Vì Sao Uber Thất Bại Ở Thị Trường Châu Á?

Xét ở bất kỳ góc độ nào, quyết định bán cơ sở hoạt động ở Trung Quốc cho đối thủ Didi Chuxing của Uber trong tháng 4/2023 quả là một thất bại to lớn.

Cuộc chiến ngắn ngủi nhưng ngoạn mục giữa 2 ông lớn về ứng dụng đặt xe đã khiến Uber mất ít nhất 2 tỷ USD và chỉ thu về thái độ phản đối từ phía Chính phủ Trung Quốc. Dẫu vậy, vẫn còn một điều may mắn đối với Uber là họ có thể tập trung nguồn lực ở các thị trường khác, bao gồm thị trường Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng.

Hiện mọi thứ đang trở nên khó khăn hơn đối với Uber. Vào đầu tuần này, GrabTaxi Holdings – công ty hàng đầu về dịch vụ đặt xe ở Đông Nam Á – đã tuyên bố đã huy động được 2 tỷ USD (và sắp sửa có thêm 500 triệu USD nữa) để giúp công ty giữ vững vị thế ở khu vực này. GrabTaxi hiện đã vượt trội hơn khá nhiều so với Uber ở Đông Nam Á, nhờ kế hoạch kinh doanh khéo léo tập trung vào đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Đông Nam Á, đặc biệt là về khía cạnh thanh toán. Nguồn vốn mới đổ vào có thể nới rộng thêm khoảng cách giữa 2 công ty lớn này – và còn để xem xét liệu việc áp dụng phương pháp one-app-fits-all tới trên toàn cầu của Uber có hiệu quả không.

Có ít nhất là 10 quốc rất khác nhau ở Đông Nam Á sở hữu kiểu thị trường mà lẽ ra công ty công nghệ toàn cầu có vốn hóa tốt như Uber nên phát triển thịnh vượng. Khu vực này hiện là thị trường internet lớn thứ 4 trên thế giới, trong đó hơn 50% trong số 640 triệu người dân sử dụng mạng internet. Những vị trí xếp hạng đang tăng nhanh chóng nhờ những người tiêu dùng trẻ, trung lưu háo hức chi tiêu.

Thị trường đặt xe ở Đông Nam Á được dự báo sẽ có giá trị khoảng 13.1 tỷ USD vào năm 2025, cao hơn rất nhiều so với mức 2.5 tỷ USD hồi năm 2023.

Theo một nghiên cứu của Google và Temasek, thị trường đặt xe ở Đông Nam Á được dự báo sẽ có giá trị khoảng 13.1 tỷ USD vào năm 2025, cao hơn rất nhiều so với mức 2.5 tỷ USD hồi năm 2023. Ấn tượng hơn nữa là mỗi quốc gia lớn ở Đông Nam Á rồi cũng sẽ có một thị 1 tỷ USD của riêng mình, trong đó hoạt động đặt xe chiếm 15% tổng chi tiêu du lịch ở khu vực.

Uber bắt đầu cung cấp dịch vụ ở Singapore vào đầu năm 2013, và mở rộng ra Malaysia vào cuối năm đó. Đối với những người sử dụng đã quen với dịch vụ đặt xe của Uber, trải nghiệm của họ là khá liền mạch. Tuy nhiên, đối với người địa phương, đặc biệt là ở Malaysia, Uber đang phải đối mặt với 3 vấn đề. Đầu tiên, dịch vụ của Uber đắt hơn rất nhiều so với taxi truyền thống. Thứ 2, thanh toán có thể chỉ được thực hiện thông qua thẻ tín dụng, bất chấp sự thật rằng người tiêu dùng rất ưa thích sử dụng tiền mặt. Cuối cùng, Uber – cũng như các dịch vụ xe hơi khác ở Malaysia – đang bị tác động tiêu cực bởi nhận thức cho rằng nó không an toàn, đặc biệt là đối với các tài xế nữ.

So với Grab, Uber cho ta cảm giác như là họ đang đẩy mạnh một mô hình kinh doanh và một ứng dụng được thiết kế và sử dụng cho các thị trường giàu có hơn. Dù không có dữ liệu công khai về thị trường đặt xe ở Đông Nam Á, nhưng Grab khẳng định rằng công ty đang năm giữ 95% thị phần đặt xe taxi thuộc bên thứ 3, và 71% trong lĩnh vực đặt xe cá nhân. Thực tế, trong khu vực Đông Nam Á, và đặc biệt là Malaysia và Singapore, dễ dàng thấy rằng Grab có nhiều xe hơi có sẵn hơn.

