Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Biếng Ăn?

Singlemum – Vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn? Con yêu hay quấy, khóc nhè và biếng ăn làm cho bạn lo lắng? Vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn và làm thế nào để khắc phục tình trạng đó là câu hỏi thường trực ngốn bao tâm sức của các mẹ dành cho bé.

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng khiến trẻ sơ sinh biếng ăn. Các mẹ cho trẻ bú kéo dài quá lâu khiến trẻ chán ngán và biếng ăn. Trong trường hợp bạn cho trẻ bú không đúng nhu cầu của trẻ cũng vậy, không nên cứ thấy trẻ khóc là bắt trẻ bú, thay vào đó hãy bế ẵm và ru trẻ. Khoảng thời gian thích hợp là cứ cách 3 tiếng hãy cho trẻ bú 1 lần. Đối với trẻ quen bú mẹ, bạn không nên ép trẻ bú bình hay tạo không khí căng thẳng khi trẻ bú. Bởi đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh lại biếng ăn.

Việc sử dụng quá nhiều vitamin, kháng sinh hoặc “thuốc kích thích ăn” hay lạm dụng kháng sinh cũng có thể làm cho trẻ biếng ăn thêm. Tuyệt đối không được hoà thuốc và sữa cho trẻ bú hoặc uống bởi rất dễ tạo ám ảnh và gây tình trạng sợ bú ở trẻ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh.

Một trong những nguyên nhân của hiện tượng biếng ăn ở trẻ sơ sinh là do trẻ mắc chứng biếng ăn bẩm sinh. Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú. Một số trẻ còn có thể bị biếng ăn sau khi tiêm phòng hoặc sau chấn thương.

Với trẻ sơ sinh bạn nên cách 3 tiếng cho trẻ bú một lần và nên cho trẻ bú bằng ti mẹ. Trong trường hợp trẻ bắt buộc bú bằng bình bạn nên cho trẻ làm quen dần và chọn bình bú có kích cỡ và chất liệu đầu vú phù hợp với trẻ. Hãy sắm cho con một chiếc bình bú màu sắc đáng yêu, vừa cho con bú bạn vừa vỗ nhẹ, trò chuyện tạo cảm giác êm ái ấm áp cho con. Hi vọng rằng với tình yêu thương và sự tinh tế của bạn con sẽ không rơi vào tình trạng biếng ăn thêm nữa.

Singlemum theo VNE

Trẻ Sơ Sinh Biếng Ăn

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh biếng ăn Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh hoạt động không tốt

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu và đang dần hoàn thiện khi gặp các triệu chứng rồi loạn tiêu hóa, rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến cho trẻ buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy gây tình trạng biếng ăn.

Cũng có thể do trẻ bú mẹ kém

Các mẹ cho trẻ bú với thời gian quá dài, quá lâu làm cho bé chán ngán và bú ít đi ở những lần sau. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu khi con muốn bú thì mẹ cho bú và khi con có những biểu hiện đã bú đủ thì mẹ không nên ép con.

Ngoài ra, cho bé bú không đúng lúc cũng là một nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh biếng ăn. Nếu trẻ quen bú mẹ thì mẹ không nên ép trẻ bú bình hay tạo không khí căng thẳng khi bé bú vì đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn.

Nếu trẻ biếng ăn phản ứng không thích thì mẹ cũng không nên căng thẳng gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Khoảng thời gian thích hợp là cứ cách 3 tiếng mẹ cho trẻ bú 1 lần.

Trẻ sơ sinh biếng ăn do tác dụng phụ của thuốc

Mẹ tuyệt đối không nên hòa thuốc vào sữa cho trẻ bú hoặc uống bởi nó có thể tạo ám ảnh và gây tình trạng sợ bú ở trẻ và dẫn đến tính trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này tình trạng biếng ăn chỉ xảy ra một giai đoạn ngắn.

Trẻ sơ sinh biếng ăn bẩm sinh

Một trong những nguyên nhân của tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh là do trẻ mắc chứng biếng ăn bẩm sinh. Tỷ lệ trẻ sơ sinh biếng ăn bẩm sinh chiếm khoảng dưới 5%, trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú. Một số trẻ còn có thể bị biếng ăn sau khi tiêm phòng hoặc sau chấn thương.

Do mắc bệnh

Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh về tai, mũi, đường hô hấp… cũng khiến trẻ khó chịu không muốn bú. Tình trạng này sẽ chỉ diễn ra ở giai đoạn ngắn, mẹ cần phát hiện sớm để xử lý kịp thời.

Hoặc, do đầu ti của mẹ cứng hoặc bị tụt sâu khiến bé khó bú

Do thay đổi về mùi vị sữa mẹ: Mùi vị sữa mẹ có thể bị thay đổi do chế độ ăn uống của mẹ như: ăn thức ăn nhiều gia vị, nặng mùi, cay hoặc quá chua caffein hay rượu bia.

Ngoài ra, mẹ ăn nhiều sữa, hành, bắp cải đều có thể khiến trẻ bị đầy hơi, thậm chí đau bụng. Sữa bò, hạt hạnh, bột mì, cá và trứng cũng là một số đồ ăn và đồ uống có thể gây dị ứng ở trẻ.

Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh biếng ăn, mẹ nên làm gì? Tạo thói quen bú cho bé

Trong trường hợp trẻ bắt buộc bú bằng bình bạn nên cho trẻ làm quen dần và chọn bình bú có kích cỡ và chất liệu đầu vú phù hợp với trẻ. Mẹ cần duy trì thường xuyên việc gần gũi, tiếp xúc với bé để bé có cảm giác êm ái, yêu thương.

Cho con bú đúng cách

Cho bé bú đúng tư thế để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ và tạo điều kiện cho sữa ra đều. Mẹ có thể chọn nơi yên tĩnh cho trẻ bú để tránh mất tập trung.

Điều trị bệnh kịp thời

Khi bạn thấy bé có những biểu hiện khó chịu, những thay đổi ở cơ thể do bị bệnh lý bạn cần kiểm tra ngay cho trẻ để tìm ra bệnh lý và có cách xử lý kịp thời để trẻ không bị mệt mỏi, chán ăn. nếu trẻ bị nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng bạn cần cho bé đi kiểm tra để tìm rõ được nguyên nhân.

Đảm bảo dinh dưỡng

Mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng ăn uống để có nguồn sữa ngon và kích thích khả năng bú của bé hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh, siro ăn ngon để giảm thiểu tình trạng biếng ăn và ngăn ngừa suy dinh dưỡng.

Nguồn: Điều Trị Biếng Ăn

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Trẻ Sơ Sinh Biếng Ăn Phải Làm Sao?

Trẻ sơ sinh biếng ăn do chế độ ăn không hợp lý

Ở trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn cực kỳ non yếu nếu các mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng) sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, các thức ăn không tiêu hóa được bị dồn đọng gây tình trạng chướng bụng, đầy hơi khiến trẻ chán ăn, biếng ăn. Ngoài ra nếu các mẹ cứ lặp đi lặp lại một món cho trẻ ăn khiến trẻ chán ngán dẫn đến tình trạng biếng ăn

Trẻ sơ sinh biếng ăn do tâm lý

Nhiều cha mẹ thấy con trẻ không chịu ăn nên cố gắng ép, nhiều trường hợp còn đè trẻ ra để đút thức ăn, bóp mũi cho trẻ nuốt như vậy khiến trẻ đã biếng ăn lại trở nên sợ hãi khiến tình trạng biếng ăn trở nên tồi tệ hơn. Việc thay đổi môi trường mới cũng khiến trẻ trở nên biếng ăn.

Trẻ sơ sinh biếng ăn do bệnh lý

Trẻ sơ sinh mắc phải các bệnh như ho, sốt, viêm phổi, viêm amidan, nhiễm giun sán,…hoặc đơn giản chỉ là mọc răng, sưng nướu cũng khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, kém hấp thu dinh dưỡng, chậm tăng cân.

Trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý

Trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý với biểu hiện là vẫn chơi bình thường nhưng lại ăn ít đi. Nguyên nhân do trong giai đoạn này trẻ đang tập bò, tập đi, tập khám phá nên không để ý đến ăn uống. Trong trường hợp này các mẹ nên chọn các món trẻ thích, dễ nuốt cho trẻ ăn được nhiều và đảm bảo dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh biếng ăn do hệ tiêu hóa hoạt động không tốt

Do hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn quá non yếu nên hoạt động chưa hiệu quả nên trẻ hay mắc phải các chứng như đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ, táo bón, tiêu chảy… Đặc biệt nếu trẻ sử dụng kháng sinh gây nên nhiều tác dụng phụ dẫn đến rối loạn tiêu hóa khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn

Trẻ thiếu hụt dinh dưỡng nên cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, uể oải dẫn đến tình trạng kém ăn, chán ăn…

Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao?

Phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các mẹ nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ, mỗi bữa ăn cần đầy đủ bốn nhóm thực phẩm bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Thực đơn cần đa dạng, thay đổi liên tục để kích thích trẻ ăn. Nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, nên chia thành nhiều bữa trong ngày cho trẻ

Không nên ép buộc trẻ ăn uống

Nên tạo tâm lý thoải mái cho trẻ ăn uống như vậy trẻ mới dễ dàng ăn và hấp thu các chất. Việc ép buộc trẻ ăn khiến trẻ sợ hãi và phản tác dụng. Nếu đến bữa mà trẻ không ăn thì các mẹ đợi đến lúc trẻ đói rồi cho trẻ ăn, thức ăn nấu cho trẻ cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, nên thay đổi và cho trẻ ăn thêm các món mới. Ngoài ra các mẹ nên lưu ý không cho trẻ sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh, muốn cho trẻ sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Dùng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ tiêu hóa

Một số thực phẩm tốt cho trẻ biếng ăn

Quả bơ: Bơ là loại trái cây chứa chất béo tốt không bão hòa, cùng với nhiều chất xơ giúp trẻ ngăn ngừa táo bón. Mẹ có thể xay bơ cho bé ăn dặm, làm sinh tố bơ… cho trẻ ăn để cung cấp thêm dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa biếng ăn

Quả việt quất: Việt quất chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi ích lớn cho sức khỏe, các mẹ có thể ép nhuyễn quả này cho bé ăn hoặc kết hợp với một số quả khác làm sinh tố, hoặc có thể xay mịn cho vào cháo cho trẻ ăn dặm

Bột yến mạch: Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan và các loại vitamin nhóm B cùng với nhiều nguyên tố vi lượng khác. Ăn bột yến mạch sẽ giúp bé có cảm giác no lâu hơn, các mẹ có thể chế biến bột yến mạch thành nhiều món bổ dưỡng cho trẻ ăn

Vì Sao Trẻ Biếng Ăn

1. Biếng ăn do tâm lý. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, trẻ biếng ăn khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bò hoặc bị đánh lừa. Các tình huống thường gặp trong thực tế khiến trẻ biếng ăn do tâm lý đó là trẻ bị ép bú bình trong khi trẻ chỉ thích bú mẹ, mẹ đi làm để trẻ cho người khác chăm sóc, trẻ bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi 1 chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, trẻ bị quy định phải ăn hết khẩu phần của mình trong khoảng thời gian cố định, khi không khí bữa ăn căng thẳng, khi cha mẹ cho thuốc vào thức ăn hoặc sữa.

2. Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn. Gặp ở những bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ khi chế biến thức ăn cho trẻ. Ví dụ như cho trẻ ăn khoai tây, cà rốt, củ dền, đậu, thịt .. xay nhuyễn và cho trẻ ăn hết ngày này qua ngày nọ khiến trẻ chán. Hoặc cũng có trường hợp chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không cho ăn xác, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng hoặc các trường hợp ăn dặm quá sớm hay quá muộn cũng khiến trẻ biếng ăn.

3. Biếng ăn do bệnh lý. Trẻ mắc các bệnh như suy dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng, bệnh răng miệng khiến trẻ ăn mất cảm giác ngon gây lười ăn, chán ăn.

4. Biếng ăn sinh lý. Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi… Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường.

5. Biếng ăn do thuốc. Do các bậc cha mẹ dùng quá nhiều vitamin, kháng sinh hoặc “thuốc kích thích ăn”. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, còn thuốc kích thích ăn sẽ làm cho trẻ biếng ăn thêm ngay sau khi ngừng thuốc.

6. Biếng ăn do cha mẹ. Đó là các trường hợp một số cha mẹ quá lo lắng về sự tăng trưởng của con. Khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi, nhiều người nghĩ rằng con biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt.

7. Biếng ăn bẩm sinh. Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị biếng ăn như sau khi tiêm phòng hoặc sau chấn thương.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ biếng ăn có nguy cơ thua kém 6% – 22% chỉ số cơ thẻ BMI so với trẻ ăn uống bình thường. Trẻ biếng ăn cũng có chỉ số phát triển trí tuệ MDI thấp hơn trẻ bình thường. Chưa kể đến, trẻ biếng ăn còn bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến việc hay mắc các bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… và thường tần suất trẻ ốm đau phải gặp nhiều lần hơn trẻ bình thường cùng lứa.

Theo kết quả thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia, hơn 50% trẻ em Việt Nam thiếu vi chất, hiện vẫn còn khoảng 1/3 trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, nguyên nhân tình trạng này là do bé bị “đói” các vi chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng, phát triển chiều cao …

Như vậy, những trẻ biếng ăn thường có nguy cơ sức đề kháng kém, khả năng hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng không tốt dẫn đến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương và thiểu năng trí tuệ….

Giải pháp nào cho trẻ biếng ăn?

Tạo tâm lý thoải mái. Thường thì trẻ thường có xu hướng thích tự kiểm soát cuộc sống của mình, điều đó khiến chúng cảm thấy thỏa mãn hơn, tự tin hơn. Nếu càng ép trẻ, trẻ càng chống đối và không muốn ăn. Với trẻ biếng ăn, lười ăn, bạn hãy tự cho trẻ lựa chọn những loại đồ ăn trong 1 bữa, và để trẻ tự ăn. Bạn chỉ nên hướng dẫn trẻ ăn, đặt đồ ăn trước mặt trẻ và có thể kích thích sự tò mò của trẻ bằng những câu nói và hành động tương tự thể hiện món đó rất ngon và lôi cuốn.

Khen ngợi trẻ. Bởi trẻ rất thích được khen, nếu trẻ thử ăn một loại đồ ăn mới, hãy khen ngợi nhiệt tình và vui vẻ. Như thế bạn đã ngầm gửi một thông điệp tới trẻ, khi trẻ ăn mẹ sẽ rất vui và bé sẽ được khen. Bé sẽ tích cực ăn những món mới mẹ đưa cho, và việc muốn trẻ thử đồ ăn mới sẽ xuất phát từ tự thân trẻ chứ bạn không cần phải ép.

Cho phép trẻ chọn lựa. Đó là cách bạn cho phép trẻ được tự chọn đồ ăn, tự chọn bát ăn, đĩa hay cốc uống nước. Như thế trẻ sẽ mong đến bữa ăn để tự mình chọn xem hôm nay mình ăn bát gì, hình con gì và tạo hứng thú cho trẻ ăn hơn.

Đối với những trẻ không thích ăn thịt, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm xúc xích, ngoài ra thêm bơ, phô mai, trứng, bơ lạc, sữa chua và bánh mỳ cho bé để bổ sung dinh dưỡng cho bé. Nếu vẫn còn chưa yên tâm, bạn cũng có thể làm khoai tây nghiền trọn thịt băm rồi tẩm bột và chiên xù, thịt lẫn trong khoai tây sẽ dễ ăn hơn và có hình thức đẹp mắt hơn nên sẽ thu hút trẻ hơn.

