Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Rụng Tóc / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Lại Rụng Tóc?

Một em bé chào đời luôn mang đến những điều bất ngờ kỳ diệu. Những tuần đầu tiên và tháng của cuộc đời cha mẹ sẽ thấy em bé có những sự thay đổi lớn. Một trong số bất ngờ ấy là sự rụng tóc.

Chỉ trong vài tuần đầu, mái tóc dày mượt và cả những sợi lông trên lưng, mặt, ngực của bé sẽ rụng dần khiến không ít cha mẹ lo lắng.

Sage Timberline, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng ở Sacramento (California, Mỹ) cho biết đây là hiện tượng tự nhiên mà tất cả các em bé đều trải qua và không có gì đáng ngại. Tóc bé rụng không phải do sữa mẹ kém hay bé bị bệnh mà là do sự thay đổi nội tiết tố lớn xảy ra trong cơ thể khi bé thay đổi môi trường từ bụng mẹ ra bên ngoài.

Ai cũng sẽ rụng tóc tại một thời điểm nào đó khi sợi tóc đã “già”, nhưng do tóc rụng thưa thớt nên ít được chú ý. Riêng trẻ sơ sinh thì số lượng rụng nhiều hơn nên dễ gây hoang mang.

“Trên thực tế, trẻ rụng tóc đơn giản là cơ thể trẻ sơ sinh đang thực hiện sự điều chỉnh lớn đối với cuộc sống bên ngoài tử cung”, theo bác sĩ Sage Timberline.

Trong những tuần cuối của thai kỳ, cơ thể em bé bắt đầu sản xuất hormone quan trọng cho sự sống bên ngoài tử cung. Một số hormone giúp các động mạch và tĩnh mạch của em bé phát triển, đảm bảo sự hoạt động của chúng để cung cấp máu đủ cho các cơ quan trong cơ thể sau khi đã ra ngoài.

Hormone cortisol sẽ giúp phổi của trẻ sơ sinh phát triển đầy đủ và khỏe mạnh để bé có thể có những nhịp thở đầu tiên. Hormone này cũng giúp cơ thể em bé tự sản xuất năng lượng và nhiệt.

Ở người trưởng thành, cortisol đóng một vai trò trong một loạt các chức năng sinh lý và điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trong lúc cơ thể đang có những thay đổi lớn về nội tiết hay môi trường sống, cortisol giúp điều hướng năng lượng cơ thể tới các hoạt động quan trọng và loại bỏ nhiệm vụ ít quan trọng hơn.

“Trong trường hợp này, sự thay đổi lớn về môi trường sống sẽ kích hoạt sản xuất cortisol trong cơ thể bé, giúp truyền năng lượng cho những thay đổi phát triển quan trọng cho sự sống còn và tránh xa các chức năng không quan trọng, như mọc tóc”, bác sĩ Timberline nói.

Theo bác sĩ Timberline, quan niệm “cắt tóc mụ”, hay “tóc sữa” để tóc bé nhanh dài và đẹp là không có cơ sở khoa học.

Sau khi sinh, tất cả tóc của em bé vẫn ở trong giai đoạn ổn định cho đến khi có thêm năng lượng. Tóc thường bắt đầu rụng trong khoảng 8 đến 12 tuần tuổi, và bắt đầu mọc trở lại vào khoảng 3 đến 7 tháng. Nhưng phải đến khoảng 2 tuổi, mái tóc mới thực sự dày và đẹp.

Thời gian rụng, mọc tóc và tạo thành kiểu tóc xoăn, thẳng, mượt, màu tóc… phụ thuộc vào một số yếu tố như giới tính, dân tộc, di truyền, điều kiện sinh nở (sinh sớm hay muộn; hoặc mổ lấy thai) và dinh dưỡng của em bé.

Vì sao con người có má lúm đồng tiền?

TTO – Lúm đồng tiền tạo nên nét duyên dáng, đáng yêu cho những ai may mắn sở hữu. Nhưng vì sao con người lại có lúm đồng tiền và nó có lợi ích gì không?

Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Rụng Tóc?

Một bào thai bắt đầu mọc tóc trong ba tháng đầu. Nhưng cho dù một đứa trẻ được sinh ra với một lớp lông tơ hoặc rất nhiều tóc, tất cả đều mất đi sau đó. Trên thực tế, rụng tóc đơn giản có nghĩa là trẻ sơ sinh đang thực hiện sự điều chỉnh lớn đối với cuộc sống bên ngoài tử cung.

Trên đầu của một người trưởng thành, từng sợi tóc đều trải qua một giai đoạn khi nó lớn lên.

Không mấy người biết vì sao trẻ sơ sinh dù rất nhiều tóc khi sinh nhưng sau đó cũng rụng rất nhanh.

Sage Timberline, bác sĩ nhi khoa tại Đại học California giải thích: “Có sự thay đổi nội tiết tố lớn xảy ra trong cơ thể em bé sau khi chúng được sinh ra. Điều này có thể khiến tất cả các sợi tóc của chúng bước vào giai đoạn nghỉ ngơi cùng một lúc. Điều đó có nghĩa là tất cả tóc của em bé có thể rụng cùng một lúc”.

Cả mẹ và bé đều trải qua những thay đổi nội tiết tố rất lớn trong quá trình chuyển dạ, điều cần thiết để sinh nở thành công. Khởi phát chuyển dạ cảnh báo cơ thể em bé bắt đầu sản xuất hormone rất quan trọng cho sự sống bên ngoài tử cung. Một số hormone giúp các động mạch và tĩnh mạch của em bé phát triển, đảm bảo các cơ quan nhận được máu dồi dào khi chuyển dạ và sau khi cắt dây rốn, Timberline nói.

Một hormone được gọi là cortisol, giúp phổi của trẻ sơ sinh trưởng thành, cho phép chúng có thể thực hiện những hơi thở đầu tiên. Nó cũng giúp cơ thể em bé tự sản xuất năng lượng và nhiệt. Ở người trưởng thành, cortisol đóng một vai trò trong một loạt các chức năng sinh lý, từ điều chỉnh quá trình trao đổi chất đến kích hoạt phản ứng của bạn.

Sự căng thẳng kích hoạt sản xuất cortisol, giúp truyền năng lượng cho những thay đổi phát triển quan trọng cho sự sống còn và tránh xa các chức năng không quan trọng như mọc tóc.

Sau khi sinh, tất cả tóc của em bé vẫn ở trong giai đoạn nghỉ ngơi cho đến khi có thêm nguồn lực. Tóc thường bắt đầu rụng khi 8 đến 12 tuần tuổi và bắt đầu mọc trở lại vào khoảng 3 đến 7 tháng. Nhưng phải đến khoảng 2 tuổi, mái tóc dày mới xuất hiện. Thời gian cụ thể và mô hình rụng tóc và tăng trưởng phụ thuộc vào một số yếu tố như giới tính, dân tộc, di truyền, điều kiện sinh nở (sinh non, sớm hay muộn hoặc mổ lấy thai) và dinh dưỡng của em bé.

Và thực tế những gì bạn có thể đã nghe nói về việc cạo đầu em bé để cho phép tóc mọc trở lại dày hơn là không đúng. Phần ngọn tóc của em bé được làm thon, cắt chúng chỉ khiến chúng bị ngắn đi mà thôi.

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình cần được bổ sung vitamin D, canxi và có chế độ ăn giàu dinh dưỡng để có giấc ngủ ngon hơn.

Vặn mình là một hành động bình thường của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu bé thường xuyên vặn mình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và xử lý việc trẻ sơ sinh hay vặn mình kịp thời.

1. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

Vặn mình là biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Nếu bé vặn mình, đỏ mặt trong vài phút và không cảm thấy khó chịu, không khóc, không mệt mỏi và vẫn lên cân bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên vặn mình và có biểu hiện khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh sau đây:

– Thiếu canxi

Trong tháng đầu tiên sau sinh, bé cần rất nhiều canxi để phát triển. Nếu chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ canxi sẽ dẫn tới các biểu hiện vặn người, đỏ mặt, rướn người và hay quấy khóc lúc nửa đêm. Ngoài ra bé cũng dễ bị nhạy cảm với tiếng động, còi cọc và lên cân kém.

– Trào ngược dạ dạy

Trào ngược dạ dày cũng khiến bé bị vặn mình, nôn ói, quấy khóc vào ban đêm, thậm chí có thể thở khò khè.

– Rối loạn giấc ngủ

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là một trong những dấu hiệu bé bị rối loạn giấc ngủ.

2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình

Vặn mình thường xuyên có thể khiến trẻ chậm lớn, còi cọc. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé hay vặn mình chính xác để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Nếu trẻ vặn mình do thiếu canxi mẹ cần cho bé tắm nắng sáng sớm thường xuyên để giúp hấp thụ vitamin D. Thời gian thích hợp để tắm nắng là 10 đến 15 phút. Mẹ nên cởi quần áo của bé từ từ, không nên cởi hết một lúc khiến bé bị cảm nắng. Mẹ cần lấy khăn lau sạch mồ hơi cho bé sau khi tắm nắng.

Ngoài ra, mẹ không nên cho bé tắm nắng vào những hôm trời gió hay thời tiết bất thường hay những ngày giao mùa. Vào mùa hè mẹ không cho bé tắm nắng sau 7 giờ.

Trong giai đoạn này sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu của bé. Vì vậy mẹ cần ăn uống đủ chất, tăng cường các đồ ăn giàu canxi như cá ngừ, cá thu, cá hồi và tắm nắng để tăng cường canxi trong sữa mẹ. Từ đó giúp bé hấp thụ được nhiều canxi hơn.

Nếu bé uống sữa công thức mẹ cần chọn các loại sữa giàu chất dinh dưỡng, có hàm lượng canxi thích hợp với sự phát triển của bé.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình một phần cũng do ngủ không đủ sâu. Khi bé ngủ cần đảm bảo nhiệt độ phòng thích hợp, môi trường thông thoáng, không có bất cứ thứ gì khiến bé khó chịu, thức giấc giữa đêm. Mẹ cần thường xuyên kiểm tra phòng ngủ để đảm bảo phòng ngủ luôn ấm áp và khô ráo. Đồng thời thay bỉm, tã cho bé thường xuyên để bé có thể ngủ ngon giấc.

Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé là từ 28 – 29 độ C và nên để máy xông hơi trong phòng để không khí ẩm giúp bé thoải mái.

Theo Lê Ánh (Dịch từ Health) (Khám phá)

Hãy chia sẽ bài viết nếu bạn thấy có ích! 🙂

Tin Liên Quan

Trẻ Sơ Sinh Bị Rụng Tóc

Vào một ngày đẹp trời bạn phát hiện trẻ sơ sinh bị rụng tóc? Đừng quá lo lắng vì đây là một hiện tượng sinh lý rất bình thường mà bất cứ em bé nào cũng sẽ trải qua!

Tóc trẻ sơ sinh hình thành từ khi bé còn đang nằm trong bụng mẹ và phát triển dài ra cho đến thời điểm bé chào đời. Loại tóc này được mọc và nuôi dưỡng nhờ hormone có trong cơ thể mẹ. Sau khi chào đời, tóc của trẻ không còn nguồn cung cấp dinh dưỡng để phát triển. Do đó, nó tự rụng đi và thay thế bằng tóc mới.

1. Trẻ sơ sinh bị rụng tóc có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc thường gặp nhất ở giai đoạn bé từ 3 đến 6 tháng tuổi, sau đó hết dần. Trong giai đoạn này, rụng tóc là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ không nên quá lo lắng.