Grab không hề xem nhẹ vị trí dẫn đầu. Để củng cố thêm lợi thế của mình, Grab đang chuyển sang thanh toán điện tử. Trong năm 2023, công ty đã mua lại một công ty Indonesia có sử dụng công nghệ cho phép những người sử dụng điện thoại di động trả tiền mặt để được tiền trực tuyến (online credit); Vòng huy động vốn mới nhất của Grab được sử dụng để mở rộng GrabPay – một hệ thống thanh toán điện tử cho những người tiêu dùng có mua tiền trực tuyến. Grab thành thực cho biết công ty đang mơ về việc chuyển mình thông qua ứng dụng GrabPay thành một công ty tiêu dung cung cấp các dịch vụ tài chính và mua sắm, cũng như vận tải.

Grab báo hiệu rằng có ít nhất một công ty đặt xe địa phương đang cố gắng chuyển đổi tương tự, đồng thời hy vọng có thể gia tăng tính đa dạng hóa thông qua thanh toán điện tử. Tuy nhiên, về phần Uber, đây có thể là điểm dừng của hành trình chinh phục Đông Nam Á.

Tại Sao Uber Lại Thất Bại Bởi Grab

Cả Uber và Grab đều tiến vào thị trường taxi Việt Nam vào năm 2014, nhưng tính đến hiện tại là những tháng đầu tiên của năm 2023, Grab đã vượt hẳn so với đàn anh Uber về mọi mặt.

Sở dĩ phải gọi Uber là “đàn anh” bởi Uber ra đời từ năm 2009 tại Mỹ trong khi Grab ra đời năm 2012 tại Malaysia, và được coi là “clone” của Uber.

Còn tại Việt Nam, Grab là người đến trước. Tháng 2/2014, Grab đặt chân vào Việt Nam với tên gọi GrabTaxi.

4 tháng sau đó, Uber xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, nhanh chóng tạo thêm một đối trọng với GrabTaxi khi cung cấp một dịch vụ tương tự với chất lượng được quảng bá là cao hơn bởi sử dụng các xe hạng sang.

Hàng loạt các chương trình khuyến mãi được đưa ra, như nhập mã số giảm giá cho mỗi chuyến đi, hay tặng khách hàng tiền ngay khi đăng ký dịch vụ. Uber và Grab khiến việc di chuyển chưa bao giờ đơn giản và tiết kiệm đến thế.

Tiến vào thị trường Việt Nam với cùng mục tiêu, nhưng sau 3 năm hoạt động, cuộc chơi giữa Grab và Uber đã bắt đầu xuất hiện những sự phân hóa rõ rệt. Trong đó người đang dần bị bỏ lại, dường như là ông lớn Uber.

Điều này thể hiện rõ ràng nhất ở thành quả hai công ty đang đạt được ở Việt Nam. Dù quảng bá rầm rộ và đầu tư nhiều hơn cho các nội dung khuyến mãi, nhưng Uber vẫn đang rất “chật vật” khi nói tới hiệu quả thu về.

Grab 1 – 0 Uber: Bài toán cơ quan quản lý

Với một mô hình mới như Uber hay Grab, việc “lobby” chính sách vẫn là một trong vấn đề ưu tiên phải làm hàng đầu. Điều này không chỉ đúng tại Việt Nam mà là trên toàn thế giới. Ai dành được lợi thế trên chính trường, chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn.

Nếu xét trên góc độ hợp thức hoá, Grab đang đi trước Uber một bước. Grab đã được phê duyệt đề án GrabCar tại 5 tỉnh (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh) thành trong vòng 2 năm. Trong khi đó, một đề án tương tự của Uber lại bị trả về.

Một quan chức Bộ Giao thông Vận tải cho biết, khác biệt khiến Grab được chấp thuận là do Grab sử dụng xe có biển hiệu, biển số, đã đóng thuế, và có pháp nhân tại Việt Nam. Grab đã nghiên cứu rất kỹ thị trường Việt Nam và hoàn thiện tính pháp lý của mình nhanh hơn hẳn đối thủ.

Đây là điểm yếu chết người của startup Mỹ vì cứ mỗi lần có thông tin về DN công nghệ đa quốc gia trốn thuế, Uber cùng với Google, Facebook Việt Nam luôn là một trong những cái tên hàng đầu được nêu ra. Các hãng Taxi truyền thống cũng tập trung vào điểm yếu này để chỉ trích Uber.

Chưa hết, trong khi Uber đang nỗ lực thành lập công ty thì Grab đã tiến thêm một bước nữa trên thị trường, khi nhận được sự chấp thuận thí điểm áp dụng công nghệ thông tin để cải thiện tình trạng giao thông tại Việt Nam.

