Vì Sao Trẻ Chậm Nói / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Trẻ Chậm Nói?

Hiện nay, số trẻ chậm nói ngày càng xuất hiện nhiều khiến cho các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng và dùng đủ mọi cách để con có thể nói được nhưng không hiệu quả. Vậy thì nguyên nhân chính là từ đâu?

Ở những trẻ bình thường, từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ê a được những tiếng nói đầu tiên. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể phát hiện được những tiếng động phát ra từ những vị trí khác nhau, đồng thời trẻ cũng bắt đầu nói được những có có nguyên âm “a” như ba, bà…Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khoảng 11 tháng tuổi trở đi, trẻ đã có thể nói được 2 – 3 từ đơn khá rõ ràng. Đến khi trẻ được 3 – 4 tuổi, trẻ đã có thể nói được những câu phức tạp và bắt đầu sử dụng ngôn ngữ một cách khá tốt.

Tuy nhiên có một thực tế phải thừa nhận rằng, ngày nay số lượng trẻ chậm nói ngày càng nhiều. Có những bé đến 18, 21 tháng tuổi vẫn chỉ biết bập bẹ những từ vô nghĩa. Có những bé đã 3,4 tuổi nhưng vẫn “ngọng líu ngọng lô”. Không nên đổ lỗi cho bé hay nghĩ rằng “con mình nó thế!”. Trẻ biết nói sớm hay muộn, nói chuẩn hay ngọng, phần lớn đều là ở sự dạy dỗ và uốn nắn của người mẹ.

Xin liệt kê ra đây những sai lầm “kinh điển” của chị em trong việc dạy bé đã khiến trẻ chậm nói, nói ngọng.

1. Đáp ứng con quá nhanh chóng

“Lỗi” này quả đúng là yêu con quá lại hóa hại con. Khi bé chỉ vào bình sữa và với với tay đòi cầm, đòi ăn. Ngay lập tức, mẹ lấy bình sữa đưa cho con vè cho bé ăn. Hay Làm như vậy là mẹ đã tước đi cơ hội để trẻ được nói.

Cách làm đúng phải là mẹ nên khơi gợi cho trẻ nói ra điều mà trẻ muốn,. Bất kể đó là từ “đói”, từ “sữa” hay từ “măm măm” thôi cũng rất quan trọng. Khi trẻ nói được điều đó, người lớn nên động viên, cổ vũ cho trẻ bởi vì đó là một sự tiến bộ. Lúc này, bé sẽ hiểu cách dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý mà mình muốn.

2. Bật tivi, ipad, iphone cho bé xem suốt ngày

Đối với trẻ con, có vẻ như công nghệ càng hiện đại thì lại càng “hại điện”. Có một hiện tượng rất thú vị mà bất cứ bà mẹ nào cũng nhận ra, đó là cứ bật tivi lên thì trẻ bỗng dưng lại “ngoan” một cách kỳ lạ. Bé ngồi yên, chăm chú theo dõi, bỏ cả chạy nhảy, bỏ cả quấy mẹ và đương nhiên, trẻ cũng bỏ cả nói chuyện.

Nhiều chị em thắc mắc: mẹ nói cũng là nói mà tivi nói cũng là nói. Tại sao trẻ xem tivi lại chậm nói còn nghe mẹ nói lại nhanh biết nói. Thực ra, việc giao tiếp giữa mẹ – con và tivi là hai mối quan hệ hoàn toàn khác nhau. Khi trẻ xem tivi, bé sẽ chỉ tiếp nhận thông tin một chiều. Bé là người nghe và chỉ cần yên lặng nghe. Lâu dần sẽ khiến trẻ mất đi ham muốn được nói. Trong khi đó, khi bé giao tiếp với mẹ, đấy là một mối quan hệ hai chiều. Bé vừa là người nghe, vừa là người cần nói, cần bày tỏ ý kiến. Từ đấy sẽ thôi thúc trẻ nói hơn. Xem tivi nhiều cũng khiến trẻ quên đi giọng mẹ và chỉ tập trung vào âm thanh của tivi.

