khiển phương tiện giao thông”, trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, ngày 14/6/2019.

Luật Giao thông đường bộ sau đó được sửa theo hướng “đã uống rượu bia thì không được lái xe”.

Cụ thể, khoản 8 điều 8 của Luật Giao thông đường bộ trước đó nghiêm cấm “điều khiển ôtô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, riêng người điều khiển xe máy chỉ cấm khi “trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở”. Để đồng bộ với luật chống tác hại rượu bia, điều khoản này được sửa theo hướng nghiêm cấm người “điều khiển ôtô, môtô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Tức nồng độ cồn trong máu người lái xe bằng 0.

Kiểm tra nồng độ cồn ở Hà Đông (Hà Nội). (Ảnh: Ngọc Thành).

Theo bà Trang, 10 năm nay, Luật giao thông đường bộ đã quy định không có nồng độ cồn trong máu và khí thở mới được phép lái xe, người dân không phản ứng gì. Nay, Luật mới bổ sung thêm xe máy và mức phạt mới nên có nhiều ý kiến.

Tuy vậy, bà Trang cho rằng: “Mức phạt mới chưa phải là cao, nhiều nước còn phạt tù người vi phạm dù không gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nhật Bản phạt 5.000-10.000 USD, Anh và Singapore khoảng 4.000 USD (khoảng 1-2 tháng lương). Người vi phạm còn chịu phạt tù 3-6 tháng như ở Anh, Singapore, tù 3 năm ở Nhật, Hàn Quốc, kèm theo tước bằng, chịu lao động công ích và học lại luật, thi lại bằng. Nếu tái phạm, người vi phạm sẽ chịu mức phạt lũy tiến cao gấp nhiều lần.

Ông Đặng Thuần Phong, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội mới chia sẻ với PV rằng ông tâm đắc nhất quy định “đã uống rượu bia thì không lái xe”. Đây là thông điệp quyết liệt, được lấy ý kiến nhiều lần. Mức phạt mới là giải pháp đánh vào kinh tế, giúp người dân thay đổi dần nhận thức, hành vi.

Theo ông Phong, cấm lái xe khi đã uống rượu bia sẽ làm nhu cầu rượu bia giảm, từ đó giảm nguồn cung, khắc phục được những hậu quả do rượu bia gây ra.

Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng rượu bia tăng nhanh. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia trong lứa tuổi vị thành niên và thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm. Tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại – tức từ 6 đơn vị rượu trở lên trong một lần uống lên tới 44%. Việc sử dụng rượu bia có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều loại bệnh tật. Đặc biệt, tình trạng tai nạn giao thông do rượu bia khá cao. Vì vậy cần phải có các biện pháp mạnh mẽ để giảm các tỷ lệ này.

“Không có ngưỡng an toàn nào cho rượu bia. Mục đích lớn nhất của Luật là nâng cao nhận thức và ý thức sử dụng rượu bia an toàn, hạn chế tác hại của rượu bia với sức khỏe, trật tự và an toàn xã hội trong đó có an toàn giao thông”, bà Trang nói.

Theo bà Trang, tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống thì hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Và tuyệt đối không uống rượu bia trước khi lái xe.

Sự Khác Nhau Giữa Bia Có Cồn Và Bia Không Cồn

Sự khác biệt giữa các loại bia có cồn và không cồn là gì? Làm thế nào để phân biệt được chúng? Nếu bạn đã từng cân nhắc việc cắt giảm hoặc ngừng uống đồ uống có cồn hoàn toàn, có thể bạn đã thử chuyển sang dùng loại không hoặc ít cồn đúng không?

Theo luật của Anh, bia không cồn có thể chứa một lượng cồn rất nhỏ (dưới 0.05%).

Lượng cồn trong đồ uống được hiển thị dưới dạng phần trăm của toàn bộ. Trên tất cả các đồ uống có cồn, bạn sẽ thấy dòng chữ Alcohol by Volume (ABV) biểu thị cho độ cồn có trong sản phẩm. Nếu như 5% ABV thì có nghĩa chúng chứa 5% cồn nguyên chất.