Rụng tóc chỉ trở nên bất thường nếu qua 6 tháng bé nhà bạn vẫn tiếp tục rụng tóc, lúc này bạn nên đưa bé đi khám để kiểm tra sức khỏe, đảm bảo bé không bị thiếu dinh dưỡng hay có vấn đề gì về sức khỏe hay không.

Rụng tóc hình vành khăn ở trẻ sơ sinh

Thông thường, trẻ sơ sinh bị rụng tóc thường ở 4 vùng:

Rụng tóc trước trán: Trán thường là khu vực rụng tóc trước tiên và dễ nhận thấy. Thường tóc sẽ rụng phía trước và hai bên thái dương, nhìn giống người bị hói, sau đó có thể rụng tóc ở phần đỉnh đầu.

Rụng tóc hình vành khăn: Tóc rụng thành từng mảng hoặc rụng từ từ tạo thành hình vành xung quanh gáy, nhìn giống như vành mũ. Rất nhiều trẻ bị rụng tóc ở vùng này.

Rụng tóc ở thóp: Một số trẻ thường rụng tóc ở phần thóp – phần quan trọng và cũng dễ bị tổn thương nhất trong vùng đầu của trẻ. Tóc rụng ở hai vùng thóp trước và thóp sau làm cho vùng thóp có rất ít thậm chí không có tóc. Nếu con bạn bị rụng tóc phần thóp, phần thóp sẽ không được bảo vệ, do đó bạn cần phải rất cẩn thận.

Rụng tóc trên đỉnh đầu: Tại chỗ xoáy tóc trên đỉnh đầu của bé có hiện tượng rụng tóc, tóc vùng này sẽ trở lên mỏng và thưa hơn.

Trong tự nhiên, tóc phát triển theo quy luật mọc – rụng tóc qua hai giai đoạn:

Giai đoạn tăng trưởng: Là giai đoạn tóc bắt đầu hình thành và phát triển, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 năm sau đó tóc chuyển sang giai đoạn 2

Giai đoạn nghỉ ngơi: Đây là giai đoạn mà tóc cũ sẽ ngừng phát triển và bắt đầu rụng dần nhường chỗ cho sự tăng trưởng của những sợi tóc mới. Giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, từ 3 – 6 tháng.

Hai giai đoạn tăng trưởng và nghỉ ngơi sẽ diễn ra cùng một thời điểm, khoảng 5 – 15% lượng tóc trên da đầu sẽ ở trạng thái nghỉ ngơi.

Với trẻ sơ sinh, tóc đang trong giai đoạn tăng trưởng nhưng khi cơ thể bé không còn nhận được lượng hormone từ mẹ, cơ thể có sự thay đổi về hormone dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc.

Khi bạn bước vào tuần thứ 24 của thai kỳ thì cũng là lúc bé yêu của bạn bắt đầu mọc những sợi tóc đầu tiên. Cũng như cơ thể bé, tóc của bé có thể phát triển dài ra đều nhờ vào nguồn dinh dưỡng và hormone của người mẹ. Và khi bé chào đời, tóc của bé sẽ mất đi “nguồn sống” để có thể tiếp tục phát triển, lúc này chúng sẽ tự rụng đi.

Ngoài ra, khi bé bị sốt, lo lắng cũng có thể làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể cũng sẽ làm bé rụng tóc

2.3. Nằm/ tựa đầu ở cùng một vị trí trong thời gian dài

Phần lớn thời gian trẻ sơ sinh thường nằm, đầu của trẻ sẽ tiếp xúc và cọ vào gối, hay bề mặt xe đẩy. Nếu để bé nằm hay tựa đầu quá lâu ở cùng một vị trí trong thời gian dài cũng có thể làm trẻ bị rụng tóc.

Một số trẻ sơ sinh trên da đầu có xuất hiện những vết loang rộng, màu đỏ hoặc là những chấm đen, có hiện tượng bong tróc, rụng tóc tức là bé yêu của bạn đang bị nấm đầu.

Da đầu và tóc trẻ sơ sinh rất yếu và nhạy cảm, bé rất dễ bị dị ứng. Dị ứng dầu gội đầu cũng là một trong số những nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị rụng tóc.

“Cứt trâu” là tên gọi dân gian để chỉ hiện tượng viêm da tiết bã rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.

Trên da đầu của bé xuất hiện những mảng vảy có màu sắc từ nhạt đến đậm và sẽ bong dần theo thời gian và bé có thể bị rụng tóc tại những vị trí có “cứt trâu”.

Canxi và Vitamin D là hai chất rất quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ. Chúng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển xương, răng, duy trì hoạt động cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch…

Đặc biệt Vitamin D giúp cơ thể bé có thể hấp thu Canxi và Phospho trong thức ăn dễ dàng hơn. Rụng tóc là một trong nhiều dấu hiệu cho biết có thể bé đang bị thiếu Canxi và Vitamin D.

Trường hợp trẻ mắc chứng rụng tóc từng mảng (alopecia areata), chứng suy giảm tuyến giáp,… cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc. Cha mẹ cần lưu ý!

3. Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh bị rụng tóc không?

Cắt tóc máu cho trẻ có thể làm tổn thương vùng đầu của trẻ

Tóc máu là cách gọi dân gian để chỉ lớp tóc non của trẻ sơ sinh. Tóc máu có cấu tạo tương tự như tóc người lớn và cũng tuân theo quy luật rụng, mọc tóc.

Theo thói quen từ xưa, hầu hết các gia đình đều có truyền thống cắt tóc máu để “đốt vía” cho trẻ khỏe mạnh và giúp tóc trẻ mọc dài và đẹp hơn. Các gia đình thường tiến hành cắt tóc máu khi trẻ tròn 6 tháng tuổi hoặc sau khi thôi nôi, cá biệt có một số gia đình cắt tóc từ rất sớm để tóc dày đẹp hơn.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các bác sĩ, lớp tóc máu mỏng manh của trẻ có tác dụng như lớp vỏ bọc bên ngoài giúp bảo vệ phần đầu, đặc biệt là phần thóp còn yếu và chưa liền hẳn. Khi bạn cắt tóc máu quá sớm, vô hình chung sẽ làm mất đi lớp bảo vệ, thậm chí nếu không cẩn thận bạn còn làm tổn thương vùng da đầu của bé.

