Vì Sao Trẻ Bị Vàng Da Bệnh Lý / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Dễ Bị Vàng Da?

Phần iớn trẻ sơ sinh sau sinh vài ngày (3 – 5 ngày) có vàng da, nhiều cháu bé có màu da mỗi ngày một vàng thêm: đó là chứng vàng da của trẻ sơ sinh. Đây ià hiện tượng sinh lý bình thường. Khi ra đời, đứa bé mang theo trong người một số hồng huyết cầu dự trữ.

Hồng huyết cầu là những phần tử trong máu có nhiệm vụ nhận ôxy từ phổi mang tới mọi nơi trong cơ thể, và luôn luôn được thay thế bởi những lớp mới. Trong cơ thể đa số trẻ em, việc loại bỏ các hồng huyết cầu già ở lá lách và ở gan được tiến hành bình thường.

Nhưng, một số ít các cháu có bộ gan còn non yếu chưa làm được đầy đủ nhiệm vụ này khiến một số muối mật sinh ra trong quá trình hủy diệt hồng huyết cầu bị tích tụ ở máu iàm cho da các cháu có màu vàng.

Những hiện tượng trên có thể sẽ hết trong vòng mấy ngày sau, khi các cơ quan trong cơ thể cháu bé quen dần với công việc.

Mức độ nguy hiểm của vàng da:

Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và tự khỏi sau 7 đến 10 ngày do chất Biiirubin được đào thải qua phân và nước tiểu.

Tuy nhiên có một số trường hợp vàng da nặng do chất Biiirubin tăng quá cao sẽ thấm vào não (tên y học gọi là Vàng da nhân) gây nguy hiểm làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, có thể gây tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.

Một số các cháu khác có thể bị dị tật bẩm sinh ở các đường ống dẫn mật khiến những chất muối mật đã được gan biến đổi và thải ra không xuống được ruột iàm cho phân có mầu nhợt hoặc mầu trắng.

Nhận biết trẻ bị vàng da :

Vàng da có thể nhận biết bằng mắt thường ỏ nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy hàng ngày bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi đầy đủ ánh sáng, không nên nằm phòng tối.

Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen) thì ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da trong vài giây, sau đó buông tay ra, nếu trẻ bị vàng da, sẽ thấy được màu da vàng thật sự ở nơi ấn ngón tay.

Mức độ vàng da:

Vàng da nhẹ: Da vàng nhẹ ở mặt và thân, trẻ vẫn bú tốt, vàng da xuất hiện muộn sau ngày thứ ba.

Vàng da nặng: Da vàng sậm lan đến tay chân, kèm bú kém, bỏ bú, hoặc xuất hiện sớm trong vòng 1 – 2 ngày sau sinh.

Việc cần làm khi trẻ bị vàng da:

Vàng da nhẹ: Điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng, đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh sáng dịu của mặt trời và cho bú nhiều iần trong ngày, vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Biiirubin qua đường tiêu hóa. Tiếp tục theo dõi diễn tiến của vàng da hàng ngày cho đến ít nhất là 7 – 10 ngày sau sinh.

Vàng da nặng: Phải đưa trẻ nhập viện ngay. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được điều trị.

Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

– Trẻ bú yếu hoặc bỏ bú.

– Vàng da ian đến tay chân.

– Vàng da xuất hiện sớm trong 24 – 48 giờ sau sinh.

– Vàng da kéo dài trên 15 ngày.

Nguyên Nhân Bị Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh? Cách Phân Biệt Vàng Da Sinh Lý Và Bệnh Lý

Vàng da là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Có hai loại vàng da là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý.

Đối với trường hợp vàng da sinh lí, trẻ có thể sẽ bị vàng da sau 24h đầu khi mới sinh và các triệu chứng vàng da sẽ biến mất trong khoảng 1 tuần. Có khoảng 25 – 30% trẻ sinh đủ tháng là có khả năng mắc vàng da sinh lí, còn lại phần nhiều các trường hợp trẻ mắc chứng vàng da sinh lí là do sinh thiếu tháng.

Trường hợp vàng da bệnh lí, trẻ sẽ bị vàng da ở các khu vực như cổ, bụng khu vực trên rốn, mặt, mắt, thậm chí là toàn thân với màu vàng sậm hơn… Thời gian kéo dài hơn 2 tuần nhưng cần có biện pháp điều trị kịp thời, thích hợp.

Tuy nhiên, khi trẻ mới bắt đầu có triệu chứng vàng da, nhiều phụ huynh lại không hiểu rõ về tình trạng của trẻ, không phân biệt được trẻ bị vàng da sinh lí hay bệnh lí. Vàng da bệnh lí là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nếu cha mẹ không lưu ý phát hiện kịp thời và cho con điều trị đúng cách thì có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

Theo nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân trẻ sinh ra bị vàng da. Về cơ bản, nguyên nhân bị vàng da ở trẻ sơ sinh là do có sự tích tụ bilirubin cao hơn mức cho phép (bilirubin là một sắc tố màu vàng trong máu). Nguyên nhân của sự tích tụ billirubin là so quá trình phá hủy hồng cầu sớm sau sinh. Quá trình phá hủy này gây ra tình trạng dư thừa bilirubin trong máu. Mà khi trẻ vừa mới sinh, hoạt động của gan chưa tốt, do đó chưa thể đảm nhận được nhiệm vụ đào thải bilirubin, một công việc mà khi còn là bào thai, gan của người mẹ đã phụ trách hộ. Khi sự tích tụ này vượt cao, trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi chất này và xuất hiện những biểu hiện bất thường về màu sắc da. Màu vàng xuất hiện là do các tế bào máu đỏ bị thoái hóa, chết đi. Quá trình này sẽ là bình thường nếu như sự xuất hiện của các sắc tố màu vàng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.

Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến hiện tượng vàng da ở trẻ nhỏ là nhóm máu không tương thích giữa mẹ và con. Đây là một trường hợp đặc biệt, khi mà mẹ có nhóm máu Rhesus âm, còn con lại mang nhóm Rhesus dương. Trường hợp này khá nghiêm trọng, thường sẽ được phát hiện trước khi sinh và cần có sự can thiệp y tế kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và con.

Tuy hiếm gặp nhưng chứng vàng da ở trẻ cũng có thể do nguyên nhân từ bệnh viêm gan và hẹp ống dẫn mật. Nguyên nhân của tình trạng này là do ống dẫn mật phát triển lệch đi so với ống dẫn mật bình thường.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lí. Vàng da sinh lí sẽ tự khỏi nếu bố mẹ chăm sóc đúng cách. Còn đối với vàng da bệnh lí, nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời mà nhầm lẫn nó với vàng da sinh lí thì có thể sẽ gây nguy hại cho trẻ.

Vậy làm thế nào để nhận biết hai loại bệnh trạng này? Bệnh vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng, bố mẹ cần quan sát kỹ con mình. Về cơ bản, các dấu hiệu nhận viết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể chia thành 2 mức độ sau:

Mức độ nhẹ: Ở tình trạng vàng da sinh lí, da trẻ sẽ hơi vàng ở mặt và một số vị trí khác trên thân mình. Trẻ bị vàng da nhưng vẫn bú tốt, ăn ngủ bình thường.

Mức độ nặng: Khi trẻ bị vàng da bệnh lí thì da trẻ có màu vàng sậm, đặc biệt tại các vị trí như mặt, mắt, vùng bụng trên rốn, tay chân. Lúc này, trẻ sẽ bỏ bú, quấy khóc, mệt mỏi. Khi đó cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán, điều trị chính xác.

Nguyên nhân bị vàng da ở trẻ sơ sinh có khá nhiều, cũng có không ít trẻ mắc phải chứng vàng da sơ sinh. Do đó, bố mẹ cần chú ý có phương pháp chăm sóc con cẩn thận, phát hiện sớm các triệu chứng để tránh những hậu quả xấu có thể gặp phải.

Phân Biệt Vàng Da Sinh Lý Và Vàng Da Bệnh Lý Ở Trẻ Sơ Sinh

Vàng da còn được gọi là hoàng đản, là tình trạng niêm mạc mắt và mô da trẻ sơ sinh bị nhiễm sắc tố vàng khi lượng bilirubin trong máu vượt ngưỡng 17mmol/l. Các chuyên gia cho biết, khi chức năng chuyển hóa bilirubin của gan trẻ chưa kịp hoàn thiện, bilirubin sẽ thấm vào da và các tổ chức liên kết khiến da chuyển thành màu vàng, đồng thời hồng cầu sơ sinh sẽ được thay thế bởi hồng cầu trưởng thành.

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào ngày thứ hai sau khi sinh và kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Hiện tượng này bắt đầu tại da mặt và lòng trắng mắt bé, sau đó lan rộng đến ngực bụng, quá rốn hay thậm chí vàng da khắp tứ chi. Cuối cùng, tình trạng này sẽ dừng lại tại lòng bàn tay và lòng bàn chân của trẻ.

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm hai dạng là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Thông thường, vàng da sinh lý sẽ biến mất hoàn toàn sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, vàng da bệnh lý khá nguy hiểm, có thể khiến bé co giật, hôn mê. Do đó, cha mẹ cần biết cách phân biệt hai dạng vàng da này để có biện pháp chăm sóc kịp thời và xử lý phù hợp.

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý là hiện tượng lành tính, xuất hiện sau khi trẻ được 2 ngày tuổi và thường biến mất sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non.

Lúc này, hồng cầu thai nhi sẽ bị phá vỡ và được thay thế bởi hồng cầu trưởng thành. Trong khi đó, vì chức năng gan chưa kịp hoàn thiện nên cơ thể bé không thể lọc bỏ bilirubin trong máu rồi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, lượng bilirubin dư thừa này gây ra vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh. Sau khoảng 2 tuần, khi gan đã dần dần hoàn thiện và đủ sức loại bỏ bilirubin, làn da bé sẽ hồng hào trở lại. Như vậy, đây là hiện tượng tự nhiên, bình thường và hoàn toàn không gây nguy hiểm cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh:

Trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ, chủ yếu ở vùng cổ, mặt, ngực và phía trên rốn, không đi kèm những triệu chứng bất thường như: lừ đừ, thiếu máu, bỏ bú, gan lách to…

Nồng độ bilirubin trong máu không quá 12mg% đối với trẻ đủ tháng và 14mg% đối với trẻ thiếu tháng.

Tốc độ tăng bilirubin trong máu không quá 5mg% trong vòng 24 giờ.

Nước tiểu trẻ màu vàng hoặc màu tối (nước tiểu trẻ sơ sinh thường không màu) và phân màu nhạt.

Vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ các nguyên nhân như: trẻ bị bất đồng nhóm máu với mẹ, bị tan máu (do thiếu men G6PD, nhiễm trùng, hồng cầu lưỡi liềm), bệnh gan bẩm sinh (giãn hoặc teo ống dẫn mật), bị xuất huyết dưới da, nhiễm virus bào thai hoặc chậm bài tiết phân su.

Nếu trẻ mắc vàng da bệnh lý thì những triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi bé chào đời. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này thông qua một số triệu chứng điển hình như:

Toàn thân (kể cả lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc mắt) đều bị vàng đậm hơn bình thường.

Vàng da bệnh lý kéo dài hơn, khoảng 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non.

Lượng bilirubin trong máu vượt mức bình thường.

Xuất hiện một số biểu hiện bất thường như: sốt, bỏ bú, co giật hoặc ngủ li bì.

Nếu sau hơn 10 ngày, hiện tượng này vẫn không thuyên giảm mà còn đi kèm các triệu chứng trên thì phụ huynh cần chủ động đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Những trẻ sơ sinh nào dễ mắc bệnh vàng da?

Bé thiếu tháng (trước 36 tuần tuổi) dễ bị bệnh này hơn vì lá gan còn non yếu, chưa đủ khả năng đào thải bilirubin hiệu quả như trẻ đủ tháng.

Trẻ bị bầm tím trong quá trình sinh mổ hoặc sinh nở tự nhiên. Điều này khiến các tế bào máu phân hủy, dẫn đến lượng bilirubin tăng lên bất thường.

Trẻ bị dị ứng với sữa mẹ hoặc hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ quá cao. Tuy nhiên, nguồn kháng thể dồi dào từ sữa mẹ sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng, từ đó đẩy lùi bệnh tật. Do đó, người mẹ nên cho trẻ bú khi vừa lọt lòng.

Trẻ bị bất đồng (không tương thích) nhóm máu với mẹ có thể bị vàng da sớm hơn bình thường. Lúc này, cơ thể bé sẽ sản sinh những kháng thể phá hủy tế bào hồng cầu, từ đó làm nồng độ bilirubin gia tăng đột ngột.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh không được chủ quan, xem thường tình trạng này.

Vàng da nhân: Khi nồng độ bilirubin trong máu tăng nhanh, vượt giới hạn cho phép thì gan sẽ không kịp lọc bỏ và đào thải chất này. Lúc đó, bilirubin có thể thấm vào não, khiến não tổn thương và không thể hồi phục. Do đó, nếu đã xác định bị vàng da bệnh lý thì trẻ cần được điều trị dứt điểm trước 7 ngày sau khi sinh nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương não.

Bại não cấp tính: Nếu bé bị vàng da đi kèm các dấu hiệu bất thường như: ngủ li bì, khóc nhiều, sốt cao, bỏ bú, mất tập trung… thì gia đình nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của chứng bại não cấp tính. Theo các chuyên gia, bilirubin rất độc hại đối với não bộ. Khi trẻ bị vàng da nặng, chất này sẽ đi sâu vào não và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi phát hiện trẻ có một số dấu hiệu sau, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vàng da xuất hiện sớm, trước 48 giờ sau khi sinh.

Toàn thân (bao gồm cả lòng bàn tay, lòng bàn chân) đều bị vàng da.

Vàng da kéo dài trên 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng và trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng.

Trẻ bị vàng da kèm nhiều triệu chứng bất thường như: sốt, lừ đừ, quấy khóc vô cớ, bỏ bú, phân bạc màu, nước tiểu vàng đậm…

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết bằng mắt thường, tại nơi có đủ ánh sáng. Do đó, người mẹ cần quan sát da bé hàng ngày. Trong những trường hợp khó nhận biết (da trẻ màu đen hoặc đỏ hồng) thì bạn nên ấn nhẹ ngón cái lên da trẻ trong vòng vài giây, sau đó buông ra. Nếu da bé tại vị trí đó có màu vàng rõ rệt thì trẻ đang bị vàng da sơ sinh. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để kiểm tra nồng độ bilirubin trong máu, bác sĩ sẽ đo bilirubin qua da bé. Thủ thuật này được tiến hành bằng cách đặt một máy đo ánh sáng trên đầu bé. Với các giá trị thu được, bác sĩ sẽ xác định rằng liệu trẻ có đang mắc chứng vàng da sơ sinh hay không. Nếu kết quả sơ bộ này chỉ ra dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và vạch ra phác đồ điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Biện pháp xử lý trong trường hợp vàng da sinh lý mức độ nhẹ tương đối đơn giản. Người mẹ chỉ cần cho con tắm nắng hàng ngày trong khung giờ 7:00 – 7:30. Cách làm này không chỉ đẩy lùi vàng da an toàn và nhanh chóng mà còn bổ sung vitamin D và ngăn ngừa nguy cơ còi xương ở trẻ sơ sinh.

Trong trường hợp bé bị vàng da nặng, phụ huynh có thể cân nhắc một trong ba phương pháp điều trị phổ biến sau:

Chiếu đèn khá an toàn, đơn giản và hiệu quả. Thủ thuật này hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng năng lượng ánh sáng chiếu xuyên qua da, thúc đẩy quá trình chuyển hóa bilirubin tự do trong máu thành những chất vô hại, có thể dễ dàng đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Khi tiến hành chiếu đèn, bé sẽ được cởi hết quần áo, che kín mắt và bộ phận sinh dục, sau đó được các chuyên gia điều chỉnh tư thế nhằm tăng cường diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.

Điều trị sợi quang bằng cách bao bọc trẻ trong sợi quang học đặc biệt. Những thiết bị này có thể phát ra ánh sáng, trực tiếp tác động đến làn da bé. Với cách làm này, người mẹ có thể bế và cho trẻ bú như bình thường.

Thay máu chỉ áp dụng đối với các trường hợp vàng da nặng, sau khi liệu pháp chiếu đèn và điều trị sợi quang thất bại hoặc bé biểu hiện các triệu chứng thần kinh đi kèm. Khi đó, trẻ sẽ nhận được một lượng máu nhỏ từ ngân hàng máu hoặc người hiến tặng. Biện pháp này có tác dụng thay thế tế bào máu tổn thương bằng các hồng cầu khỏe mạnh, từ đó làm tăng số lượng tế bào hồng cầu của trẻ, đồng thời kiểm soát nồng độ bilirubin.

Tóm lại, khi bé xuất hiện dấu hiệu vàng da bệnh lý, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa con em đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng hướng.

Biện pháp phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh

Để ngăn ngừa tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, người mẹ cần tự chăm sóc sức khỏe thật tốt trong quá trình mang thai, chủ động khám thai đều đặn theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên cho con bú sữa non ngay sau khi sinh và chú ý giữ ấm cho bé, tránh hiện tượng bé bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm, sau khi chào đời. Ngoài ra, mẹ và bé cần ở trong phòng đầy đủ ánh sáng để mẹ có thể dễ dàng theo dõi màu da của trẻ.

Vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến hiện tượng vàng da nhân, bại não cấp tính, thậm chí tử vong. Do đó, phụ huynh cần thường xuyên theo dõi diễn biến sức khỏe của bé, đồng thời chủ động thăm khám bác sĩ khi con em xuất hiện một số dấu hiệu bất thường.

Vì Sao Da Trẻ Sơ Sinh Bị Khô

Làn da con trẻ bị khô nứt, dù nặng hay nhẹ cũng thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính sau:

Làn da trẻ sơ sinh vốn mỏng manh, nhạy cảm hơn bình thường. Cấu trúc da chưa hoàn thiện, đặc biệt lớp thượng bì chưa hình thành, da không có cơ chê phục hồi khi mất nước. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô.

Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên mỗi khi giao mùa thời tiết thường biến đổi mạnh khiến làn da, nhất là làn da non nớt của bé chưa thích ứng kịp. Từ đó thường xuyên dẫn đến tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô.

Các bước chăm sóc con hằng ngày của mẹ:

Ngoài ra, việc chăm sóc con hằng ngày của mẹ nếu không đúng cách cũng rất dễ khiến tình da trạng trẻ sơ sinh bị khô ngày càng nặng khiến con vô cùng khó chịu, quấy khóc. Ví dụ như mẹ tắm quá nhiều lần cho bé, cho bé sử dụng các loại thuốc bôi da không phù hợp, dành cho người lớn; mẹ cho bé mặc những quần áo khô cứng, chứa quá nhiều nilon hay sử dụng nguồn nước có quá nhiều clo để tắm cho bé cũng góp phần gây ra tình trạng khô da mặt.

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị khô

Da trẻ sơ sinh bị khô đôi khi khiến mẹ đau đầu vì đã tìm mọi cách mà tình hình vẫn không thuyên giảm. Làn da con lại mỏng manh làm mẹ không dám lạm dụng các loại thuốc, sợ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể phòng và trị khô da cho con chỉ bằng những bước đơn giản sau đây:

Với các bé, việc tắm hằng ngày là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí còn là nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô ngày càng trầm trọng. Lý do là khi tắm sẽ làm mất đi chất dầu tự nhiên trên da của bé. Với trẻ sơ sinh bạn chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần/tuần, mỗi lần tối đa chỉ 15 phút. Các ngày còn lại mặc dù mẹ không tắm cho bé nhưng vẫn lau người và giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé đặc biệt là vùng kín và những nếp gấp cánh tay, chân.

Các mẹ lưu ý, để giữ cho da bé được mịn màng mẹ có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu ô liu trong nước tắm cho bé.

Nhiều mẹ vì lo lắng các loại kem bôi dưỡng ẩm không phù hợp với làn da nhạy cảm của con nên hạn chế sử dụng các loại kem này, dù tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô rất nặng. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm!

Vấn đề dị ứng với các loại kem bôi chỉ xảy ra khi mẹ không tìm hiểu kỹ lưỡng khi lựa chọn kem bôi cho con, dẫn đến dùng các loại kem cho người lớn cho làn da bé sẽ không phù hợp, xảy ra những phản ứng không mong muốn.

Bởi vậy sử dụng một loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa các chất có hại cho da bé để thoa nhẹ nhàng lên da bé sau khi tắm là cách tuyệt vời nhất để mẹ đối phó với làn da trẻ sơ sinh bị khô.

Dấu hiệu da trẻ sơ sinh bị khô mẹ nên đưa đi bác sĩ

Da bé bị khô kèm theo ngứa và xuất hiện những mảng đỏ. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở da bé.

Một vài chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá, chứng bệnh này được biểu hiện với những lớp vảy cá xếp thành từng lớp trên da của bé. Chính vì vậy, nếu phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời giúp bé thoát khỏi bệnh về da nghiêm trọng này.