Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi, Thở Khò Khè?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trẻ có kích thước mũi nhỏ lại chủ yếu thở bằng mũi nên khi gặp điều kiện bất lợi rất dễ bị nghẹt mũi. Trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè cần theo dõi sát sao, đặc biệt là khi trẻ có biểu hiện khó thở vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nặng.

1. Nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè

Trẻ bị nghẹt mũi có thể dễ dàng phát hiện với các biểu hiện cụ thể như: trẻ chảy nước mũi, thở nhanh, quấy khóc…

Khò khè là tiếng thở bất thường của trẻ khi bị viêm đường hô hấp dưới. Các phế quản khi bị viêm nhiễm, có dịch nhầy sẽ dễ bị phù nề, co thắt, tắc nghẽn, cản trở đường lưu thông của không khí khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè.

Tiếng khò khè có thể nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, nghe âm trầm. Cha mẹ có thể áp sát tai và gần miệng trẻ, nghe kỹ tiếng thở của trẻ. Tốt nhất nên kiểm tra tiếng thở khi trẻ nằm im. Nhiều trường hợp trẻ thở khò khè rất khó phát hiện, phải kiểm tra bằng ống nghe của bác sĩ.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè

2.1. Hen suyễn

Hen suyễn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ thở khò khè. Hen suyễn là bệnh là tình trạng viêm mạn tính đường thở. Có yếu tố gia đình, hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều chất kích thích như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa… hoặc bệnh nhân có thể mắc bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp cấp. Khi đó, trẻ sẽ có những cơn khò khè, khó thở.

2.2. Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng các cuống phổi nhỏ hay các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản không có sụn, lại có kích thước rất nhỏ nên khi bị viêm nhiễm sẽ dễ dàng phù nề làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí khiến trẻ khó thở, thở khò khè, thậm chí là thiếu oxy và suy hô hấp.

2.3. Viêm phổi

Trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè do viêm phổi. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương mu mô phổi. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp.

Ngoài ra trẻ cũng có thể bị thở khò khè do có dị vật đường thở hoặc phế quản bị chèn ép….

3. Phải làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè?

Video đề xuất: Hướng dẫn rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ thở khò khè, cha mẹ cần theo dõi sát sao. Nếu trẻ thở khò khè kéo dài thì nên cho trẻ tới bệnh viện để kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả thuốc kháng viêm, long đờm, kháng sinh…

Vệ sinh mũi sạch sẽ, nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và có thể hút mũi cho trẻ để loại bớt dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng, trẻ dễ thở hơn.

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể

Trường hợp trẻ có những biểu hiện nguy hiểm như: thở rút lõm ngực, ngủ li bì, người tím tái, rối loạn tri thức… cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành

Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.

Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Thạc sĩ. Bác sĩ Ngô Thị Oanh đã có trên 10 năm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa. Thực hiện thành thạo khám, chẩn đoán, điều trị bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, dinh dưỡng trẻ em. Trong quá trình công tác, bác sĩ Oanh thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về chẩn đoán và điều trị thông qua các hội nghị chuyên ngành, các lớp đào tạo liên tục.

Hướng dẫn cuốn ổ cho trẻ sơ sinh XEM THÊM:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vì Sao Trẻ Hay Bị Nghẹt Mũi? Những Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Nghẹt Mũi Cho Trẻ

Trong thực tế đã thấy nhiều trường hợp ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch xảy ra ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi do người nhà tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ em.

Vì sao trẻ hay bị nghẹt mũi?

Trẻ em thường dễ nhạy cảm với thời tiết. Hệ hô hấp của trẻ nhỏ cũng rất dễ bị sung huyết, kích ứng đường thở khi nhiệt độ trong ngày thay đổi đột ngột, nhất là lúc chuyển mùa hoặc nằm phòng điều hòa. Do nghẹt mũi khò khè, nhiều bé không thể bú được và rất khó ngủ Trong những trường hợp này, nhiều bà mẹ đã vội cho con mình dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn dẫn đến do bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi, thường hay gặp là loại naphazoline.

Lưu ý khi dùng thuốc

Thuốc nhỏ mũi co mạch được dùng phổ biến ở nước ta là naphazoline. Có khá nhiều tên thương mại như rhinex 0,05%, nasoline 0,05%… Cần chú ý loại này không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 7 tuổi. Trong thực tế đã thấy nhiều trường hợp ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch xảy ra ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi do người nhà tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ em.

Chỉ cần nhỏ 2 giọt là đã đủ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Sau khi nhỏ mũi từ 30 phút đến 2 giờ sẽ xuất hiện các biểu hiện vã mồ hôi tay chân lạnh ngắt. Sau đó, trẻ lừ đừ hôn mê thở yếu. Thậm chí có những dấu hiệu nặng như ngưng thở từng cơn, nhịp tim không đều có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị nghẹt mũi cần làm thông mũi cho trẻ. Nếu trẻ nghẹt nhiều, nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi. Hướng dẫn trẻ tránh thói quen hỉ mũi mạnh cả hai bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.

Làm thông mũi 2 – 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn. Ngoài ra chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Tuyệt đối không nên dùng miệng để hút mũi vì có thể lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ. Không tự ý dùng thuốc kháng sinh trị nghẹt mũi vì không những không hết nghẹt mũi mà còn làm cho vi khuẩn kháng thuốc.

Thực tế cho thấy, mặc dù triệu chứng nghẹt mũi rất hay gặp ở trẻ em nhưng đa số các bà mẹ không biết cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh nên đã tự ý điều trị nghẹt mũi theo kinh nghiệm hay mua thuốc theo mách bảo.

Do vậy, để phòng tránh ngộ độc thuốc nhỏ mũi ở trẻ em cần tuyên truyền rộng rãi, nhắc nhở lại khuyến cáo không dùng thuốc nhỏ mũi co mạch cho trẻ em dưới 7 tuổi. Người nhà cần biết cách chăm sóc trẻ khi bị nghẹt mũi để tránh tai biến cũng như diễn tiến bệnh kéo dài gây biến chứng

Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Thở Khò Khè Cần Khám Ngay?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè thường là triệu chứng của hen phế quản, viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản. Các bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, còi xương,… Do đó ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Nhận biết tình trạng nghẹt mũi thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Các cơ quan hô hấp ở trẻ sơ sinh thường chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó trong những năm đầu đời, trẻ thường gặp phải các triệu chứng như ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, thở khò khè, đau rát cổ họng,…

Với những trẻ bị ngạt mũi do dịch tiết hô hấp được sản sinh nhiều, phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết thông qua biểu hiện thực thể. Tuy nhiên với những trẻ bị ngạt mũi khô, các triệu chứng thường không triệu chứng rõ ràng. Chính vì vậy bạn nên chú ý các biểu hiện của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè:

Mũi trẻ hơi chun lại khi thở

Hơi thở thường trầm đục và yếu

Trẻ khó khăn khi bú và thường phải ngưng một thời gian mới bú tiếp

Chảy nước mũi

Thường xuyên quấy khóc

Khó chịu

Hay thức giấc giữa đêm

Miệng hôi và khô

Khoang mũi có dịch nhầy khô đóng thành vảy

Tại sao trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè ở cổ họng?

Trẻ sơ sinh ít mắc các bệnh lý viêm nhiễm cơ quan hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,… Vì lúc này nguồn thực phẩm chính của trẻ là sữa mẹ. Ngoài các vi chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp hệ miễn dịch non nớt của trẻ ức chế được các virus và vi khuẩn thông thường.

Do đó trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè có thể do những nguyên nhân sau đây:

1. Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng phổi cấp tính thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh xảy ra khi virus (chủ yếu là virus hợp bào) xâm nhập vào tiểu phế quản (các đường dẫn khí nhỏ ở phổi), gây viêm và làm gián đoạn quá trình hô hấp.

Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản có triệu chứng khá giống với bệnh cảm lạnh, như sốt nhẹ (tùy trường hợp), sổ mũi, thở khò khè, nghẹt mũi, ho,…

Với những trường hợp chăm sóc và điều trị tốt, các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 10 – 14 ngày. Tuy nhiên nếu chủ quan, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm tai giữa hoặc xẹp phổi.

2. Hen suyễn

Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh lý bẩm sinh thường gặp. Bệnh xảy ra khi đường dẫn khí bị viêm mãn tính, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường thở, gây khó thở và thở khò khè. Khi có các yếu tố kích thích (kích động, tác nhân dị ứng), trẻ có thể bùng phát cơn hen cấp với các biểu hiện như ho, nặng ngực, ngạt mũi, khó thở,…

Hen phế quản thường có xu hướng di truyền và khởi phát trong những năm đầu đời. Vì vậy nếu nhận thấy trẻ bị nghẹt mũi và thở khò khè kéo dài, bạn nên cân nhắc và xem xét nguyên nhân này. Hiện tại, hen phế quản không thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể thuyên giảm rõ rệt và ít khi bùng phát trở lại.

3. Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi (chiếm khoảng 80%) và trẻ dưới 12 tháng tuổi (chiếm khoảng 65%). Bệnh lý này xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào phổi và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Triệu chứng điển hình của viêm phổi là tình trạng thở khò khè, khó thở, sốt, ngạt mũi về đêm, bỏ bú, sốt/ hạ thân nhiệt,…

Viêm phổi có thể được điều trị dứt điểm nếu can thiệp từ sớm. Tuy nhiên trong trường hợp chậm trễ, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nặng nề như nhiễm trùng máu, viêm màng não, tràn dịch màng tim, trụy tim, tràn mủ màng phổi, còi xương, kém phát triển,…

4. Dị ứng

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Vì vậy nếu tiếp xúc với phấn hoa, bụi, khói thuốc, hóa chất, trẻ có thể bị dị ứng. Dị ứng khiến niêm mạc hô hấp phù nề và gây tăng tiết dịch nhầy, nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè, chảy nước mũi, đỏ mắt,…

Dị ứng thường không nghiêm trọng như các tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên nếu để kéo dài, dịch hô hấp có thể ứ đọng trong thời gian dài và tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập, gây ra hiện tượng bội nhiễm.

5. Nghẹt mũi sinh lý

Trẻ sơ sinh thường bị nghẹt mũi và thở khò khè vào ban đêm mà không do bất cứ bệnh lý nào. Nguyên nhân là do khi trẻ mới sinh, lượng dịch nhầy trong đường hô hấp của trẻ vẫn chưa được làm sạch hoàn toàn.

Vì sao cần cho trẻ gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất?

Nghẹt mũi và thở khò khè có thể khiến trẻ khó chịu, hay giật mình thức giấc, bỏ bú và thường xuyên quấy khóc. Tình trạng này kéo dài thường khiến trẻ chậm lớn và suy giảm miễn dịch.

Bên cạnh đó, hầu hết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và thở khò khè đều là các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp. Các bệnh lý này có thể được điều trị hoàn toàn nếu phụ huynh kịp thời đưa con trẻ đến bệnh viện. Tuy nhiên nếu để kéo dài, bệnh có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Do đó khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và thở khò khè, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Nếu nguyên nhân là do nghẹt mũi sinh lý hoặc dị ứng nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn một số cách khắc phục tại nhà. Ngược lại, trong trường hợp nguyên nhân khởi phát do các bệnh nhiễm trùng hô hấp, trẻ sẽ phải ở lại bệnh viện để theo dõi và điều trị nội trú.

Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè

Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè do nguyên nhân sinh lý hoặc do dị ứng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau đây:

1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) được đánh giá lành tính và an toàn với trẻ sơ sinh. Do đó bạn có thể sử dụng dung dịch NaCl 0.9% để rửa mũi cho trẻ.

Biện pháp này có tác dụng làm dịu niêm mạc, loại bỏ dịch nhầy bên trong hốc mũi và giúp đường thở thông thoáng. Ngoài rửa mũi cho trẻ còn giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, bụi,…

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh:

Cho trẻ nằm ngửa (không nên gối đầu)

Nhỏ 1 – 2 giọt vào 1 bên mũi

Đợi trong khoảng 30 – 60 giây

Sử dụng tăm bông để lấy dịch nhầy bên trong

Thực hiện tương tự với bên còn lại

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất mỏng và dễ bị xây xát, vì vậy bạn nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm trẻ đau. Ngoài ra, chỉ nên rửa mũi cho trẻ 1 lần/ ngày và chỉ nênthực hiện trong 4 ngày liên tục. Sau thời gian này, bạn có thể rửa mũi cho trẻ với tần suất 2 lần/ tuần để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.

2. Thêm tinh dầu vào nước tắm của trẻ

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ bằng cách cho tinh dầu vào nước tắm. Nên sử dụng các tinh dầu lành tính như khuynh diệp hoặc thêm 1 – 2 lá bạc hà tươi.

Nước tắm ấm sẽ giúp tinh dầu đi sâu vào mũi và giúp làm thông thoáng đường thở. Ngoài ra mùi thơm của tinh dầu của giúp trẻ dễ chịu và cảm thấy thư giãn.

3. Sử dụng dụng cụ hút dịch mũi

Với những trẻ được ít nhất 4 tuần tuổi, bạn có thể sử dụng dụng cụ để hút dịch mũi. So với việc dùng tăm bông, dụng cụ này có thể hút phần dịch tiết hô hấp ứ đọng sâu bên trong hốc mũi và làm giảm tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng.

Cách hút dịch mũi cho trẻ sơ sinh:

Cho trẻ nằm ngửa (không dùng gối kê đầu)

Nhỏ từ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào 1 bên mũi

Đợi khoảng 2 – 3 phút

Làm sạch ống bơm và bóp cho không khí ra ngoài

Đưa đầu ống bơm vào lỗ mũi của trẻ và thả tay ra

Ống bơm sẽ hút phần dịch nhầy ứ đọng bên trong mũi

Vệ sinh ống bơm và thực hiện tương tự với bên mũi còn lại

Khi hút dịch mũi cho trẻ, bạn không nên đưa đầu dụng cụ vào quá sâu. Nên hút mũi cho trẻ từ 2 – 3 lần/ tuần hoặc hút mũi khi nhận thấy trẻ bị chảy nước mũi quá nhiều.

4. Nâng cao phần gối của trẻ

Khi nằm, lượng nước mũi thường có xu hướng chảy ngược về phía sau vòm họng, gây nghẹt mũi và thở khò khè. Vì vậy bạn nên nâng cao phần gối khi trẻ nằm để tránh hiện tượng này. Tuy nhiên không nên kê gối quá cao vì có thể khiến trẻ khó chịu và gây ảnh hưởng đến vùng đốt sống cổ.

5. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Không khí khô hanh có thể khiến niêm mạc mũi bị kích thích, dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch gây khó thở, thở khò khè và nghẹt mũi. Vì vậy bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để làm giảm tình trạng các triệu chứng nói trên.

Ngoài ra có thể thêm 1 ít tinh dầu khuynh diệp vào máy để giúp làm thông đường thở và cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ.

Phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà còn khiến trẻ khó ngủ, mệt mỏi và chán ăn. Ngoài ra tình trạng ngạt mũi kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tai mũi họng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng,…

Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên thực hiện phòng ngừa sau:

Vệ sinh phòng thường xuyên nhằm giữ không gian sống sạch sẽ và thoáng mát.

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Các chuyên gia cho biết, trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi thường dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và đường hô hấp trên.

Vệ sinh cơ thể cho trẻ đều đặn 1 lần/ ngày. Bên cạnh cần sử dụng khăn ẩm lau tay thường xuyên vì trẻ sơ sinh thường có thói quen mút và ngậm tay.

Nên vệ sinh mũi cho trẻ 2 – 3 lần/ tuần nhằm làm sạch mũi và ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp.

Tránh để trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh vì phần lớn các virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng đều có thể lây lan qua đường hô hấp.

Tiêm vacxin phòng ngừa cho trẻ để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm.

Khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Tình trạng chủ quan ở một số bậc phụ huynh có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Trẻ Sơ Sinh Bị Ngạt Mũi Phải Làm Sao?

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè làm cho bé khó bú mẹ, ngủ không ngon và bứt rứt khó chịu.Vậy trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao?

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để có thể nói với mẹ những khó chịu mà bé đang gặp phải. Do đó, mẹ cần thường xuyên quan sát bé, nhận biết kịp thời những dấu hiệu khi trẻ bị nghẹt mũi.

Làm thế nào khi bé sơ sinh ngạt mũi, khó thở?

Thở nhanh, thở bằng miệng : Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, tắc mũi, thường thở nhanh hơn mức bình thường, cố gắng để lấy hơi. Thậm chí với những bé bị ngạt không thở được bằng mũi phải thở bằng miệng khiến cho miệng bé bị khô, nguy cơ dẫn đến viêm họng.

Đi kèm một số triệu chứng khác : khò khè, ho, hắt hơi, ốm sốt…

Chảy nước mũ i: một số trẻ sơ sinh bị ngạt mũi kèm theo đó là bị chảy nước mũi khiến bé cảm thấy khó chịu. Một số trường hợp, các bé hít mạnh nước mũi khiến cho dịch nhầy chảy vào trong, xuống họng – nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.

: Trẻ bị ngạt mũi sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu nên chỉ biết biểu hiện bằng tiếng khóc, quấy mẹ, bị ngạt mũi khiến trẻ khó khăn trong việc thở, thở bằng miệng nên sẽ khiến Trẻ quấy khóc, không chịu bú trẻ bỏ bú, quấy khóc.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Hiện tượng nghẹt mũi ở trẻ thường xảy ra khi chất nhầy bị ứ đọng, tích tụ trong mũi, đường thở khi cơ thể có những phản ứng để chống lại những yếu tố gây hại bên ngoài như vi khuẩn, virus, ô nhiễm không khí…

Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

Bên cạnh đó, không thể không kể đến những nguyên nhân tiềm ẩn khiến cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi như:

Trẻ bị dị ứng với các yếu tố môi trường bên ngoài: dị ứng với lông động vật, dị ứng với phấn hoa, bụi bẩn không khí…

Không khí khô, lạnh: Nếu trẻ phải hít thở không khí khô, lạnh do thay đổi thời tiết hay nằm trong điều hòa cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi.

Trẻ mắc một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi…

Do bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra kém may mắn gặp phải khiếm khuyết như lệch vách ngăn mũi, lệch sụn, tổn thương sụn ngăn 2 bên mũi.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có nguy hiểm không?

Thông thường, trẻ bị ngạt mũi chỉ là phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Do đó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị nghẹt mũi do các nguyên nhân bệnh lý đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản… thì cần có phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời để loại bỏ các nguyên nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Khi thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài và tình trạng có xu hướng chuyển biến nặng thì ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao?

Khi thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi?

Việc đầu tiên và cũng có vai trò quan trọng mà ba mẹ có thể làm đó là làm sạch mũi cho trẻ.

Cách thực hiện khá đơn giản: Mẹ dùng bông sạch hoặc tăm bông có nhúng nước ấm rồi nhẹ nhàng chấm, lau sạch loại bỏ chất nhầy trong mũi giúp bé dễ thở hơn.

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý Natri Clorid

Phương pháp này được nhiều mẹ lựa chọn vì thực hiện cũng rất đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả rất tốt. Bởi nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch mũi, loại bỏ dịch nhầy giúp con dễ thở hơn.

Cách thực hiện: Mẹ đặt bé nằm ngửa và nhỏ nước muối vào từng bên lỗ mũi của bé. Lưu ý: không nên lạm dụng, không nhỏ quá 3 lần/ ngày cho trẻ để tránh làm khô mũi trẻ. Không tự ý pha nước muối hay dùng nước muối đã quá hạn sử dụng.

Hút và loại bỏ dịch nhầy trong khoang mũi trẻ. Khi thực hiện, mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ vào trước để làm loãng dịch nhầy sau đó dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng đã được làm sạch để hút. Tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi cho trẻ.

Nâng cao đầu khi ngủ

Nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ thở, ngủ ngon giấc hơn. Có thể đặt một chiếc khăn bên dưới đầu trẻ để nâng đầu cao hơn một chút.

Day cánh mũi cho trẻ

Một phương pháp nữa mẹ có thể áp dụng để giúp bé dễ thở hơn, giảm cảm giác khó chịu đó là sau khi nhỏ nước muối sinh lý, dùng ngón tay và nhẹ nhàng day 2 bên cánh mũi của trẻ.

Sử dụng các loại máy tạo độ ẩm, cải thiện chất lượng không khí trong phòng

Không khí trong môi trường sống của trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng cũng như hoạt động của hệ hô hấp của trẻ. Ba mẹ nên giữ cho bầu không khí không gian sống thật sạch sẽ, duy trì độ ẩm ở mức hợp lý bằng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí sẽ giúp bé cải thiện tình trạng bị nghẹt mũi hiệu quả.

Trong trường hợp tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi kéo dài nhiều ngày không khỏi và mức độ ngày càng nặng hơn, bé có những biểu hiện như khó thở, bỏ bú… thì ba mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả cho trẻ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nên tắm không?

Không ít ba mẹ có con bị nghẹt mũi đều có chung câu hỏi này Thực tế thì không cần kiêng tắm. Bởi vì trong trường hợp này, vấn đề vệ sinh của trẻ càng nên được chú trọng, nếu không, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh cho bé.

Nghẹt mũi chỉ là một triệu chứng của bệnh nào đó. Để chắc chắn con đang gặp vấn đề gì cha mẹ nên đưa con đến khám tại các cơ sở Y tế uy tín.