Vì Sao Trẻ Em Bị Vàng Da / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Dễ Bị Vàng Da?

Phần iớn trẻ sơ sinh sau sinh vài ngày (3 – 5 ngày) có vàng da, nhiều cháu bé có màu da mỗi ngày một vàng thêm: đó là chứng vàng da của trẻ sơ sinh. Đây ià hiện tượng sinh lý bình thường. Khi ra đời, đứa bé mang theo trong người một số hồng huyết cầu dự trữ.

Hồng huyết cầu là những phần tử trong máu có nhiệm vụ nhận ôxy từ phổi mang tới mọi nơi trong cơ thể, và luôn luôn được thay thế bởi những lớp mới. Trong cơ thể đa số trẻ em, việc loại bỏ các hồng huyết cầu già ở lá lách và ở gan được tiến hành bình thường.

Nhưng, một số ít các cháu có bộ gan còn non yếu chưa làm được đầy đủ nhiệm vụ này khiến một số muối mật sinh ra trong quá trình hủy diệt hồng huyết cầu bị tích tụ ở máu iàm cho da các cháu có màu vàng.

Những hiện tượng trên có thể sẽ hết trong vòng mấy ngày sau, khi các cơ quan trong cơ thể cháu bé quen dần với công việc.

Mức độ nguy hiểm của vàng da:

Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và tự khỏi sau 7 đến 10 ngày do chất Biiirubin được đào thải qua phân và nước tiểu.

Tuy nhiên có một số trường hợp vàng da nặng do chất Biiirubin tăng quá cao sẽ thấm vào não (tên y học gọi là Vàng da nhân) gây nguy hiểm làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, có thể gây tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.

Một số các cháu khác có thể bị dị tật bẩm sinh ở các đường ống dẫn mật khiến những chất muối mật đã được gan biến đổi và thải ra không xuống được ruột iàm cho phân có mầu nhợt hoặc mầu trắng.

Nhận biết trẻ bị vàng da :

Vàng da có thể nhận biết bằng mắt thường ỏ nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy hàng ngày bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi đầy đủ ánh sáng, không nên nằm phòng tối.

Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen) thì ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da trong vài giây, sau đó buông tay ra, nếu trẻ bị vàng da, sẽ thấy được màu da vàng thật sự ở nơi ấn ngón tay.

Mức độ vàng da:

Vàng da nhẹ: Da vàng nhẹ ở mặt và thân, trẻ vẫn bú tốt, vàng da xuất hiện muộn sau ngày thứ ba.

Vàng da nặng: Da vàng sậm lan đến tay chân, kèm bú kém, bỏ bú, hoặc xuất hiện sớm trong vòng 1 – 2 ngày sau sinh.

Việc cần làm khi trẻ bị vàng da:

Vàng da nhẹ: Điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng, đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh sáng dịu của mặt trời và cho bú nhiều iần trong ngày, vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Biiirubin qua đường tiêu hóa. Tiếp tục theo dõi diễn tiến của vàng da hàng ngày cho đến ít nhất là 7 – 10 ngày sau sinh.

Vàng da nặng: Phải đưa trẻ nhập viện ngay. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được điều trị.

Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

– Trẻ bú yếu hoặc bỏ bú.

– Vàng da ian đến tay chân.

– Vàng da xuất hiện sớm trong 24 – 48 giờ sau sinh.

– Vàng da kéo dài trên 15 ngày.

Vì Sao Bé Bị Vàng Da Thưa Bác Sĩ

Chào bác sĩ, tôi vừa sinh hạ một bé trai được 2 tuần, hiện cháu vẫn khỏe mạnh, thỉnh thoảng hơi quấy khóc và bỏ bú. Bên cạnh đó tôi đang lo lắng không hiểu tại sao bé bị vàng da. Xin hỏi bác sĩ, vàng da là bệnh gì và có nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ hay không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

Tại sao trẻ bị vàng da?