Đối với những trẻ không thích ăn rau, bạn có thể tự làm một khay rau đầy màu sắc thật bắt mắt và đủ thứ loại rau củ. Có trẻ thích cà rốt, trẻ thích đậu hà lan, như thế sẽ tăng cơ hội trẻ ăn rau hơn mà bạn không cần phải dùng biện pháp gượng ép nào.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ cho trẻ biếng ăn. Một biện pháp an toàn cho trẻ biếng ăn đó là việc sử dụng các thảo dược hỗ trợ. Tuy nhiên, cần đúng liều lượng và cân nhắc xem có phù hợp với trẻ hay không. Bé hay ăn chóng lớn Đức Thịnh là một sản phẩm dang thảo dược, được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc. Sản phẩm được điều chế từ các vị thảo dược quý hiếm như Sa Sâm, Bạch truật, Bạch Thược… có tác dụng bồi bổ chức năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn giúp điều trị hiệu quả chứng biếng ăn, lười ăn ở trẻ em. Các mẹ có thể hòa bột với 30 ml nước, pha loãng với đường để cho trẻ uống. Cũng có thể trộn vào nước súp, cháo, bột cho trẻ ăn.

Đối với các thức ăn có nguồn góc từ động vật, hãy hầm nhừ để bé dễ tiêu hóa. Ngoài ra bạn cũng nên tăng cường thêm các món dễ nuốt hơn và hầu như bé nào cũng thích như: bơ, phô mai, trứng, bơ lạc, sữa chua, … cho bé.

Đối với rau củ, để “dụ” bé ăn rau, thay vì một loại rau, hãy làm một khay rau đầy màu sắc thật bắt mắt và thử đủ các loại rau củ bạn có thể nghĩ ra. Và lưu ý rằng chỉ nên đưa rau củ vào trước khi cho trẻ ăn.

Hãy chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiêu bữa mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, bạn cần chịu khó đổi món cũng như học cách chế biến món mới từ nguyên liệu cũ; hãy chú ý đến hương vị, màu sắc, độ dinh dưỡng để tăng cường sự thèm ăn ở bé.

Cuối cùng, nếu bạn đã cố gắng “hết sức” mà bé vẫn không ăn được nhiều thì có thể cho bé uống thêm sữa có chứa một lượng đủ các dưỡng chất quan trọng trong các bữa phụ hàng ngày để giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất mà trẻ bị thiếu hụt từ bữa ăn.

Bé hay ăn chóng lớn Đức Thịnh

Tại Vì Sao Trẻ Biếng Ăn

“Biếng ăn” là tình trạng thường thấy ở trẻ, và cũng là một trong những mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, ba mẹ hoàn toàn có thể tìm hiểu tại vì sao trẻ biếng ăn, từ đó có giải pháp phù hợp.

Thông thường nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn sẽ rơi vào 1 trong 7 tình huống sau:

1. Trẻ biếng ăn vì đang bị những bệnh thực thể

Khi mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ hô hấp, hệ tiêu hoá có thể làm trẻ gặp khó khăn trong ăn uống: khó nuốt, nuốt đau, ho, ói… Hơn nữa, trẻ dùng kháng sinh dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột cùng với các tổn thương thực thể tại hệ tiêu hoá, nên trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, càng dễ biếng ăn.

Cha mẹ cần phối hợp với bác sĩ để chẩn đoán, từ đó trị dứt điểm nguyên nhân tại sao trẻ biếng ăn. Mặt khác, cần bổ sung nguồn dinh dưỡng đặc chế dành riêng cho bé bởi khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng các vitamin và các chất khoáng bị mất đi rất lớn.

2. Trẻ bị những cơn đau bụng khi ăn

Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Những cơn đau bụng làm trẻ khóc không thể dỗ được và làm gián đoạn bữa ăn. Với tình trạng này, cần kiên nhẫn dỗ dành, chờ trẻ qua cơn đau rồi cho ăn lại hoặc có thể tham vấn ý kiến bác sĩ.

3. Trẻ quá kén chọn thức ăn

Trẻ không ăn một vài thức ăn đặc biệt do trẻ không thích hoặc không thấy hợp khẩu vị. Trong trường hợp này, cha mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc: khuyến khích để trẻ ăn chứ không ép buộc, đồng thời hỗ trợ thêm vào lượng dưỡng chất thu nạp hàng ngày bằng cách bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết.

4. Trẻ suy nhược, không hứng thú với chuyện ăn

Trẻ biếng ăn và có khuynh hướng muốn thu hẹp cảm xúc hoặc trầm cảm, biểu hiện ở việc ít nói và ít giao tiếp. Lúc này, cha mẹ cần xem xét cho trẻ vào viện khám bệnh, cùng bác sĩ phân tích những lý do tại sao trẻ biếng ăn. Ngoài ra, nếu mẹ hay ba cho ăn mà trẻ không chịu ăn thì có thể “đổi tay”, để người khác cho ăn.

Trẻ biểu lộ sự sợ hãi khi biết sắp phải ăn hoặc không chịu ăn bằng cách khóc, ưỡn người, ngậm chặt miệng, chạy trốn, buồn nôn. Nếu bạn đang tự hỏi vì sao trẻ biếng ăn đến mức biểu hiện ra như vậy, thì hãy xem lại xem trẻ có bị thúc ép, gò bó quá mức khi ăn không.

Với những trường hợp nhẹ, mẹ nên cho ăn khi trẻ đang thoải mái tinh thần, từ đó mà trẻ cảm thấy vui vẻ hơn mỗi khi tới giờ ăn.

6. Trẻ quá hiếu động

Có nhiều trẻ rất năng động, thích chơi hoặc giao tiếp với người khác nhiều hơn ăn hay trẻ muốn ăn thì chỉ ăn một hai miếng rồi lại quay ra chơi. Tại sao phải lưu ý những trường hợp này? Vì nếu không can thiệp kịp thời, thói quen ăn lắt nhắt và mất tập trung có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Với trường hợp này cần tăng cảm giác thèm ăn bằng cách làm cho cảm giác đói của trẻ được thỏa mãn ngay lúc đó. Hạn chế những hành động khiến trẻ dễ xao nhãng bữa ăn như vừa xem tivi, điện thoại vừa ăn, vừa chơi vừa ăn.

7. Trẻ bình thường nhưng bị cảm nhận sai là biếng ăn

Do quá lo lắng về tăng trưởng của con nhiều bậc phụ huynh khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi, thì nghĩ rằng trẻ biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt. Thực tế, cha mẹ cần xác định rõ mức tăng trưởng mà trẻ cần đạt được dựa trên các thang tăng trưởng và chỉ số phát triển khoa học, đáng tin cậy.

Hơn nữa, tâm trạng cha mẹ ngày càng căng thẳng dễ xảy ra bất hòa cũng khiến trẻ thêm biếng ăn. Chính vì vậy, sau khi phối hợp với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ biếng ăn, hãy kiên trì tạo ra những bữa ăn thoải mái, vui vẻ và tràn ngập yêu thương giúp trẻ ăn ngon miệng.

Bên cạnh những giải pháp thiết thực cho từng nguyên nhân cụ thể xoay quanh vấn đề vì sao trẻ biếng ăn, phụ huynh có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng dành cho trẻ, hỗ trợ trẻ tăng trưởng khỏe mạnh lâu dài.

PediaSure – Nguồn dinh dưỡng cân bằng với 35 dưỡng chất thiết yếu được chứng minh lâm sàng hỗ trợ trẻ tăng trưởng khỏe mạnh chỉ sau 9 tuần và duy trì đà tăng trưởng khỏe mạnh khi sử dụng lâu dài.