3. Lười nói chuyện với con vì nghĩ bé “chẳng hiểu gì”

Giao tiếp với trẻ sơ sinh đôi khi giống như độc thoại bởi bé chưa nói được, vốn từ còn quá ít nên phản ứng với những câu hỏi của cha mẹ thường bị chậm. Điều này khiến một số bà mẹ cảm thấy buồn chán và thấy như mình đang làm một việc vô ích.Tuy nhiên, chính việc lười nói chuyện với con ngay từ khi bé mới là trẻ sơ sinh lại là nguyên nhân khiến bé chậm nói.

Nhưng chỉ cần có niềm tin rằng nói chuyện nhiều bé sẽ nhanh biết nói, mẹ sẽ có động lực để ‘tám’ với bé nhiều hơn. Đôi khi chỉ một câu nói bâng quơ, phiếm chỉ: “Để mẹ bế con nào” hay “Con yêu mẹ không?”… cũng có tác dụng lớn với khả năng ngôn ngữ của bé. Dù bé mới bập bẹ, ê a… thì cha mẹ vẫn nên nói chuyện liên tục cùng bé. Khi còn nhỏ, việc bé tăng vốn từ vựng và dần biết nói sẽ thông qua một cách duy nhất là lắng nghe người lớn nói chuyện với nhau.

4. Nói chuyện với con bằng ngôn ngữ trẻ con, cố tình nói ngọng, nhả nhớt.

Dùng ngôn ngữ trẻ con để nói chuyện với trẻ có nghĩa là người lớn thường dùng những từ đã được tỉnh lược để nói chuyện với trẻ. Ví dụ, một số bố mẹ hay thường thích dùng “ngoại ngữ của bé” như: “tị ơi tị” (chị ơi chị), “ơm ơm” (cơm), “ún on” của mẹ, (cún con của mẹ)… và cho rằng những từ ngữ sinh động này rất thú vị, có thể khiến trẻ hứng thú hơn. Với trẻ sơ sinh chưa biết nói, bé hay thường hét lên hoặc kêu “a..a…” rất to. Những lúc như vậy, mẹ lại cũng hét lên, cũng “a…a..”, cũng lặp lại những âm thanh y hệt của bé để “giao tiếp” với con. Điều này là sai lầm.

Nhiều ông bố bà mẹ sai lầm khi cứ nghĩ rằng chỉ cần dùng ngôn ngữ thế nào cho trẻ nhanh hiểu nhất và tỏ ra thích thú là được chứ không cần thiết là phải nói đúng và nói chính xác. Lâu dần, chính thói quen này của người lớn đã khiến cho trẻ mất đi khả năng tư duy về “lời nói đúng và đầy đủ”.

5. Không cho bé ra ngoài chơi và gặp gỡ bạn bè

Nhiều bố mẹ ngày nay vì sợ bên ngoài “nguy hiểm” nên thường nhốt con trong nhà một mình và chỉ chơi với các đồ chơi vô tri. Một số bà mẹ thậm chí khi thấy con đã đến tuổi đi học mẫu giáo, mầm non nhưng vẫn để con ở nhà với mẹ hoặc ông bà vì lo bé đi học sẽ bị lây bệnh từ bạn bè, lo cô giáo chăm con không kỹ. Chính điều này đã khiến trẻ chậm nói, tước đi của trẻ cơ hội được giao tiếp.

Có một thực tế ai cũng phải thừa nhận, đó là trẻ đi mẫu giáo sẽ rất nhanh biết nói. Bé được đặt trong một môi trường có nhiều bạn bè, tự khắc sẽ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện, muốn bật thành lời. Mẹ nên chú ý cho bé đi chơi nhiều hơn, gặp gỡ nhiều bạn nhỏ cùng tuổi. Điều này sẽ cải thiện được tình trạng trẻ chậm nói và giúp bé nhanh biết nói hơn.