Grab 2 – 0 Uber: Bài toán mở rộng kinh doanh

Sự thất bại trong việc kêu gọi hậu thuận từ phía chính phủ khiến Uber Việt Nam không thể vươn xa ra nhiều lĩnh vực.

Trong khi đó, Grab từ chỉ gói gọn trong dịch vụ GrabTaxi, đóng vai trò như một công cụ giúp các lái xe taxi tìm được nhiều hành khách hơn thì này Grab đã phát triển 4 mô hình vận tải, gồm GrabTaxi (bao gồm cả taxi và xe không nhãn giống Uber), GrabCar, GrabBike và GrabExpress (chở hàng).

Nếu đứng ở góc độ người tiêu dùng, Uber chắc chắn là rất “đáng yêu” khi giúp người dùng chỉ với một mức phí rất rẻ so với thị trường, đặc biệt là với UberX. Vì vậy, đây là nhóm đối tượng “win” nhiều nhất trong cuộc chơi.

Tuy nhiên, chính mức phí quá rẻ đấy là thứ có thể giết chết Uber. Bỏ qua việc giảm giá khiến DN lỗ nặng, vì đây là điều đương nhiên với các Startup muốn mở rộng thị trường, một vấn đề nghiêm trọng khác sẽ nảy sinh với mức giá này.

Đó là vấn đề với các tài xế. Uber quảng bá mô hình của mình được thiết kế để có lợi cho tất cả các bên tham gia: Người tiêu dùng – hãng vận tải – tài xế. Tuy nhiên, cánh tài xế không nghĩ vậy.

Việc Uber giảm giá tối đa để cạnh tranh mở rộng thị trường, nhưng vẫn giữ nguyên mức ăn chia 20 – 80 (Uber giữ lại 20% trên tổng số tiền thu về) khiến cánh tài xế cho rằng mình đang gần như “lái xe không công”. Trước đây, điều này có thể được bù đắp từ những khoản thưởng và hỗ trợ riêng của Uber. Tuy nhiên, vấn đề bộc lộ rõ sau khi Uber dần loại bỏ các hoạt động khuyến mãi.

Hình ảnh hiện đại, sang trọng mà hãng cố công gây dựng khi mới vào Việt Nam đổ bể. Và điều ai cũng biết, Uber không thể giữ mức cước này mãi mà phải tăng lên ngang bằng với thị trường. Chưa biết quy mô lúc đó đã mở rộng chưa nhưng lợi thế “win” cuối cùng dành cho hành khách cũng sẽ mất.

Grab thì sao? Không cung cấp xe đẹp, mức cước gần như ngang ngửa với taxi truyền thống, nhưng chiết khấu cho ứng dụng thấp hơn nhiều so với Uber. Grab lại là bên triển khai mô hình Win-Win-Win khá tốt, mỗi bên đều có lợi một chút, thay vì tập trung toàn bộ lợi thế về phía khách hàng.

Sự khác nhau về cách ứng đối linh hoạt về chính sách

Sự rập khuôn cứng nhắc đó, khiến một Startup Mỹ trị giá hàng chục tỉ đô la, cứ mãi loay hoay tại Việt Nam.

Trong khi đó, xuất thân Đông Nam Á lại giúp Grab có những chiến lược mềm dẻo và khôn khéo hơn, đang dần chiếm ưu thế trước ông lớn Uber.

Vì Sao Nokia Thất Bại? Bài Học Rút Ra Từ Sự Thất Bại Của Nokia

Nếu chúng ta có thể quay ngược thời gian  vào đầu những năm 2000 và tiến hành một cuộc khảo sát trên thị trường điện thoại di động, bạn sẽ nhận được một số tiết lộ gây sốc. Một công ty chỉ tranh giành 1% thị phần trong ngành công nghiệp smartphone ngày nay gần như đồng nghĩa với cả thị trường điện thoại di động cách đây vài thập kỷ. Nghĩa là, vào khoảng những năm 2000, Nokia đã thống trị thị trường điện thoại di động và Nokia giống như một biểu tượng của điện thoại di động như Grab – biểu tượng của thị trường xe ôm công nghệ.

Có rất nhiều bạn sinh ra vào giai đoạn những năm 1990 – 2000, Nokia là chiếc điện thoại đầu tiên của họ. Nó trở thành thương hiệu bán chạy nhất và là một cái tên quen thuộc trong vòng một thập kỷ. Nokia phục vụ cho mọi thành phần trong xã hội bằng cách thiết kế các mẫu mã khác nhau với giá cả đa dạng. Vào thời điểm đó, Nokia là người dẫn đầu về sự đổi mới trong thời kỳ đầu của thị trường điện thoại di động.