Có bốn loại chính: không cồn (alcohol-free), khử cồn (de-alcoholised), ít cồn (low-alcohol) và có cồn (alcoholic)

Chúng được định nghĩa như sau:

Bia không cồn = không quá 0.05% ABV

Bia khử cồn = không quá 0.5% ABV

Bia ít cồn = không quá 1.2% ABV

Bia có cồn = chứa hơn 1.2% ABV

Thực ra bia không cồn có chứa một lượng cồn rất nhỏ (lên đến 0.05% ABV). Điều này là do một số hợp chất cồn được hình thành một cách tự nhiên như là một phần của quá trình sản xuất bia.

Vì vậy, lựa chọn loại bia không cồn, cùng với một chế độ ăn uống và tập thể dục cân bằng, có thể sẽ hữu ích nếu bạn đang cố gắng loại bỏ “bụng bia” nhưng vẫn duy trì được cân nặng khỏe mạnh.

Các nhà sản xuất có hai cách để giảm nồng độ cồn trong bia của họ. Họ có thể loại bỏ rượu khỏi thành phẩm hoặc đảm bảo rằng rượu không hình thành trong quá trình sản xuất bia. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là đun nóng bia để bốc hơi cồn. Một cách khác là dùng bộ lọc để tách cồn ra.

Bia không cồn có vị rất giống với loại thông thường. Mặc dù vậy, vì quá trình ủ bia tương đối khác nhau nên bạn vẫn có thể nhận thấy một chút khác biệt trong hương vị.

Ngày nay các loại bia không cồn ngày một trở nên phổ biến hơn, do đó phạm vi lựa chọn sản phẩm có thể tăng lên đáng kể, vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm thấy một thương hiệu ưa thích cho mình.

Giảm rủi ro

Trong bảng hướng dẫn của Cán bộ Y tế Anh (CMO) khuyến cáo rằng cả nam và nữ đều sẽ an toàn nếu như không thường xuyên uống quá 14 đơn vị mỗi tuần. Nếu bạn thường xuyên uống nhiều hơn hướng dẫn này, bạn có thể làm tăng nguy cơ các bệnh có thể xảy ra. Chọn bia có độ cồn thấp có thể giúp bạn giảm các nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Giảm lượng calo

Vì bia ít cồn có xu hướng ít calo hơn bia thông thường, do vậy việc lựa chọn sản phẩm này thay cho đồ uống có cồn có thể làm giảm lượng calo của bạn.

Tiêu thụ quá nhiều cồn có thể gây hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp), có thể dẫn đến chứng mê sảng và suy nhược nói chung. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bị cám dỗ nhiều hơn bởi thức ăn nhiều calo, chất béo sau khi uống. Uống bia ít cồn hoặc bia không cồn có thể giúp bạn giảm cảm giác này.

Điều gì xảy ra nếu như bạn là một người phụ thuộc vào cồn?

Có một số người bị lệ thuộc vào cồn. Cồn đã trở thành một yếu tố quan trọng, hoặc đôi khi là quan trọng nhất trong cuộc sống và họ cảm thấy không thể hoạt động nếu như thiếu nó.

Vì thế bia không cồn có thể gây ra vấn đề cho nhóm người này. Chúng có thể kích hoạt hành vi khiến họ muốn uống nhiều cồn hơn hoặc tái nghiện sau khi hồi phục.

Nếu bạn thực sự nghiện cồn hoặc đang trong quá trình cai cồn thì tốt nhất bạn không nên dùng loại bia này như một cách thay thế.

Làm thế nào có thể chuyển sang bia không cồn?

Lựa chọn các sản phẩm không có cồn. Nếu bạn ở một quán rượu hoặc club, hãy hỏi nhân viên những loại bia có độ cồn thấp hoặc không có cồn.

Hãy thử uống bia không cồn (hoặc soft drink) xen vào khi dùng đồ uống có cồn. Điều này sẽ làm chậm quá trình tiêu thụ cồn của bạn và giữ cho bạn không bị khát.

Làm một cuốn nhật ký về đồ uống. Nếu bạn chọn uống đồ uống có cồn, việc ghi lại chính xác những gì bạn đã uống trong tuần sẽ cho bạn biết liệu bạn có tuân thủ các nguyên tắc hay không.

Bản quyền bài viết thuộc về đội ngũ Science Vietnam. Vui lòng để lại nguồn và link bài viết khi sao chép.