Theo các chuyên gia phòng khám Hồng Phòng thì vàng da là do sự tích tụ bilirubin trong máu, bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Thông thường bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan, đi qua phân và nước tiểu rồi ra ngoài, chính vì vậy lý do tại sao trẻ bị vàng da đa phần đều xuất phát từ hoạt động của gan.

Hiện tượng này thường gặp ở hầu hết các bé sau 24h sau sinh và sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với các bé bị sinh non (đẻ thiếu tháng).

Với hiện tượng vàng da sinh lý thì các bà mẹ không cần quá lo lắng, nguyên nhân tại sao trẻ bị vàng da được các bác sĩ cho biết là vì khi trẻ mới sinh, các chức năng của gan chưa ổn định nên chưa thể thực hiện tốt chức năng chuyển hóa và loại bỏ bilirubin khiến cho chất này tích tụ nhiều trong máu làm trẻ bị vàng da. Chỉ sau 1-2 tuần khi gan đã phát triển hoàn chỉnh, chức năng gan vận hành tốt, đủ sức xử lý bilirubin thì trẻ sẽ không còn bị vàng da nữa. Vàng da sinh lý không ảnh hưởng gì đến sức khỏe trẻ, các bé vẫn ăn, ngủ và phát triển bình thường.

Trong một số trường hợp, hiện tượng vàng da ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đấy, da của trẻ không thể tự hết vàng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy trẻ bị vàng da là bệnh gì?

Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng da bệnh lý ở trẻ, trong đó phổ biến nhất chính là do:

♦ Viêm gan hoặc nhiễm trùng gan do virus viêm gan A, B, C gây ra.

♦ Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh

♦ Vàng da tan máy do bất đồng nhóm máu A, B, O

♦ Vàng da do tắc mật bẩm sinh…

Với những bé bị vàng da bệnh lý, hiện tượng vàng da sẽ xuất hiện sớm và sẽ không hết sau 1 tuần với trẻ sinh đầy tháng, 2 tuần với trẻ sinh non, múc độ vàng da xuất hiện toàn thân và có cả ở củng mạc mắt. Ngoài vàng da, trẻ còn xuất hiện thêm một số biểu hiện bất thường như co giật, sốt, bỏ bú, không chịu ăn, hay quấy khóc, hôn mê li bì…

Vàng da ở trẻ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, với những đứa trẻ bị vàng da sinh lý thì mức độ bilirubin trong máu ở giới hạn cho phép, nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

Với những bé bị vàng da bệnh lý, nồng độ bilirubin trong máu vượt quá giới hạn cho phép, gan không đủ sức đào thải kịp, lúc này bilirubin có nguy cơ thấm vào não bộ của trẻ gây tổn thương não, nhiễm độc thần kinh không thể phục hồi được. Ở những trường hợp này nếu trẻ không được điều trị kịp thời thì có nguy cơ bị bại não suốt đời, nguy hiểm hơn bệnh có thể khiến trẻ bị mất mạng bất cứ lúc nào.

Nên làm gì khi trẻ bị vàng da?

Vì Sao Trẻ Em Bị Rụng Tóc Nhiều?

Trẻ em bị rụng tóc nhiều khiến cha mẹ lo lắng bởi tóc giúp bảo vệ đầu bé tránh bị lạnh. Cho nên một khi rụng tóc quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của trẻ.

Trẻ em bị rụng tóc nhiều do đâu?

1, Do rối loạn hormone

Mất cân bằng hormone trong cơ thể là một trong các nguyên nhân gây ra rụng tóc phổ biến ở trẻ hiện nay. Việc trẻ bị rối loạn hoặc là bị thiếu hụt một số loại hormone cần thiết sẽ khiến tóc của bé bị rụng nhiều. Hầu hết thường gặp là ở bé sơ sinh mới chào đời, lúc này bé không còn nhận được hocmone từ mẹ nữa nên sẽ dễ bị thiếu hụt.

Bé rụng tóc nhiều có thể do rối loạn hocmone.

