Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Giật Mình? Bé Ngủ Hay Giật Mình Phải Làm Sao?

Tất cả trẻ sơ sinh được sinh ra với một số phản xạ bình thường của trẻ nhỏ, trong đó phản xạ giật mình hay còn gọi phản xạ Moro là một trong những phản xạ bình thường đó.

Khi trẻ sơ sinh bị một kích thích bất kỳ như tiếng ồn hoặc ánh sáng chói, trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách đột ngột duỗi tay và chân ra khỏi cơ thể và sang một bên và sau đó kéo chúng lại với nhau như thể một cái ôm. Mẹ có thể thấy phản xạ giật mình của trẻ khi mẹ nghiêng người để đặt con xuống giường, có thể khiến bé có cảm giác như bị ngã. Nó có thể đánh thức con mẹ ngay cả khi chúng đang ngủ ngon.

Phản xạ Moro của trẻ có hai giai đoạn phản ứng:

trẻ có cảm giác như bị rơi tự do, trẻ sẽ phản ứng bằng cách nâng và duỗi tay chân ra, thậm chí bé có thể thở gấp, thở nhanh.

Giai đoạn 2: trẻ co tay và chân lại gần cơ thể thành tư thế bào thai, cảm giác như ôm mẹ vào lòng.

Phản xạ Moro là phản xạ bình thường, thậm chí phản xạ Moro thực sự tốt cho sức khỏe, vì nó cho thấy hệ thần kinh nhỏ của bé đang phát triển đúng cách. Một trẻ sơ sinh nếu không có phản xạ Moro mới là dấu hiệu bệnh lý. Tuy nhiên, phản xạ này có thể đặc biệt phiền phức trong thời gian ngủ , vì nó có thể đánh thức con mẹ giữa giấc ngủ ngon.

Phản xạ Moro được kích hoạt bởi bất kỳ thay đổi đột ngột nào gây kích thích các giác quan của trẻ. Có rất nhiều tác nhân, nhưng những tác nhân phổ biến là:

Tiếng ồn lớn.

Cú va chạm đột ngột.

Cường độ ánh sáng thay đổi đột ngột.

Bất kỳ thay đổi nào khiến em bé mất thăng bằng chẳng hạn như tăng hoặc giảm độ cao (khi được đặt vào cũi, được đưa ra khỏi bồn tắm…).

Sự thay đổi hướng của cơ thể em bé.

Các kích hoạt này có thể rất nhỏ nên mẹ sẽ không nhận thấy chúng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh từ trước đến nay đã quen với việc sống trong bụng mẹ êm đềm thì những thay đổi dù là nhỏ nhất cũng có thể gợi lên phản xạ giật mình này.

Phản xạ Moro tồn tại trong bao lâu?

Phản xạ Moro bắt đầu từ khi trẻ mới sinh và kết thúc khi trẻ được 4-6 tháng. Phản xạ sẽ mất dần khi trẻ bắt đầu cứng cáp và có vận động tốt lên. Điển hình là vào tuần thứ 6, cơ cổ của bé trở nên mạnh hơn và khả năng giữ thăng bằng và tự hỗ trợ của bé bắt đầu cải thiện. Đây là bước khởi đầu của quá trình cải thiện phản xạ Moro.

Phản xạ giật mình vốn bảo vệ trẻ sơ sinh, nhưng nếu phản xạ này xuất hiện liên tục, trẻ thức giấc khi ngủ và quấy khóc giữa đêm xảy ra thường xuyên sẽ gây ra khá nhiều hệ lụy như:

Chậm tăng cân: Giấc ngủ sâu có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phục hồi sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ say sẽ kích thích tuyến yên tiết hormone tăng trưởng cao gấp 4 – 5 lần so với bình thường, giúp trẻ tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn. Nếu trẻ ngủ hay giật mình, quấy khóc nhiều thì chất lượng giấc ngủ sẽ không đảm bảo, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ.

