Vì Sao Uống Bia Bụng To / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tại Sao Uống Bia Lại Làm Bụng To?

Một điều hiển nhiên mặc định mà hầu như mỗi chúng ta ai cũng nghĩ đó là uống bia bụng sẽ to ra? Vậy điều đó có đúng không? Và tại sao uống bia bụng lại to ?

Bản chất bia không béo, trong bia có rất ít calorie, mỗi chai bia 330ml chúng ta chỉ đo được lượng Calorie bằng ½ lượng calorie trong nước ngọt có ga. Nhưng vấn đề là, tất cả chúng ta trong một bữa tiệc không hề chỉ uống 1 cốc bia. Một số người có thói quen uống bia đều đặn nhưng uống rất ít bụng cũng khá to.

Câu hỏi đặt ra ở đây là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới ” bụng bia” ?

Theo chuyên gia dinh dưỡng cao cấp Mukta Vasishta tại Bệnh viện Sir Gangaram và chuyên gia Sunita Roy Chowdhary tại Bệnh viện Rockland, New Delhi, Ấn Độ cho biết: nguyên nhân gây “bụng bia” thực chất là do lượng calo dư thừa không được giải phóng đã tích lũy dần vào cơ thể.

Lượng calo này không chỉ có trong bia mà còn từ lượng thức ăn và uống đồ uống khác. Như vậy là do chúng ta uống bia kèm theo ăn uống, lượng calo vào cơ thể khiến gan không hoạt động kịp thời gây ra tình trạng tê liệt họa động đào thải, dẫn đến thức ăn vào cơ thể nhanh chóng tích lũy tạo thành lượng chất dư thừa trong bụng của chúng ta. Tuy nhiên, một nguyên nhân chủ yếu nữa lại là do thói quen lười vận động của các quý ông và cả những quý bà dùng bia trong khi tiếp khách đã khiến họ sở hữu vòng hai “đồ sộ” quá cỡ

Nguyên nhân của bụng bia chính là do lượng calo dư thừa được tích tụ trong cơ thể

Bên cạnh đó, bia là đồ uống có cồn kích thích cảm giác ngon miệng khiến bạn tiêu hóa nhiều lượng đồ ăn hơn mức thông thường. Từ đó, sẽ dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng, và béo bụng là điều khó có thể tránh khỏi.

“Bụng bia”- dấu hiệu của bệnh béo phì

“Bụng bia” không chỉ làm mất đi ngoại hình hấp dẫn của các quý ông lẫn quý bà , mà nó còn gây ra những yếu tố có hại cho sức khỏe, thậm chí là gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như béo phì, xơ gan, đột quỵ, cao huyết áp mãn tính…

Theo Ông Sunita Roy Chowdhary cũng khẳng định những người có vòng eo lớn hơn 102 cm đối với nam giới và hơn 88 cm đối với phụ nữ là những người mắc đã mắc bệnh béo phì.

Cách phòng ngừa và điều trị “bụng bia” an toàn, hiệu quả

– Trước tiên, cần xây dựng một chế độ giảm cân hợp lý để nhanh chóng giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Bên cạnh đó, cần tăng cường vận động và thể dục thường xuyên, những bài tập ngồi thiền và tập thở sẽ mang lại hữu ích rất lớn.

– Cắt giảm việc sử dụng những đồ uống có cồn như rượu, bia, thay vào đó cần uống nhiều nước hơn để giúp cơ thể đào thải nhiều lượng muối từ các mô tạo cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

– Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý bao gồm các loại thực phẩm xanh, và chất béo dễ hòa tan như rau xanh, trái cây, trà xanh, các loại hạt, cá…Tránh các loại thực phẩm ngũ cốc, đồ ngọt, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ…

– Kết hợp sử dụng sản phẩm bôi tạo nội nhiệt hỗ trợ làm tan mỡ chiết suất từ các loại thảo dược thiên nhiên như gừng, nghệ.