Theo eva.vn

Trẻ Chậm Nói, Tại Sao?

Khoa học chứng minh, trẻ càng biết nói sớm thì nhận thức với thế giới bên ngoài của con càng rõ nét, tuy nhiên cuộc sống càng hiện đại, xã hội càng phát triển thì vấn đề trẻ chậm nói càng phổ biến hơn. Vậy đâu là nguyên nhân của trẻ chậm nói?

Câu trả lời đó là do: Thiết bị điện tử (Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nhất)

Thiết bị điện tử mang lại vô vàn những tiện lợi sự thú vị trong cuộc sống hàng ngày thế nhưng nó cũng ẩn chứa vô vàn những tác hại đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ có thể xem tivi, chơi vi tính, điện thoại hàng giờ không biết chán và thời gian ấy bố mẹ được thoải mái yên tĩnh và làm được rất nhiều việc. Thế nhưng, tình trạng hiện nay, nhiều trẻ 2 tuổi nói được rất ít từ thậm chí là chưa nói được, khả năng phát triển ngôn ngữ kém, nguyên nhân được xác định là do trẻ xem tivi điện thoại quá nhiều, ít có cơ hội tương tác với môi trường xung quanh.

Ở giai đoạn trẻ hứng thú nói nhất là ngoài 1 tuổi (13 – 14 tháng) nhưng nhiều bố mẹ trong giai đoạn này quá bận rộn không quan tâm, giao tiếp, dạy con tập nói mà chỉ biết làm thế nào để con ngoan nên cho con cầm điện thoại máy tính để chơi. Hoặc bố mẹ bận đi làm tối về thì con đã ngủ, con ở nhà với ông bà thì ông bà đóng cửa bật tivi xem, xem tràn lan tất cả các kênh nên không những trẻ ít giao tiếp dẫn đến chậm nói mà 1 số trường hợp còn dẫn đến rối loạn ngôn ngữ: không hiểu nói tiếng gì. Sau giai đoạn 1 tuổi, đến 2 tuổi bố mẹ mới tá hỏa tại sao con mình lại chậm nói hơn con người khác rồi bắt đầu cuống cuồng đi tìm các trung tâm, trường học để cho con đi học để giao tiếp với bạn bè, cô giáo để thúc đẩy các ngôn ngữ. Khi được phát hiện sớm, đặc biệt là nguyên nhân mang tính xã hội và có cách tác động kịp thời thì khả năng ngôn ngữ của trẻ đã cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra nguyên nhân còn do, bố mẹ, ông bà qua cưng chiều, coi con cháu mình là trung tâm trong gia đình nên nhiều khi rất hiểu con cháu, con chưa cần đòi hỏi ông bà bố mẹ đã biết là con muốn gì. VD: con muốn uống nước chỉ cần ra bình với nước thì phụ huynh hỏi con muốn uống nước à, con gật đầu là có nước uống luôn, từ đó trẻ hiểu là “À, mình không cần nói vẫn có thể hiểu và đáp ứng được nhu cầu ngay thì mình chẳng cần học nói nữa” – Hiểu ý trẻ trước khi mà trẻ nói ra nhu cầu.

Thế nên phụ huynh cần chú ý 3 nguyên tắc sau: – Không thỏa mãn trước khi trẻ yêu cầu – Không thỏa mãn tức thì khi trẻ yêu cầu – Không thỏa mãn quá liều

