Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Mất Ngủ / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Bị Giật Mình ?

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình kéo dài lâu sẽ dẫn tới hiện tượng chậm lớn, còi cọc, kém phát triển.

Theo thống kê, khoảng 50% trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình. Hiện tượng này không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiên trọng. Vì vậy khi bé ngủ hay giật mình, mẹ cần chú ý theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình chủ yếu do những nguyên nhân phổ biến sau đây:

– Phản xạ tự nhiên: Ngủ hay giật mình có thể là do phản xạ tự nhiên của bé. Phản xạ này có tên gọi là Moro, khá đặc trưng và phổ biến ở bé sơ sinh. Đây là một phản xạ sinh lí bình thường và vô hại. Nó sẽ biến mất sau 3 đến 6 tháng tuổi.

– Thiếu dinh dưỡng: Tình trạng thiếu canxi có thể dẫn tới còi xương khiến bé ngủ hay giật mình. Khi bị thiếu canxi bé sẽ có một số dấu hiệu như còi xương. Trường hợp này, bé có thể chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…

– Gặp ác mộng: Bé có thể giật mình do mơ thấy ác mộng. Khi bé mệt mỏi, căng thẳng hoặc thời tiết nóng bức có thể dễ khiến bé mơ thấy ác mộng.

– Bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình đôi khi là biểu hiện của một số bệnh như viêm họng, viêm tai giữa, giun sán,…

– Hệ thần kinh có vấn đề bất thường: Bé sơ sinh từng bị tổn thương, chấn thương ở não, dây thần kinh, tủy sống cũng có thể ngủ hay giật mình.

2. Cách xử lí khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Hiện tượng ngủ hay giật mình khiến bé ngủ không sâu giấc. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé khiến bé chậm lớn, còn cọc, thấp bé.

Vì vậy mẹ cần thực hiện các phương pháp sau để giúp bé ngủ ngon:

– Nếu bé giật mình và có thể tự ngủ lại thì không sao. Trong trường hợp bé quấy khóc thì mẹ nên dỗ dành, vỗ về để bé ngủ lại.– Cho bé mặc đủ ấm khi đi ngủ. Mẹ không nên quấn bé quá chặt vì có thể khiến bé bị nóng.

– Mẹ nên đặt bé xuống nôi khi bé thiu thiu ngủ. Điều này sẽ giúp bé học được cách ngủ một mình. Đồng thời bé sẽ không bị giật mình khi tỉnh giấc.

– Tạo không gian thoải mái, yên tĩnh cho bé ngủ. Nhiệt độ phòng phải thích hợp, không quá nóng, quá lạnh. Đối với bé sơ sinh mẹ nên để phòng ngủ tối, ánh sáng mờ mờ để bé dễ ngủ.

– Cho bé ăn đủ no trước khi ngủ để bé không bị đói. Sau khi bé bú xong nên cho bé thư giãn và đứng chơi một lúc để tránh trào ngược dạ dày.

– Kiểm tra tã bé thường xuyên để bé luôn được khô ráo, thoáng mát.

– Cho bé tắm nắng thường xuyên để đảm bảo bé có đủ lượng canxi cần thiết.

Cách Chữa Giật Mình Ở Trẻ Nhỏ Để Bé Ngủ Ngon Giấc Cả Đêm Làm Sao Để Bé Hết Giật Mình Khóc Thét Giữa Đêm?

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ, Ngủ Không Sâu Giấc? Ăn Gì Dễ Ngủ?

Trẻ sơ sinh gần như dành hết thời gian để ngủ, cả ngày lẫn đêm. Điều này tưởng chừng như sẽ khiến các mẹ bỉm sữa nhàn hơn, chỉ nằm ôm con ngoan ngoãn cả ngày nhưng thực tế lại không phải. Rất nhiều bà mẹ thường phàn nàn về tình trạng trẻ sơ sinh bị giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Vậy nguyên nhân vì sao lại như vậy?

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định nên dễ bị giật mình, khó ngủ, tỉnh giấc và khóc. Bé thiếu canxi, còi xương. Khi bị thiếu canxi trẻ sẽ có dấu hiệu chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, hay ra mồ hôi trộm.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, tỉnh liên tục cũng có thể do đói. Bé thức dậy đòi bú và chỉ khi ăn no mới có thể ngủ say.

Trẻ chưa sẵn sàng để ngủ hoặc vẫn muốn thức để chơi đùa, dù mẹ có tìm đủ cách, ru ngủ hoặc tạo không gian yên tĩnh thì bé cũng vẫn không chịu ngủ.

Bé cảm thấy khó chịu do tã ướt, tã bị lệch hoặc cảm thấy bí bách, không thoải mái với loại tã mà mẹ đang đóng.

Trẻ sơ sinh gặp ác mộng nên khó ngủ, ngủ hay bị giật mình, thậm chí bé bị hoảng sợ và có thể chảy nước mắt.

Tâm trạng bé bị xáo động, quá phấn khích, đơn giản như việc mẹ trêu đùa với bé lúc tắm, cho bé nghe nhạc vui nhộn… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc vì bé sẽ nghĩ việc đi ngủ có thể làm lỡ những trò chơi vui.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc cũng có thể do 1 số yếu tố khách quan như: không gian ồn ào, phòng quá sáng, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, không khí có mùi khó chịu, ẩm thấp….

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng gì không?

Thực tế, trẻ sơ sinh, dưới 2 tháng tuổi, khi ngủ thường hay vặn mình, ngọ nguậy, dễ bị giật mình, ngủ không sâu giấc cũng là hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu bé vẫn khỏe mạnh, ăn uống tốt và không có các biểu hiện bất thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Tình trạng này có thể sẽ tự hết sau 2 đến 3 tháng, khi bé đã quen dần với môi trường bên ngoài, giờ giấc ăn ngủ, hệ thần kinh cũng dần ổn định hơn.

Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị giật mình, ngủ không sâu giấc, kèm các biểu hiện hay quấy khóc, gắt ngủ do thiếu ngủ (ngủ không đủ 15 – 17 tiếng mỗi ngày) thì mẹ cũng cần kiểm tra lại xem bé có đang gặp vấn đề gì khó chịu không: tã bỉm, môi trường xung quanh, bé có bị đói không…

Ngoài ra, bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh. Vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như: nôn ói, quấy khóc, mệt mỏi, chậm tăng cân thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ sớm để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp xử trí kịp thời.

Mẹ nên ăn gì cho trẻ sơ sinh dễ ngủ?

Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể chậm tăng cân, còi cọc. Vì vậy, mẹ cần chú ý tìm cách cải thiện, đặc biệt là chế độ ăn uống. 1 số thực phẩm mẹ ăn sẽ chứa các dưỡng chất giúp bé ngủ ngon có thể kể đến như tryptophan, melatonin, và serotonin… Đây là những chất rất tốt tạo giấc ngủ ngon cho bé.

Quả chuối: Thành phần giàu magie, đây là nguyên tốt vi lượng có tác dụng giãn cơ, giúp thư giãn cơ thể. Chuối cũng rất giàu các hormone gây ngủ kể trên như melatonin, serotonin, từ đó giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon giấc hơn.

Yến mạch: Hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh nhờ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Yến mạch còn giàu melatonin giúp cho bé sơ sinh dễ ngủ, giàu carbohydrate giúp sữa mẹ đậm đặc hơn, giàu dinh dưỡng hơn, bé bú sẽ no lâu hơn, không bị tỉnh giấc giữa chừng vì đói.

Sữa và các thực phẩm từ sữa: Nếu trẻ sơ sinh hay bị giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mẹ cũng nên bổ sung thêm sữa, đặc biệt là sữa động vật (sữa bò), giàu vitamin, khoáng chất, quan trọng nhất là hợp chất tryptophan. Đây là chất giúp ổn định hệ thần kinh, làm dịu hệ thần kinh, giúp trẻ sơ sinh dễ ngủ.

Các loại đậu (đỗ): Đậu bắp, đỗ xanh, đỗ đen có chứa hàm lượng lớn tryptophan, một chất giúp bé ngủ ngon, khắc phục tình trạng bé ngủ ít, khó ngủ. Đồng thời, mẹ ăn nhiều loại thực phẩm chứa chất này cũng giảm thiểu bị kích thích thần kinh, giảm tình trạng stress và cáu gắt.

Các loại cá: Cá giàu omega 3, đặc biệt là cá hồi, hay các loại cá biển như: cá chích, cá ngừ… giúp phát triển não bộ của trẻ và giúp trẻ ngủ sâu hơn, ngon giấc hơn. Đồng thời, mẹ ăn cá cũng giúp bổ sung vitamin B, đặc biệt là B6, tăng cường serotonin và melatonin, 2 loại hormone giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn.

Nguồn: chúng tôi

Vì Sao Có Hiện Tượng Trẻ Sơ Sinh Cười Khi Ngủ?

Trẻ sơ sinh cười khi ngủ có thể lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Khoảnh khắc đáng yêu này thường được cha mẹ lưu giữ lại bằng những bức ảnh kỉ niệm và ông bà ta thường cho rằng đó là do mụ dạy. Thế nhưng ở góc độ khoa học, bạn sẽ thấy một sự lý giải hoàn toàn khác.

Hiểu rõ về quy trình giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Để hiểu được vì sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ cha mẹ cần thiết phải hiểu về quy trình giấc ngủ của bé. Sự thật là tất cả chúng ta đều trải qua chu kỳ giấc ngủ suốt đêm, cho dù chúng ta có nhận ra hay không. Chúng ta trôi dạt qua lại giữa giấc ngủ nông và sâu. Trẻ sơ sinh cũng vậy, liên tục trôi qua các chu kỳ giấc ngủ, mặc dù nhanh hơn nhiều so với người lớn.

Có 2 loại giấc ngủ. Đó là giấc ngủ REM và giấc ngủ NON-REM:

Giấc ngủ nhanh (REM): đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16h mỗi ngày nhưng phân nửa thời gian ngủ của trẻ là giấc ngủ REM.

Giấc ngủ chậm (NON-REM): có 4 giai đoạn: ngủ nông, ngủ sâu, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Các giai đoạn khác nhau này tạo thành các chu kỳ ngủ, lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định. Trẻ sơ sinh có thể trải qua một chu kỳ ngủ từ 7 đến 9 lần trong suốt đêm.

Và các nhà khoa học cho rằng việc trẻ sơ sinh cười khi ngủ thuộc giấc ngủ REM, khi mà trẻ vẫn còn những cử động nhẹ về mắt, miệng hoặc chân, tay.

Vì sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ?

Cho đến bây giờ các nhà khoa học Việt Nam và thế giới vẫn không thể chứng minh cụ thể vì sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ. Chúng ta không biết chắc chắn liệu bé có mơ hay không, mặc dù chúng có trải nghiệm tương đương với giấc ngủ REM.

Vì không thể thực sự biết liệu trẻ có mơ hay không, nên người ta tin rằng khi bé cười trong giấc ngủ thường là một phản xạ hơn là phản ứng với giấc mơ mà trẻ gặp phải. Tuy nhiên, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và khả năng của trẻ mà các nhà khoa học đã chia việc trẻ cười thành 4 loại.

Nụ Cười Phản Xạ

Thông thường, trong độ tuổi từ 0 đến 1 tháng, các bé không thể có ý thức việc mình mỉm cười khi phản ứng với thứ gì đó mà chúng nhìn thấy. Có thể có những cơn co giật miệng nhỏ và phát ra tiếng giống như nụ cười, nhưng trong trường hợp này là không có cảm xúc trong đó.

Đây là những nụ cười và tiếng cười mà mẹ có thể thấy trong giấc ngủ REM khiến cha mẹ nghĩ rằng đứa con bé bỏng của mình có thể có một giấc mơ đẹp. Trong thực tế, có thể chỉ là một phản xạ của cơ thể trẻ.

Nụ cười phản ứng

Đây có thể là nụ cười thực sự. Khi này bé của bạn khoảng 2 tháng tuổi, có thể bắt đầu phản ứng với những thứ bé thích bằng một nụ cười. Ở giai đoạn này, nụ cười và tiếng cười có thể vẫn còn rất ít. Trẻ chỉ phản ứng với môi trường mà bé cảm thấy. Điều này giúp cha mẹ hiểu bé hơn một chút vì bé đang báo hiệu những điều khiến bé thấy thú vị.