Bộ sản phẩm Giảm eo dành cho nhân viên văn phòng 100% từ thảo dược thiên nhiên được xây dựng dựa trên các sản phẩm chiết xuất từ gừng, địa liền, nghệ và các thảo dược khác kết hợp với đai điện quấn nóng. Sự kết hợp đem lại hiệu quả giảm mỡ bụng tuyệt vời, nhanh chóng và gọn nhẹ , là món quà tuyệt vời cho giới nhân viên văn phòng.

Uống Bia Có Thực Sự Gây Béo Bụng Hay Không?

Nhưng bia có thực sự gây ra béo bụng không? Bài viết này sẽ đưa ra một số nhận định.

Bia là gì?

Bia là một loại thức uống có cồn được làm từ ngũ cốc, chẳng hạn như lúa mạch, lúa mì hoặc lúa mạch đen, sau đó được lên men bằng nấm men ( 1).

Mùi vị của bia đến từ hoa bia, tạo ra hương vị tuyệt vời bởi vì chúng có vị khá đắng, đồng thời cân bằng độ ngọt từ đường trong ngũ cốc.

Một số loại bia cũng có hương vị của hoa quả, thảo mộc hay gia vị.

Bia được ủ trong một quá trình gồm 5 bước:

Ủ mầm mạch nha: Ngũ cốc được nung nóng, sấy khô sau đó nứt ra.

Ngâm trong nước nóng: Ngũ cốc được ngâm trong nước để giải phóng đường. Kết quả chúng ta có một dung dịch đường gọi là “hèm rượu.”

Đun sôi: Hèm rượu được đun sôi và hoa bia được thêm vào để tạo vị cho bia.

Lên men: Men được thêm vào hỗn hợp và hèm rượu được lên men để tạo thành cồn và carbon dioxide.

Đóng chai: Bia được đóng chai và để lâu.

Nồng độ bia nặng hay nhẹ phụ thuộc vào lượng cồn nó chứa, được đo bằng đơn vị lượng cồn theo thể thích (ABV). ABV dùng để chỉ lượng cồn trong khoảng 100 ml đồ uống, được thể hiện dưới dạng phần trăm.

Hàm lượng cồn trong bia thường dao động khoảng từ 4-6%. Tuy nhiên, nó có thể dao động từ mức rất nhẹ (0.5%) tới cực kỳ mạnh (40%).

Các loại bia chủ yếu gồm bia nhạt, bia đen, bia nhẹ, bia trắng, và loại phổ biến nhất là loại bia larger. Các kiểu pha chế khác nhau đã được thực hiện khi các nhà sản xuất thay đổi các loại ngũ cốc, thời gian ủ và hương vị mà họ sử dụng.

Tóm tắt: Bia là thức uống có cồn được làm bằng cách lên men ngũ cốc với men bia. Có rất nhiều loại bia khác nhau thay đổi về độ mạnh, màu sắc và hương vị.

Thành phần dinh dưỡng của bia

Bia cũng chứa một lượng nhỏ vi chất dinh dưỡng, bao gồm natri, kali và magie. Tuy nhiên, nó không phải là một nguồn chất dinh dưỡng tốt, vì bạn sẽ cần phải uống một lượng lớn để đáp ứng yêu cầu hằng ngày.

Điều quan trọng cần lưu ý là các loại bia có hàm lượng cồn cao hơn cũng chứa nhiều calo hơn. Lí do là vì cồn chứa khoảng 7 calotrong mỗi gram.

Mức này cao hơn cả carb và protein (4 calo/gram) nhưng thấp hơn chất béo (9 calo/gram).

Tóm tắt: Bia có hàm lượng carb và cồn cao nhưng các chất dinh dưỡng khác lại thấp. Hàm lượng calo trong bia phụ thuộc vào độ mạnh của nó – nồng độ cồn càng cao, thì càng chứa nhiều calo.

Bia có thể làm tăng mỡ theo 3 cách

Người ta nói rằng uống bia có thể làm tăng mỡ bụng theo một số cách.

Chúng bao gồm cả việc tiêu thụ calo dư thừa, ngăn cơ thể bạn đốt cháy chất béo và tăng lượng phytoestrogen trong chế độ ăn uống

1. Nó tăng lượng calo nạp vào

Mỗi một gram bia chứa lượng calo tương đương như một loại nước ngọt, do đó nó có tiềm năng rất cao thêm nhiều calo vào chế độ ăn của bạn ( 2, 3).

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống cồn có thể làm tăng thèm ăn trong thời gian ngắn, làm cho bạn ăn nhiều hơn nếu không uống cồn ( 4).

Hơn nữa, người ta đã chỉ ra rằng con người không phải lúc nào cũng bù đắp phần calo tiêu thụ từ cồn bằng cách ăn ít đi ( 5, 6).

Điều này có nghĩa là uống bia thường xuyên có thể góp thêm một lượng calo đáng kể vào chế độ ăn của bạn.

2. Bia có thể ngăn đốt cháy chất béo

Uống các loại đồ uống có cồn có thể ngăn cơ thể đốt cháy chất béo. Đó là bởi vì cơ thể bạn ưu tiên phân giải cồn hơn các loại năng lượng khác, bao gồm cả các chất béo trong cơ thể.

Về lý thuyết, uống rượu bia thường xuyên có thể góp phần làm tăng mỡ trong cơ thể.

Tuy nhiên, các nghiên cứu kiểm tra đã cho những kết quả khác nhau. Về lâu dài, uống bia thường xuyên nhưng với lượng vừa phải dưới 500 ml mỗi ngày sẽ không làm tăng trọng lượng cơ thể hay mỡ bụng ( 7, 8).

Tuy nhiên, nếu uống nhiều hơn mức đó có thể dẫn đến việc tăng cân đáng kể theo thời gian.

3. Bia chứa phytoestrogen

Hoa bia được dùng để làm cho bia có hương vị đặc trưng riêng.

Loài cây này được biết đến là có hàm lượng phytoestrogen cao, một hỗn hợp thực vật có thể mô phỏng hoóc-môn sinh dục nữ trong cơ thể con người ( 9).

Do lượng phytoestrogen này nên người ta cho rằng hoa bia có thể làm thay đổi hoóc-môn ở nam giới từ đó tăng nguy cơ tích trữ mỡ ở bụng.

Tuy nhiên, dù có thể nam giới uống bia sẽ tiếp xúc với mức phytoestrogen cao hơn, nhưng người ta vẫn chưa biết rằng các hợp chất trong nó có ảnh hưởng tới cân nặng hay mỡ bụng như thế nào ( 8).

Tóm tắt: Bia có thể làm tăng lượng calo tiêu thụ và ngăn cơ thể đốt cháy chất béo. Ảnh hưởng của phytoestrogen với mỡ bụng vẫn chưa được làm rõ.

Bia có thực sự làm cho bạn béo bụng?

Mỡ tích trữ xung quanh bụng là một trong những dạng mỡ nguy hiểm nhất cho sức khỏe.

Các nhà khoa học gọi chúng là mỡ nội tạng ( 10).

Mỡ nội tạng có cơ chế hoạt động mạnh, có nghĩa là nó có thể ảnh hưởng tới hoóc-môn trong cơ thể.

Điều này có thể thay đổi cách thức hoạt động của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh như hội chứng chuyển hóa, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim và ung thư ( 11, 12).

Một số nghiên cứu cho rằng uống đồ uống có cồn nhiều, ví dụ như bia, có thể làm tăng mỡ bụng ( 14).

Trên thực tế, một nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới uống trên 3 ly bia mỗi ngày 80% có nhiều mỡ bụng hơn người không uống nhiều như thế ( 15).

Điều thú vị là các nghiên cứu khác đã cho rằng uống bia ở mức vừa phải, ít hơn 500 ml mỗi ngày lại có thể không mắc phải nguy cơ này ( 7, 8, 16).

Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có thể góp phần vào sự khác biệt này. Ví dụ, những người uống ít bia thường cũng có lối sống lành mạnh hơn những người uống bia nhiều ( 7).

Nguy cơ tăng cân có thể cao hơn ở những người vốn đã thừa cân so với người có cân nặng bình thường ( 18).

