Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Nôn Trớ / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Ọc Sữa, Nôn Trớ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé trớ, từ việc đi xe ô tô đến rối loạn tiêu hoá, thậm chí khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích thích phản xạ này. Và đây là lý do vì sao trẻ thường nôn trớ nhiều trong những năm đầu tiên sau khi chào đời.

Nôn trớ thường tự hết sau 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách đẩy lùi đặc biệt nào.

Miễn là bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này.

Đôi khi, dù rất hiếm, nôn trớ ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.

Đau bụng quằn quại

– Bụng trướng

– Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích

– Co giật

– Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng

– Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày)

– Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ

Một chút máu tươi khi nôn trớ thường không đáng lo ngại bởi đó là do các mao mạch ở thực quản bị xước khi phản xạ nôn quá mạnh.

Cũng có thể có xuất hiện tia đỏ trong dịch nôn nếu bé nuốt máu từ vết thương nào đó ở miệng hoặc bị chảy máu cam trong vòng 6 tiếng trước đó. Vì thế bạn chỉ nên gọi bác sĩ nếu bé tiếp tục nôn trớ có lẫn máu trong những lần sau với số lượng tăng dần. Riêng với tình trạng nôn có màu xanh thì cần đưa bé đi khám ngay.

Bạn cần giữ lại chút dịch nôn trớ có lẫn máu hay mật xanh để đưa bác sĩ kiểm tra.

Nôn trớ không ngừng trong tháng đầu tiên sau sinh, cứ ăn xong là nôn trớ

Đây có thể là do chứng hẹp môn vị, một nguyên nhân hiếm gặp gây nôn trớ mà thường bắt đầu 1 vài tuần sau khi bé chào đời cho tới tận khi bé 4 tháng tuổi.

Môn vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu cơ vòng này bị dày lên sẽ ngăn cản sự di chuyển các chất trong bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột. Sữa hoặc các thực phẩm khác bị ứ tắc ở đây sẽ dội lại phía thực quản và gây ra nôn ói.

Chỉ cần một tiểu phẫu là vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện nhi ngay khi thấy triệu chứng trên.

Một lưu ý là cha mẹ không nên quá căng thẳng về hiện tượng này ở trẻ. Mỗi đứa trẻ đều sẽ nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn sau khi chào đời và thường không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ ngoại trừ làm bẩn bộ quần áo mới. Hãy nhớ nôn trớ là một phần không thể thiếu trong giai đoạn mới làm cha mẹ.

Trẻ sơ sinh bị trớ là hiện tượng sinh lý

Chúng ta gọi hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ là hiện tượng sinh lý bình thường bởi vì dạ dày của em bé ở lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi sơ sinh thì thường thường nằm ngang, nó không có nằm xéo từ trái qua phải làm cho sữa ứ lại trong dạ dày lâu hơn dẫn đến em bé dễ bị trớ.

Thứ 2 là nơi nối giữa thực quản và dạ dày cơ vòng của em bé nhỏ chưa được phát triển đầy đủ nên không khép được kín, khi em bé ăn no và thở làm cho sữa đi ngược lên thì chúng ta gọi trào ngược dạ dày thực quản do sinh lý cũng được mà gọi là bệnh lý cũng được bởi vì giai đoạn sau khi em bé lớn lên cơ vòng chắc lên thì sẽ không còn xảy ra hiện trượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa.

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Những em bé bị trớ sữa có thể do bú hơi nhiều quá, chẳng hạn là bú bình mà dùi lỗ to thì chúng ta cần dùi lại lỗ bình nhỏ cho em bé bú để tránh tình trạng bé bú hơi nhiều quá và làm cho sữa lắp đầy núm vú tức là đầy phần cao su đó.

Để phát hiện em bé bú hơi nhiều rất đơn giản chỉ cần để ý em bé khi bú nếu bình sùi bọt lên nhiều tức là quá nhiều hơi trong bình.

Khi dùi bình sữa chú ý nên tránh đường thở của bé như tránh trực diện vào cổ họng của bé dễ làm cho bé bị trớ.

Nếu em bé bị trớ sữa do thiếu canxi thì phải bổ sung canxi cho em bé để tránh tình trạng trớ sữa.

Đông y đẩy lùi hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Trẻ sơ sinh bị chớ sữa các mẹ thường dùng những sản phẩm chống nôn tân dược thường có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương làm cho trí não chậm phát triển, rối loạn trương lực cơ, giãn đồng tử, loạn thị, đi lại chậm chạp, mất thăng bằng, ăn chậm, nói chậm… nên các bà mẹ phải thật thận trọng khi cho bé sử dụng.

Trước đây khi chưa có sự phát triển của nền y học hiện đại khá các bà các mẹ thường sử dụng cây cỏ thiên nhiên cũng như đông y để đẩy lùi nôn trớ cho con.

Khi trẻ bị trớ có thể sử dụng bài Đinh hương thị đế thang được rất nhiều bậc tiền nhân sử dụng.

Đừng ngần ngại hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới tổng đài của Dược phẩm PQA 1800 6845 nếu như bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. PQA luôn đồng hành cùng bạn.XEM VIDEO CHIA SẺ CỦA CÁC KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DỤNG SẢN PHẨM

Số GPQC: 01276/2017/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Nôn Trớ Liên Tục?

Nhìn những đứa trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều, liên tục hẳn cha mẹ nào cũng cảm thấy xót xa. Nguyên nhân vì sao bé nôn trớ nhiều như thế và giải pháp nào cho hiện tượng này?. Bài viết sau đây sẽ lý giải rõ những thắc mắc về vấn đề này.

Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ?

Giai đoạn sơ sinh chức năng co bóp của các cơ dạ dày còn chưa đồng đều và ổn định. Chính điều này làm khả năng giữ thức ăn tại dạ dày còn yếu khiến chúng luôn dễ dàng bị trào ra ngoài nhất là khi trẻ bú, trẻ cứ ăn vào là bị nôn. Hiện tượng này có thể là sinh lý nình thường ở những trẻ sơ sinh 1-2 tháng tuổi. Thường thì trẻ được 4 tháng tuổi sẽ bắt đầu giảm dần hiện tượng nôn trớ hoặc có những trẻ phải đến 6-7 tháng.

Những trường hợp khác có kèm theo biểu hiện bất thường như dị tật ở đường tiêu hóa (hẹp môn vị), lồng ruột, tắc ruột, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh…

Cách trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Với những trường hợp nôn trớ bệnh lý mẹ cần tuần thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Còn đối với nôn trớ sinh lý thông thường thì những biện pháp sau đây sẽ giúp trẻ bớt nôn trớ hơn:

+ Cho trẻ bú đúng tư thế của cả mẹ và con + Cần vỗ ợ hơi để hơi được thoát ra ngoài và bế trẻ khoảng 30 phút sau khi bú no. Tuyệt đối không để trẻ nằm ngay sau khi vừa bú xong.

+ Chia nhỏ các cữ bú của trẻ hơn vì nhiều trẻ bú rất ham, chúng không biết điểm dừng khiến dạ dày quá sức chứa dẫn đến trớ hết toàn bộ lượng sữa vừa mới bú ra ngoài. + Kê cao đầu hơn khi bé nằm 1 góc khoảng 30 độ giúp sữa không bị trào ra ngoài khi bé ngủ. + Bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn sống cho những bé hay bị nôn trớ + Nôn trớ nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến bộ máy tiêu hóa của trẻ vì thế lợi khuẩn sống sẽ giúp ổn định hoạt động tiêu hóa của bé hỗ trợ giảm tình trạng nôn trớ hiệu quả.

Lựa chọn những chế phẩm men vi sinh cho đối tượng trẻ sơ sinh cần đánh giá tiêu chí độ an toàn của lợi khuẩn sống, nhất là thành phần chủng lợi khuẩn có đặc hiệu với chứng bệnh mà trẻ đang gặp phải hay không.

Hiện nay chủng lợi khuẩn Lactobacills reuteri đã được nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả trên chứng nôn trớ ở trẻ, trong khi các chủng lợi khuẩn khác kém hiệu quả. Vì vậy khi lựa chọn men vi sinh cho trẻ nôn trớ, mẹ nên lựa chọn ưu tiên cho sản phẩm chứa chủng lợi khuẩn này.

Simbiosistem Gocce – Men vi sinh có thành phần từ 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus LR06 và Lactobacillus reuteri LRE02 đã được kiểm tra và chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi DSMZ (Deutsche Sammlung von Mikroorganismen und Zellkulturen GmbH) – ngân hàng lưu giữ giống vi sinh vật Đức. Sản phẩm không chứa chất bảo quản, gluten và lactose, đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, tốt cho trẻ không dung nạp gluten và lactose chính là giải pháp tốt cho trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa, trẻ hay bị nôn trớ. Simbiosistem còn được sản xuất bởi công nghệ bao phim tiên tiến giúp hiệu quả tăng gấp 5 lần so với phương pháp thông thường.

Nôn, Trớ Ở Trẻ Sơ Sinh Và Nhũ Nhi

Nôn, trớ ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi

23-11-2020

Nôn, trớ là gì?

– Nôn là tình trạng các chất trong dạ dày (sữa, thức ăn, dịch dạ dày) bị đẩy ra ngoài một phần hoặc hoàn toàn do cơ dạ dày phối hợp các cơ thành bụng co bóp.

– Trớ là tình trạng các chất trong dạ dày (sữa, thức ăn, dịch dạ dày) trào ngược lên trên và ra ngoài mũi, miệng do sự co bóp của dạ dày.

Trớ hay gặp ở trẻ sơ sinh và thường kèm với ợ hơi.

Nguyên nhân

-  Nguyên nhân sinh lý

Trẻ sơ sinh có một hệ tiêu hóa còn non yếu. Giữa thực quản và dạ dày có một cơ vòng gọi là cơ thắt tâm vị. Cơ này co thắt giúp ngăn ngừa sự trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản. Ở trẻ sơ sinh, sự hoạt động của các cơ thắt còn chưa hoàn thiện. Cộng thêm dạ dày ở trẻ sơ sinh thường nằm ngang hơn so với người lớn và thể tích dạ dày còn rất ít. Vì vậy trớ dễ xảy ra, đặc biệt nếu trẻ ăn quá no. Tình trạng này sẽ tự giới hạn trong vòng 1 năm đầu đời.

- Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc

• Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, ngậm vú chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày gây nôn trớ.

• Cho trẻ ăn một lượng quá nhiều mỗi cữ.

• Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay. Hoặc quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt cũng có thể gây nôn trớ.

• Trẻ cử động nhiều trong và sau khi ăn: vừa ăn vừa chơi.

- Bệnh lý

Một số bệnh lý cũng gây ra triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

• Trẻ bị viêm ruột do nhiễm virus hoặc vi khuẩn tại đường ruột.

• Một số bệnh lý như viêm màng não gây tăng áp lực nội sọ gây nôn; viêm phổi, viêm hô hấp trên làm trẻ ho gây nôn.

• Do đau khi sốt, đau tai, đau vùng viêm…, đau làm trẻ khóc nhiều và gây nôn.

• Tắc nghẽn trong dạ dày hoặc ruột. Có thể do dị tật đường tiêu hóa như hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành, teo thực quản. Hoặc do một số bệnh lý ngoại khoa như tắc ruột, xoắn ruột. Tình trạng này thường đi kèm nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung đại tiện, đi ngoài phân có máu, nôn dịch dạ dày vàng xanh, nâu đen.

•  Tình trạng không dung nạp sữa, trẻ dùng sữa công thức không dung nạp làm trẻ nôn, quấy khóc khó chịu, đi cầu phân máu…

Chăm sóc, xử trí khi trẻ nôn trớ

– Nhanh chóng nghiêng bé sang một bên khi bé nôn để tránh sặc chất nôn. Nhẹ nhàng lau sạch chất nôn ở mũi, miệng. Có thể vỗ nhẹ nhàng vùng lưng để chất nôn tống ra ngoài tránh sặc vào đường thở.

– Trường hợp trẻ sặc sữa: trẻ nôn sau đó ho sặc sụa, tím tái, người mềm nhũn hoặc co cúng, có thể thở nấc hoặc ngưng thở.

+ Vỗ lưng: Nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp, đỡ đầu trẻ nghiêng mặt vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước. Sau khi vỗ xong, nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem trẻ đã tự thở được chưa, da đã hồng hơn chưa. Nếu trẻ chưa hồi phục, tiến hành ấn ngực.

+ Ấn ngực: Giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón 2 và ngón 3 tay trái ấn vuông góc xuống 1/3 dưới xương ức, khoảng 1 khoát ngón tay ngay dưới đường nối 2 núm vú. Tốc độ ấn 1 lần /giây, ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp nhau.

+ Tiếp tục đánh giá dấu hiệu hồi phục, nếu trẻ vẫn chưa hồi phục tiếp tục vỗ lưng – ấn ngực cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục (có thể 6 – 10 lần).

+ Thông thoáng đường thở bằng hút mũi miệng: Trong khi thực hiện vỗ lưng – ấn ngực cần làm thông thoáng đường thở cho trẻ. Dùng dụng cụ hút để hút mũi miệng cho trẻ, hút miệng trước, mũi sau. Nếu cấp cứu tại nhà, không có sẵn dụng cụ hút mũi miệng, người cấp cứu có thể dùng miệng để hút nhanh cho trẻ. Khi trẻ đã hồi phục, vẫn đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi tiếp.

Khi nào đưa bé đến bệnh viện

Ở giai đoạn sơ sinh, nôn trớ thường do nguyên nhân sinh lý, nhưng cần đưa bé đi khám ngay nếu trẻ có những vấn đề sau:

• Nôn nhiều, nôn liên tiếp trong 2 xuất sữa hoặc nôn trên 3 lần/ ngày

• Trẻ không tăng cân, hoặc bị sụt cân

• Quấy khóc suốt ngày vì khó chịu

• Trẻ bú kém hoặc bỏ bú, bụng chướng, thấy quai ruột nổi.

• Môi và miệng trẻ bị khô hoặc mắt trũng. Tình trạng này có thể do trẻ bị mất nước.

• Chất nôn có màu bất thường: nôn dịch xanh lá cây, vàng, màu đỏ hồng hoặc đà nâu. Hoặc trẻ nôn ra chất như bã cà phê.

• Tiêu chảy, phân có máu

• Khó thở

• Sốt

Phòng ngừa nôn, trớ

– Ngậm bắt vú đúng: ngậm bắt vú sai làm bé nuốt hơi nhiều hơn sữa, bé dễ đầy hơi gây nôn. 

– Nếu bú bình thì nghiêng bình sữa sao cho sữa lắp đầy núm vú, khi bú trẻ chỉ nuốt sữa không kèm nuốt hơi, núm vú phải đúng chuẩn, chỉ ra sữa khi bé mút chứ không chảy thành dòng khi chúc bình sữa xuống.

– Chia các cữ bú ra thành nhiều bữa.

– Nằm đầu cao trong và sau khi bú. 

– Cho bé ợ hơi sau khi bú.

– Tránh quấn tã chặt bụng sau khi bé bú no.

– Có thể sử dụng gối chống trào ngược đối với những trường hợp nôn trớ do trào ngược dạ dày-thực quản.

– Có thể massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ. Massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ.

Ths Bs Lê Hữu Anh Hòa  

Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Rướn Người, Vặn Mình Và Nôn Trớ, Ọc Sữa?

Trẻ sơ sinh thường xuyên vặn mình, gồng mình, rướn người khiến cha mẹ lo lắng mà không biết nguyên tại sao. Con bú no xong rướn nhẹ người là nôn trớ hết, đêm đến thì cứ vặn mình ngủ không ngon giấc. Khi thấy con có những biểu hiện trên cha mẹ cần hiểu biết để chăm sóc tốt nhất cho con, đặc biệt khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay rướn người, vặn mình

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay rướn người, vặn mình, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Không gian nghỉ ngơi của trẻ chưa đạt chất lượng:

Phòng ngủ của trẻ không thoáng mát, nhiều tiếng ồn hoặc ánh sáng quá chói

Đệm ngủ của trẻ quá cứng, gối cao đầu hoặc sai tư thế ngủ

Trẻ bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ cũng thường xuyên có triệu chứng hay vặn mình khi ngủ.

Nếu trẻ sẽ có thêm triệu chứng hay nôn ói, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè là trẻ đăng bị trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản.

Đặc biệt, nguyên nhân chính là trẻ bị thiếu canxi. Do trong tháng đầu mới sinh, nhu cầu cần canxi của trẻ rất cao để phát triển nhưng sau khi rời bụng mẹ, lượng canxi bị giảm đột ngột khiến trẻ bị thiếu hụt dẫn tới các hiện tượng rướn người, vặn người, gồng đỏ mặt, hay thức giấc nửa đêm quấy khóc, điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

Bổ sung canxi đầy đủ cho bé. Nguồn canxi giai đoạn này là hoàn toàn từ sữa mẹ nên mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng: cá hồi, cá thu, trứng,… kết hợp với tắm nắng cho con để hấp thu vitamin D giúp chuyển hoá canxi. Với thời tiết thu đông không có ánh nắng mặt trời mẹ cần bổ sung vitamin D cho trẻ từ bên ngoài. Mẹ và trẻ trên 2 tuổi có thể sử dụng thực phẩm cung cấp canxi nếu dinh dưỡng vẫn chưa đủ.

Chú ý nơi ngủ nghỉ của trẻ, đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, yên tĩnh.

Trường hợp trẻ rướn người có kèm theo nôn trớ, ọc sữa hay khò khè, khó ngủ, mẹ cần cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung giúp con giải quyết từ nguyên nhân khiến trẻ trào ngược thức ăn từ dạ dày nên thực quản: khó tiêu, chướng bụng, đờm ho,…

Nôn trớ sau khi ăn/ bú sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hiện tượng khá phổ biến, gây ảnh hưởng cực kì lớn đối với sự phát triển của em bé và sự hoang mang, lo lắng cho ông bà, cha mẹ.

Từ xa xưa, ở khu vực Nam Á, đặc biệt là tại vùng đất Pakistan, người dân đã biết sử dụng những cây cỏ xung quanh mình để chữa bệnh nôn trớ ở trẻ. Thành phần của bài thuốc bao gồm 4 vị thảo dược chính: tiễn đậu khấu, quế, gừng, tiểu hồi hương, và gia giảm thêm 2 vị thảo dược: nữ lang, kỳ nham. Đây đều là những vị thuốc đông y từ lâu đời được các nhà khoa học đánh giá cao và sử dụng an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngày nay, các nhà khoa học Parkistan đã tiến hành nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ chiết xuất hiện đại để cho ra đời sản phẩm Cinamom dạng nhỏ giọt từ tinh chất 6 loại thảo dược trên, vừa giúp giữ nguyên được công dụng của bài thuốc quý, vừa giúp các bà mẹ thuận tiện trong việc sử dụng cho con. Sản phẩm đã được xuất khẩu sang rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

2. Thành phần 100 % chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên tuyệt đối an toàn toàn cho trẻ.

4. Dạng nhỏ giọt, hương tinh dầu dễ chịu, dễ sử dụng cho bé.

5. Thời gian hiệu quả nhanh, với giá 320.000 VNĐ/hộp nhãn hàng Cinamom Gold cam kết hoàn lại tiền nếu không cải thiện nôn trớ sau 2 tháng sử dụng.

6. Dù hết nôn trớ, mẹ vẫn sử dụng Cinamom sẽ mang lại rất nhiều lợi ích khác: Ổn định hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn, bảo vệ đường hô hấp của bé!

Vì vấn đề mỗi trẻ gặp phải là khác nhau, nên để được tư vấn kỹ lưỡng bạn hãy liên hệ với chuyên gia qua số Zalo 0901.707.009 hoặc gọi tổng đài 1800 2006(miễn cước).

Để được giao hàng tận nhà sản phẩm Cinamom, ĐIỀN PHIẾU ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY Để tìm mua sản phẩm Cinamom, xem danh sách nhà thuốc bán gần nhất TẠI ĐÂY