2, Do nhiễm khuẩn da đầu

Nhiễm nấm da đầu, điển hình như nấm da đầu rất dễ khiến con rụng tóc. Nấm thường tấn công da đầu khi bé ra nhiều mồ hôi, lười vệ sinh gội đầu cho con. Lúc này da đầu tổn thương nên mới gây rụng tóc.

Cộng thêm vào đó nhiều bé còn bị hiện tượng cứt trâu ở trên da đầu cũng gây tóc rụng và tóc mới khó mọc lên. Lúc này cần phải điều trị viêm nhiễm khỏi, diệt hết nấm mới thì tóc sẽ mọc lại.

3, Do thiếu sắt

Các mẹ nên biết nguồn dinh dưỡng để nuôi dưỡng tóc chủ yếu là từ máu nên một khi bé bị thiếu máu cũng sẽ khiến tóc suy yếu và rụng đi.

Nguyên nhân bé thiếu máu thường là do thiếu chất sắt, khi máu không đủ thì việc vận chuyển oxy đến những tế bào nang tóc sẽ bị trì trệ, khiến cho tóc không đủ dưỡng chất thiết yếu để sinh trưởng phát triển. Chính vì thế muốn tóc sớm mọc dày mẹ cần bổ sung sắt kịp thời cho con.

4, Do suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là thủ phạm hàng đầu khiến trẻ rụng tóc nhiều mà bé bị suy dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu vitamin D. Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng vitamin D là chất quan trọng cấu thành nên tế bào tóc, xương và răng, kích thích tóc phát triển và giúp tóc khoẻ mạnh hơn.

Chính vì vậy 1 khi bé bị thiếu vitamin D sẽ dẫn tới vàng da, tóc rụng, mọc răng chậm, còi xương. Đặc biệt nhất là hiện nay hầu hết các mẹ đều muốn giữ kín bé trong phòng, không cho ra ngoài, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì càng dễ bị.

Thiếu vitamin D khiến bé rụng tóc nhiều.

5, Do mắc bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là bệnh thường xảy ra khi hệ miễn dịch trong của bé bị rối loạn. Để có thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như bệnh tật thì chúng sẽ quay lại tấn công cơ thể, và do sự nhầm lẫn chúng coi tóc như một bộ phận ngoại lai cần loại bỏ chúng sẽ gửi tới một đội quân chiến đấu để lích thích các nang tóc và dẫn tới hiện tượng rụng tóc nhiều. Lúc này mẹ sẽ thấy bé thường bị rụng tóc ở từng vùng da đầu.

6, Do thay tóc máu

Đôi khi hiện tượng rụng tóc ở trẻ chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường. Sau khi chào đời, bé sẽ tiến hành thay tóc máu bằng cách rụng hết tóc đi rồi mọc tóc mới trưởng thành và chắc khoẻ hơn. Theo thống kê có đến 80% trường hợp trẻ sơ sinh đều bị rụng tóc máu, sau đó mọc tóc khác vì thế các mẹ không phải quá lo lắng.

7, Do rụng tóc vành khăn

Rụng tóc vành khăn rất hay gặp ở trẻ, nhất là các bé đang trong giai đoạn sơ sinh. Đây là hiện tượng bé bị rụng tóc ở phần sau gáy, tóc rụng nhiều, để hở ra phần da đầu trắng có hình nhìn đúng như vành khăn nên gọi là rụng tóc vành khăn. Tình trạng này phổ biến ở bé có thói quen nằm nhiều, gây cọ xát với chiếu và gối nên dẫn tới rụng.

Trẻ bị rụng tóc vành khăn.

Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân gây rụng tóc từng mảng ở trẻ, điển hình như bệnh suy giảm tuyến giáp, bệnh lupus hoặc alopecia areata,.

Tuy nhiên dù là vì nguyên nhân nào các mẹ cũng cần quan tâm và chăm sóc bé đúng cách. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cho bé tắm nắng hàng ngày để giúp tóc sớm mọc.

Biên tập: Dược sĩ Hương Giang

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Vì Sao Trẻ Em 5 Tuổi Bị Rụng Tóc?

