Vì Sao Trẻ Bị Nổi Mề Đay / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Hay Bị Nổi Mề Đay???

Cháu năm nay 19 tuổi, sức khỏe bình thường nhưng không hiểu vì sao cháu rất hay bị nổi mề đay, xin quý báo hướng dẫn cách chữa.

Nổi mề đay là bệnh hay gặp, là một tình trạng phản ứng của các mạch máu ở da, gây phù tại chỗ làm cho da nổi các nốt đỏ, láng và ngứa nhiều. Mề đay do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số yếu tố thường dẫn đến bệnh có thể do dùng thuốc, các chất kích thích như rượu bia, thức ăn, nhiễm khuẩn, thời tiết, cũng như sự căng thẳng về tinh thần. Thông thường người mắc bệnh sẽ thấy ở trên da những nốt to hoặc nhỏ không đều nhau, ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Ngoài những dấu hiệu nhìn thấy được trên da, người bệnh còn cảm thấy rất ngứa, cũng có ít trường hợp không ngứa, một số khác thay vì ngứa lại có cảm giác như bị kim châm hoặc rát bỏng. Trường hợp nặng có thể bị nổi mề đay đột ngột ở da, đồng thời xuất hiện các triệu chứng ở hệ hô hấp như thở gấp, khó thở, giãn mạch ngoại biên gây hạ huyết áp, choáng váng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Mề đay xuất hiện trên da là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng thì lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian. Các chuỗi phản ứng này làm phóng thích histamin trong da, từ đó làm cho các mạch máu giãn nở, đồng thời làm gia tăng tính thẩm thấu của thành mạch, lớp bì sưng lên tạo các nốt ở ngoài da. Chính chất histamin này làm người bệnh thấy ngứa ngáy. Tình trạng của cháu nếu hay bị nổi mề đay có thể cháu bị dạng mạn tính, hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh, cháu cần đi khám tại các chuyên khoa dị ứng để được điều trị thích hợp. Cháu cũng chú ý xem mình thường mắc bệnh sau khi ăn loại thức ăn nào hay vào thời tiết mùa nào… để phòng bệnh hiệu quả.

Vì Sao Nổi Mề Đay Lại Gây Ngứa

Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Ngoài da nổi lên những mảng có nhiều hình dạng khác nhau như bọ lẹt đốt, rất ngứa nổi gồ lên trên mặt da lúc mất chỗ này, lúc mọc chỗ khác làm bạn không lúc nào yên.

Chúng có thể biến mất sau vài giờ, nhưng có thể tồn tại gan lỳ hơn 3 tháng.Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Nổi mề đay là tình trạng trên da nổi nhiều vết đỏ, hay các sần đám đỏ khắp da gây ra ngứa ngáy khó chịu. Mà nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nổi mề đay là do:

– Do di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị mắc bệnh nổi mề đay thường xuyên có thể là nguyên nhân di truyền gây ra.

– Do dị ứng thời tiết: Dị ứng thời tiết, khí hậu thường khiến nổi mề đay, đặc biệt là xuất hiện khi giao mùa, trời quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao.

– Do dị ứng thức ăn: Dị ứng thức ăn là nguyên nhân thường gặp của các bệnh ngứa da, phổ biến là bệnh nổi mề đay. Những thực phẩm như cua, tôm, ghẹ, nghêu, sò, ốc, rượu, bia, cá biển,… là thức ăn dễ gây dị ứng nhất.

– Do virut, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang…) thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay rất cao.

– Do thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác.

Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần.

– Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.

Vì sao nổi mề đay lại gây ngứa?

Mề đay do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số yếu tố thường dẫn đến bệnh có thể do dùng thuốc, các chất kích thích như rượu bia, thức ăn, nhiễm khuẩn, thời tiết, cũng như sự căng thẳng về tinh thần. Thông thường người mắc bệnh sẽ thấy ở trên da những nốt to hoặc nhỏ không đều nhau, ở bất cứ nơi nào trên cơ thể.

Ngoài những dấu hiệu nhìn thấy được trên da, người bệnh còn cảm thấy rất ngứa, cũng có ít trường hợp không có ngứa, một số khác thay vì ngứa lại có cảm giác như bị kim châm hoặc rát bỏng. Trường hợp nặng có thể bị nổi mề đay đột ngột ở da, đồng thời xuất hiện các triệu chứng của hệ hô hấp như thở gấp, khó thở, giãn mạch ngoại biên gây hạ huyết áp, choáng váng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Mề đay xuất hiện trên da là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng thì lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian.

Các chuỗi phản ứng này làm phóng thích histamin trong da, từ đó làm cho các mạch máu giãn nở, đồng thời làm gia tăng tính thẩm thấu của thành mạch, lớp bì sưng lên tạo các nốt ở ngoài da. Chính chất histamin này làm người bệnh thấy ngứa ngáy.

Vì Sao Hay Bị Nổi Mề Đay Khi Ăn Tôm Cua?

Tình trạng nổi mề đay khi ăn tôm cua thường xảy ra do cơ thể dị ứng với protein có trong thực phẩm. So với mề đay do những nguyên nhân khác, mề đay do dị ứng thức ăn có thể đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như hạ huyết đột ngột, khó thở, nôn mửa, choáng đầu, buồn nôn,…

Vì sao da hay nổi mề đay khi ăn tôm cua?

Tôm cua là các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm đạm, canxi, kẽm, chất béo, magie, sắt,… Ngoài tác dụng cung cấp năng lượng và bồi bổ sức khỏe, các món ăn từ tôm cua còn giúp duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, tăng cường chức năng sinh lý ở cả nam và nữ.

Tuy nhiên trên thực tế, có khoảng 26% trường hợp nổi mề đay sau khi ăn tôm cua và các loại hải sản khác. Theo các chuyên da Da liễu, nổi mề đay trong trường hợp này thường xảy ra do dị ứng với protein có trong thực phẩm.

Dị ứng hải sản xảy ra khi hệ miễn dịch nhận định protein trong tôm, cua, cá là “dị nguyên”. Sau đó, cơ thể có xu hướng tạo ra kháng nguyên (IgE). IgE tăng cao kích thích tế bào mast phóng thích histamine (thành phần trung gian gây dị ứng) và gây ra chứng nổi mề đay.

Phạm vi xuất hiện của mề đay phụ thuộc vào mức độ dị ứng. Với trường hợp dị ứng nhẹ, mề đay thường chỉ xuất hiện thưa thớt và khu trú ở một số vùng da cụ thể. Ngược lại, ở những người bị dị ứng nghiêm trọng, mề đay có xảy ra ở toàn bộ cơ thể – kể cả vùng da mặt.

Nhận biết nổi mề đay do dị ứng hải sản

Nổi mề đay do dị ứng tôm cua có biểu hiện rất đa dạng và thường khởi phát đột ngột (chỉ khoảng vài phút sau khi ăn). So với dị ứng do hóa mỹ phẩm, nọc độc côn trùng,… mề đay do dị ứng thức ăn thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và có xu hướng lan tỏa rộng. Bởi lúc này, histamine không chỉ được giải phóng vào da mà còn được phóng thích vào niêm mạc họng, môi, mũi và đường ruột.

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay sau khi ăn tôm cua:

Da xuất hiện các ban da màu đỏ/ hồng hoặc các sẩn ngứa có giới hạn rõ so với những vùng da xung quanh.

Thường gây ngứa nghiêm trọng và có xu hướng tăng mức độ khi gãi, cào.

Người nôn nao, khó chịu, buồn nôn và ói mửa.

Bụng đau, tiêu chảy, hắt hơi, khó nuốt,..

Các triệu chứng này có thể thuyên giảm sau khoảng vài giờ và biến mất hoàn toàn trong vài ngày tiếp theo. Tuy nhiên ở những trường hợp dị ứng nặng, nổi mề đay sau khi ăn tôm cua còn có thể gây ra một số triệu chứng nặng nề như:

Chóng mặt, ngất xỉu

Cổ họng nghẹn, khó nuốt và khó thở

Mề đay nặng gây phù nề mặt, mí mắt và môi

Nôn mửa, tiêu chảy kéo dài

Co thắt thanh quản, hen suyễn, chảy nước, hắt hơi liên tục

Sốc phản vệ: Hạ huyết áp đột ngột, da nổi vân tím, mạch chậm,…

Trong trường hợp sốc phản vệ và co thắt phế quản, bạn nên đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy hô hấp hoặc thậm chí gây tử vong.

Đối tượng có nguy cơ nổi mề đay do dị ứng tôm cua

Dị ứng thực phẩm nói chung và dị ứng tôm cua/ hải sản nói riêng chỉ xảy ra ở một số đối tượng. Ở người khỏe mạnh, các thực phẩm này thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào bất thường.

Theo thống kê, nổi mề đay do dị ứng tôm cua và hải sản thường gặp ở những đối tượng sau:

Trẻ em: Trẻ em thường có hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Do đó khi bổ sung tôm cua và các loại thực phẩm chứa dinh dưỡng dồi dào, cơ thể thường không có khả năng chuyển hóa hoàn toàn. Protein không được hấp thu có thể kích thích hoạt động miễn dịch và gây nổi mề đay mẩn ngứa.

Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có chức năng gan, thận và hệ tiêu hóa suy giảm. Vì vậy bổ sung quá nhiều tôm cua và hải sản có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Người mắc các bệnh cơ địa: Người mắc các bệnh cơ địa như chàm, hen suyễn, viêm da cơ địa,… thường nhạy cảm với thực phẩm và các tác nhân kích thích.

Làm gì khi nổi mề đay khi ăn tôm cua?

Nổi mề đay khi ăn tôm cua có thể giảm nhanh chỉ sau vài giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp triệu chứng kéo dài, bạn cần tìm gặp bác sĩ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn.

1. Thăm khám khi cần thiết

Nổi mề đay sau khi tôm cua thường có mức độ và biểu hiện không đồng nhất. Trong trường hợp mề đay gây viêm, phù nề và đi kèm với các biểu hiện sốc phản vệ, co thắt thanh quản, bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Để giảm nhanh tình trạng dị ứng, bác sĩ có thể tiêm Epinephrine để ổn định huyết áp, đảm bảo hô hấp và ngăn ngừa biến chứng. Sau khi tình trạng đã ổn định, bác sĩ sẽ dựa vào từng triệu chứng cụ thể để chỉ định các loại thuốc tương ứng.

2. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Nếu mề đay chỉ gây ngứa, viêm đỏ và không làm phát sinh các triệu chứng nghiêm trọng ở hệ tiêu hóa, thần kinh và hô hấp, bạn có thể trao đổi với dược sĩ để được chỉ định các loại thuốc sau:

Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này ức chế thụ thể H1 nhằm ngăn chặn quá trình phóng thích histamine vào mô da và niêm mạc. Vì vậy thuốc có thể ngăn chặn phản ứng dị ứng và cải thiện mề đay, hắt hơi, chảy nước mũi, đau bụng, đầy hơi,…

Kem bôi chống ngứa và làm dịu da: Để làm dịu vùng da nổi mề đay và cải thiện tình trạng ngứa, bạn có thể dùng kem bôi chứa sulfat kẽm và menthol. Khi sử dụng thuốc, bạn nên tránh gãi cào lên da vì thói quen này có thể khiến triệu chứng ngứa tăng lên và thúc đẩy sẩn ngứa lan rộng.

3. Một số biện pháp khác

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm chứng nổi mề đay và các triệu chứng đi kèm với các biện pháp sau:

Nếu dị ứng gây ngứa nặng, có thể kích thích cổ họng để nôn mửa thực phẩm gây dị ứng ra bên ngoài.

Hãm vài lát gừng tươi với nước ấm và uống trực tiếp có thể giảm lạnh bụng và kiểm soát tình trạng dị ứng.

Ngoài ra bạn cũng có thể uống mật ong ấm để giảm ngứa cổ họng, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi và thở khò khè do dị ứng tôm cua gây ra.

Chườm lạnh hoặc tắm nước mát để làm dịu phản ứng của mao mạch, đồng thời cải thiện hiện tượng viêm và ngứa.

Trong thời gian điều trị, nên ăn các thức ăn mềm, lỏng và ít gia vị để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Đồng thời nên uống từ 2 – 2.5 lít nước để thanh lọc độc tố và giảm các triệu chứng khó chịu.

Phòng ngừa nổi mề đay do dị ứng tôm cua

Dị ứng tôm cua không chỉ khiến da nổi mề đay mà còn làm phát sinh các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, co thắt thanh quản, tụt huyết áp, mạch chậm,…

Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sau:

Không ăn các loại hải sản đã từng có tiền sử dị ứng – đặc biệt là tình trạng dị ứng nghiêm trọng.

Người có cơ địa nhạy cảm chỉ nên ăn các loại hải sản ít gây dị ứng như cá hồi, cá thu,… Tránh ăn mực, tôm, cua và các loại nghêu sò.

Khi ăn hải sản, nên chế biến chín hoàn toàn. Ăn tái hoặc sống có thể gây dị ứng và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột.

Không nên cho trẻ nhỏ ăn quá nhiều hải sản và các thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào.

Tránh ăn tôm cua, hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C. Hải sản chứa hàm lượng asen pentavenlent dồi dào nhưng khi bổ sung cùng với vitamin C, asen pentavenlent sẽ bị chuyển hóa thành asen trioxide – chất có độc tính mạnh, gây dị ứng hoặc thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Người có thể trạng “hàn” nên tránh ăn quá nhiều hải sản vì nhóm thực phẩm có tính lạnh, có thể gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Đồng thời nên ăn kèm với các gia vị và thực phẩm có tính ấm như hẹ, hành, gừng, tỏi và sả.

Nổi mề đay khi ăn tôm cua và các loại hải sản có thể được kiểm soát sau khi chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên trong trường hợp mề đay đi kèm với các biểu hiện nghiêm trọng, bạn nên gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Bệnh Nổi Mề Đay Ở Trẻ

Trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra và để lại không ít tác hại cho trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh không được xem thường, mà phải biết rõ về bệnh và cách chữa bệnh.

Theo ước tính mỗi năm, trẻ em chiếm 20-25% số người bị mắc chứng dị ứng mề đay mẩn ngứa. Nguy hiểm trong số đó là có trẻ đã bị hen suyễn, động kinh, sốc phản vệ. Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh lại chủ quan nghĩ rằng trẻ con ai chẳng bị thế. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra các nguyên nhân, triệu chứng cũng như làm sao để điều trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả nhất.

I/ Trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa do đâu?

Ở trẻ em, mề đay mẩn ngứa dễ hình thành do hệ miễn dịch còn rất non yếu, chưa hoàn thiện, làn da lúc này cũng rất nhạy cảm và mỏng manh. Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa cho trẻ như sau:

1. Do cơ địa

Trẻ con thường rất thích chơi cùng, ôm ấp, vuốt ve chó, mèo. Tuy nhiên, lông thú có thể gây ra dị ứng cho trẻ, làm trẻ bị nổi mề đay, phát ban đỏ. Bên cạnh đó, phấn hoa, nấm mốc, các loại cây, hoa có nhiều lông tơ cũng có thể gây dị ứng cho trẻ.

2. Do công trùng cắn, đốt

Trẻ hay thích khám phá, thường xuyên muốn tìm đến các loại cây, hoa nhiều màu sắc. Điều này vô tình khiến các côn trùng như ong, kiến, bướm có cơ hội tấn công bé. Khi trẻ bị muỗi, ong, kiến cắn cắn hay đốt da sẽ gây ra các vùng mề đay, do sự phản ứng của cơ thể với nọc độc của côn trùng.

3. Do thời tiết

Nhiệt độ thay đổi đột ngột như trời trở nên lạnh giá, mưa nhiều, ẩm ướt hay quá nóng cũng khiến trẻ dễ bị nổi mề đay. Ngoài ra, nếu không cẩn thận sưởi ấm cho trẻ quá mức cũng có thể làm trẻ dễ bị dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa.

4. Do thực phẩm

Thực phẩm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra dị ứng nổi mề đay ở trẻ em. Một số thực phẩm các mẹ cần lưu ý như: sữa, trứng, hải sản, đậu phộng, các loại hạt, đậu tương,… Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị dị ứng với những thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao. Các chất bảo quản hay phụ gia cũng có nguy cơ làm trẻ bị nổi mề đay. Nhiều trường hợp, các bé có cơ địa dị ứng quá mạnh, chỉ cần ngửi hay tiếp xúc da mà không cần ăn cũng có thể gây dị ứng, mề đay.

5. Do sử dụng thuốc hoặc một số bệnh lý

Trẻ có xu hướng thường bị dị ứng nhiều với một số thuốc kháng sinh. Đồng thời, khi trẻ đang mắc các bệnh lý như cảm sốt, nhiễm lạnh, siêu vi, nhiễm virut, luput ban đỏ thì cũng có thể bị ứng, nổi mề đay. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 2 tuần mới khỏi.

6. Do di truyền

Nếu cha mẹ có cơ địa dễ bị dị ứng thì con cái của họ có nguy cơ mắc dị ứng nổi mề đay cao hơn so với các trẻ em khác. Tuy nhiên, cơ chế gây dị ứng có thể khác nhau qua các thế hệ chứ không nhất quán.

II/ Phát hiện bệnh mề đay ở trẻ thông qua những triệu chứng

Các bậc phụ huynh có thể nhận biết trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa qua những triệu chứng sau:

Xuất hiện nhiều mảng đỏ, sưng, phù nề với kích thước và hình dáng khác nhau.

Bé ngứa ngáy khắp người, khó chịu, quấy khóc.

Nặng hơn có thể nôn, ói mửa, tiêu chảy

Sưng họng, mặt, lưỡi

Kho thở, thở khò khè, nguy hiểm nhất là sốc phản vệ.

III/ Điều trị bệnh mề đay ở trẻ không khó

Nếu tình trạng nổi mề đay diễn ra trong thời gian quá lâu sẽ gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm cho trẻ. Sự phát triển của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng mề đay mẩn ngứa mà ra. Do đó, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nổi mề đay, các bậc phụ huynh cần thực hiện các cách sau:

1. Tránh xa các tác nhân gây hại

Cần cho trẻ tránh xa các tác nhân gây hại để làm hạn chế khả năng dị ứng mề đay tăng cao. Dừng lại việc cho trẻ tiếp xúc hay ăn các thực phẩm gây dị ứng. Nếu trẻ bị nổi mề đay do lông thú hay phấn hoa thì nhất định không nên cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo hay những nơi phấn hoa dễ phát tán.

2. Rửa sạch vùng da bị dị ứng mề đay

Rửa sạch ngay vùng da bị dị ứng là việc mà bạn nên làm ngay cho bé. Hãy rửa sạch vùng mề đay bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn có kiểm định của bộ y tế. Cách này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp giảm những cơn ngứa ngáy, hỗ trợ quá trình làm ngăn chặn các vết mề đay có thể phát sinh và lan rộng ra.

3. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Ngay sau khi vệ sinh vùng bị ngứa, dị ứng thì cha mẹ cũng nên vệ sinh, tắm rửa cho bé. Lưu ý rằng, không nên cho bé tắm với nước nóng và nhiệt độ cao, vì sẽ làm cho tình trạng mề đay ở trẻ nghiêm trọng hơn.

Cách tốt nhất là bạn nên chuẩn bị một bồn nước mát có pha một ít muối hay bột yến mạch. Muối và bột yến mạch sẽ giúp diệt khuẩn và làm dịu làn da nhạy cảm của bé. Cho bé tắm trong nước này khoảng 10 phút. Không nên ngâm mình quá lâu trong nước sẽ dễ làm bé bị cảm lạnh. Dùng khăn bông khô, mềm lau mình lại cho bé, tránh mạnh tay sẽ làm da bé bị tổn thương.

4. Đắp khăn/ gạc lạnh

Nếu thấy bé ngứa nhiều và có hiệu sưng vùng bị nổi mề đay thì lúc này bạn nên dùng khăn hay gạc lạnh đắp lên da cho trẻ. Những khăn lạnh, túi chườm hay băng gạc lạnh sẽ có tác dụng hiệu quả để giảm ngứa ngáy và sưng tấy.

Thực hiện cách này trong khoảng 15 phút, và cách 2-3 tiếng thì thực hiện một lần để làm mề đay một cách triệt để nhất.

Lưu ý: Khi chườm lạnh, cha mẹ không nên để trực tiếp đá lạnh lên người trẻ sẽ làm trẻ dễ bị bỏng lạnh.

5. Không cho trẻ gãi vùng bị mề đay mẩn ngứa

Dù biết ngứa ngáy khó chịu thì theo thói quen ai cũng phải gãi. Tuy nhiên, gãi nhiều không phải là hành động tốt, việc này khiến các vùng mề đay càng lan rộng ra, tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Chưa nói đến việc, nếu chẳng may gãi quá mạnh tay có thể khiến da bị trầy xướt, lở loét, gây ra các bệnh viêm da, vi khuẩn càng có cơ hội xâm nhập, khiến bệnh tình nặng hơn.

6. Bảo vệ da cho bé

Hãy cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng, và thoa thuốc chống côn trùng lên những vùng mề đay chưa lan đến. Việc này giúp trẻ tránh được nguy cơ côn trùng tấn công và gây hại.

Cho trẻ mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát, chất liệu vải trơn. Tránh cho trẻ mặc những quần áo chật chội, cọ xát da dễ sinh ra mồ hôi, là điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, lại gây dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa

7. Điều trị bằng cách sử dụng thuốc

Ai cũng muốn con mình có thể khỏi bệnh ngay lập tức nên nhiều người sử dụng thuốc tân dược. Các loại thuốc bạn có thể sử dụng cho trẻ trong lúc này là:

# Thuốc kháng Histamin

Histamin là loại chất tiếp xúc trực tiếp gây ra tình trạng dị ứng, nổi mề đay. Chính vì vậy, các loại thuốc kháng Histamin có công dụng đặc trị mề đay cho trẻ em khá hữu hiệu. Một số loại thuốc kháng histamin có thể dùng được cho trẻ là: diphenhydramine, cetirizine, cholorpheniramine. Liều lượng sử dụng các thuốc này cho trẻ cụ thể như sau:

+ Diphenhydramine:

Trẻ từ 2- 11 tuổi: Dùng khoảng 1-2 mg.

Trẻ trên 12 tuổi: Dùng 25-50 mg. Mỗi lần uống phải cách nhau ít nhất là 2-4h.

+ Cetirizine:

Trẻ 2-5 tuổi: Dùng 5 mg. Mỗi ngày dùng 1 lần

Trẻ trên 6 tuổi: Dùng đủ lượng là 10 mg. Mỗi ngày dùng 1 lần.

# Thuốc bôi

Sử dụng thuốc bôi Corticosteroid là liệu pháp sau cùng nếu đã thực hiện các cách trên mà không thấy khả quan. Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc bôi, bạn phải hết sức cẩn thận, vì nếu quá liều có thể làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu.

Lưu ý:

Khi sử dụng thuốc bạn phải hết sức tuân thủ theo liều lượng, cách sử dụng của thuốc.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu

8. Điều trị bằng các biện pháp dân gian

Bên cạnh những cách kể trên thì nhiều gia đình vẫn rất tin dùng các biện pháp dân gian để chữa mề đay dị ứng mẩn đỏ cho trẻ. Một số cách có thể giúp ích bạn như sau:

# Dùng lá khế chữa mề đay mẩn ngứa cho trẻ

Bạn có thể dùng lá khế chữa mề đay bằng 2 cách:

Đem lá khế đi rửa sạch, để ráo nước, sao vàng cho tất cả quắt lại. Để lá khế nguội bớt thì bọc vào vải mỏng, chà xát lên vùng da bị ngứa ngáy, nổi mề đay.

Dùng lá khế đã rửa sạch đem đi giã nhuyễn, nấu với khoảng 2 lít nước cho sôi. Thêm vào một chút muối để đạt hiệu quả tối ưu. Sử dụng một khăn bông hay vải mỏng mềm, thấm nước lá khế rồi bôi lên vùng da bị ngứa, nổi mẩn đỏ.

Lá khế thanh nhiệt, giải độc, sẽ giúp tiêu trừ mề đay rất hiệu quả. Kiên trì thực hiện cách này cho trẻ, bạn sẽ thấy cải thiện rõ rệt.

# Dùng cây đơn lá đỏ

Dùng khoảng 40 gram lá cây đơn đỏ, rửa thật sạch, để ráo nước rồi sao vàng cho tất cả quắt lại. Đem lá cây đơn đỏ đi sắc để lấy nước uống.

Theo nghiên cứu cho thấy, cây đơn lá đỏ có nhiều công dụng trong việc ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm hay sát khuẩn. Dùng lá cây đơn đỏ để chữa mề đay, mẩn ngứa, ghẻ lở rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể cho trẻ ăn một số món ăn như:

# Canh rau sam, rau muống nấu thịt:

Sử dụng khoảng 50 gram rau sam, 100 gram rau muống cùng một ít thịt nạt.

Sửa sạch tất cả nguyên liệu, đem rau muống và rau sam đi cắt nhỏ.

Thịt nạt băm nhuyễn, xào sơ và thêm nước vào đun sôi.

Cho rau muống và rau sam vào, thêm gia vị cho vừa ăn, tất cả chín tới thì có thể tắt bếp.

Món ăn không những thanh mát, bổ dưỡng mà còn giúp chữa mề đay hiệu quả. Các mẹ nhớ cho trẻ dùng liên tục 3 ngày để thấy hiệu quả tốt.

# Cháo đậu xanh nấu cùng vỏ mía

Dùng khoảng 200 gram đậu xanh ( có thể cả nguyên cả vỏ), 200 gram mía cây cùng 50 gram bột gạo.

Ép mía cây lấy nước và sử dụng nước này để nấu đậu xanh với bột gạo

Cho thêm khoảng 1 lít nước vào để cháo không quá đặc, vón cục.

Cho trẻ ăn món cháo này liên tục trong 5 ngày, buổi sáng và buổi tối .

IV/ Khi nào cần đưa trẻ bị nổi mề đay đi khám?

Mặc dù có thể tự sơ cứu hay chữa trị cho trẻ bằng các cách trên nhưng một số trường hợp chúng ta luôn cần nhờ sự giúp đỡ của các y bác sĩ. Hãy đưa trẻ bị nổi mề đay đi khám ngay khi có các vấn đề sau:

Bạn không xác định rõ nguyên nhân do đâu trẻ lại bị dị ứng mề đay mẩn ngứa

Khi bạn đã cho trẻ sử dụng đúng liều lượng thuốc đặc trị nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm

Trẻ bị sưng họng, mặt, mắt và bộ phận sinh dục thì cần đưa ngay trẻ đi cấp cứu. Những vùng này khá nhạy cảm nên nguy cơ tổn thương là rất cao.

Trẻ sụt huyết áp, thở khò khè, khó thở hoặc chóng mặt, buồn nôn thì cũng đưa ngay trẻ đi cấp cứu.

Sẽ rất nguy hiểm nếu mề đay gây suyễn, động kinh, mất ý thức và đặc biệt là sốc phản vệ. Nếu trẻ rơi vào tình trạng nguy cấp này thì phải cấp cứu lập tức. Không chữa trị nhanh chóng có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.