Giảm khả năng nhận thức: Bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương. Trong năm đầu đời, não bộ trẻ chưa thực sự hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các kích thích. Những trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ và khóc thét giữa đêm thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn so với những bé ngủ ngon trong những tháng đầu đời. Không chỉ vậy, hiện tượng hay giật mình khi ngủ ở trẻ còn là nguyên nhân gây ra hậu quả như suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa (trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng; ngưng thở, cao huyết áp…)

Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ: Hiện tượng trẻ bé hay giật mình khi ngủ, khóc liên tục, không dỗ được dễ gây ức chế hô hấp, ngưng thở và nguy cơ đột tử tăng cao.

Trẻ dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ: Nhiều trẻ hay bị giật mình và quấy khóc giữa đêm nhưng khi được mẹ cho bú lại không chịu bú. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng giảm phản xạ bú. Và hậu quả là sữa mẹ bị giảm đi, về lâu dài mẹ có thể mất sữa.

Hạn chế kích thích trẻ tối đa : khi trẻ ngủ cần để trẻ trong phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu, nhiệt độ phòng phù hợp, môi trường phòng ngủ không mùi lạ, ẩm mốc, thuốc lá sẽ kích thích làm trẻ khó ngủ.

Giữ em bé gần sát với cơ thể của mẹ khi đặt chúng xuống. Giữ trẻ gần càng lâu càng tốt khi mẹ đặt chúng xuống. Chỉ nhẹ nhàng thả trẻ ra sau khi lưng bé đã chạm vào nệm. Sự hỗ trợ này phải đủ để ngăn con có cảm giác bị ngã. Sau khi chào đời, bé sẽ làm quen với thế giới bên ngoài rất khác so với không gian chật hẹp bên trong bụng mẹ. Vì vậy, khi phản xạ Moro xảy ra, hãy ôm trẻ vào lòng, co tay và chân trẻ lại như tư thế trong bụng mẹ và giữ như vậy cho đến khi trẻ bình tĩnh lại.

nhằm hạn chế chuyển động của em bé và giúp tay chân trẻ co lại giống tư thế trong bụng mẹ, có thể giúp xoa dịu trẻ sơ sinh. Đây là lý do tại sao được thực hành trên khắp thế giới như một cách phổ biến để làm dịu và tạo cảm giác an toàn cho trẻ sơ sinh.

Cách quấn khăn

Để quấn khăn cho em bé của mẹ, hãy làm theo các bước sau:

Sử dụng một tấm chăn mỏng và lớn. Trải chăn ra một mặt phẳng.

Gấp nhẹ một góc. Nhẹ nhàng đặt trẻ lên chăn, đầu ở mép của góc gấp.

Gấp mảnh chăn dưới cùng lên, chừa chỗ cho chân và tay của bé cử động.

Em bé được quấn khăn nằm ngửa khi ngủ. Kiểm tra trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ không quá nóng.

Không có phản xạ giật mình: Sự vắng mặt của phản xạ Moro, ở một bên hoặc cả hai bên, có thể báo hiệu các bất thường trong hệ thần kinh của em bé. Nếu thiếu phản xạ Moro ở một bên cơ thể của bé, đó có thể là hậu quả của việc gãy vai hoặc chấn thương dây thần kinh. Nếu phản xạ bị thiếu ở cả hai bên, nó có thể gợi ý tổn thương não hoặc tủy sống.

Trẻ giật mình quá mức , sau khi đã thực hiện các biện pháp kể trên, đó có thể là biểu hiện của các bệnh lý bao gồm:

thực quản: là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay giật mình khó ngủ

Thiếu canxi: Dẫn tới còi xương, bé hay rướn người và giật mình khi ngủ. Trong trường hợp này, trẻ có thêm một số biểu hiện khác như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm.

Trẻ bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể là do biểu hiện của một số bệnh như , viêm họng, giun sán,…

Mắc một số bệnh lý: Trẻ bị bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài,… dễ bị giật mình khi ngủ

Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ.

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Bị Giật Mình ?

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình kéo dài lâu sẽ dẫn tới hiện tượng chậm lớn, còi cọc, kém phát triển.

Theo thống kê, khoảng 50% trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình. Hiện tượng này không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiên trọng. Vì vậy khi bé ngủ hay giật mình, mẹ cần chú ý theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình chủ yếu do những nguyên nhân phổ biến sau đây:

– Phản xạ tự nhiên: Ngủ hay giật mình có thể là do phản xạ tự nhiên của bé. Phản xạ này có tên gọi là Moro, khá đặc trưng và phổ biến ở bé sơ sinh. Đây là một phản xạ sinh lí bình thường và vô hại. Nó sẽ biến mất sau 3 đến 6 tháng tuổi.

– Thiếu dinh dưỡng: Tình trạng thiếu canxi có thể dẫn tới còi xương khiến bé ngủ hay giật mình. Khi bị thiếu canxi bé sẽ có một số dấu hiệu như còi xương. Trường hợp này, bé có thể chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…

– Gặp ác mộng: Bé có thể giật mình do mơ thấy ác mộng. Khi bé mệt mỏi, căng thẳng hoặc thời tiết nóng bức có thể dễ khiến bé mơ thấy ác mộng.

– Bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình đôi khi là biểu hiện của một số bệnh như viêm họng, viêm tai giữa, giun sán,…

– Hệ thần kinh có vấn đề bất thường: Bé sơ sinh từng bị tổn thương, chấn thương ở não, dây thần kinh, tủy sống cũng có thể ngủ hay giật mình.

2. Cách xử lí khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Hiện tượng ngủ hay giật mình khiến bé ngủ không sâu giấc. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé khiến bé chậm lớn, còn cọc, thấp bé.

Vì vậy mẹ cần thực hiện các phương pháp sau để giúp bé ngủ ngon:

– Nếu bé giật mình và có thể tự ngủ lại thì không sao. Trong trường hợp bé quấy khóc thì mẹ nên dỗ dành, vỗ về để bé ngủ lại.– Cho bé mặc đủ ấm khi đi ngủ. Mẹ không nên quấn bé quá chặt vì có thể khiến bé bị nóng.

– Mẹ nên đặt bé xuống nôi khi bé thiu thiu ngủ. Điều này sẽ giúp bé học được cách ngủ một mình. Đồng thời bé sẽ không bị giật mình khi tỉnh giấc.

– Tạo không gian thoải mái, yên tĩnh cho bé ngủ. Nhiệt độ phòng phải thích hợp, không quá nóng, quá lạnh. Đối với bé sơ sinh mẹ nên để phòng ngủ tối, ánh sáng mờ mờ để bé dễ ngủ.

– Cho bé ăn đủ no trước khi ngủ để bé không bị đói. Sau khi bé bú xong nên cho bé thư giãn và đứng chơi một lúc để tránh trào ngược dạ dày.

– Kiểm tra tã bé thường xuyên để bé luôn được khô ráo, thoáng mát.

– Cho bé tắm nắng thường xuyên để đảm bảo bé có đủ lượng canxi cần thiết.

Cách Chữa Giật Mình Ở Trẻ Nhỏ Để Bé Ngủ Ngon Giấc Cả Đêm Làm Sao Để Bé Hết Giật Mình Khóc Thét Giữa Đêm?

Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Giật Mình Khi Ngủ?

Mỗi lúc trẻ hay giật mình khi ngủ, thức giấc giữa đêm và căng thẳng, ba mẹ thường cố tìm nguyên nhân tại sao. Có khi nguyên nhân rất rõ ràng nhưng cũng có khi bạn không biết là do đâu. Một lý thuyết cho rằng bé thức giấc vì gặp ác mộng. Cảnh bé khóc lóc căng thẳng có thể làm ba mẹ hết sức xót xa nhất là khi trước đó bé ngủ rất bình yên.

Tại sao có giấc ngủ REM?

Giấc ngủ REM giữ vai trò quan trọng giúp đường dẫn truyền thần kinh ở não bé phát triển đúng. Nó cũng góp phần hỗ trợ xử lý các thông tin góp nhặt trong ngày. Khi não bắt đầu nghỉ ngơi thì giấc ngủ REM lại bắt đầu hoạt động. REM là yếu tố quan trọng của giấc ngủ. Các hình ảnh hình thành trong não sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lúc nhỏ lẫn khi trưởng thành.

