Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Da Vàng / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Dễ Bị Vàng Da?

Phần iớn trẻ sơ sinh sau sinh vài ngày (3 – 5 ngày) có vàng da, nhiều cháu bé có màu da mỗi ngày một vàng thêm: đó là chứng vàng da của trẻ sơ sinh. Đây ià hiện tượng sinh lý bình thường. Khi ra đời, đứa bé mang theo trong người một số hồng huyết cầu dự trữ.

Hồng huyết cầu là những phần tử trong máu có nhiệm vụ nhận ôxy từ phổi mang tới mọi nơi trong cơ thể, và luôn luôn được thay thế bởi những lớp mới. Trong cơ thể đa số trẻ em, việc loại bỏ các hồng huyết cầu già ở lá lách và ở gan được tiến hành bình thường.

Nhưng, một số ít các cháu có bộ gan còn non yếu chưa làm được đầy đủ nhiệm vụ này khiến một số muối mật sinh ra trong quá trình hủy diệt hồng huyết cầu bị tích tụ ở máu iàm cho da các cháu có màu vàng.

Những hiện tượng trên có thể sẽ hết trong vòng mấy ngày sau, khi các cơ quan trong cơ thể cháu bé quen dần với công việc.

Mức độ nguy hiểm của vàng da:

Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và tự khỏi sau 7 đến 10 ngày do chất Biiirubin được đào thải qua phân và nước tiểu.

Tuy nhiên có một số trường hợp vàng da nặng do chất Biiirubin tăng quá cao sẽ thấm vào não (tên y học gọi là Vàng da nhân) gây nguy hiểm làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, có thể gây tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.

Một số các cháu khác có thể bị dị tật bẩm sinh ở các đường ống dẫn mật khiến những chất muối mật đã được gan biến đổi và thải ra không xuống được ruột iàm cho phân có mầu nhợt hoặc mầu trắng.

Nhận biết trẻ bị vàng da :

Vàng da có thể nhận biết bằng mắt thường ỏ nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy hàng ngày bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi đầy đủ ánh sáng, không nên nằm phòng tối.

Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen) thì ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da trong vài giây, sau đó buông tay ra, nếu trẻ bị vàng da, sẽ thấy được màu da vàng thật sự ở nơi ấn ngón tay.

Mức độ vàng da:

Vàng da nhẹ: Da vàng nhẹ ở mặt và thân, trẻ vẫn bú tốt, vàng da xuất hiện muộn sau ngày thứ ba.

Vàng da nặng: Da vàng sậm lan đến tay chân, kèm bú kém, bỏ bú, hoặc xuất hiện sớm trong vòng 1 – 2 ngày sau sinh.

Việc cần làm khi trẻ bị vàng da:

Vàng da nhẹ: Điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng, đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh sáng dịu của mặt trời và cho bú nhiều iần trong ngày, vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Biiirubin qua đường tiêu hóa. Tiếp tục theo dõi diễn tiến của vàng da hàng ngày cho đến ít nhất là 7 – 10 ngày sau sinh.

Vàng da nặng: Phải đưa trẻ nhập viện ngay. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được điều trị.

Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

– Trẻ bú yếu hoặc bỏ bú.

– Vàng da ian đến tay chân.

– Vàng da xuất hiện sớm trong 24 – 48 giờ sau sinh.

– Vàng da kéo dài trên 15 ngày.

Vì Sao Nên Sử Dụng Đèn Chiếu Vàng Da Cho Trẻ Sơ Sinh

1. Vàng da là gì?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng sinh lý do sự tăng phá huỷ hồng cầu phôi thai, giảm chức năng của các men chuyển hoá do gan sản xuất và tăng chu trình ruột gan. Trong một số trường hợp, khi bilirubin gián tiếp trong máu tăng lên quá cao có thể dẫn đến bệnh vàng da, biến chứng của bệnh còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: sinh non, trẻ khoẻ hay bệnh lý, bất đồng về nhóm máu. Đèn chiếu vàng da là thiết bị số 1 để điều trị bệnh da hiện nay.

‘Vàng da tăng bilirubin trực tiếp (kết hợp)

Loại này thường ít gặp nhưng nặng, nhất là loại vàng da với nước tiểu thẫm màu và phân bạc màu. Hai nguyên nhân lớn là hẹp teo đường mật, bệnh nhân thường phải điều trị phẫu thuật.