Cắt tóc máu không hề có tác dụng làm tóc mọc nhanh và dày như bạn vẫn tưởng. Tóc trẻ nhiều hay ít, có suôn mượt hay không phụ thuộc vào gen di truyền và chế độ dinh dưỡng đủ chất, do đó việc cắt tóc máu là việc làm không cần thiết.

Một vài trường hợp trẻ sinh ra đã có mái tóc dày và rậm, khi đó mẹ có thể nghĩ đến việc cắt tóc máu để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và dễ vệ sinh cá nhân hơn. Tuy nhiên, khi cắt tóc cho trẻ mẹ cần phải rất cẩn thận tránh làm trẻ bị thương.

Khi cắt tóc máu, các bố các mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

Kiểm tra thật kỹ phần thóp của trẻ

Nên cắt tóc máu khi trẻ hơn 6 tháng tuổi

Không cắt tóc khi trẻ có vấn đề về sức khỏe hay tâm lý

Cắt tóc trước khi tắm tránh làm trẻ ngứa ngáy do vụn tóc còn sót lại trên người

Cắt tóc máu cần thao tác nhanh, gọn và cẩn thận

Không cắt tóc cho trẻ khi trẻ đang ngủ tránh làm trẻ giật mình sợ hãi. Nên chọn những lúc trẻ có tâm lý vui vẻ để cắt

Không nên cắt tóc quá ngắn, để tóc dài ít nhất 1cm để tóc bảo vệ đầu của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc là do rất nhiều nguyên nhân, việc tìm ra được nguyên nhân tóc rụng là cách để giúp bạn có cách khắc phục hiện tượng rụng tóc trên.

Với trường hợp rụng tóc sinh lý, bạn không nên quá lo lắng, việc của bạn là đợi vài tháng khi hết chu kỳ nghỉ ngơi tóc của bé sẽ hết rụng.

Nếu trẻ rụng tóc do bị ốm sốt, căng thẳng lo lắng, bạn nên chú ý tạo ra môi trường sống thoải mái giúp trẻ vui vẻ, thường xuyên ôm ấp và nói chuyện với trẻ để giúp trẻ có cảm giác an toàn, có những biện pháp giúp bé nâng cao sức khỏe tăng sức đề kháng.

Tránh giữ nguyên một tư thế khi ngủ

Thay đổi tư thế nằm của trẻ, thường xuyên xoay đầu bé, không để bé nằm yên tại một vị trí hoặc để bé nằm nghiêng quá lâu.

Bạn nên sử dụng một số loại dầu gội chống nấm dùng cho trẻ sơ sinh. Nếu trẻ bị dị ứng dầu gội đầu thì bạn đổi loại dầu gội khác hoặc sử dụng các loại lá tắm tự nhiên.

Với những trẻ có cứt trâu, mẹ không nên cậy cứt trâu ra khỏi da đầu bé tránh làm tổn thương. Các mẹ nên sử dụng dầu oliu, dầu dừa để làm mềm cứt trâu, gội đầu thường xuyên để cứt trâu mềm và tự bong ra.

Với trường hợp trẻ rụng tóc do gặp phải những vấn đề ở tuyến giáp, tuyến yên bạn nên đưa trẻ đi khám và điều trị sớm.

Với trẻ đang trong thời gian bú mẹ, mẹ nên ăn nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu Canxi để bé có thể bổ sung thêm Canxi qua sữa mẹ.

Với những trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn thêm vào khẩu phần ăn của bé những loại thực phẩm giàu Canxi hoặc bổ sung Canxi nano qua một số loại thực phẩm chức năng.

Các chất dinh dưỡng cần bổ sung khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc

Canxi nano có kích thước phân tử siêu nhỏ, có khả năng thẩm thấu vào máu tốt hơn 200 lần Canxi thông thường, cơ thể sẽ hấp thu được lượng Canxi tối đa nhất.

Ngoài ra, mẹ cần bổ sung Vitamin D3 để duy trì nồng độ Canxi trong máu, thúc đẩy cơ thể hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu.

Để Canxi đến được các bộ phận trong cơ thể, nhất là xương, mẹ cần phải bổ sung MK7. MK7 chính là Vitamin K2 tự nhiên, có công dụng đưa Canxi từ máu vào tận xương, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.

5. Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc

Ngoài những biện pháp trên, khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc bạn cũng cần nhớ một số gạch đầu dòng nhỏ sau:

Massage da đầu cho trẻ bằng dầu dừa và dầu oliu nhẹ nhàng trước khi gội đầu

Khi gội đầu cho trẻ, nên vệ sinh da đầu nhẹ nhàng bằng khăn xô mềm

Sử dụng dầu gội đầu dành riêng cho trẻ em, tuyệt đối không sử dụng dầu gội đầu của người lớn cho trẻ

Nên dùng vải satin để lót đầu cho trẻ khi nằm

Nâng cao dinh dưỡng cho mẹ để đảm bảo đủ sữa và sữa đủ chất cho trẻ. Nguồn sữa tốt không chỉ giúp giảm hiện tượng rụng tóc mà còn rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thời gian phơi nắng tốt nhất từ 7 – 8 giờ sáng, mỗi lần phơi từ 10 – 30 phút, không nên phơi nắng quá lâu.

Nếu qua 6 tháng trẻ vẫn chưa hết rụng tóc và kèm theo một số triệu chứng: sốt, quấy khóc, biếng ăn, khó thở… bạn nên đưa trẻ đi khám bác sỹ sớm để tìm ra nguyên nhân.

Có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ, nhưng nguyên nhân chủ yếu là quá trình mọc, rụng tóc tự nhiên của cơ thể. Tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng tóc sẽ giúp bạn có những điều chỉnh phù hợp để ngăn chặn hoặc làm giảm hiện tượng này.

Rụng Tóc Ở Trẻ Sơ Sinh

Tóc máu là lớp tóc đầu tiên được hình thành từ khoảng tuần 24 khi trẻ còn là bào thai. Đồng thời cũng là phần tóc bảo vệ da đầu còn mỏng và non yếu của trẻ sơ sinh. Nhằm giúp trẻ hạn chế những tác động bên ngoài. Tóc máu được nuôi dưỡng dựa vào nguồn hormone của mẹ. Bởi vậy, cùng với thời gian thì lớp tóc này sẽ mọc và dài ra tùy vào từng trẻ khác nhau.

Tóc mỗi trẻ sơ sinh dày mỏng khác nhau là do dinh dưỡng của mẹ và yếu tố di truyền quyết định. Dinh dưỡng của người mẹ trong thai kỳ. Có thể tác động đến sự hình thành và phát triển tóc của thai nhi. Tóc trẻ sơ sinh cũng phụ thuộc vào điều này cho đến khi chúng được 6 tháng. Khi mà các sợi tóc trưởng thành đã bắt đầu thay thế. Mặt khác, do yếu tố di truyền, tóc mỗi trẻ có dày mỏng hoặc có các cấu trúc khác nhau. Có thể trẻ này tóc đen và dày nhưng trẻ khác lại mỏng và thưa. Trẻ kia tóc xoăn còn số khác tóc thẳng…

Tóc máu khi rụng sẽ rụng theo từng mảng và lan ra khắp đầu trẻ. Thông thường, tóc máu sẽ rụng ở phần sau gáy đến phần thóp đầu. Trên đỉnh đầu và cuối cùng là rụng ở phần trước trán. Tóc máu của trẻ sau khi rụng hết sẽ được thay bằng một lớp tóc mới. Tóc mới có thể đổi màu, dày hoặc mỏng hơn.

Khi bị rụng tóc máu, trẻ có thể sẽ quấy khóc, đổ mồ hôi trộm. Vì lớp bảo vệ da đầu bị mất đi, khiến trẻ không thích nghi kịp với môi trường. Đôi khi, do tóc rụng nên da đầu trẻ bị tổn hại do trầy, xước khiến trẻ đau rát và khóc. Mẹ cần tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp.

Thóp của bé sơ sinh được chia làm 2 phần: thóp trước và thóp sau. Đây là vùng mềm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Tình trạng trẻ sơ sinh rụng tóc ở thóp là hoàn toàn bình thường. Vì lớp tóc non hay tóc máu giúp bảo vệ phần thóp mềm yếu, giữ ấm phần đầu.

Lớp tóc này được hình thành khi bào thai đạt 24 tuần tuổi. Chúng sẽ rụng dần lớp tóc máu để mọc mới tóc trưởng thành khỏe hơn. Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp là điều bình thường bố mẹ không nên lo lắng. Quá trình này được xem như quy luật tái tạo của tóc. Do đó, mẹ cũng đừng nên quá hoang mang khi bé bị rụng tóc ở thóp.

Tình trạng rụng tóc trước trán làm cho bố mẹ lầm tưởng bé bị hói đầu. Hiện tượng này cũng được lý giải tương tự tóc rụng ở thóp. Vì tóc của bé bắt đầu mọc từ tuần thứ 24 của thai kỳ do sự tăng cường hóc môn của mẹ. Khi chào đời, lượng hóc môn này không còn nữa nên tóc sẽ rụng dần. Tình trạng này sẽ kết thúc khi bé đạt 6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán cũng không quá nghiêm trọng

Phần đỉnh đầu của bé còn thưa do bị rụng tóc cũng là nỗi lo của các ông bố bà mẹ trẻ. Nếu trong giai đoạn 3-6 tháng, đây là chuyện bình thường do tóc bé rụng nhiều nhưng mọc còn ít. Thể trạng của trẻ sơ sinh còn yếu ớt nên hóc môn kích thích mọc tóc chưa nhiều.

Đây là hiện tượng tóc rụng thành từng mảng với kích thước khác nhau. Tình trạng này tạo nên các vùng không có tóc loang lổ trên đầu bé. Rụng tóc từng mảng ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân từ bệnh tự miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch cho rằng các nang tóc là kháng nguyên nên sẽ tấn công và đào thải các nang tóc.

Sự thiếu hụt dinh dưỡng khiến tóc bị rụng theo từng mảng, sau đó có thể to dần thành vùng lớn và dẫn tới hói đầu. Khi thấy trẻ bị rụng tóc từng mảng, mẹ nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ cần chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cho con. Bổ sung các vitamin, khoáng chất trong bữa ăn dặm để bé có thể tóc nhanh phục hồi và mọc lại.

Trẻ sơ sinh rụng tóc có sao không là vấn đề khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng. Đặc biệt khi thấy tóc trẻ rụng trên gối nhiều bà mẹ bị “mất ăn mất ngủ”. Khi nghĩ con mình bị bệnh lý nào đó hoặc bị thiếu canxi, còi xương. Tùy từng giai đoạn, có nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh rụng tóc:

Khi còn là bào thai toàn bộ các chất dinh dưỡng giúp bé duy trì hoạt động sống và phát triển đều nhờ vào người mẹ. Khi trẻ được sinh ra cũng đồng nghĩa lượng tóc được nuôi dưỡng bằng hormone từ người mẹ. Đã không còn nguồn cung cấp dưỡng chất để tiếp tục phát triển. Vì thế, chúng sẽ tự rụng đi trong giai đoạn sơ sinh.

Thông thường, tình trạng rụng tóc này sẽ tiếp diễn từ lúc trẻ chào đời cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi thì kết thúc. Do đó, nếu thấy bé có bị rụng tóc nhiều trong giai đoạn này, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, sau 6 tháng đầu, nếu trẻ vẫn tiếp tục rụng tóc. Thì cha mẹ cần chú ý hơn do lúc này không phải do rụng tự nhiên mà có thể do một số nguyên nhân khác như:

Tóc của trẻ thường khá mỏng manh, không chắc khỏe như người lớn. Đôi khi, việc buộc tóc cho trẻ quá chặt, sử dụng quá nhiều hóa chất lên tóc. Hoặc dùng lược điện có thể làm tóc trẻ bị gãy rụng.

Một số trẻ có thể bị rụng tóc vì mắc một bệnh tự miễn có tên là Alopecia. Ở dạng này, tóc rụng ở một vùng tạo thành vùng hói có dạng hình tròn, trơn nhẵn, đôi khi lông mi bị rụng, móng tay trẻ bị rỗ và giòn. Đây là căn bệnh khiến cho hệ miễn dịch tự động tấn công các nang tóc, làm giảm tốc độ mọc tóc.

Dù hiện vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây rụng tóc từng mảng. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn trẻ mắc bệnh. Đều sẽ mọc tóc trở lại trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn. Chứng rụng tóc này tuy không lây nhiễm nhưng cũng không thể chữa khỏi triệt để.

Thông thường, khi hiện tượng này chỉ giới hạn trong một vài mảng tóc, triển vọng phục hồi hoàn toàn sẽ rất cao. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài và nặng hơn, trẻ có thể được bôi kem hoặc tiêm thuốc corticoid tại chỗ để điều trị. Và việc điều trị giúp ngăn ngừa chứng bệnh này phát triển thành totalis. (Triệu chứng tóc biến mất hoàn toàn hoặc rụng toàn bộ lông, tóc như lông mày, lông mi,… trên cơ thể)

Đây là một tình trạng căng thẳng tinh thần khiến các bé luôn muốn giật tóc của mình mà không kiềm chế được. Kết quả là tóc bé dần bị rụng, đôi khi rụng cả lông mày và lông mi. Nguyên nhân này thường không dễ được phát hiện vì đa số trẻ hay kéo tóc vào ban đêm. Các vùng tóc bị ảnh hưởng thường nằm ở phía tay thuận của bé.

Nấm da đầu là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở trẻ em. Đây là một dạng nhiễm trùng do nấm da capitis gây ra và dễ lây nhiễm. Gây tổn thương da đầu vùng da đó trở nên yếu, mẩn đỏ từng mảng khiến rụng tóc nham nhở thành từng mảng. Tóc của trẻ ngày càng thưa thớt và xuất hiện các vết trầy trên da đầu.

Khi thấy bé bị tình trạng này các mẹ có thể dùng nước cốt chanh hoặc dầu gội chống nấm để gội đầu cho bé. Nước cốt chanh có tác dụng làm sạch da đầu, diệt khuẩn và các loại nấm gây hại cho da đầu. Bố mẹ cũng có thể ngăn ngừa lây nhiễm nấm da đầu từ trẻ. Bằng cách không dùng chung gối, lược và những vật dụng tiếp xúc với da đầu của bé.

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của bé. Thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh rụng tóc của bé. Những trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém hoặc thiếu canxi và một số vitamin cũng có thể bị rụng tóc.

Việc rụng quá nhiều tóc ở trẻ thường do thiếu hụt: Vitamin H (còn được gọi là biotin). Một trong các loại vitamin B, kẽm, sắt và thiếu máu gây ra do thiếu sắt. Ngoài ra, trẻ bị rụng tóc kết hợp với các triệu chứng khác như chậm mọc răng, chậm vận động, thóp rộng mềm, trẻ sinh non,… có thể là do thiếu canxi. Nếu trên 6 tháng tuổi mà trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục bị rụng tóc. Thì nên đi khám bác sĩ vì trẻ có nguy cơ cao bị rụng tóc do thiếu canxi, suy dinh dưỡng.

Các bé có thể bị rụng tóc do cọ da đầu với giường nệm. Nếu bé luôn ngủ ở cùng một tư thế hoặc có xu hướng ngủ với phần phía sau đầu tỳ vào ghế. Thì bé thường bị rụng tóc ở khu vực đó. Tình trạng này sẽ dừng lại và tóc trẻ sẽ phát triển bình thường khi bé bắt đầu biết ngồi, hành vi cọ đầu dừng lại

Thông thường tư thế nằm khi ngủ của bé rất ít được các mẹ chú ý đến. Thế nhưng đây lại là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em. Khi trẻ nằm thẳng quá lâu sẽ rất dễ bị rụng tóc ở gáy và tóc không mọc được. Chính vì vậy, ta nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bé, tránh việc nằm quá lâu một tư thế.

Ở trẻ em, tình trạng rụng tóc có thể là dấu hiệu cảnh báo suy tuyến yên hoặc suy giáp – trạng thái thể hiện hormone tuyến giáp không hoạt động bình thường.

Đôi khi chứng rụng tóc ở trẻ em là do tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị hoặc một số loại thuốc. Một trong những nguyên nhân chính là hóa trị dẫn tới rụng toàn bộ tóc hoặc một phần tóc. Một vài loại thuốc cũng gây tác dụng phụ rụng tóc tạm thời ở trẻ. Vì vậy, phụ huynh có thể hỏi ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bé uống khi thấy bé có biểu hiện rụng tóc.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong giai đoạn 3 năm đầu đời của trẻ. Nếu bị sốt cao nhiều lần hoặc việc sử dụng vitamin A quá liều có thể gây rụng tóc. Khi gặp tình trạng này, các bạn nên thường xuyên massage da đầu cho bé và gặp bác sĩ để được tư vấn.

Sage Timberline, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng ở Sacramento (California, Mỹ). Cho biết đây là hiện tượng tự nhiên mà tất cả các em bé đều trải qua và không có gì đáng ngại. Tóc bé rụng không phải do sữa mẹ kém hay bé bị bệnh. Mà là do sự thay đổi nội tiết tố lớn xảy ra trong cơ thể. Khi bé thay đổi môi trường từ bụng mẹ ra bên ngoài.

“Trên thực tế, trẻ rụng tóc đơn giản là cơ thể trẻ sơ sinh đang thực hiện sự điều chỉnh lớn đối với cuộc sống bên ngoài tử cung”, theo bác sĩ Sage Timberline.

Một số trẻ sơ sinh rụng rất nhiều tóc, thậm chí quanh một vùng da đầu trọc trơn. Như chưa từng mọc khiến nhiều bà mẹ bất an. Thực ra, các mẹ không cần quá lo lắng, vì đây cũng chỉ là một hiện tượng bình thường.

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa nhi nếu trẻ bị rụng tóc không lý do kèm theo các triệu chứng như:

– Mẩn đỏ dọc theo sống mũi

– Sốt, có các dấu hiệu ốm khác

– Rụng lông mày và lông mi.

Nhiều gia đình có “truyền thống” cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh để tóc mới mọc ra sẽ đen và dày hơn. Tuy nhiên, điều này không có chứng cứ khoa học để minh chứng. Ngược lại, một số trẻ được cắt tóc máu có nguy cơ bị trầy xước, thương tổn da đầu. Hoặc dễ mắc bệnh hơn do không được tóc bảo vệ khi còn quá non yếu.

Việc để tóc máu rụng và tóc mới mọc tự nhiên vô cùng quan trọng. Tóc máu có vai trò trong việc bảo vệ da đầu của trẻ, nhất là phần thóp non nớt của trẻ sơ sinh. Trong trường hợp khi cha mẹ cắt phần tóc máu có thể gây ra tình trạng trầy xước. Ảnh hưởng đến vùng da đầu, thậm chí phần não bộ của trẻ rất nguy hiểm. Từ 12 tháng tuổi trở lên cha mẹ có thể cắt tóc cho trẻ bởi lúc này da đầu, đặc biệt là phần thóp đầu đã cứng cáp.

Tuy hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh là bình thường nhưng vẫn có một vài mẹo nhỏ. Giúp bé giảm thiếu tối đa hiện tượng tóc rụng và kích thích tóc của bé mọc lại nhanh chóng.

Một trong những biện pháp đầu tiên hạn chế rụng tóc ở trẻ sơ sinh đó là vị trí nằm. Các mẹ nên thường xuyên thay đổi vị trí nằm cho trẻ. Mỗi tư thế ngủ nằm ngửa, nằm nghiêng hay nằm sấp đều không nên quá 2 tiếng. Biện pháp này còn giúp trẻ đỡ bị bẹp đầu. Ngoài ra nên để trẻ đeo bao tay cho trẻ để trẻ không tự giật, kéo tóc,…

Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cho bé nằm sấp sẽ giúp bé phát triển trí não. Để đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ không nên để quá nhiều chăn gối xung quanh khi cho bé nằm sấp, tránh tình trạng gây ngạt. Thời gian tốt nhất cho bé nằm sấp là vào ban ngày. Khi mẹ có khả năng kiểm soát giấc ngủ của trẻ một cách tốt nhất.

Giấc ngủ sâu và đầy đủ mỗi ngày cũng là một trong những nhân tố giúp tóc của trẻ mọc bình thường. Bởi khi ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone tăng trưởng. Đặc biệt là hormone testosterone giúp mọc tóc.

Việc tắm nắng mỗi sáng sớm có thể hỗ trợ rất tốt cho việc mọc tóc của trẻ nhờ vào lượng vitamin D sẽ hấp thu được. Khoảng thời gian lý tưởng để tắm nắng là từ 7-8 giờ sáng và mỗi lần chỉ nên tắm từ 15-20 phút.

Tuy nhiên, nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi trời nắng gắt, nhiệt độ cao và không nên tắm nắng qua cửa kính. Vì có thể làm tóc trẻ dễ bị khô, gãy rụng và còn làm trẻ bị ốm.

Chải tóc giúp kích thích các nang tóc và da đầu để tóc mọc nhanh hơn. Sử dụng lượt mềm và chải nhẹ nhàng tránh làm xướt da đầu non nớt của trẻ. Khi sử dụng dầu gội cho bé mẹ cũng nên chọn loại không kiềm. Nhẹ nhàng gội theo hình xoáy tròn quanh đầu và massage da đầu bé nhiều cũng giúp kích thích tóc mọc.

Theo các chuyên gia, da đầu và tóc trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Vì vậy cần gội đầu cho trẻ với dầu gội đầu dành riêng cho trẻ sơ sinh.

Cha mẹ nên cẩn thận chọn loại dầu gội đầu phù hợp với tóc trẻ. Tìm các loại dầu gội cho trẻ sơ sinh có tính năng dưỡng ẩm hoặc các sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên. Khi gội đầu cần nhẹ nhàng xoa một ít dầu lên tóc bé (tránh làm dầu gội đầu vào mắt và làm bé bị cay mắt). Khi làm sạch tóc, cần xoa nhẹ nhàng, không quá nhanh để tránh tóc bị gãy rụng.

Canxi: Là thành phần chính của xương, phát triển và duy trì xương chắc khỏe, phòng chống còi xương và tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Mẹ có thể tìm được Canxi trong sữa, trứng gà, thịt, mầm đậu, hạt đậu,….

Vitamin D: Hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu, duy trì nồng độ Canxi ở mức ổn định giúp cho xương chắc khỏe, phòng chống còi xương. Một số thực phẩm chứa Vitamin D là sữa, dầu hạt hướng dương, trứng, thịt cá hồi, gan,…;

Vitamin C: Giúp tăng đề kháng, hỗ trợ miễn dịch cơ thể, chống oxy hóa. Mẹ nên bổ sung Vitamin C bằng cách ăn nhiều nhiều rau xanh và hoa quả.

Sắt: Giúp bổ máu có trong lòng đỏ trứng, thịt động vật có màu đỏ, đậu, hải sản, khoai lang, gạo lứt,…

Magie: Magie tập trung chủ yếu ở xương, có vai trò điều hòa hoạt động của hệ thần kinh và hệ cơ, tham gia vào hơn 300 quá trình trao đổi chất. Thực phẩm giàu magie là socola đen, các loại hạt, ngũ cốc, cá, trái cây giàu chất béo hoặc vị chua,…

Kẽm: Tốt cho mắt, não bộ của bé, tránh cảm cúm và ốm vặt. Kẽm có trong rau xanh, các loại hạt, trái cây, mầm lúa mì,…

– Tuyệt đối không dùng những loại dầu gội người lớn để tắm gội cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những loại dầu gội này có các hóa chất làm ảnh hưởng đến nang tóc và cản trở quá trình mọc tóc của trẻ.

– Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ đủ lượng và bú vào nhiều lần trong ngày để có đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển nói chung của cơ thể và của mái tóc nói riêng. Đồng thời, người mẹ cũng cần được bổ sung dưỡng chất cần thiết để tạo nguồn sữa chất lượng đủ cho trẻ bú.

– Khi trẻ đã lớn, các bữa ăn dặm của trẻ cần đầy đủ và cân bằng giữa các dưỡng chất để cơ thể có đủ dinh dưỡng phát triển.

– Vì trẻ sơ sinh thường được chăm sóc trong điều kiện bảo vệ tốt nhất nên tóc của trẻ ít bám bụi bẩn. Do vậy, mỗi tuần bạn chỉ nên cho trẻ tắm đầu từ 2 đến 3 lần.

– Dùng nước ấm và khăn mềm để gội đầu cho trẻ. Lau khô đầu ngay sau khi gội và làm sạch các vùng lân cận như vành tai, gáy.

– Với những trẻ đầu có “cứt trâu”, bạn nên massage da đầu trẻ trước lúc gội. Bằng những loại tinh dầu như oliu hoặc dùng dầu gội chuyên biệt. Giúp làm bong tróc dần các mảng bám này. Tuyệt đối, không nên dùng tay cạy lớp mảng bám để tránh làm tổn thương da đầu của trẻ. Với các trẻ này, bạn có thể tăng cường gội đầu từ 3-4 lần trong tuần.

Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm chăm sóc và da cho bé bằng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Vì da trẻ còn rất non nớt, dễ bị dị ứng với hóa chất. Túi lọc gội đầu thiên nhiên Reel Beaute là một sản phẩm bạn được nhiều bà mẹ trẻ quan tâm.

Thành phần: Bồ kết, sả, lá bưởi, vỏ bưởi, mần trầu, hương nhu, lá dâu tầm, trà xanh, cúc đất, hoa ngũ sắc….Và nhiều loại thảo dược khác

Túi lọc gội đầu thiên nhiên Reel Beaute được chiết xuất 100% từ nguyên liệu thiên nhiên. Tập hợp và phát huy công dụng của những loại dược phẩm dân gian tốt nhất. Túi lọc gội đầu thiên nhiên Reel Beaute với công thức đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Giúp làm sạch da đầu, trị gàu, ngăn ngừa các bệnh về da đầu… Đồng thời kích thích tóc mọc nhanh chóng.

Tình trạng rôm, sẩy là hiện tượng thường gặp trên da và cơ thể của bé. Cách tốt nhất để trị dứt điểm tình trạng này. Là sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để tắm, gội cho bé. Reel Beaute là sản phẩm trong đó có chứa rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên. Tuyệt đối không chứa hóa chất nên rất an toàn cho làn da của bé.

Đặc trị rụng tóc, tóc bạc sớm, kích thích mọc tóc nhanh và đều

Trị hói đầu hiệu quả ở cả nam và nữ giới

Giúp tóc trở nên suôn mượt vào nếp tự nhiên, chắc khỏe, giảm tình trạng trẻ ngọn

Dưỡng tóc và phục hồi tóc hư tổn do dùng các sản phẩm hóa chất công nghiệp và duỗi, nhuộm, sấy…

Chăm sóc da đầu, khắc phục tình trạng nấm, ngứa da đầu, trị gàu hiệu quả

Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, viêm da , dị ứng da

Xông tắm cho người mới ốm dậy

Tắm cho bé giúp trị rôm, sẩy và ngứa ngáy

Ngâm chân giúp lưu thông máu huyết dưới da giúp thư giãn

Tẩy tế bào chết giúp da sạch mịn

Chữa mụn lưng hiệu quả

Xông mặt, giảm nghẹt mũi, chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Bã túi lọc dùng để làm phân bón cho trồng rất tốt

Đem lại cho bạn cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng, thư giãn cùng với hương thơm dịu nhẹ từ các hương liệu tự nhiên

Hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường, bạn không nên lo lắng. Qua bài viết này Trang Anh hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn để chăm sóc thiên thần nhỏ của mình. Điều quan trọng Trang Anh muốn nhấn mạnh là: Da đầu và tóc trẻ còn rất non nớt và tổn thương. Vì thế ngoài việc chăm sóc bé cẩn thận, bạn nên sử dụng những sản phẩm cho bé có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về túi lọc gội đầu thiên nhiên Reel Beaute hãy liên lạc với Tuyền qua số 0938 90 15 20

Nguyên nhân và cách phòng ngừa tóc bạc sớm, nên ăn gì tốt?

Rụng tóc sau sinh chỉ là chuyện nhỏ khi bạn biết được những điều này!

6 Phương pháp chữa rụng tóc hói đầu nhiều người quan tâm nhất

12 phương pháp trị tóc bạc sớm tại nhà hiệu quả, ít tốn kém

Rụng tóc hói đầu là gì? Nguyên nhân và ngăn ngừa rụng tóc hói đầu