Nói chung, người ta cho rằng uống càng nhiều bia, bạn càng có nguy cơ tăng cân và có bụng bia cao hơn ( 8, 19).

Nam giới có nguy cơ cao hơn phụ nữ

Đàn ông có nhiều khả năng phân phối chất béo kiểu người máy android, có nghĩa là họ tích trữ mỡ xung quanh bụng khi tăng cân ( 23, 24).

Ngoài ra, nam giới thường có xu hướng uống bia nhiều hơn phụ nữ. Điều này khá quan trọng bởi vì bia chứa nhiều calo hơn các loại đồ uống có cồn khác.

Ví dụ, 45 ml rượu mạnh chứa khoảng 97 calo, và 145 ml rượu vang đỏ chứa khoảng 125 calo. 355 ml bia chứa nhiều hơn cả hai loại trên cộng lại tới 153 calo ( 2, 25, 26).

Một lí do nữa khiến đàn ông có nguy cơ béo bụng cao hơn là vì ảnh hưởng của đồ uống có cồn tới nồng độ hoóc-môn giới tính nam testosterone. Uống đồ uống có cồn như bia được cho là làm giảm lượng testosterone ( 27, 28, 29).

Đây là điều rất quan trọng bởi vì mức testosterone thấp có thể tăng nguy cơ tăng cân, đặc biệt là quanh bụng ( 30, 31, 32, 33).

Trên thực tế, 52% nam giới bị béo phì có mức testosterone thấp nhất trong phạm vi bình thường ( 34).

Nghiên cứu này cho thấy đàn ông có xu hướng phát triển bụng bia nhiều hơn.

Tóm tắt: Đàn ông có xu hướng uống nhiều hơn phụ nữ, dẫn đến việc tăng cân nhiều hơn. Uống đồ uống có cồn cũng làm giảm nồng độ hoóc-môn nam testosterone, làm tăng nguy cơ béo bụng

Các loại đồ uống có cồn khác có làm béo bụng?

Bia có nhiều khả năng nhất trong việc đóng góp chất béo vào bụng thông qua lượng calo dư thừa nó thêm vào chế độ ăn uống của bạn.

Các loại đồ uống có cồn khác như rượu mạnh và rượu vang có ít calo hơn tiêu chuẩn so với bia. Điều này có nghĩa là chúng ít có khả năng gây tăng cân và béo bụng.

Thú vị là một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống một lượng rượu vang vừa phải sẽ giúp giảm bớt trọng lượng cơ thể (35).

Lí do cho kết quả trên vẫn chưa rõ ràng, mặc dù người ta cho rằng những người uống rượu vang thường có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng hơn những người uống bia và rượu mạnh ( 7, 36).

Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng cồn bạn tiêu thụ và tần suất tiêu thụ cũng quan trọng đối với vòng eo của bạn.

Trên thực tế, một trong những hành động nguy hiểm nhất gây bụng bia đó là nhật nhẹt liên tục. Các nghiên cứu cho thấy rằng uống nhiều hơn 4 loại đồ uống một lúc có nguy cơ tăng mỡ bụng, dù cho là bạn đang uống loại đồ uống nào ( 19, 37, 38, 39).

Thêm vào đó, một nghiên cứu cho thấy những người uống một đơn vị cồn một ngày có ít chất béo nhất. Những người có tổng lượng uống ít, nhưng lại uống từ 4 đơn vị trở lên trong một ngày vẫn có nguy cơ tăng cân cao ( 37).

Tóm tắt: Các loại đồ uống có cồn khác có lượng calo thấp hơn so với bia. Tuy nhiên, uống quá nhiều bất kỳ một loại đồ uống có cồn nào sẽ khiến bạn có nguy cơ cao tăng mỡ bụng.

Làm thế nào để thoát khỏi bụng bia

Cách tốt nhất để rũ bỏ được bụng bia là điều chỉnh chế độ ăn và tập thể dục.

Nếu đang uống quá nhiều thì bạn nên suy nghĩ về việc hạn chế hoặc bỏ nó hoàn toàn.

Cố gắng tránh nhậu nhẹt, hoặc uống quá nhiều đồ uống có cồn trong một hoặc hai ngày.

Thật không may, không có một chế độ ăn hợp lý nào để giảm mỡ bụng. Tuy nhiên, những chế độ ăn chứa ít thịt đã qua chế biến, đồ uống có đường và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế có thể giúp bạn có một vòng eo nhỏ gọn hơn ( 40, 41).

Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng giảm cân và cải thiện sức khỏe, hãy chuyển sang ăn kiêng dựa trên các thực phẩm thô, không qua chế biến, giảm bớt đường ( 42, 43, 44).

Tập thể dục cũng là một cách cực kỳ hiệu quả cho cả đàn ông và phụ nữ để giảm béo bụng. Các bài tập cardio và bài tập cường độ cao có thể hỗ trợ việc này ( 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51).

Ngoài ra, tập thể dục có rất nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe hơn cả việc giảm cân, đó là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm để cải thiện sức khỏe của mình.

Để tìm hiểu thêm, hãy xem 20 mẹo tuyệt vời để giảm mỡ bụng.

Tóm tắt: Cách tốt nhất để loại bỏ bụng bia là giảm lượng đồ uống có cồn vào cơ thể, tập thể dục thường xuyên và cải thiện chế độ ăn uống

Thông điệp chính

Uống bia có thể làm tăng cân dưới bất kì hình thức nào – kể cả béo bụng.

Hãy ghi nhớ rằng bạn uống càng nhiều, nguy cơ tăng cân càng cao.

Tuy nhiên, nếu uống rượu bia nhiều hay nhậu nhẹt say sưa thường xuyên, thì bạn có nguy cơ bị béo bụng cao, cũng như các vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe.

Để giảm thiểu nguy cơ tăng cân, hãy đảm bảo rằng uống rượu bia trong giới hạn khuyến cáo và có một lối sống lành mạnh, năng động.

Tại Sao Uống Rượu Bia Bị Đau Nửa Đầu?

Tại sao uống rượu bia bị đau nửa đầu?

Rượu bia là chất kích thích vô cùng có hại cho cơ thể, nó không chỉ gây nguy hại về gan thận, mà còn gây hại đến não bộ. Theo khảo sát y tế thế giới thì những người uống rượu bia mắc các bệnh về viêm não lớn hơn những người khác. Một trong những biểu hiện về các bệnh này đó là uống rượu bia bị đau nửa đầu .

Tác hại của rượu bia với não bộ ra sao?

Rượu bia gây ức chế ảnh hưởng của glutamate và tăng hoạt động của GABA (gamma – aminobutyric). Khi các chất độc này dẫn truyền vào trong não thì ngay lập tức các tế bào thần kinh sẽ nhạy cảm và phản ứng ngay. Chúng gây ra sự rối loạn trầm trọng hoạt động của vỏ não, khiến cho nó không thể kiểm soát và điều khiển được các hoạt động của trung tâm dưới vỏ não. Chính vì vậy người bệnh mới có các hiện tượng là đi đứng loạng choạng, mất kiểm soát, liều lĩnh, mất khả năng nhận thức tạm thời.

Chính lượng cồn và methynol trong rượu bia làm cho trí nhớ của con người bị suy giảm. Nếu sử dụng rượu bia nhiều và dài, tăng nồng độ cồn trong máu lên vượt quá 15g/100cc sẽ mất đi trí nhớ tạm thời. Và khi tỉnh lại sau khi uống rượu bia thì thường bị các cơn đau nửa đầu hành hạ.

Theo nghiên cứu thì rượu bia có chứa phenol là nguyên nhân chính gây ra đau đầu. Chúng làm suy giảm nồng độ serotonin trong não và khiến cho người bệnh cảm giác bị đau nửa đầu mỗi khi nồng độ cồn vượt quá mức cơ thể cho phép.