Những Đồ Chơi Dành Cho Trẻ Chậm Nói

4. Giới tính: Bạn đừng quá quan tâm về giới tính của con khi lựa chọn đồ chơi cho bé. Bạn có thể cho một bé gái chơi đồ chơi xe tải, ô tô và bé trai cũng có thể chơi nấu ăn, búp bê. Bạn nên nhớ rằng một món đồ chơi được đánh giá là tốt nhất khi chúng có thể kích thích bé giải quyết vấn đề, tương tác xã hội và sự sáng tạo ở trẻ chú không phải ở vấn đề món đồ chơi đó phù hợp giới tính nào. Hãy gạt bỏ những quan niệm định kiến cũ đi, hãy cho cả bé trai và bé gái được trải nghiệm những lợi ích mà các mòn đồ chơi mang lại.5. Bỏ qua các đồ chơi giáo dục: Khi vào các cửa hàng đồ chơi cho bé chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp rất nhiều mòn đồ chơi giáo dục dạy bé chữ cái abc, số đếm 1,2,3 hay phân biệt màu sắc. Nếu con bạn bị chậm nói thì những món đồ chơi này không giúp ích gì cho bé.

6. Những món đồ chơi giúp bé di chuyển. Các món đồ chơi này sẽ kích thích bé nhà bạn di chuyển khắp nhà và bạn cũng có thể tự tay làm những món đồ chơi đó như: một đường hầm mê cũng hoặc một quả bóng lăn hay một chiếc xe có thể di chuyển.

8. Ít đồ chơi hơn là nhiều: Mặc dù ở phía trên tôi đã gợi ý cho các bạn khá nhiều loại đồ chơi khác nhau nhưng thực tế bé nhà bạn không thực sự cần nhiều như thế. Đôi khi việc bé có quá nhiều đồ chơi sẽ mang lại một số tiêu cực như: Bé mải miết xoay quanh các món đồ chơi mà không chịu ngồi tìm hiểu các món đồ chơi và hạn chế khả năng nói ở trẻ.

9. Đảo đồ chơi: Đôi khi bé được nhận quá nhiều đồ chơi ở các dịp lễ tết hay sinh nhật. Bạn hãy nghĩ đến các phương án để đảo hoặc luân phiên các món đồ chơi.

Đôi khi những vật dụng trong gia đình như: Nồi, niêu, xoong, chảo,…hoặc chăn, gối, thùng carton,…lại trở thành những món đồ chơi hữu ích nhất cho bé nhà bạn. Hãy sáng tạo và suy nghĩ thêm về điều này.11. Đồ chơi có ý nghĩa: Những món đồ chơi nhập vai như: tắm rửa, nấu ăn,…cũng sẽ rất tốt cho các bé chậm nói.

12. Hình ảnh: Sách truyện cũng sẽ là một món đồ chơi phù hợp dành cho trẻ bị chậm nói. Bố mẹ hãy tương tác đọc truyện cho bé nghe và thỉnh thoảng dừng lại để lắng nghe câu chuyện của bé.

Trẻ Chậm Nói, Căn Bệnh Thời Hiện Đại?

Còn chị Minh Thư (Q.10) thì có cậu con trai cũng gần 3 tuổi, mập mạp khỏe mạnh nhưng cũng chậm nói, nhiều lần chị cũng dự định đưa con đi thăm khám xem con có bị sao không, nhưng chồng chị bảo: “Chả sao hết, có đứa nhanh có đứa chậm, rồi con sẽ biết nói thôi”. Thế nên lần lựa mãi chị mới đưa con đi bệnh viện nhi, bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân thì được biết ba mẹ đi làm suốt ngày, cu cậu ở nhà với bà nội. Bà cũng ít nói nên cu cậu cũng chậm nói theo. Tối ba mẹ đi làm về thì nhiều khi cu cậu đã ngủ mất rồi nên anh chị cũng ít có thời gian nói chuyện với con.

Thế nhưng theo số liệu của bệnh viện Nhi đồng 2 thì số trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý chiếm tới 70% tổng số trẻ đến điều trị tại khoa này. Phải chăng, cuộc sống ngày càng hiện đại, các bậc phụ huynh bị cuốn mình theo công việc, vì thế, con cái cũng không được quan tâm chăm sóc nhiều hơn và chậm nói cũng là một căn bệnh của thời hiện đại?

– Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con, trò chuyện thường xuyên là cách giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Thậm chí, các bậc phụ huynh cũng nên trò chuyện với con ngay từ trong bụng mẹ, để khi chào đời, trẻ cũng có thể nhận ra giọng của ba mẹ và phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn.

– Đọc truyện, hát và kể cho trẻ nghe những câu chuyện nhỏ ngay khi trẻ còn nhỏ, thậm chí là 3-4 tháng tuổi để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

– Chỉ cho trẻ những đồ vật xung quanh trẻ và dạy trẻ biết cách gọi tên để làm phong phú thêm khả năng ngôn từ cho trẻ. Hãy huy động tất cả giác quan của trẻ trong vấn đề dạy nói để làm sao trẻ vừa nghe, thấy, làm, tiếp xúc sẽ học nói nhanh hơn.

– Tập cho trẻ nói lên nhu cầu của mình. Nhiều cha mẹ thấy con khóc đòi chỉ trỏ ư ư thì nhanh tay đáp ứng liền yêu cầu của trẻ. Như vậy sẽ làm cho trẻ càng lười tập nói hơn. Hãy tập cho trẻ thói quen nói lên nhu cầu của mình để trẻ nói được nhiều và nhanh hơn.

– Nhiều cha mẹ vì khá bận rộn và cũng có người có quan niệm sai lầm rằng cho con xem tivi cũng là cách giúp trẻ học nói. Tuy nhiên, việc xem tivi hoàn toàn không có sự tương tác. Muốn trẻ học nói nhanh thì cần phải có sự tương tác hai chiều để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

– Nếu cha mẹ không có thời gian chăm sóc con cái, có thể gửi bé đến nhà trẻ. Môi trường nhà trẻ có cô giáo và các bạn sẽ là nơi giúp phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ cho trẻ.

Các bậc phụ huynh có thể căn cứ vào Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ bình thường của trẻ để xác định trẻ chậm nói hay không:

+ Trẻ từ 3 – 6 tháng: Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”. + Trẻ từ 6 – 9 tháng: Nói được 2 âm khác nhau “ma ma” ” da da”. + Trẻ từ 9 – 12 tháng: Trẻ phát âm “ê” “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ. + Trẻ từ 12 – 15 tháng: Trẻ phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục. + Trẻ từ 15 – 18 tháng: Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. + Trẻ từ 18 tháng đến 2 năm: Biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối. + Trẻ 2 – 3 tuổi: Nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. + Trẻ 3 – 4 tuổi: Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao, nhắc lời người khác với 6 từ. (Khoa Tâm lý – BV Nhi Đồng 2)

Khi phát hiện trẻ chậm nói, các phụ huynh có thể đưa trẻ đến các bệnh viện nhi để được thăm khám và điều trị

TP.HCM:

Bệnh viện Nhi đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh, P.10, Q.10, chúng tôi Điện thọai: (08) 3927 1119

Bệnh viện Nhi đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM. Điện thoại: (08) 3829 5723

Hà Nội:

Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: (04) 6273 8873-62738532

Hoặc tầm soát thính lực, các bạn có thể đến các cửa hàng của Trợ thính Quang Đức để được đo thính lực cho bé miễn phí:

TP. Hồ Chí Minh – 1056 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 4, Quận Tân Bình – 146 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3 – 180 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5

Hà Nội – Phòng 1103, Tầng 11, Oriental Tower, số 324 Phố Tây Sơn, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa

Đà Nẵng – Số 08 Lê Duẩn, Quận Hải Châu

Cần Thơ – 224A Trần Hưng Đạo, Phường An nghiệp, Quận Ninh Kiều

Khánh Hòa – 19 Yersin, TP. Nha Trang

Nghệ An – Lô A3-29, khu đô thị Minh Khang (Đối diện tòa nhà Vinaconex), Đại lộ Lê Nin, Thành phố Vinh.

Thừa Thiên Huế – 24 Trương Định, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế