Vì Sao Ung Thư Lại Chết / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Ung Thư Gây Chết Người?

Ung thư hình thành như thế nào

Ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ánh sự đột biến của tế bào. Thông thường, các tế bào sẽ tuân theo một quy trình: phát triển, phân chia thành tế bào mới rồi chết đi.

Nhưng tế bào ung thư thì khác – chúng là những tế bào… bất tử. Thay vì chết đi, tế bào ung thư sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu.

Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh. Ước tính hiện nay có hơn 100 loại ung thư khác nhau.

Tại sao ung thư lại gây chết người?

Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Nhưng tại sao lại thế?

Đó là vì tế bào ung thư khi di căn tạo thành các khối u mới, xâm lấn các tế bào bình thường. Điều này đã làm tê liệt và ngăn cản các cơ quan trong cơ thể vận hành, dẫn đến việc cơ thể suy kiệt, đau đớn và bất lực trước các bệnh tật khác, cuối cùng dẫn đến hệ quả tất yếu là tử vong.

Vì sao chúng ta bị ung thư?

Với sự phát triển của y học ngày nay, chúng ta đã xác định được khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra ung thư, được chia thành tác nhân bên trong và bên ngoài.

Yếu tố bên trong

Chính là yếu tố di truyền. Một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư nguyên bào võng mạc mắt… hình thành từ các gene bị lỗi và các gene này sẽ được di truyền qua từng thế hệ.

Ngoài ra, nội tiết tố quá dồi dào đôi khi cũng kích hoạt các loại ung thư, đặc biệt là ở nữ giới như ung thư vú, ung thư cổ tử cung…

5 – 10% số ca mắc ung thư là do di truyền

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5 – 10% ung thư là do các nguyên nhân này.

Yếu tố bên ngoài

90% các trường hợp ung thư ngày nay đều do tác động từ yếu tố bên ngoài.

Đầu tiên phải kể đến thuốc lá – nguyên nhân chủ yếu gây ung thư phổi, với tỉ lệ lên tới 90%. Hút thuốc cũng là thủ phạm cho khoảng 30% tổng số các trường hợp ung thư, như thanh quản, cổ, dạ dày, thận, bàng quang, tụy…

Khói thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể gây ung thư. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và thịt hun khói sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, ruột và dạ dày.

Việc tiếp xúc trực tiếp với các loại bức xạ như UV (có trong ánh sáng Mặt trời), tia X, tia gamma… sẽ tăng nguy cơ gây ung thư da, tuyến giáp và tủy xương

Tiếp xúc trực tiếp với ánh Mặt trời làm tăng nguy cơ ung thư da

Cuối cùng là các tác nhân đến từ virus và vi khuẩn. Ví dụ như virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung, Virus viêm gan B gây ung thư gan, hay Epstein-Barr, virus gây bệnh bạch cầu ở người.

Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến lối sống không lành mạnh. Sử dụng nhiều rượu bia hay đồ uống có cồn có thể gây ung thư gan và đường tiêu hóa.

Ngoài ra, việc ăn uống không lành mạnh, thiếu thể dục thể thao có thể gây thừa cân, khiến phụ nữ sản sinh thừa hormone, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư cổ tử cung…

Kết

Bài viết này nhằm giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn về ung thư – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới (theo thống kê từ WHO). Theo các chuyên gia, 40% các loại ung thư có thể phòng tránh được và 30% ung thư có thể chữa khỏi nếu được chữa trị kịp thời.

Ung thư là một trong những tác nhân gây chết người hàng đầu trên thế giới.

Theo thống kê từ Cancer Research của Anh, năm 2012 thế giới có thêm 14 triệu ca ung thư. Trong đó, 4 loại ung thư phổ biến nhất gồm có:

– Ung thư phổi

– Ung thư tiền liệt tuyến

– Ung thư ruột và đại trực tràng

– Ung thư vú

Vì Sao Vua Quang Trung Lại Chết Khi Còn Rất Trẻ?

Công việc xây dựng quốc gia đang tiến hành trôi chảy, thình lình Vua Quang Trung băng hà. Vua băng ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý [79](15-9-1792). Nguyên nhân gây ra cái chết của Vua Quang Trung đã trở thành một nghi án lịch sử. Ðại Nam Chính Biên Liệt truyện ghi rằng: Huệ trong lúc lấy kinh đô Phú Xuân có mạo phạm lăng tẩm của Liệt Thánh. Một ngày kia, đương ngồi, thình lình bắt đầu xây xẩm rồi ngã ra hôn mê. Mơ màng thấy một lão trượng đầu bạc áo trắng, cầm gậy sắt, từ không trung đi đến, mắng rằng: Ông cha mày đều sanh ở đất Vua, mày sao dám mạo phạm đến lăng tẩm?. Nói dứt lời liền lấy gậy sắt đánh nơi trán Huệ. Huệ ngã xuống bất tỉnh, hồi lâu mới tỉnh lại. Từ ấy bịnh càng ngày càng nặng, mới triệu viên Trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về thương nghị việc dời đô ra Nghệ An. Ðó là lời của sử gia Nguyễn Gia Miêu[80] bịa ra để bôi nhọ Vua Quang Trung. Bịa không được khéo, bởi ai kể lại câu chuyện hoang đường ấy cho viết sử chép? Chẳng lẽ Vua Quang Trung kể lại giấc mộng không mấy đẹp của mình? Có người bảo nhà vua bị thượng mã phong. Ðó chỉ là chuyện hài hước. Lại có người độc miệng bảo rằng nhà vua bị Ngọc Hân Công Chúa ám hại bằng cách bỏ thuốc độc vào rượu[81]. Rõ là vu cáo giữa trời! Thiết tưởng Vua Quang Trung chết vì bệnh huyết áp cao, làm việc nhiều, suy nghĩ nhiều, bị đứt mạch máu. Cái chết đột ngột do bệnh huyết áp cao gây nên thường xảy ra và dân gian thường gọi là trúng gió. Chớ nếu quả có điều ám muội thì dễ gì triều đình Tây Sơn đã để yên. Truyền rằng: Mùa xuân năm Nhâm Tý (1792), Vua Quang Trung hay tin Nguyễn Phúc Ánh đã chiếm được Gia Ðịnh và kéo quân ra đánh Quy Nhơn, bèn nổi giận: – Giống cỏ gấu không diệt tận gốc, cứ nảy ra hoài! Liền chuẩn bị kéo đại binh vào đánh. Lục quân từ trên đánh xuống, Thủy quân từ dưới đánh lên. Bao vây mặt biển, cắt đứt đường núi, không cho quân Nguyễn chạy thoát. Mọi việc đã sắp đặt chu đáo thì thình lình nhà vua bị cảm. Bệnh mỗi ngày một nặng. Bèn triệu Trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu thương nghị về việc dời đô ra Nghệ An và việc đi đánh Nguyễn Phúc Ánh. Nhưng rồi biết mình không còn sống lâu được nữa, liền trối: – Ta mở mang bờ cõi gồm cả miền Nam. Nay bênh tình của ta không thể khá được, mà Thái Tử thì còn nhỏ. Phía trong thì bọn quốc cừu hoành hành ở Gia Ðịnh. Còn anh ta thì tuổi già, cầu an, không lo hậu hoạn. Ta chết rồi, trong vòng một tháng phải lo việc tống táng cho xong. Các khanh phải đồng lòng phò Thái tử và sớm lo việc thiên đô để khấu chế thiên hạ. Nếu không vậy, binh Gia Ðịnh kéo đến, các khanh không có đất chôn thây. Nói rồi băng tại điện Trung Hòa, ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý. Thọ 40 tuổi.Ở ngôi 5 năm. Thái Tử Nguyễn Quang Toản nối ngôi.

Theo Em Vì Sao Lão Hạc Lại Chọn Cho Mình Cái Chết Lại Là Một Cái Chết ”Thật Là Dữ Dội” Như Thế

Một trong những chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc chính là cái chết của Lão Hạc. Nam Cao đã sử dụng hàng loạt các tính từ động từ mạnh giúp người đọc hình dung một cách chi tiết về cái chết thảm khốc đó: “Lão đang vật vã ở trên giường đầu tóc rũ rượi quần áo xộc xệch hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo bọp mép sùi ra khắp người chốc chốc lại bị giật giật một cái nảy lên. hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. cái chết thật dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy…”.

Vậy tại sao lão Hạc phải chết? Thực ra lão Hạc là người rất muốn sống và ham sống. Lão đã làm mọi cách để có thể tồn tại trên cõi đời này. Nhưng lão phải chọn cái chết bởi đó là giải pháp duy nhất để giữ được bản chất lương thiện của mình. Lão chết để bảo toàn căn nhà bảo toàn mảnh vườn mà bao năm qua hai vợ chồng lão đx vất vả kiếm được. Hơn thế nữa lão không muốn ăn lạm vảo số tiền bòn vườn mà lão đã dành dụm để cho con cưới vợ. Đồng thời lão Hạc không muốn làm phiền đến bà con hàng xóm. Cái chết của lão thể hiện lòng thương con âm thầm nhưng lớn lao lòng tự trọng đáng quý của lão. Cái chết đó là sự giải thoát của lão Hạc là sự tự giải thoát trước cuộc sống ngột ngạt của xã hội phong kiến.

Lão Hạc chọn cái chết như chú chó. Cảnh lão Hạc chết có những nét tương đồng với với cảnh thằng Mục và thàng Xiên bắt cậu Vàng. Đó là lời tạ lỗi chân thành và sâu sắc nhất với câu Vàng. Qua cái chết đó nam cao muốn thể hiện niềm tin vào người nông dân: dù có chết họ vẫn luôn giữ bản chất lương thiện lòng thương con và sự tự trọng của mình. đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.

Viết đoạn văn ngắn chứng minh lòng…

Lập dàn ý cho đề bài sau:…

Chứng minh rằng nhân dân ta từ…

Vì Sao Chúa Chết Đau Thương?

Bài 26

Ê sai 53:6. Luca 23:33-46.

Hôm nay là Good Friday. Chúng ta họp nhau đây để thờ phượng Đức Chúa Giê su và kỷ niệm ngày Lễ Thương khó của Ngài. Cách đây hơn 2000 năm, Ngài đã chịu chết khổ hình trên thập tự giá. Vào thời đó, Đế quốc La mã cai trị dân Y sơ ra ên. Cho nên các người Pha ri si và các thầy thông giáo muốn giết Đức Chúa Giê su, họ phải xin lịnh của quan Tổng Đốc Phi lát. Sau khi xét xử Chúa Giê su, Phi lát tuyên bố rằng: “Ta không tìm thấy người có tội lỗi chi.” (Giăng 19:4). Nhưng bọn họ la lên rằng: “Hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự, hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự!” (Giăng 19:6).

Phi lát “khiến đánh đòn Đức Chúa Giê su, và giao Ngài ra để đóng đinh trên cây thập tự.” (Mathiơ 27:26). Khi bọn lính La mã dùng dây da có những móc sắt nhỏ làm roi đánh Chúa Giê su, cho nên những móc sắt nhỏ đó xé thịt xé da làm cho máu tươm ra nơi những lằn roi trên thân thể của Ngài.

Đánh nhiều rồi, họ đan cái mão gai nhọn, đội cho Ngài. “Họ bèn nhổ trên mặt Ngài, đấm Ngài, lại có kẻ vả Ngài.” (Mathio 26:67), và nhạo báng Ngài rằng: “Lạy Vua dân Giu đa.” Rôi họ bắt Ngài đi đến đồi Gô gô tha để đóng đinh Ngài.

Đi đến một nơi gọi chỗ cái Sọ, bọn lính đóng đinh hai tay và đóng đinh hai chân của Đức Chúa Giê su vào cây thập tự giá, rồi chúng dựng cây thập giá đứng lên, cây thập tự ngã nghiêng trước khi đứng thẳng, chúng ta thử tưởng tượng xem Chúa Giê su lúc đó bị đau đớn đến mức độ nào? Khi cậy thập tự được dựng lên xong, thân hình Đức Chúa Giê su bị treo chơ vơ trên đỉnh đồi Gô gô tha.

Thời đó, bị đóng đinh trên thập giá là một hình phạt chỉ để dành cho hạng người làm loạn, lừa thầy phản bạn, cướp của giết người, cho nên mọi người đi qua lại khinh bỉ nói những lời gièm chê nguyền rủa. Hình phạt nầy là khổ hình vì người bị đóng đinh muốn chết cũng không chết được, xoay qua đau đớn, xoay lại đớn đau, nhưng không chết, hơi thở mệt nhọc, đứt khoảng nặng nề, phải đợi cho những vết thương máu chảy ra thật nhiều rồi mới chết.

Khi đã bị quân lính đóng đinh vào thập giá, dù đau đớn tột cùng, Chúa Giê-su cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ.”

Tiếng “Cha” nói lên tình Cha-Con thắm thiết. Đức Chúa Giê-su là Đấng hoàn toàn thánh thiện, cho đến nỗi Đức Chúa Cha đã nói về Ngài rằng: “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” (Ma thi ơ 3:17). Thế mà bây giờ kẻ thì đánh đập, kẻ thì mắng nhiếc, kẻ thì nhục mạ, kẻ thì nhổ vào mặt Ngài, và rồi mấy tên lính đóng những cây đinh to lớn treo Ngài lên thập tự giá khổ hình, đau thương.

Nhìn cảnh đau thương nầy, chúng ta nhớ lại bà Gióp đã nói với Ông trong cảnh khổ rằng: “Ủa? Ông hãy còn bền đỗ trong sự hoàn toàn mình sao? Hãy phỉ báng Đức Chúa Trời, và chết đi!” (Gióp 2:9). Ý bà Gióp nói rằng chịu cảnh nầy mà Ông còn thờ phượng Đức Chúa Trời sao? Hãy nói xấu Ngài, rồi đừng theo Ngài nữa! Và “chết đi!”

Thưa Quý vị, làm con dân của Chúa, khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn, Quý vị vẫn bền đổ theo Chúa, hay Quý trách móc Chúa, rồi không thờ phượng Ngài nữa? Xin nhớ Bà Gióp nói: “phỉ báng Ngài, từ bỏ Ngài sau đó được gì? Chỉ là chết đi mà thôi!”

Đức Chúa Giê su cho chúng ta tấm gương là dù cảnh đời quá đau thương đi nữa Ngài vẫn yêu mến Đức Chúa Trời. Vì Ngài biết là dù hoàn cảnh có đổi thay, nhưng Đức Chúa Trời không hề thay đổi. Đức Chúa Trời vẫn nắm quyền tể trị và Ngài vẫn giữ lời hứa rằng: “Ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi.” (Gieremi 31:3). Xin nhớ dù trong hoàn cảnh nào, Chúa vẫn yêu quý vị!

“Lạy Cha, xin tha cho họ.” “Họ” là ai đây? “Họ” là những người Pha ri si, những thầy tế lễ, là Phi Lát, là những kẻ hô to: “đóng đinh hắn trên thập tự giá,” những kẻ đánh đập, nhục mạ Ngài, chưỡi bới Ngài và những kẻ cầm búa, cầm đinh đóng vào hai tay, hai chân Ngài. Nghĩa là những kẻ ghét Ngài, giết Ngài cách đau thương.

Chúng ta nên theo gương Chúa tha thứ cho những người không tốt với chúng ta và cầu nguyện cho họ. Như vậy mới đẹp lòng Chúa.

Khi đóng đinh Đức Chúa Giê su trên thập giá, người ta cũng đóng đinh hai tên trộm cướp bên phải và bên trái của Ngài.

Một tên bị đóng đinh đau đớn quá không biết trách móc ai, nó quay lại mắc mỏ với Chúa Jêsus rằng: Ngươi là Đấng Christ thì “hãy tự cứu lấy mình đi rồi cứu chúng ta với.” (Luca 23:39). Nhưng tên kia nói với nó rằng: Tội chúng ta làm, xứng với hình chúng ta chịu. Ngươi chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? (Luca 23:39). Còn người nầy không làm điều ác gì.” Và nó thưa cùng Đức Chúa Giê-su rằng: “Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!” (Lu ca 23:42). Đức Chúa Giê su phán cùng người rằng: “Hôm nay ngươi sẽ được ở với Ta trong nơi Paradi.” (Lu ca 23:43).

Đây là lời phán của Đấng Cứu Thế. Ngài sẵn sàng tha tội và ban sự cứu rỗi cho bất cứ ai tin nhận Ngài. Thưa quý vị, ngoài Ngài ra, quý vị không thể tìm một Giáo Chủ nào có quyền nói với quý vị là sau khi qua đời linh hồn quý vị sẽ về đâu, vì chính các vị Giáo chủ cũng không biết linh hồn mình về đâu? Chỉ có Đức Chúa Giê su mới có thẩm quyền cứu qúy vị. Vì vậy mà Kinh Thánh nói về Ngài rằng: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.” (Công vụ 4:12). Hãy cầu xin với Đức Chúa Giê su, khi Quý vị qua đời Ngài sẽ dẫn đưa linh hồn Quý vị bình an vào nước Đức Chúa Trời.

Bọn lính đóng đinh Chúa Giê su vào khoảng 9 giờ sáng. Tại đó ánh nắng chói chang của vùng Trung Đông càng về trưa sức nóng trên đồi Gô gô tha càng thêm gay gắt. Những vết thương của Chúa Jêsus càng lúc máu ra càng nhiều. Ngài khát nước quá chừng, nhưng không có một chút thấm ướt môi. Ước chừng lúc 3 giờ chiều, biết mình sắp chết, Đức Chúa Giê su cầu nguyện rằng: “Hỡi Cha, con giao linh hồn lại trong tay Cha! Vừa nói xong thì Ngài tắt hơi.” (Luca 23:46).

Khi sống, Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta nguyên tắc quý báu để sống. Đó là: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài.” Trước khi chết, Ngài dạy chúng ta nguyên tắc quý báu để chết. Nguyên tắc đó là “con giao linh hồn lại trong tay Cha!” Cha là Đấng Toàn năng gìn giữ linh hồn của chúng ta được an toàn trong vòng tay yêu thương phước hạnh của Ngài.

Bây giờ xin mời Quý vị nhìn lại cái chết của Đức Chúa Giê su. Đây không phải cái chết bình thường. Vì Ngài chịu chết để gánh thay hình phạt cho nhân loại tội lỗi. Mão gai làm cho máu quanh đầu Ngài tuông chảy, vì đầu óc chúng ta có toan tính những điều tội lỗi. Hai tay, hai chân Ngài bị đóng đinh, máu ra không ngớt vì hai bàn tay, chúng ta làm những công việc tội ác và hai bàn chân chúng ta đi con đuờng lầm lạc. Những lằn roi trên thân thể Ngài hằn sâu oằn oại vì thân thể chúng ta dự vào những nơi truy hoan bất khiết. Đức Chúa Giê su thật sự đã lãnh cái chết nhục nhã và đau thương. Tại sao vậy? Vì Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết. Ngài không chịu được tội lỗi. Tội lỗi phải bị hình phạt dưới cơn thạnh nộ của Ngài. Vì vậy khi Đức Chúa Giê su gánh hình phạt cho tội nhơn, là Đức Chúa Giê su phải gánh cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Nghĩa là tại thập tự giá, “Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.” (Ê sai 53:6).

Xin quý vị suy nghĩ xem tội lỗi của hết thảy chúng ta gồm có những tội lỗi nào? Nhiều hay ít? Nặng hay nhẹ? Thế mà “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta.” (2 Corinhto 5:21). Cho nên, để chuộc tội cho chúng ta, Chúa Giêsu phải chịu trả giá bằng cái chết vô cùng nhục nhã và tột cùng đớn đau!

Tại sao Đức Chúa Giê su bằng lòng chịu hình phạt nhục nhã như vậy? Tại vì Ngài yêu thương tội nhơn. Vì yêu chúng ta, chẳng những Chúa Giê su bằng lòng, mà Ngài còn thỏa lòng. Như Kinh Thánh chép: “Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn.” (Esai 53:11). Và Đức Chúa Giê su “vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục.” (Hê bơ rơ 12:12).

Đức Chúa Giê su thỏa mãn, vui mừng vì nhìn thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình đem đến hằng tỉ người được cứu trong đó có quý vị và tôi. Ngài vui mừng. Quý vị có thấy chính mình ở trong sự vui mừng của Ngài không?

Vì Đức Chúa Giê su vốn là Đấng vô tội. Ngài đã bằng lòng hy sinh chịu chết để cứu nhân loại tội lỗi cách trọn vẹn xong rồi, cho nên ba ngày sau, Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ cõi chết sống lại. Ngài không phải là một Giáo Chủ chết luôn. Nhưng Ngài là Chúa Cứu Thế Hằng Sống của nhân loại. Trong Ngài con dân Chúa dù có qua đời thì sẽ được phước lớn lao là Ngài sẽ ban cho sự “sống lại nơi ngày sau rốt.” (Giăng 6:40).

Thưa Quý vị, nhân vô thập toàn, cuộc đời ai cũng có ít nhiều tội lỗi. Vì yêu chúng ta, Đức Chúa Giê su đã bằng lòng chết khổ hình gánh thay hình phạt cho chúng ta. Đức Chúa Trời bằng lòng làm cho tội tỗi của tất cả chúng ta chất trên Ngài. Bây giờ chúng tôi xin mời quý vị chấp nhận tình yêu của Chúa Giê su để tội lỗi được tha và linh hồn được cứu.

Đức Chúa Trời không đòi công đức gì của quý vị. Quý vị hãy thưa với Ngài rằng: “Lạy Đức Chúa Trời con có tội với Ngài. Nay con xin nhận Đức Chúa Giê su đã chết thay cho con, chịu hình phạt vì tội lỗi của con, Ngài là Cứu Chúa của con. Xin Chúa tha thứ tội cho con. Con cầu xin trong Danh Đức Chúa Giê su. A-men.

Cầu xin Đức Chúa Trời Tứ Ái ban phước và ban bình an cho quý vị.

Mục sư Trần Hữu Thành.