Nụ cười kết nối

Nụ cười kết nối bắt đầu khoảng 3 đến 4 tháng tuổi. Nó có thể giống như những nụ cười phản ứng theo một số cách, vì trẻ đang thể hiện sự phấn khích cho thứ gì đó mà trẻ thích. Nhưng sự khác biệt ở đây là khi trẻ cười với bạn là trẻ thực sự bắt đầu biết kết nối, trẻ thực sự biết tại sao mình cười. Điều này thể hiện bằng thời gian của nụ cười và trẻ cố gắng thu hút sự chú ý của bạn bằng cách mỉm cười.

Nụ cười “khí”

Những nụ cười “khí” xuất hiện chính xác là khi trẻ được “xì hơi”. Biểu hiện trên khuôn mặt của trẻ cho thấy sự nhẹ nhõm từ việc giải phóng khí thải từ bụng. Việc xì hơi của trẻ hoàn toàn có thể xảy ra trong khi ngủ và thức, làm cho nó trông giống như trẻ đang cười hoặc mỉm cười trong một giấc mơ. Đây là hiện tượng thể hiện sự thỏa mãn của bé và đôi khi được nhóm lại với nụ cười phản ứng.

Sức Khỏe: Vì Sao Bị Mất Ngủ Thường Xuyên?

Hội bác sỹ –

Tôi bị mất ngủ thường xuyên đã gần năm nay, tôi dùng thuốc Amitriptilin, Atarax, cũng có bớt nhưng khi ngưng thuốc thì tái lại. Tôi dùng tim sem, hạt sen, tập yoga… cũng không thuyên giảm, mặc dù tôi không lo nghĩ, không căng thẳng, trầm cảm. Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì?

(Phạm Tư Mạnh, Đồng Hới, Quảng Bình) ​

Trả lời:

Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm đề kháng, suy giảm trí nhớ. Sử dụng thuốc an thần thời gian dài dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc.

Do vậy, bạn nên xác định rõ nguyên nhân: Mất ngủ có thể do bệnh tật (tim mạch, hô hấp, xương khớp), do môi trường, điều kiện sinh sống (tiếng ồn, mất vệ sinh), do ăn uống không điều độ, hay sử dụng chất kích thích, do rối loạn tâm sinh lý hoặc do suy giảm các chức năng của cơ thể đi kèm với sự suy giảm hàm lượng hormone…

Khi tuổi tác càng cao, việc suy giảm hàm lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Do đó, không chỉ có stress, lo nghĩ mới khiến bạn mất ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để rõ nguyên nhân mới trị dứt điểm bệnh này.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn​

Hội bác sỹ –

Tôi bị mất ngủ thường xuyên đã gần năm nay, tôi dùng thuốc Amitriptilin, Atarax, cũng có bớt nhưng khi ngưng thuốc thì tái lại. Tôi dùng tim sem, hạt sen, tập yoga… cũng không thuyên giảm, mặc dù tôi không lo nghĩ, không căng thẳng, trầm cảm. Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì?

(Phạm Tư Mạnh, Đồng Hới, Quảng Bình) ​

Trả lời:

Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm đề kháng, suy giảm trí nhớ. Sử dụng thuốc an thần thời gian dài dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc.

Do vậy, bạn nên xác định rõ nguyên nhân: Mất ngủ có thể do bệnh tật (tim mạch, hô hấp, xương khớp), do môi trường, điều kiện sinh sống (tiếng ồn, mất vệ sinh), do ăn uống không điều độ, hay sử dụng chất kích thích, do rối loạn tâm sinh lý hoặc do suy giảm các chức năng của cơ thể đi kèm với sự suy giảm hàm lượng hormone…

Khi tuổi tác càng cao, việc suy giảm hàm lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Do đó, không chỉ có stress, lo nghĩ mới khiến bạn mất ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để rõ nguyên nhân mới trị dứt điểm bệnh này.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn​