Vì Sao Trẻ Em Sinh Đôi Lại Giống Nhau / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Lại Rụng Tóc?

Một em bé chào đời luôn mang đến những điều bất ngờ kỳ diệu. Những tuần đầu tiên và tháng của cuộc đời cha mẹ sẽ thấy em bé có những sự thay đổi lớn. Một trong số bất ngờ ấy là sự rụng tóc.

Chỉ trong vài tuần đầu, mái tóc dày mượt và cả những sợi lông trên lưng, mặt, ngực của bé sẽ rụng dần khiến không ít cha mẹ lo lắng.

Sage Timberline, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng ở Sacramento (California, Mỹ) cho biết đây là hiện tượng tự nhiên mà tất cả các em bé đều trải qua và không có gì đáng ngại. Tóc bé rụng không phải do sữa mẹ kém hay bé bị bệnh mà là do sự thay đổi nội tiết tố lớn xảy ra trong cơ thể khi bé thay đổi môi trường từ bụng mẹ ra bên ngoài.

Ai cũng sẽ rụng tóc tại một thời điểm nào đó khi sợi tóc đã “già”, nhưng do tóc rụng thưa thớt nên ít được chú ý. Riêng trẻ sơ sinh thì số lượng rụng nhiều hơn nên dễ gây hoang mang.

“Trên thực tế, trẻ rụng tóc đơn giản là cơ thể trẻ sơ sinh đang thực hiện sự điều chỉnh lớn đối với cuộc sống bên ngoài tử cung”, theo bác sĩ Sage Timberline.

Trong những tuần cuối của thai kỳ, cơ thể em bé bắt đầu sản xuất hormone quan trọng cho sự sống bên ngoài tử cung. Một số hormone giúp các động mạch và tĩnh mạch của em bé phát triển, đảm bảo sự hoạt động của chúng để cung cấp máu đủ cho các cơ quan trong cơ thể sau khi đã ra ngoài.

Hormone cortisol sẽ giúp phổi của trẻ sơ sinh phát triển đầy đủ và khỏe mạnh để bé có thể có những nhịp thở đầu tiên. Hormone này cũng giúp cơ thể em bé tự sản xuất năng lượng và nhiệt.

Ở người trưởng thành, cortisol đóng một vai trò trong một loạt các chức năng sinh lý và điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trong lúc cơ thể đang có những thay đổi lớn về nội tiết hay môi trường sống, cortisol giúp điều hướng năng lượng cơ thể tới các hoạt động quan trọng và loại bỏ nhiệm vụ ít quan trọng hơn.

“Trong trường hợp này, sự thay đổi lớn về môi trường sống sẽ kích hoạt sản xuất cortisol trong cơ thể bé, giúp truyền năng lượng cho những thay đổi phát triển quan trọng cho sự sống còn và tránh xa các chức năng không quan trọng, như mọc tóc”, bác sĩ Timberline nói.

Theo bác sĩ Timberline, quan niệm “cắt tóc mụ”, hay “tóc sữa” để tóc bé nhanh dài và đẹp là không có cơ sở khoa học.

Sau khi sinh, tất cả tóc của em bé vẫn ở trong giai đoạn ổn định cho đến khi có thêm năng lượng. Tóc thường bắt đầu rụng trong khoảng 8 đến 12 tuần tuổi, và bắt đầu mọc trở lại vào khoảng 3 đến 7 tháng. Nhưng phải đến khoảng 2 tuổi, mái tóc mới thực sự dày và đẹp.

Thời gian rụng, mọc tóc và tạo thành kiểu tóc xoăn, thẳng, mượt, màu tóc… phụ thuộc vào một số yếu tố như giới tính, dân tộc, di truyền, điều kiện sinh nở (sinh sớm hay muộn; hoặc mổ lấy thai) và dinh dưỡng của em bé.

Vì sao con người có má lúm đồng tiền?

TTO – Lúm đồng tiền tạo nên nét duyên dáng, đáng yêu cho những ai may mắn sở hữu. Nhưng vì sao con người lại có lúm đồng tiền và nó có lợi ích gì không?

Tại Sao Có Cặp Song Sinh Giống Hệt Nhau, Có Cặp Lại Không?

Không phải cặp song sinh nào cũng giống hệt nhau, như bản “photocopy” của nhau. Có những cặp song sinh không giống nhau, họ có thể chia sẻ cùng ngày sinh nhật, nhưng mức tương đồng di truyền chỉ tương đương với các cặp anh chị, em ruột khác. Tại sao điều kỳ lạ này lại xảy ra?

Điều này đến từ cơ chế mang thai của người mẹ. Những gì xảy ra trong những ngày đầu tiên của thai kỳ có thể quyết định cặp song sinh đó có giống hệt nhau hay không.

Quá trình thụ thai của một người phụ nữ

Hầu hết cơ thể mọi phụ nữ đều chỉ sản sinh một quả trứng mỗi tháng nhưng một người đàn ông lại có thể xuất ra hàng chục triệu, thậm chí là 1,2 tỷ tinh trùng trong mỗi lần quan hệ tình dục.

Khi quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp tránh thai, một tinh trùng trong số đó có khả năng sẽ thụ tinh được với trứng. Khi đó, người phụ nữ sẽ có thai. Sau đó, quả trứng được thụ tinh sẽ trải qua một quá trình phát triển dài để trở thành một em bé duy nhất. Quả trứng được thụ tinh gọi là hợp tử.

Trong trường hợp, trứng không được thụ tinh, người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt và vào tháng tới, một quả trứng mới sẽ lại được sản sinh.

Trường hợp sinh đôi giống hệt nhau

Gen của con người không ai giống ai hoàn toàn và được ví như những “cuộn giấy chỉ dẫn” cho cơ thể chúng ta phát triển. Chính điều này giúp cho mỗi con người có ngoại hình riêng biệt.

Cuộn giấy di truyền của mỗi người được ghép một nửa từ mẹ và một nửa từ bố. Chính vì vậy, mỗi người sinh ra đều có nét của cả bố và mẹ chứ không bao giờ giống hệt.

Trường hợp giống hệt chỉ xảy ra nếu hai người là anh em hoặc chị em song sinh cùng trứng. Thông thường, khi một tinh trùng của người bố thụ tinh với một quả trứng của người mẹ chỉ sinh ra một hợp tử và chỉ phát triển thành một thai nhi duy nhất. Nhưng trong vài ngày đầu của quá trình thụ thai, một điều gì đó đã xảy ra khiến hợp tử này khi phát triển lên lại phân chia ra thành hai phôi giống hệt nhau và mang gen giống hệt nhau.

Khi đó, hai phôi sẽ phát triển song song thành hai đứa trẻ, chúng có cuộn giấy di truyền được “photocopy” của nhau, trường hợp này gọi là song sinh đơn hợp tử. Đây chính là nguyên nhân khiến hai đứa trẻ sinh đôi giống hệt nhau từ màu tóc, màu mắt… và tất nhiên là cả giới tính bởi sẽ không thể có trường hợp sinh đôi cùng trứng khác giới tính.

Hai trường hợp song sinh: Cùng trứng và khác trứng.

Trường hợp sinh đôi không giống nhau

Hầu hết phụ nữ đều chỉ sản sinh một quả trứng mỗi tháng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt bởi thỉnh thoảng, một người phụ nữ cũng có thể sản sinh nhiều hơn một quả trứng trong một tháng.

Trong trường hợp đó, nếu cả hai quả trứng đều được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau, trong bụng người mẹ ngay từ đầu đã có hai hợp tử khác nhau chứ không phải một. Trường hợp này được gọi là song sinh hai hợp tử.

Cặp song sinh không giống nhau có mức độ tương đồng về mặt di truyền chỉ tương đương hai anh em ruột bình thường mà thôi chứ không có chung gen giống như cặp song sinh giống hệt nhau.

Cặp song sinh không giống hệt nhau có thể cùng hoặc khác giới tính.

Vì Sao Trẻ Em Mắc Covid

Ngay từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, giới khoa học đã chú ý đến một thực tế “lạ lùng”: số trẻ em và người trẻ có vẻ như ít bị ảnh hưởng trong dịch bệnh. Thậm chí từng có người đặt ra giả thuyết: có phải trẻ em miễn dịch với virus corona chủng mới?

Câu trả lời ngắn gọn cho vấn đề này là “không”. Càng về sau này, những nghiên cứu và ý kiến chuyên môn càng thiên nhiều hơn theo hướng trẻ em và người trẻ vẫn bị lây nhiễm virus corona, nhưng họ ít gặp hơn những biến chứng phức tạp và nguy hiểm của bệnh.

Hơn nữa, bệnh COVID-19 thường có biểu hiện nhẹ hoặc thậm chí không có ở trẻ em nên rất khó phát hiện trẻ nào đang mang bệnh.

Theo tạp chí Caixin (Trung Quốc), nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em có xu hướng ủ bệnh lâu hơn và có thời gian phát tán virus dài hơn so với người trưởng thành. Lây nhiễm trong các ổ dịch gia đình là nguyên nhân chính gây bệnh COVID-19 cho trẻ em. Đây cũng là điều có thể làm phát sinh những ổ dịch trong cộng đồng nếu không được phát hiện kịp thời.

Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán là nơi duy nhất được chỉ định chăm sóc các trường hợp trẻ em đã nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm corona ở Trung Quốc. Tính tới 8-3, bệnh viện này đã điều trị 683 em, trong đó 419 em đã xuất viện.

Các nhân viên của bệnh viện này cho biết 32 trẻ sơ sinh bị COVID-19 đã được chữa khỏi, 4 em trong tình trạng nguy kịch nhưng giờ đã không còn phải dùng máy thở nữa.

Theo bà Lu Xiaoxia, trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán, hầu hết trẻ em và trẻ sơ sinh khi nhiễm bệnh đều có triệu chứng nhẹ, số ca bệnh nặng chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số ca bệnh đã xác định.

Nhiều nghiên cứu về các dữ liệu lâm sàng ở trẻ bị COVID-19 cho thấy một điểm đáng lưu ý: không giống các bệnh nhân COVID-19 trưởng thành, một số trẻ em và trẻ sơ sinh lại có những triệu chứng không điển hình như nôn mửa, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Vì thế, xác định trẻ bị nhiễm virus corona chủng mới càng khó khăn hơn.

Một nghiên cứu công bố ngày 14-3 trên tạp chí y khoa Nature Medicine nêu các đánh giá về 10 trẻ em bị COVID-19 tại Trung tâm Y khoa phụ nữ và trẻ em Quảng Châu. Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy các em không hề có những triệu chứng phổ biến ở người bệnh trưởng thành như khó thở, đau nhức cơ, đau đầu và buồn nôn.

Cũng nghiên cứu này nhận thấy có 7 em trong đó bị sốt, nhưng không ai sốt cao hơn 38,9 độ C và một em không có triệu chứng nào. Cả 10 em đều được xét nghiệm vì có tiếp xúc gần với các bệnh nhân COVID-19 đã xác định khác. Hình chụp tia X phần ngực của các em cho thấy hoặc bình thường, hoặc có vết mờ trên phổi nhưng không lá phổi nào bị viêm.

Cơ chế nào phía sau khiến trẻ bị COVID-19 có biểu hiện triệu chứng nhẹ hơn người lớn là điều vẫn chưa thể giải thích. Tuy nhiên giới khoa học phỏng đoán điều này có được là nhờ một tuyến ức đang hoạt động hoàn hảo ở trẻ em.

Tuyến ức hỗ trợ quá trình sản sinh tế bào T vốn có vai trò trọng yếu với hệ miễn dịch. Tuyến ức có hoạt động tích cực và mạnh mẽ nhất ở trẻ em và bắt đầu giảm bớt và yếu dần đi ở người trưởng thành.

Tại Sao Song Sinh Vân Tay Không Giống Nhau?

Xin hỏi tại sao các cặp song sinh cùng trứng mà vân tay vẫn khác nhau? (Đoàn Mạnh Quỳnh)

Song sinh mà còn không cùng cha nữa là chuyện vân tay – (Vạn Sự Thông)

Vân tay các cặp song sinh không giống nhau là vì vân tay không do yếu tố di truyền quyết định. Nó là sự hình thành ngẫu nhiên bởi các vân da khi bào thai nằm trong bụng mẹ, chịu tác động của các yếu tố trong bụng mẹ để hình thành nên.Còn thực sự điều gì quyết định vân tay thì người ta vẫn chưa biết rõ.Ngay cả bản thân các cặp song sinh cùng trứng cũng có thể khác biệt nhau về gene, dù là rất nhỏ. – (Tuanisation)

Vân tay hình thành từ tháng 13 đến 19 của thai kỳ, và không do gen quyết định, có yếu tố ngẫu nhiên. Người ta chỉ thấy rằng có một sự liên hệ nhất định giữa quá trình hình thành vân tay và não bộ mà thôi, và não bộ của mỗi người là không giống nhau. – (electrol)

4 tỷ người mới có 02 người trùng vân tay – (trongkienhoan)

Vì quá trình hình thành vân tay không bị ảnh hưởng bởi bộ gene. Những người đồng sinh cùng trứng có bộ gene giống nhau nhưng không có nghĩa là họ hoàn toàn giống nhau. Dù ít hay nhiều họ vẫn có sự khác nhau về ngoại hình, tính cách hay năng khiếu… – (Lê Duy)

Vì tay là sở hữu riêng của mỗi cá thể nên … chúng có vân khác chúng tôi – (Nhà chúng tôi học.)

xét về bộ gen trong nhân thì nếu ko xảy ra đột biến gì trong quá trình phân chia, 2 trứng sẽ giống nhau, nhưng gen còn tồn tại bên ngoài nhân, các gen này trong quá trình phân chia không theo qui tắc đồng đều nào cả, sự phân chia gen ngoài nhân cho 2 trứng là ngẫu nhiên, nên 2 trứng vẫn chứa những gen khác nhau. huống hồ hình dạng dấu vân tay chưa chắc là do gen quyết định, có thể đó là quá trình ngẫu nhiên của các tuyến mồ hôi tay. – (Tèo)

Liệu có trường hợp 2 người có vân tay trùng nhau ko các bạn nhỉ. Và nếu có thì tại sao? – (Quang Huy)

Vậy 7 tỉ người tối đa 4 người trùng vân tay, cài j hiếm nhất là cái này – (Dinh cuong)

vì Chúa tạo ra mỗi người có sự khác biệt riêng, nhận biết riêng – (hellosonc)

Tôi thử giả thiết thế này! Từ khi bắt đầu hình thành mầm sống (trứng và tinh trùng gặp nhau) sau đó hình thành hợp tử, các tế bào phân chia liên tục theo cấp số nhân cuối cùng hình thành hình hài một con người thì các tế bào luôn vận động, dịch chuyển, sắp xếp. Một cơ thể người có hàng tỷ tỉ tế bào và cách sắp sếp trật tự là không giống nhau nên vân tay hay tính cách không giống nhau là bình thường bạn ạ! – (tinhcau79)

Song sinh vân tay khác nhau thì rõ rồi, thế còn nhân bản vô tính thì vân tay có giống nhau không??? – (Kyo)

Vậy người nhân bản có trùng vân tay không? – (Thinh Hoang)

Nếu vân tay không do gien qui định vậy thì tại sao vân tay không thay đổi suốt cả đời người nhỉ ? – (nguyen cuong)