Lý giải cho nguyên nhân uống rượu bia bị đau nửa đầu thì các chuyên gia y tế khẳng định là do:

Do mất nước: khi người dùng rượu bia uống nhiều sẽ đi tiểu nhiều và dẫn đến tình trạng bị mất nước. Hoặc do người bệnh bị say rượu bia gây nôn ói cũng mất khá nhiều nước. Lý giải các nguyên nhân này là do rượu bia đã ức chế sự hình thành vasopressin khiến cơ thể không thể ngăn chặn việc đi tiểu thường xuyên được. Hơn nữa lượng men trong cơ thể lên cao, gây bất ổn định cho dạ dày, khiến người uống bị ợ chua và gây nôn.

Cơ thể mất nước khiến cho sức đề kháng bị giảm đi, hiện tượng đau nửa đầu, khô miệng, đắng miệng có thể xảy ra. Người bệnh thậm chí bị ngộ độc rượu bia còn có thể ngủ lịm khi say sỉn, bị hôn mê sâu.

Nguyên tố acetaldehyde tăng cao: Acetaldehyde được enzyme có tên là dehydrogenase chuyển hóa lượng rượu đi vào cơ thể, đây là chất gây ung thư có khả năng làm hại tới AND. Chúng gây biến đổi cấu trúc hoạt động của gen, tác động tới các phân khu của hệ thần kinh trung ương và gây ra các cơn đau nửa đầu dữ dội cho người bệnh.

Khi Acetaldehyde gặp các protein trong cơ bắp thì thường gây ra những tổn hại xấu cho cơ thể. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và suy giảm trí nhớ dài hạn nếu sử dụng rượu bia lâu ngày.

Huyết áp mất ổn định: khi nồng độ cồn trong máu tăng cao sẽ khiến cho các mạch máu cung cấp cho não được mở rộng. Nhiều người thường dùng rượu để xoa bóp hoặc uống để chữa đông mạch máu cũng nhờ nguyên tắc hoạt động này. Tuy nhiên khi sử dụng rượu bia quá nhiều, làm cho các mạch máu bị giãn nở quá mức và bất ngờ nên dẫn đến hiện tượng bị đau nửa đầu. Ngoài ra các dây thần kinh trung ương cũng rất dễ nhạy cảm với chất độc hại nên rất dễ gây ra các phản ứng phụ, làm cho huyết áp và nhịp tim bị thay đổi bất thường.

Những người bị say rượu bia thì thường bị tụt huyết áp, nhịp tim cũng bị rối loạn. Thậm chí có trường hợp còn bị giãn nở van tim và gây khó thở. Hiện tượng này tăng nguy cơ tử vong nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Quan niệm của nhiều người về việc uống rượu bia bị đau nửa đầu là do nồng độ cồn gây ra. Họ chuyển sang dùng các loại rượu vang khác nhưng vẫn không thoát khỏi tình trạng này. Bởi thực tế nguyên nhân gây đau nửa đầu khi uống rượu bia là do Congener.

Nếu rượu có hàm lượng Congener cao mà nồng độ cồn thấp thì cơn đau nửa đầu dữ dội hơn hàm lượng Congener thấp mà nồng độ cồn cao. Vì vậy những người có tiền sử bị các bệnh về thần kinh, gan thận nên hạn chế sử dụng rượu bia để tránh các hiểm họa sau này.

Tại Sao Quy Định “Uống Rượu Bia Không Được Lái Xe”?

Hai phương án Bộ Y tế đề xuất trong dự thảo luật phòng chống tác hại rượu bia, khi trình Quốc hội không được hơn 50% đại biểu tán thành.

Bộ Y tế chủ trì quá trình xây dựng Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, tiến hành suốt 10 năm kể từ lúc đưa ra dự thảo, trưng cầu ý kiến, trình duyệt… Luật đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực ngày 1/1/2020, trong đó quy định hiện được nhiều người quan tâm nhất là Cấm uống rượu bia khi lái xe.

Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực cũng từ 1/1/2020, người lái xe kể cả ôtô, xe máy, xe đạp, sẽ bị xử phạt nếu nồng độ cồn trong máu vượt 0. Mức phạt cao nhất với người đi xe đạp là 600.000 đồng; xe máy 6 đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng; ôtô 30 đến 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng. Mức phạt này cao gấp 2 lần trước đây.

Nhiều câu hỏi được đặt ra như tại sao quy định nồng độ cồn trong máu người lái xe bằng 0 mà không cho phép % cao hơn; hoặc uống hoa quả lên men có được cho là tăng độ cồn trong máu…

Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết: “Đây là cảnh báo nguy cơ mạnh nhất để răn đe việc “đã uống rượu bia là không lái xe””.

Phương án 1: Cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn.

Phương án 2: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Cụ thể là nồng độ cồn không quá 30 mg/100 ml máu, hoặc không quá 0,15 mg/lít khí thở.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lấy ý kiến đại biểu Quốc hội hai phương án này. Kết quả, các phương án này đều không đạt được hơn 50% đại biểu Quốc hội tán thành.

Trước đề nghị này, 77,2% đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành quy định “đã uống rượu, bia thì không điều khiển phương tiện giao thông”, trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, ngày 14/6/2019.

Luật Giao thông đường bộ sau đó được sửa theo hướng “đã uống rượu bia thì không được lái xe”.

Cụ thể, khoản 8 điều 8 của Luật Giao thông đường bộ trước đó nghiêm cấm “điều khiển ôtô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, riêng người điều khiển xe máy chỉ cấm khi “trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở”. Để đồng bộ với luật chống tác hại rượu bia, điều khoản này được sửa theo hướng nghiêm cấm người “điều khiển ôtô, môtô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Tức nồng độ cồn trong máu người lái xe bằng 0.

Kiểm tra nồng độ cồn ở Hà Đông (Hà Nội). (Ảnh: Ngọc Thành).

Theo bà Trang, 10 năm nay, Luật giao thông đường bộ đã quy định không có nồng độ cồn trong máu và khí thở mới được phép lái xe, người dân không phản ứng gì. Nay, Luật mới bổ sung thêm xe máy và mức phạt mới nên có nhiều ý kiến.

Tuy vậy, bà Trang cho rằng: “Mức phạt mới chưa phải là cao, nhiều nước còn phạt tù người vi phạm dù không gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nhật Bản phạt 5.000-10.000 USD, Anh và Singapore khoảng 4.000 USD (khoảng 1-2 tháng lương). Người vi phạm còn chịu phạt tù 3-6 tháng như ở Anh, Singapore, tù 3 năm ở Nhật, Hàn Quốc, kèm theo tước bằng, chịu lao động công ích và học lại luật, thi lại bằng. Nếu tái phạm, người vi phạm sẽ chịu mức phạt lũy tiến cao gấp nhiều lần.

Ông Đặng Thuần Phong, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội mới chia sẻ với PV rằng ông tâm đắc nhất quy định “đã uống rượu bia thì không lái xe”. Đây là thông điệp quyết liệt, được lấy ý kiến nhiều lần. Mức phạt mới là giải pháp đánh vào kinh tế, giúp người dân thay đổi dần nhận thức, hành vi.

Theo ông Phong, cấm lái xe khi đã uống rượu bia sẽ làm nhu cầu rượu bia giảm, từ đó giảm nguồn cung, khắc phục được những hậu quả do rượu bia gây ra.

Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng rượu bia tăng nhanh. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia trong lứa tuổi vị thành niên và thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm. Tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại – tức từ 6 đơn vị rượu trở lên trong một lần uống lên tới 44%. Việc sử dụng rượu bia có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều loại bệnh tật. Đặc biệt, tình trạng tai nạn giao thông do rượu bia khá cao. Vì vậy cần phải có các biện pháp mạnh mẽ để giảm các tỷ lệ này.

“Không có ngưỡng an toàn nào cho rượu bia. Mục đích lớn nhất của Luật là nâng cao nhận thức và ý thức sử dụng rượu bia an toàn, hạn chế tác hại của rượu bia với sức khỏe, trật tự và an toàn xã hội trong đó có an toàn giao thông”, bà Trang nói.

Theo bà Trang, tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống thì hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Và tuyệt đối không uống rượu bia trước khi lái xe.