Chứng rụng tóc ở trẻ

“Cái răng cái tóc là góc con người”. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến tóc của bé ngay từ bây giờ.

Gần đây, bạn phát hiện tóc của con bị rụng nhiều? Đừng quá lo lắng, có thể bé đang mắc phải bệnh nào đó. Hãy tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp chữa trị thích hợp.

Ảnh: sưu tầm

Bệnh nấm Da đầu

Đây là nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc ở trẻ. Những biểu hiện rất dễ nhìn thấy: từng mảng tóc rụng nham nhở, trơ ra phần chân bị gãy sát Da đầu. Thỉnh thoảng, có những vảy màu nâu xuất hiện.

Chẩn đoán: Cách tốt nhất là đưa bé đi khám bệnh. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu vảy ở vùng Da bị bệnh, sau đó soi dưới kính hiển vi để biết bé bị nhiễm loại nấm nào.

Cách chữa trị: Nấm Da đầu loại này rất sợ dầu gội Nizoral và thuốc chống nấm Griseofulvin.

Bạn có thể dùng dầu gội này để gội cho trẻ 2 – 3 lần /tuần. Kiên trì cho bé vừa uống thuốc, vừa dùng dầu gội chuyên trị trong 8 tuần. Bệnh không lây lan. Bé có thể đến trường Bình thường.

Tóc rụng từng mảng

Đầu của trẻ xuất hiện những mảng Da nhẵn, hình tròn hoặc oval. Vùng này mịn và không có dấu hiệu viêm nhiễm, gàu hoặc gãy tóc.

Chẩn đoán: Bệnh không chỉ xuất hiện trên Da đầu mà còn ở những nơi có lông khác trên cơ thể. Vùng Da có tóc rụng thường bị ngứa, đôi khi sờ có cảm giác đau.

Cách chữa trị: Chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, một vài loại thuốc có thể chữa được bệnh này nhưng phải áp dụng theo cách chữa trị đặc biệt của bác sĩ. Bệnh có thể tái phát.

Tóc bị hư tổn

Nguyên nhân khiến tóc bị tổn thương: buộc quá chật, để tóc ướt đi ngủ, không được chăm sóc khi tiếp xúc với nước hồ bơi, cọ xát với giường….

Lý do khác gây rụng là xoắn và nhổ, giật tóc.

Chẩn đoán: Trẻ bị một số dạng rối loạn tâm thần có hành vi tự bứt tóc, khiến tóc bị lởm chởm, dài ngắn không đều nhau. Thậm chí, bé còn cho tóc vào miệng nuốt. Để lâu ngày, tóc sẽ cuộn thành cục trong bụng, có thể gây tắc ruột.

Cách chữa trị: Đây là căn bệnh rất phức tạp nhưng không phải hoàn toàn không trị được. Hãy kiên trì giúp bé khứac phục dưới dự hướng dẫn của bác sĩ. Tóc chỉ ngừng rụng khi bé ngừng bứt.

Tóc rụng nhiều

Chu kỳ sống của một sợi tóc bắt nguồn từ phần nang. Từ đó, tóc được sinh ra và phát triển trong 3 năm rồi thoái hóa.

Trong quá trình sống, tóc có một giai đoạn nghỉ ngơi. Đối với người Bình thường, có khoảng 10% tóc rơi vào thời kỳ này và rụng đi.

Ở những trẻ bị bệnh này, chu kỳ sống của tóc bị phá vỡ, dẫn đến phần lớn tóc rơi vào thời kỳ nghỉ ngơi.

Chẩn đoán: Trẻ bị trường hợp này vì các nguyên nhân: sốt cao, dùng vitamin A quá liều, trầm cảm, stress nặng…

Cách chữa trị: Hãy giúp bé giải tỏa căng thẳng, stress hoặc chữa trị dứt bệnh nếu bị sốt. Tóc của trẻ sẽ mọc lại trong 6 tháng đến 1 năm.

Theo Alobacsi.vn-Cổng thông tin sức khỏe, tư vấn tâm lý và khám bệnh trực tuyến miễn phí