Nhưng thời hoàn kim của thương hiệu sản xuất “điện thoại cục gạch” này đã qua đi vào thời điểm xuất hiện điện thoại thông minh – smartphone. Doanh số bán hàng của Nokia giảm đến mức không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán bộ phận điện thoại di động của mình.

Sự trỗi dậy của Nokia

Nokia xuất phát điểm là một nhà máy sản xuất bột giấy trước khi trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực viễn thông, Nokia đã leo lên những nấc thang thành công không giống với bất kỳ một công ty di động nào khác.

Năm 1992, Nokia tung ra điện thoại GSM đầu tiên trên thế giới: Nokia 1011. Năm 1998, công ty vượt qua Motorola và trở thành công ty điện thoại di động bán chạy nhất. Tuy nhiên, chuỗi thành công vẫn chưa kết thúc. Vào thời kỳ đỉnh cao, vào năm 2007, thị phần trên toàn thế giới của Nokia là 49,4%, cao nhất trên thế giới. Nó hiểu rõ ngành công nghiệp di động và cho đến ngày nay, không có công ty nào có thể đạt được những đỉnh cao thành công như vậy.

Tuy nhiên, đằng sau tấm rèm, một thứ khác đang được ủ. Sự sụp đổ của Nokia đã bắt đầu từ trước năm 2007. Nguyên nhân của sự sụp đổ bắt đầu từ ban lãnh đạo cao nhất, kéo theo đó là sự sụp đổ hàng loạt giống như những quân cờ domino, từng cái một, mọi thứ đều đi xuống.

Lộ trình thất bại của Nokia

Sau khi thống trị ngành công nghiệp di động trong hơn một thập kỷ, doanh số của Nokia đã đi xuống từ năm 2010. Đó là kết quả của cả sự đổ vỡ bên trong nội bộ và thị trường bên ngoài tác động.

Thay đổi trong Ban lãnh đạo hàng đầu: Năm 2006, Jorma Ollila được thay thế bởi Olli-Pekka Kallasvuo làm Giám đốc điều hành. Ban lãnh đạo mới đã hợp nhất điện thoại thông minh Nokia và các hoạt động điện thoại cơ bản, họ tập trung nhiều hơn vào điện thoại truyền thống hơn là thử nghiệm công nghệ mới.

Sự xuất hiện của các công ty mới

Năm 2007, Apple bước vào cuộc chơi điện thoại thông minh và tung ra chiếc iPhone mang  biểu tượng apple. Nokia từ chối coi Apple là mối đe dọa đối với doanh số bán hàng cao của họ. Về cơ bản đội R&D Nokia cũng coi điện thoại Apple kém hơn vì chúng chạy trên công nghệ 2G trong khi điện thoại di động của Nokia chạy trên công nghệ 3G. Năm 2008, Google ra mắt Hệ điều hành (OS) Android. Vào thời điểm này, iOS của Apple đã trở nên phổ biến và doanh số bán hàng của nó đang tăng đều đặn. Để giải quyết mối đe dọa, Nokia lẽ ra nên chuyển sang Android, nhưng hãng đã không làm như vậy và tiếp tục sản xuất điện thoại với hệ điều hành Symbian lỗi thời.

Sự chậm trễ trong việc phát hành điện thoại mới

Năm 2010, Nokia công bố N97, đây sẽ là phiên bản đầu tiên chạy Symbian. Nhưng việc phát hành đã bị trì hoãn và kết quả là nó không thể cạnh tranh với Apple và Google đang trên đà tăng trưởng. Năm 2010, Olli-Pekka Kallasvuo bị sa thải khỏi vị trí Giám đốc điều hành và Stephen Elop, từ Microsoft, thay thế vị trí của ông.

Hợp tác với Microsoft: Năm 2011, để đối phó với thị phần đang sụt giảm, Nokia đã hợp tác với Microsoft để sản xuất điện thoại Windows, từ bỏ các hệ điều hành cũ như Symbian và MeeGo. Vào năm 2012, điện thoại Windows đã không tạo được ảnh hưởng trên thị trường điện thoại thông minh vốn đã có tên tuổi. Lý do chính đằng sau điều này là một số ứng dụng trên cửa hàng windows so với cửa hàng Google’s Playstore và cửa hàng Apple. Mua lại bởi Microsoft: Năm 2014, Nokia suýt bị phá sản. Nhưng Microsoft đã bước vào và mang về cho Nokia 7,2 tỷ USD. Đây được nhiều người coi một phút huy hoàng trước khi bị dập tắt.

Lý do Nokia thất bại Không thích ứng được

Mặc dù biết rằng có nhiều nhu cầu về phần mềm hơn là phần cứng, nhưng Nokia vẫn mắc kẹt với cách làm cũ của họ và không thích ứng với sự thay đổi của môi trường công nghệ. Khi Nokia cuối cùng nhận ra sai lầm của họ, thì đã quá muộn, vì mọi người đã chuyển sang điện thoại của Android và Apple.

Không đổi mới được

Nokia là công ty đầu tiên giới thiệu điện thoại 3G, điện thoại có camera và nhiều công nghệ cải tiến hơn. Vào đầu những năm 2000, họ biết rằng đổi mới là chìa khóa để duy trì sự phù hợp và vượt qua ranh giới của công nghệ. Nhưng khi nhu cầu về điện thoại của họ tăng lên, sự tập trung của họ chuyển sang sản xuất, để đáp ứng những nhu cầu đó. Nó tập trung ít hơn vào đổi mới mà nhiều hơn vào sản xuất hàng loạt và kết quả là các công ty như Samsung, Apple, HTC, v.v., bắt đầu giành được một số thị trường với hệ điều hành sáng tạo và đơn giản của họ.

Không tự định vị lại được

Nokia lẽ ra phải phân tích xu hướng thị trường và định vị cho mình một chỗ đứng phù hợp và vững chắc. Nhưng Nokia đã không làm được như vậy, họ đã quá xem nhẹ đối thủ, tự thưởng trên chính chiến thắng của mình, Nokia đã không tập trung vào thị trường điện thoại thông minh và bỏ lỡ cơ hội. Nokia có thể đã cải tiến phần mềm hiện có của họ: Symbian.

Quá tự tin

Ban lãnh đạo cao nhất của Nokia nghĩ rằng không có gì có thể xảy ra sai sót cho đến khi nó xảy ra. Các công ty mới đến với những ý tưởng và công nghệ mới, thay vì nghiên cứu về sự thay đổi và tìm ra hướng đi riêng cho mình nhưng Nokia đã làm ngơ với họ. Họ không coi ai là đối thủ của mình. Chính trong sự tự tin thái quá và thiếu hiểu biết này, Nokia đã thất bại.

Thay đổi cơ cấu tổ chức Có vấn đề nội bộ

Alastair Curtis, nhà thiết kế chính của Nokia từ năm 2006 đến năm 2009 cho biết: “Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để đấu tranh chính trị hơn là thiết kế. Nhiều bộ phận trong công ty chưa phối hợp nhịp nhàng với nhau, chính sự thiếu phối hợp này đã tạo ra nhiều vấn đề hơn, kèm theo đó cạnh tranh nội bộ ở những lãnh đạo cao nhất. Tuy tác động của những vấn đề này không trực tiếp nhưng nó đóng một vai trò nhất định trong sự sụp đổ của Nokia.

Không thể cạnh tranh trên thị trường điện thoại thông minh

Trong khi các công ty như Samsung, Apple, HTC đang sản xuất điện thoại sử dụng phần mềm tân tiến, thì Nokia vẫn tập trung vào điện thoại truyền thống. Nó đã cố gắng cạnh tranh bằng cách phát hành N97 với hệ điều hành Symbian mới, nhưng đã quá muộn khi điện thoại Android và điện thoại Apple đã được thành lập.

Nhầm lẫn HĐH Symbian Vs MeeGo OS

Bộ phận R&D của công ty được chia thành hai. Một người đang làm việc để cải tiến Symbian và người kia trên MeeGo. Cả hai đội đều khẳng định rằng phần mềm của họ tốt hơn. Sự cạnh tranh này dẫn đến sự chậm trễ trong việc phát hành điện thoại mới.

Thường xuyên thay đổi quản lý Không thể chuyển sang Android

Nokia đã có cơ hội bắt tay với Google và sản xuất điện thoại Android nhưng đã từ chối. Đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Nokia. Hệ điều hành Android đơn giản, nhanh hơn và có một bộ sưu tập ứng dụng tuyệt vời trên cửa hàng của nó, điều này đã khiến nó trở nên rất phổ biến. Nếu Nokia chuyển sang Android kịp thời, câu chuyện của họ đã khác.

Ra quyết định chậm

Ban lãnh đạo cao nhất đã mất quá nhiều thời gian để đưa ra quyết định. Frank Nuovo, cựu phó chủ tịch và nhà thiết kế chính đã rời công ty vào năm 2006. Ông nói rằng ban lãnh đạo đã chậm đưa ra các quyết định đòi hỏi sự khẩn cấp. Nhiều cơ hội đã bị mất do điều này. Trước khi phát hành iPhone, bộ phận nghiên cứu của Nokia đã đưa ra ý tưởng. Nhưng vì văn hóa doanh nghiệp đang thịnh hành, nó không bao giờ nhìn thấy ánh sáng trong ngày.

Hợp tác với Microsoft

Năm 2011, Nokia tuyên bố hợp tác với Microsoft. Họ sẽ sản xuất điện thoại thông minh chạy cửa sổ, không hoạt động trên thị trường do thiếu ứng dụng trong cửa hàng Windows. Nokia đang trên bờ vực phá sản, nhưng Microsoft đã mua lại bộ phận thiết bị di động của Nokia vào năm 2014 với giá 7,2 tỷ USD.

Kết luận

Cho đến ngày nay, Nokia vẫn tồn tại, không còn huy hoàng như trước đây. Nhưng Nokia vẫn đang cố gắng lấy lại bằng cách không lặp lại những sai lầm của quá khứ.

Nokia tập trung vào thiết bị mạng thông qua Nokia Networks, sau khi bán bộ phận điện thoại di động vào năm 2014. Nokia Networks có hoạt động tại hơn 150 quốc gia, kinh doanh cơ sở hạ tầng mạng không dây và cố định, các nền tảng dịch vụ mạng và truyền thông cũng như các dịch vụ chuyên nghiệp. Xếp hạng của Nokia về cơ sở hạ tầng viễn thông toàn cầu là thứ 5 vào năm 2023 và nó đang mở đường để dẫn đầu.

Vào năm 2023, Microsoft đã bán bộ phận điện thoại di động của Nokia với giá 350 triệu đô la cho HMD Global, một công ty bao gồm các giám đốc điều hành trước đây của Nokia.

Vào năm 2023, HMD Global đã phát hành một chiếc điện thoại thông minh chạy Android với thương hiệu Nokia. Điện thoại Android mang nhãn hiệu Nokia của công ty đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên, xét đến thế thời hiện tại thì còn lâu mới có thể bắt kịp các đối thủ hiện tại là Apple, Samsung, Sony.

Bài viết được tổng hợp từ trang FEEDOUGH – Chấp cánh cho những Start-up

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

Email: [email protected] 

Website: JOBBIZE.COM

Fanpage: facebook.com/jobbize

Vì Sao Nokia Từng Thất Bại Trước Apple?

Gã khổng lồ Phần Lan thất bại trước Apple không phải vì iPhone, mà vì những bất ổn đến từ bên trong nội bộ của hãng, theo lời cựu chủ tịch Nokia Jorma Ollila.

Mùa thu năm 2007, chủ tịch của Nokia khi đó là Jorma Ollila, người vừa từ chức CEO một năm trước, hỏi ý kiến 12 vị điều hành đứng đầu công ty rằng “liệu iPhone mới của Apple có là mối đe dọa hay không”.

Lúc đó, 10 nhân sự cấp cao của Nokia cho rằng iPhone sẽ là đối thủ đáng gờm. Ai cũng thấy rõ điều đó, nhưng đối với con tàu khổng lồ như Nokia bấy giờ, né tránh tảng băng iPhone là điều vô cùng khó.

Trong cuốn tự truyện mang tên ” Against All Odds: Leading Nokia form Near Catastrophe to Global Success”, Jorma Ollila cũng thừa nhận điều này.

Đó là câu chuyện về Nokia vào đầu những năm 90 khi hãng gặp khó khăn chồng chất do quyết định đầu tư sai lầm, cho đến khi Jorma Ollila lên nắm quyền và lái con tàu Nokia đến thành công. Cuốn sách cũng nói về giai đoạn 2007 và sự diệt vong sau này của Nokia.

Năm 2004, lãnh đạo của Nokia đã nhận ra tương lai của thiết bị di động là điện thoại thông minh và yếu tố cạnh tranh chủ chốt khi đó sẽ là hệ điều hành. Bằng chứng là chiếc di động được định nghĩa “smartphone” lúc bấy giờ: Nokia 9000 đã ra đời với các tính năng mới như gửi email, lướt web.

Tuy nhiên, Nokia đã đúng đắn về sản phẩm, sai lầm về thời gian. Hãng tung ra Nokia 9000 vào năm 1996, khi công nghệ mạng không dây chưa sẵn sàng để sử dụng, khách hàng đã không thực sự cảm nhận được sự “thông minh” của di động này.

Dù đi trước, nội bộ Nokia lại chia rẽ. Hãng có tận 2 nhóm nghiên cứu hệ điều hành cho di động. Một nhóm nghiên cứu phát triển Symbian, hệ điều hành cũ kĩ có trên hầu hết các smartphone Nokia. Nhóm còn lại nghiên cứu MeeGo, hệ điều hành dùng cho các máy tính bảng, netbook hay các hệ thống nhúng.

Sự tham lam trong chiến lược này đã chia rẽ Nokia từ bên trong, đánh mất ưu thế trước một Apple với iOS và đội ngũ đồng nhất của họ. “Chúng tôi hiểu vấn đề, nhưng sâu trong tâm trí chúng tôi lại không thể chấp nhận điều đang diễn ra. Những dự án lớn cứ thế được tiếp tục. Những buổi dự báo doanh thu cứ diễn ra, trong khi điều chúng tôi cần làm là tập trung vào tương lai xa hơn”, Jorma viết trong tự truyện.

Những vị lãnh đạo đầu tiên của Nokia khi đó đã hơn 30 tuổi, gồm Jorma Ollila, Olli-Pekka Kallasvuo, Pekka Ala-Pietela, Matti Alahuhta và Sari Baldauf.

Họ đã cùng nhau lớn lên ở Phần Lan và lãnh đạo Nokia. Tuy được dẫn dắt bởi Jorma, nhưng từng người trong nhóm đều có quyền đưa ra quyết định như nhau. Mọi vấn đề lớn Nokia gặp phải đều được giải quyết khi “The Five” họp mặt để bàn bạc.

Jorma kể ông chưa từng gặp được đội ngũ lãnh đạo nào như thế trong các công ty, tập đoàn khác. Những năm tháng huy hoàng của Nokia có được đều do “The Five” đưa quyết định nhanh chóng nhưng thống nhất.

Thế nhưng, “The Five” bắt đầu tan rã khi năm 2004, Sari Baldauf quyết định từ chức và rời khỏi ban điều hành Nokia vì bà cảm thấy không còn mặn mà với công việc. Matti Alahuhta khi đó được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch điều hành của Nokia nhưng ông lại kiêm chức CEO của hãng thang máy Kone.

Điều hủy diệt Nokia không phải iPhone, mà chính là “The Five”. Sự tan rã của đội ngũ lãnh đạo này đã đặt dấu chấm hết cho số phận của Nokia.

Không lâu sau khi “The Five” mất 2 thành viên và Jorma từ chức CEO, Pekka Ala-Pietela cũng rời khỏi Nokia và để Olli-Pekka Kallasvuo điều hành công ty từ năm 2006 đến 2010.

Theo cây bút Justin Fox, có thể điều hủy diệt Nokia không phải iPhone, mà chính là “The Five”. Sự tan rã của đội ngũ lãnh đạo này đã đặt dấu chấm hết cho số phận của Nokia. Hãng sau đó được Stephen Elop lãnh đạo vào 2010 nhưng tầm nhìn sai lầm của vị thuyền trưởng không mang quốc tịch Phần Lan này đã khiến di sản của Nokia trở thành mây khói.

Nền tảng Qt, hệ điều hành Meltemi hay MeeGo đều bị ông từ bỏ để chuyển sang Windows Phone của Microsoft. Kết quả là điện thoại Windows Phone trong năm 2012 chỉ bán được khoảng 10 triệu máy, trong khi lượng smartphone bán ra toàn cầu cùng năm là 169 triệu máy, theo số liệu từ Gartner.

Hiện tại, cái tên Nokia vẫn xuất hiện trên các trang báo. Hãng di động này được cho sẽ trở lại với thiết bị Nokia D1C để tuyên chiến Samsung và Apple. Như đoán trước sự trở lại này, Jorma đã viết cuối sách: “Lịch sử đã cho ta gợi ý. Sau sự chuyển mình, Nokia có thể sẽ tìm được những thị trường mới mà hãng có thể phát triển”.

Thấy Gì Qua Sự Thất Bại Của Uber Tại Đông Nam Á

Năm 2023, dư luận chứng kiến cuộc rút lui ồn ào của Uber khỏi thị trường đông dân nhất thế giới là Trung Quốc. Hãng đã buộc phải bán lại mảng kinh doanh của mình cho Didi, ứng dụng địa phương thuộc sở hữu của tỷ phú Jack Ma, với giá 35 tỷ USD. Điều này giúp Didi chiếm giữ 90% thị phần đặt xe qua ứng dụng điện thoại thông minh ở Trung Quốc.

Tháng 7/2023, Uber cũng tiếp tục rút khỏi Nga sau khi ký thỏa thuận với Yandex. 

Và mới đây nhất, ngày 26/3, Grab đã công bố mua lại toàn bộ hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, đổi lại Uber có 27,5% cổ phần trong công ty sau thỏa thuận mua bán và sáp nhập này. Dù hiểu theo hướng nào, thì đây cũng chính là sự thất bại lớn của Uber tại thị trường Đông Nam Á. 

Việc Grab mua lại bộ phận kinh doanh Uber tại Đông Nam Á được xem là thương vụ lớn nhất của một công ty công nghệ trong khu vực, cho phép Grab tiếp nhận các hoạt động của Uber tại 8 quốc gia: Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Chia sẻ trong một bài viết trên báo điện tử chúng tôi anh Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu kinh tế – chính sách VERP tại Hà Nội đã chỉ ra những bài học về giới hạn sức mạnh của toàn cầu hóa kinh tế.

Anh cho biết, Uber đến thị trường Đông Nam Á khi là một gã khổng lồ với thành công vang dội ở thị trường Mỹ và nhiều thành phố lớn tại châu Âu. Họ mở dịch vụ ở Đài Loan, rồi Ấn Độ, Trung Quốc, và nhanh chóng phủ sóng gần như toàn bộ những quốc gia phát triển trong khu vực.

Có thể do tự tin thái quá, hoặc là bởi chủ quan, họ chỉ dùng đúng một mô hình “áo vừa mọi cỡ” cho các đất nước rất khác nhau về đặc điểm kinh tế, văn hóa, chế độ pháp luật, cho đến người tiêu dùng. Uber tin rằng những gì thành công ở Mỹ cũng sẽ thành công ở Trung Quốc, Ấn Độ, hay Đông Nam Á.

Bức thư thông báo mua lại Uber được Grab gửi đến đối tác và khách hàng. (Ảnh chụp màn hình)

Với mô hình đó, chiến lược phát triển của Uber là đến càng nhanh và chiếm lĩnh được càng nhiều phân khúc thị trường càng tốt, để những vấn đề về pháp lý và công luận xử lý sau. Đây có lẽ là cách tiếp cận dễ được dung thứ hơn ở Mỹ, và một phần nào đó là nước Anh, nơi có truyền thống thông luật (common law) sử dụng án lệ và phụ thuộc nhiều vào quyết định của thẩm phán. Tuy nhiên, ở những nơi áp dụng hệ thống dân luật (civil law), vốn dựa trên những quy tắc cứng và ít có khả năng thay đổi hơn, Uber lại gặp rất nhiều vấn đề với pháp luật như ở các nước châu Âu lục địa và một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

Hơn nữa, một sai lầm “toàn cầu hóa” mà Uber mắc phải là ở văn hóa. Lối tiếp cận chủ động, mạnh mẽ, và phần nào đó “hiếu chiến” của Uber phù hợp với văn hóa Mỹ nơi đề cao cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân, nhưng sẽ khó để được yêu mến ở những nơi đặt nặng tính cộng đồng như châu Á.

Việc tiếp cận kiểu đối đầu trực diện với các hãng taxi truyền thống cũng khiến Uber “gây thù chuốc oán” với một nhóm lợi ích hùng hậu, và đặt chính phủ các quốc gia vào hoàn cảnh khó xử dưới áp lực của các hiệp hội taxi, vận tải đô thị.

Nhìn lại đối thủ của họ, có thể thấy Grab hiểu thị trường của mình ở “sân nhà”. Họ áp dụng chiến thuật trước tiên hợp tác với các hãng taxi truyền thống, để rồi dần dần lớn mạnh trở thành số một trên thị trường, bao sân cả dịch vụ taxi, đặt xe công nghệ, xe máy, giao hàng, và cả giao đồ ăn. Họ cũng khôn ngoan khi đưa ra hình thức thanh toán bằng tiền mặt (mà sau này Uber cũng học theo) ở một khu vực mà phần đông dân cư không dùng thẻ tín dụng.

Những thay đổi tưởng chừng như rất nhỏ, nhưng đánh trúng tâm lý khách hàng, như cho phép chia sẻ lịch trình chuyến đi (để đảm bảo an toàn), có số máy gọi khẩn cấp trong tình huống nguy hiểm… khiến Grab trở nên “thân thiện” hơn với người dùng.

Sự thất thế của Uber trong khu vực để lại bài học đắt giá về thấu hiểu bản địa trong môi trường toàn cầu hóa mạnh mẽ. Sẽ luôn có “đại dương xanh” cho những hãng biết tận dụng ưu thế địa phương để cạnh tranh với những gã khổng lồ.