Vàng da tăng bilirubin gián tiếp (tự do)

Là loại vàng da hay gặp nhất, nếu bệnh nhân không được theo dõi phát hiện và điều trị sớm thì biến chứng cực kỳ nặng – đó là vàng nhân xám.

2. Lợi ích khi sử dụng đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh

Dùng đến chiếu để điều trị bệnh vàng da là liệu pháp được hầu hết các bệnh viện trên thế giới áp dụng, được bác sĩ chỉ định cho tất cả trẻ vàng da tăng bilirubin gián tiếp lên đến 13mg% (22mmol%).

Dùng ánh sáng xanh, trằng có bước sóng 420 đến 480mm và đặt cách trẻ 50cm. Đặt trẻ trong lồng ấp, không mặc quần áo để tiếp xúc với ánh đèn, có đeo băng đen bảo vệ cho mắt trẻ.

Cho ánh sáng chiếu trực tiếp lên da của trẻ, 3 giờ thay đổi tư thế trẻ một lần và sau 5 – 6 tiếng đồng hồ thì nghỉ chiếu 1 giờ. Tiếp tục chiếu cho đến khi nồng độ Bilirubin gián tiếp xuống mức bình thường.

Một số mẫu đèn chiếu vàng da được nhiều bệnh viện sử dụng hiện nay bạn có thể tham khảo như:

Đèn chiếu vàng da HALOGEN MAXI PHOTO

Sử dụng bóng đèn Halogen lưỡng sắc, giảm hệ thống điề chỉnh tập trung tia cực tím. Đèn tiêu thụ năng lượng thấp, ống kính bảo vệ dễ dàng tháo rời, cho phép làm sạch hệ thống lọc.

Thiết bị có diện tích bệnh mặt rộng, cung cấp một lượng chiếu sáng cho hiệ quả cao trong thời gian ngắn. Đèn được sản xuất the công nghệ mới nhất và theo tiêu chuẩn Châu Âu, bảo hành 12 tháng và có kĩ sư lắp đặt tận nơi và hướng dẫn sử dụng.

Đèn chiếu vàng da Olidef Halogen Medphoto 6/medphoto 8

Cho phép điều chỉnh góc và chiều cao một cách dễ dàng. Đèn có hệ thống bánh xe di chuyển giúp linh động trong quá trình xử lý. Tuổi thọ của bóng đèn lớn giúp tiết kiệm năng lượng. Nếu bạn quan tâm dòng đèn chiếu vàng chất lượng cao và chi phí hợp lý thì không nên qua model này của hãy Olidef.

Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh

Vàng da sinh lý hết sau 10 ngày đối với trẻ sinh đủ tháng và 14 ngày đối với trẻ sinh thiếu tháng. Bé bú sữa mẹ có thể bị vàng da do sữa mẹ, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ bị kéo dài hơn. Hiện tượng đỏ mặt khi rặn đi cầu và khi giật mình không cần điều trị. Khi bé khoảng 3- 4 tháng tuổi sẽ bắt đầu hoạt động lưỡi nhiều hơn, cử động miệng nhiều hơn. Bé có thể ham vui, ham nói chuyện nên không tập trung khi bú. Bạn nên chọn nơi yên tĩnh để cho bé bú và thử đổi cỡ (size) núm vú to hơn để sữa xuống nhanh hơn vì sữa xuống chậm cũng sẽ làm bé chán.

Xin chào các bác sĩ, em có một số thắc mắc như bên dưới hy vọng nhận được tư vấn của bác sĩ, e chân thành cảm ơn! 1. Em sanh mổ 37w1d bé trai 2.7kg, sau sinh 4 ngày bé bị vàng da sinh lý bác sĩ cho uống vitamin D mỗi ngày 1 giọt, đến giờ đã 3 tuần sao em thấy bé vẫn còn vàng da, có cách nào cải thiện để bé hết hẳn không ạ? Vàng da sinh lý bao lâu thì hết ạ? 2. Từ lúc 10 ngày tuổi, tự nhiên bé hay rặn đỏ mặt tía tai, đặc biệt là lúc đi ị, nhưng bé vãn ị đều ngày 6 7 lần chứ k phải táo báo và phân tốt, hoặc lúc bé đói, ngủ giật mình cũng bị đỏ mặt cả lên. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng này là sao ạ và cải thiện như thế nào ạ? 3. Vài ngày trở lại đây bé hay thè lưỡi, nhai miệng và nuốt như có thức ăn trong miệng, như vậy có bị làm sao không bác sĩ? 4. Do bé k chịu ti mẹ nên e toàn vắt sữa ra bình cho bé bú, lúc đầu trộm vía bé bú ngoan 1 lèo có thể đến 70 80ml sữa mẹ, nhưng mấy ngày gần đây e vẫn lấy 80ml sữa bé chỉ bú đến 30 40 ml thôi thì lại ư e đỏ cả mặt, nhưng khi đút núm vú vào thì bé lại nút rất nhanh như đang đói, chỉ nút 2 3 cái lại lè ra và ư e, cứ như vậy lập đi lập lại hoài. Nên bé k bao giờ bú no được, bác sĩ cho em hỏi bé bị làm sao và khác phục thế nào ạ? Em cảm ơn.

Các dấu hiệu bạn mô tả có thể gặp ở trẻ bình thường. Tuy nhiên, do con bạn có nhiều yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến thần kinh như ngạt, vàng da nặng nên cần phải theo dõi phát triển tâm lý và vận động đến 2 tuổi. Bạn có thể so sánh sự phát triển của bé với các mốc phát triển bình thường (có trong sổ sức khoẻ trẻ em) hoặc đưa bé đến theo dõi định kỳ tại chuyên khoa thần kinh.

Bạn không cho biết đơn vị của định lượng men G6PD nên khó trả lời. Bạn nên cho bé khám chuyên khoa sơ sinh để xác định thêm ngoài nguyên nhân thiếu men G6PD thì bé còn có nguyên nhân nào khác (viêm gan, nhiễm trùng tiểu…) làm bé bị vàng da kéo dài không. Ngoài ra, nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc chủ yếu thì có thể vàng da do sữa mẹ. Bạn có thể hâm nóng sữa mẹ đến sủi tăm, để nguội và cho bé bú. Nếu chỉ do sữa mẹ thì sau 2 ngày sẽ giảm vàng da đáng kể.

Bé có thể bị vàng da do sữa mẹ. Bạn có thể hâm nóng sữa mẹ đến khi sủi tăm, để nguội và cho bé bú. Nếu vàng da chỉ do sữa mẹ thì sau 2 ngày uống sữa mẹ hâm nóng bé sẽ hết vàng da. Sau đó, bạn có thể cho bé bú sữa mẹ bình thường. Vàng da mức độ như bạn mô tả có thể không có di chứng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải theo dõi sự phát triển vận động và tâm lý của bé theo các mốc chuẩn để có thể can thiệp kịp thời nếu có bất thường.

Chao bs be e sinh duoc 19ngay hoi sinh ơ tư du 5ngay duoc xuat vien ve .be bi vang da phai nhap vien benh vien hoc môn chieu den 3ngay roi ve nha ket hop phoi năng nay thi be het roi .nhung sau be văng mjh qua ko biet phai vang da m be như vay ko bs ..

Tran thi kim loan – 29t tuổi

Trả lời:

Chào bạn,

Thân mến

BS. Nguyễn Thị Từ Anh – Sơ sinh

Phân Biệt Vàng Da Sinh Lý Và Vàng Da Bệnh Lý Ở Trẻ Sơ Sinh

Vàng da còn được gọi là hoàng đản, là tình trạng niêm mạc mắt và mô da trẻ sơ sinh bị nhiễm sắc tố vàng khi lượng bilirubin trong máu vượt ngưỡng 17mmol/l. Các chuyên gia cho biết, khi chức năng chuyển hóa bilirubin của gan trẻ chưa kịp hoàn thiện, bilirubin sẽ thấm vào da và các tổ chức liên kết khiến da chuyển thành màu vàng, đồng thời hồng cầu sơ sinh sẽ được thay thế bởi hồng cầu trưởng thành.

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào ngày thứ hai sau khi sinh và kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Hiện tượng này bắt đầu tại da mặt và lòng trắng mắt bé, sau đó lan rộng đến ngực bụng, quá rốn hay thậm chí vàng da khắp tứ chi. Cuối cùng, tình trạng này sẽ dừng lại tại lòng bàn tay và lòng bàn chân của trẻ.

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm hai dạng là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Thông thường, vàng da sinh lý sẽ biến mất hoàn toàn sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, vàng da bệnh lý khá nguy hiểm, có thể khiến bé co giật, hôn mê. Do đó, cha mẹ cần biết cách phân biệt hai dạng vàng da này để có biện pháp chăm sóc kịp thời và xử lý phù hợp.

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý là hiện tượng lành tính, xuất hiện sau khi trẻ được 2 ngày tuổi và thường biến mất sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non.

Lúc này, hồng cầu thai nhi sẽ bị phá vỡ và được thay thế bởi hồng cầu trưởng thành. Trong khi đó, vì chức năng gan chưa kịp hoàn thiện nên cơ thể bé không thể lọc bỏ bilirubin trong máu rồi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, lượng bilirubin dư thừa này gây ra vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh. Sau khoảng 2 tuần, khi gan đã dần dần hoàn thiện và đủ sức loại bỏ bilirubin, làn da bé sẽ hồng hào trở lại. Như vậy, đây là hiện tượng tự nhiên, bình thường và hoàn toàn không gây nguy hiểm cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh:

Trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ, chủ yếu ở vùng cổ, mặt, ngực và phía trên rốn, không đi kèm những triệu chứng bất thường như: lừ đừ, thiếu máu, bỏ bú, gan lách to…

Nồng độ bilirubin trong máu không quá 12mg% đối với trẻ đủ tháng và 14mg% đối với trẻ thiếu tháng.

Tốc độ tăng bilirubin trong máu không quá 5mg% trong vòng 24 giờ.

Nước tiểu trẻ màu vàng hoặc màu tối (nước tiểu trẻ sơ sinh thường không màu) và phân màu nhạt.

Vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ các nguyên nhân như: trẻ bị bất đồng nhóm máu với mẹ, bị tan máu (do thiếu men G6PD, nhiễm trùng, hồng cầu lưỡi liềm), bệnh gan bẩm sinh (giãn hoặc teo ống dẫn mật), bị xuất huyết dưới da, nhiễm virus bào thai hoặc chậm bài tiết phân su.

Nếu trẻ mắc vàng da bệnh lý thì những triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi bé chào đời. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này thông qua một số triệu chứng điển hình như:

Toàn thân (kể cả lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc mắt) đều bị vàng đậm hơn bình thường.

Vàng da bệnh lý kéo dài hơn, khoảng 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non.

Lượng bilirubin trong máu vượt mức bình thường.

Xuất hiện một số biểu hiện bất thường như: sốt, bỏ bú, co giật hoặc ngủ li bì.

Nếu sau hơn 10 ngày, hiện tượng này vẫn không thuyên giảm mà còn đi kèm các triệu chứng trên thì phụ huynh cần chủ động đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Những trẻ sơ sinh nào dễ mắc bệnh vàng da?

Bé thiếu tháng (trước 36 tuần tuổi) dễ bị bệnh này hơn vì lá gan còn non yếu, chưa đủ khả năng đào thải bilirubin hiệu quả như trẻ đủ tháng.

Trẻ bị bầm tím trong quá trình sinh mổ hoặc sinh nở tự nhiên. Điều này khiến các tế bào máu phân hủy, dẫn đến lượng bilirubin tăng lên bất thường.

Trẻ bị dị ứng với sữa mẹ hoặc hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ quá cao. Tuy nhiên, nguồn kháng thể dồi dào từ sữa mẹ sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng, từ đó đẩy lùi bệnh tật. Do đó, người mẹ nên cho trẻ bú khi vừa lọt lòng.

Trẻ bị bất đồng (không tương thích) nhóm máu với mẹ có thể bị vàng da sớm hơn bình thường. Lúc này, cơ thể bé sẽ sản sinh những kháng thể phá hủy tế bào hồng cầu, từ đó làm nồng độ bilirubin gia tăng đột ngột.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh không được chủ quan, xem thường tình trạng này.

Vàng da nhân: Khi nồng độ bilirubin trong máu tăng nhanh, vượt giới hạn cho phép thì gan sẽ không kịp lọc bỏ và đào thải chất này. Lúc đó, bilirubin có thể thấm vào não, khiến não tổn thương và không thể hồi phục. Do đó, nếu đã xác định bị vàng da bệnh lý thì trẻ cần được điều trị dứt điểm trước 7 ngày sau khi sinh nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương não.

Bại não cấp tính: Nếu bé bị vàng da đi kèm các dấu hiệu bất thường như: ngủ li bì, khóc nhiều, sốt cao, bỏ bú, mất tập trung… thì gia đình nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của chứng bại não cấp tính. Theo các chuyên gia, bilirubin rất độc hại đối với não bộ. Khi trẻ bị vàng da nặng, chất này sẽ đi sâu vào não và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi phát hiện trẻ có một số dấu hiệu sau, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vàng da xuất hiện sớm, trước 48 giờ sau khi sinh.

Toàn thân (bao gồm cả lòng bàn tay, lòng bàn chân) đều bị vàng da.

Vàng da kéo dài trên 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng và trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng.

Trẻ bị vàng da kèm nhiều triệu chứng bất thường như: sốt, lừ đừ, quấy khóc vô cớ, bỏ bú, phân bạc màu, nước tiểu vàng đậm…

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết bằng mắt thường, tại nơi có đủ ánh sáng. Do đó, người mẹ cần quan sát da bé hàng ngày. Trong những trường hợp khó nhận biết (da trẻ màu đen hoặc đỏ hồng) thì bạn nên ấn nhẹ ngón cái lên da trẻ trong vòng vài giây, sau đó buông ra. Nếu da bé tại vị trí đó có màu vàng rõ rệt thì trẻ đang bị vàng da sơ sinh. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để kiểm tra nồng độ bilirubin trong máu, bác sĩ sẽ đo bilirubin qua da bé. Thủ thuật này được tiến hành bằng cách đặt một máy đo ánh sáng trên đầu bé. Với các giá trị thu được, bác sĩ sẽ xác định rằng liệu trẻ có đang mắc chứng vàng da sơ sinh hay không. Nếu kết quả sơ bộ này chỉ ra dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và vạch ra phác đồ điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Biện pháp xử lý trong trường hợp vàng da sinh lý mức độ nhẹ tương đối đơn giản. Người mẹ chỉ cần cho con tắm nắng hàng ngày trong khung giờ 7:00 – 7:30. Cách làm này không chỉ đẩy lùi vàng da an toàn và nhanh chóng mà còn bổ sung vitamin D và ngăn ngừa nguy cơ còi xương ở trẻ sơ sinh.

Trong trường hợp bé bị vàng da nặng, phụ huynh có thể cân nhắc một trong ba phương pháp điều trị phổ biến sau:

Chiếu đèn khá an toàn, đơn giản và hiệu quả. Thủ thuật này hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng năng lượng ánh sáng chiếu xuyên qua da, thúc đẩy quá trình chuyển hóa bilirubin tự do trong máu thành những chất vô hại, có thể dễ dàng đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Khi tiến hành chiếu đèn, bé sẽ được cởi hết quần áo, che kín mắt và bộ phận sinh dục, sau đó được các chuyên gia điều chỉnh tư thế nhằm tăng cường diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.

Điều trị sợi quang bằng cách bao bọc trẻ trong sợi quang học đặc biệt. Những thiết bị này có thể phát ra ánh sáng, trực tiếp tác động đến làn da bé. Với cách làm này, người mẹ có thể bế và cho trẻ bú như bình thường.

Thay máu chỉ áp dụng đối với các trường hợp vàng da nặng, sau khi liệu pháp chiếu đèn và điều trị sợi quang thất bại hoặc bé biểu hiện các triệu chứng thần kinh đi kèm. Khi đó, trẻ sẽ nhận được một lượng máu nhỏ từ ngân hàng máu hoặc người hiến tặng. Biện pháp này có tác dụng thay thế tế bào máu tổn thương bằng các hồng cầu khỏe mạnh, từ đó làm tăng số lượng tế bào hồng cầu của trẻ, đồng thời kiểm soát nồng độ bilirubin.

Tóm lại, khi bé xuất hiện dấu hiệu vàng da bệnh lý, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa con em đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng hướng.

Biện pháp phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh

Để ngăn ngừa tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, người mẹ cần tự chăm sóc sức khỏe thật tốt trong quá trình mang thai, chủ động khám thai đều đặn theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên cho con bú sữa non ngay sau khi sinh và chú ý giữ ấm cho bé, tránh hiện tượng bé bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm, sau khi chào đời. Ngoài ra, mẹ và bé cần ở trong phòng đầy đủ ánh sáng để mẹ có thể dễ dàng theo dõi màu da của trẻ.

Vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến hiện tượng vàng da nhân, bại não cấp tính, thậm chí tử vong. Do đó, phụ huynh cần thường xuyên theo dõi diễn biến sức khỏe của bé, đồng thời chủ động thăm khám bác sĩ khi con em xuất hiện một số dấu hiệu bất thường.