Mặc dù có nhiều nghiên cứu về hoạt động của não bộ trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh, nhưng không ai dám chắc 100% là bé đang mơ thấy gì. Chu kỳ ngủ của các bé rất khác nhau và đa số giấc ngủ của bé là giấc ngủ nhanh REM (giai đoạn mà khi ngủ mắt chuyển động nhanh). Đây cũng là giai đoạn mà các giấc mơ hay xuất hiện.

Trong giai đoạn REM, các bé thường co giật và nhấp nháy mí mắt, hơi thở không đều và có vẻ ngủ không yên. Nhiều bé sẽ la lên hoặc khóc, có vẻ như thức tới nơi. Ba mẹ chỉ nên quan sát bé và giữ im lặng xem thế nào, dù rằng không làm được gì cho con sẽ khiến bạn bối rối một chút. Đa số chúng ta đều gặp ác mộng rồi nên cũng dễ suy đoán con chúng ta ngủ không ngon là do ác mộng.

Mặc dù bạn rất lo cho con nhưng cố đừng ẵm con lên khi bé bị giật mình hoặc có dấu hiệu ngủ không yên. Điều này có thể làm cho bé luôn cần có ba mẹ để ngủ trở lại. Nếu bé thực sự cần vỗ về, bé sẽ thức hẳn và khóc theo một cách rất khác.

Nguyên nhân gây ra ác mộng?

Một số người cho rằng quá trình được sinh ra cũng đủ gây ác mộng cho bé rồi. Ý kiến khác không đồng tình vì cho rằng não của bé chưa đủ trưởng thành để hiểu được các kinh nghiệm vừa trải qua. Nếu được phát triển trong một ngôi nhà ổn định có ba mẹ biết yêu thương và chăm sóc thì sẽ tốt hơn cho bé. Chúng ta không ảnh hưởng trực tiếp đến giấc mơ của các bé mặc dù chúng ta vẫn kiểm soát mọi đáp ứng cho bé.

Ác mộng của bé lớn

Trẻ con nếu gặp ác mộng sẽ ngồi dậy và khóc lớn cho ba mẹ nghe. Các bé có thể miêu tả nỗi sợ và nhớ được giấc mơ lúc vừa thức giấc. Thỉnh thoảng, các bé còn vội vã kể lại giấc mơ vừa thấy. Những giấc mơ đó có thể rất hỗn loạn. Cũng có lúc bé vẫn nhớ những giấc mơ đó khá lâu và bé có thể không phân biệt được đâu là thật đâu là mơ.

Ba mẹ có thể làm gì cho bé

Ba mẹ cần có mặt lúc bé thức giấc trong sợ hãi.

– Ngồi vào giường ôm bé và trấn an “Bây giờ con không sao, ba mẹ đây rồi”. Vậy là đủ.

– Cho bé uống nước, ngồi với bé đến khi bé bình tĩnh kể lại giấc mơ và điều làm bé sợ sẽ giúp bé quên dần những hình ảnh không đẹp trong mơ.

– Ba mẹ chủ yếu chỉ cần trấn an bé chứ không cần giải thích về giấc mơ vì các bé cũng quá nhỏ để hiểu hết.

– Đừng tự làm mình áp lực, hãy thoải mái. Bạn chỉ cần trấn an bé để bé ngủ tiếp là đủ

Hội chứng sợ hãi về đêm

Hội chứng sợ hãi về đêm thường xảy ra nhiều nhất vào giai đoạn nhà trẻ. Nó liên qua đến sự tưởng tượng-yếu tố quan trọng trong cuộc sống của các bé. Nó không phản ảnh cảm xúc hay các vấn đề về thần kinh. Nó cũng không phải là vấn đề gì trong tương lai bé cả. Hội chứng này vô hại đối với các bé.

– Những ý kiến khác cho rằng ba mẹ chỉ cần ở trong phòng quan sát bé, đảm bảo bé không bị gì vậy là đủ. Hội chứng này chỉ xuất hiện khoảng 10 phút vào giữa đêm thôi.

– Ba mẹ cần thật bình tĩnh và làm sao cho bé cảm nhận là bé không hề đơn độc, mặc dù bé không hề tỉnh giấc để biết điều đó.

– Một cách khác là ba mẹ có thể đánh thức bé 15 phút trước khi bé bắt đầu xuất hiện hội chứng này hằng đêm. Cách này có thể chặn hội chứng sợ hãi về đêm trước khi nó xuất hiện.

http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tai-sao-tre-so-sinh-hay-giat-minh-khi-ngu-a178178.html

Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Rướn Người, Giật Mình Khi Ngủ Vì Nguyên Nhân Này

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ thường hay gặp phải ở lứa tuổi từ 5 – 6 tuần tuổi. Đây có thể nói là một hiện tượng sinh lý bình thường, trẻ sẽ hết khi trên 4 tháng tuổi.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị vặn mình, rướn mình, gồng đỏ mặt, thậm chí bé hay giật mình khi ngủ thì mẹ cần phải quan tâm vì điều này kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, hầu hết tất cả các trẻ từ sau khi sinh đến khi được vài tuần tuổi đều có biểu hiện vặn mình khi ngủ. Bởi lúc này trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới ở bên ngoài từ cung của mẹ.

Khi bé ra đời, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Do đó, trẻ sẽ thường có biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên vì phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả khi bị kích thích.

Cũng có thể nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình là do trẻ ngủ trên niệm quá cứng, gối đầu cao hoặc tư thế ngủ khiến trẻ không được thoải mái.

Ngoài ra, khi mẹ tìm hiểu các nguyên nhân làm bé sơ sinh hay vặn mình, ngủ không ngon giấc thì cũng cần để ý xem đó liệu có phải là dấu hiệu của những biểu hiện sinh lý bình thường hay là biểu hiện của các bệnh lý khác.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể là dấu hiệu sinh lý hoặc bệnh lý (Nguồn: Internet)

2. Biểu hiện của trẻ sơ sinh hay vặn mình

Có rất nhiều yếu tố sinh lý từ môi trường tác động đến bé khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình như:

Nơi ngủ không được thoải mái, ấm áp. Có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn xung quanh.

Do trẻ đói: Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ và mỗi lần bú bé chỉ bú được 1 lượng sữa ít. Do vậy, mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn (từ 2 – 3 giờ bú 1 lần). Cũng không nên cho bé bú nhiều vì sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa sau mỗi lần bú.

Phản ứng khi rặn tiểu hoặc đại tiện: Khi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn như đang muốn làm hết sức để tống cái gì đó ra ngoài.

Do môi trường xung quanh không tốt với trẻ như: tã bé bị ướt, mẹ quấn khăn bé quá chật chội,..

Thông thường những nguyên nhân sinh lý trên sẽ gây ra biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình khi thức hay ngủ. Đây đều là những biểu hiện sinh lý bình thường, hiện tượng trên chỉ kéo dài trong vài phú sẽ hết.

Group Mẹ và Bé VOH – Những bà mẹ thông thái

Bên cạnh những biểu hiện về sinh lý thì tình trạng trẻ sơ hay vặn mình uốn éo, ngủ không sâu giấc, thậm chí có những trẻ sơ sinh hay bị giật mình khóc thét ban đêm thì các các mẹ cần phải lưu ý vì điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, vấn đề ăn uống… mà còn có những tổn thương nghiêm trọng bên trong, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng thể chất của trẻ.

Trẻ thiếu canxi cũng sẽ có biểu hiện hay vặn mình (Nguồn: Internet)

Ngoài ra còn có thêm các biểu hiện khác như: Tình trạng hạ canxi máu: bé bị đổ mồ hôi trộm, rụng tóc, hay nôn ói, chậm lên… hoặc xuất hiện các dấu hiệu của bệnh còi xương. Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị thiếu canxi nếu như không được chăm sóc hợp lý. Các triệu chứng báo động thường là: trẻ dễ kích động, ngủ không ngon giấc, trẻ hay quấy khóc về đem, văn vẹo, gồng mình khi ngủ.

Một số bệnh lý khác cũng khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình khó ngủ như: da bé bị tổn thương do ngứa, nóng rát hoặc tai bé bị côn trùng chui vào.

3. Những cách chữa trẻ sơ sinh hay vặn mình mẹ cần bỏ túi ngay

Trẻ sơ sinh thường hay bị vặn mình, gồng mình khi ngủ, đó là những dấu hiệu sinh lý bình thường. Song, sẽ trở thành bất thường nếu bé vặn mình quá thường xuyên, kèm theo đó là các dấu hiệu bé quấy khóc, đổ mồ hôi trộm… Khi thấy những dấu hiệu này, mẹ cần theo dõi và đưa bé đi gặp bác sĩ nếu cần thiết.

Nguyên nhân cơ bản thường thấy khiến trẻ bị vặn mình khi ngủ là do giấc ngủ bé không sâu do tác động từ nhiều yếu tố xung quanh. Để cải thiện điều này, mẹ có thể:

Chọn cho bé loại tã thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái tối đa cho trẻ.

Hãy mặc cho bé những bộ quần áo ngủ rộng rãi và đủ ấm.

Cần chú ý đến nhiệt độ trong phòng, không để phòng bé quá nóng hoặc quá lạnh.

Cần giặt giũ chăn nệm bé thường xuyên, vệ sinh phòng sạch sẽ để bé không bị ngứa ngáy, khó chịu.

Khi thấy trẻ sơ sinh hay vặn mình, mẹ có thể ôm bé vào lòng, vuốt ve, âu yếm để bé được dễ chịu hơn. Các mẹ cố gắng đừng lo lắng, căng thẳng vì bé cực kỳ nhạy cảm. Nếu mẹ lo lắng cũng sẽ khiến bé ‘bất an’ theo.

Mẹ chỉ cần hát ru, vỗ về, xoa dịu hoặc nói chuyện cùng bé… bé sẽ cảm thấy an toàn và được che chở hơn, từ đó bé sẽ không còn gồng mình, vặn mình hay khó chịu nữ.

Mẹ có thể giúp bé bớt vặn mình bằng cách vỗ về, nói chuyện với bé (Nguồn: Internet)

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể là dấu hiệu bệnh lý, điển hình là do bị thiếu canxi thường gặp nhất ở trẻ sinh non. Do đó, để tránh việc trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng đỏ mặt và khóc thét nửa đêm thì mẹ cần phải bổ sung canxi cho bé.

Cách làm đơn giản nhất chính là cho trẻ tắm nắng thường xuyên, thời gian tắm nắng thích hợp nhất là khoảng 7 giờ sáng, bởi lúc này ánh sáng mặt trời còn khá dịu và đủ ấm.

Với những bé sơ sinh, nguồn canxi lúc này được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ (trừ những trời hợp bé bú sữa ngoài), do đó, mẹ cần phải ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá thu, cá ngừ… cũng như những loại cá tốt cho sức khỏe khác.

Thực đơn đa dạng cùng với việc cung cấp canxi đầy đủ sẽ là một cách gián tiếp giúp bé nhà bạn không bị vặn mình nữa.

Hầu hết các bé sơ sinh đều vặn mình, đó là cách để bé giãn các cơ và xương khớp khi phải nằm một chỗ quá lâu. Các bé sơ sinh hay những bé 1, 2 tháng tuổi vặn vẹo đều rất bình thường và triệu chứng này sẽ tự mất khi bé được 4 tháng tuổi.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh vặn mình cũng là cách để bé ‘thể hiện cảm xúc’ rằng bé đang đau, khó chịu, không thoải mái, bé đói, mệt hay bị ướt tã… Chính vì thế, các mẹ cần lưu ý đến những cảm xúc của con để có biện pháp khắc phục ngay.

Có rất nhiều mẹ truyền tai nhau các phương pháp chữa vặn mình cho trẻ như xông hơi, chườm nóng, đắp lá… tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ một biện pháp dân gian nào khi chưa có sự kiểm định của bác sĩ cũng đều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến bé.

Do đó, khi thấy những bất thường của trẻ mà mẹ cảm thấy không an tâm để chăm sóc tại nhà thì tốt nhất nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và được tư vấn chính xác nhất.

Group Mẹ và Bé VOH – Những bà mẹ thông thái

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Vặn Mình ?

Vặn mình là một hành động bình thường của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu bé thường xuyên vặn mình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và xử lý việc trẻ sơ sinh hay vặn mình kịp thời.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình cần được bổ sung vitamin D, canxi và có chế độ ăn giàu dinh dưỡng để có giấc ngủ ngon hơn.

Vặn mình là một hành động bình thường của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu bé thường xuyên vặn mình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và xử lý việc trẻ sơ sinh hay vặn mình kịp thời.

1. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

Vặn mình là biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Nếu bé vặn mình, đỏ mặt trong vài phút và không cảm thấy khó chịu, không khóc, không mệt mỏi và vẫn lên cân bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng

.

Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên vặn mình và có biểu hiện khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh sau đây:

– Thiếu canxi

Trong tháng đầu tiên sau sinh, bé cần rất nhiều canxi để phát triển. Nếu chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ canxi sẽ dẫn tới các biểu hiện vặn người, đỏ mặt, rướn người và hay quấy khóc lúc nửa đêm. Ngoài ra bé cũng dễ bị nhạy cảm với tiếng động, còi cọc và lên cân kém.

– Trào ngược dạ dạy

Trào ngược dạ dày cũng khiến bé bị vặn mình, nôn ói, quấy khóc vào ban đêm, thậm chí có thể thở khò khè.

– Rối loạn giấc ngủ

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là một trong những dấu hiệu bé bị rối loạn giấc ngủ.

2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình

Vặn mình thường xuyên có thể khiến trẻ chậm lớn, còi cọc. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé hay vặn mình chính xác để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Nếu trẻ vặn mình do thiếu canxi mẹ cần cho bé tắm nắng sáng sớm thường xuyên để giúp hấp thụ vitamin D. Thời gian thích hợp để tắm nắng là 10 đến 15 phút. Mẹ nên cởi quần áo của bé từ từ, không nên cởi hết một lúc khiến bé bị cảm nắng. Mẹ cần lấy khăn lau sạch mồ hơi cho bé sau khi tắm nắng.

Ngoài ra, mẹ không nên cho bé tắm nắng vào những hôm trời gió hay thời tiết bất thường hay những ngày giao mùa. Vào mùa hè mẹ không cho bé tắm nắng sau 7 giờ.

Trong giai đoạn này sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu của bé. Vì vậy mẹ cần ăn uống đủ chất, tăng cường các đồ ăn giàu canxi như cá ngừ, cá thu, cá hồi và tắm nắng để tăng cường canxi trong sữa mẹ. Từ đó giúp bé hấp thụ được nhiều canxi hơn.

Nếu bé uống sữa công thức mẹ cần chọn các loại sữa giàu chất dinh dưỡng, có hàm lượng canxi thích hợp với sự phát triển của bé.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình một phần cũng do ngủ không đủ sâu. Khi bé ngủ cần đảm bảo nhiệt độ phòng thích hợp, môi trường thông thoáng, không có bất cứ thứ gì khiến bé khó chịu, thức giấc giữa đêm. Mẹ cần thường xuyên kiểm tra phòng ngủ để đảm bảo phòng ngủ luôn ấm áp và khô ráo. Đồng thời thay bỉm, tã cho bé thường xuyên để bé có thể ngủ ngon giấc.

Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé là từ 28 – 29 độ C và nên để máy xông hơi trong phòng để không khí ẩm giúp bé thoải mái.

Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Ngủ Không Ngon Giấc Phải Làm Sao Mẹo Chữa Vặn Mình Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngon Giấc Không Còn Vặn Vẹo