Vì Sao Trẻ Bị Nghẹt Mũi / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Trẻ Bị Nghẹt Mũi Kéo Dài?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi kéo dài ở trẻ nhỏ, vì thế các bậc cha mẹ cần có phương pháp theo dõi và chăm sóc trẻ, tránh để những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Trẻ bị nghẹt mũi kéo dài là do đâu?

Nghẹt mũi là tình trạng một hoặc cả hai lỗ mũi bị bít tắc do dịch nhầy hoặc có hiện tượng viêm nhiễm khiến trẻ bị khó thở, nhiều lúc phải thở bằng miệng. Theo đó nếu trẻ không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn và có thể dẫn đến biến dạng trên gương mặt.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, đầu tiên có thể là do tình trạng viêm cấp tính tại mũi do nhiễm vi rút (như bệnh cảm cúm). Trong trường hợp này, ngoài nghẹt mũi, trẻ còn có biểu hiện hắt hơi, đau họng và ho.

Nguyên nhân thường gặp thứ hai là viêm mũi dị ứng. Trong đó, trẻ còn có các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt. Đặc điểm đặc trưng để nhận dạng viêm mũi dị ứng là trẻ có hắt hơi liên tục và thường là nghẹt cả hai bên mũi. Bệnh xảy ra nhiều nhất trong mùa hoa nở hoặc biểu hiện dai dẳng quanh năm do nấm mốc, bọ nhà, dán, lông thú cưng, bụi, v.v.

Ngoài ra, trẻ có thể gặp tình trạng viêm khác như viêm mũi vận mạch, viêm mũi vị giác, viêm mũi nhiễm khuẩn.

2. Nghẹt mũi kéo dài không được điều trị sẽ gây ra hậu quả gì?

Nghẹt mũi kéo dài không được điều trị sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính và gây ra các biến chứng đường hô hấp. Mức độ nghiêm trọng của biến chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ bị ngạt mũi do nhiễm vi rút, biến chứng hay gặp có thể xảy ra là nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm xoang.

Nếu trẻ bị ngạt mũi do viêm nhiễm, trẻ có thể bị giảm khả năng nghe do viêm phù nề, đọng mủ làm tắc nghẽn đường lưu thông giữa mũi và tai. Viêm mũi kéo dài còn có thể gây viêm nhiễm ở mắt như viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt. Nếu trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, nguy cơ biến dạng khuôn mặt cũng có thể xảy ra, biểu hiện là hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô ra, lồng ngực xẹp, v.v.

Ngoài ra, nghẹt mũi còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ như trẻ trở nên chậm chạp, kém linh hoạt, hay nhức đầu, khó tập trung, v.v. Nếu trẻ có biểu hiện nghẹt mũi lâu ngày và/hoặc kèm theo các triệu chứng dịch mũi có màu vàng, xanh, đau đầu, đau tai, sốt cao, ho nhiều, tức ngực thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

3. Phải làm sao khi trẻ bị nghẹt mũi kéo dài?

Nghẹt mũi kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, triệu chứng nghẹt mũi có thể biến mất nếu trẻ được điều trị đúng cách. Theo đó, các bậc cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi bằng các cách sau đây:

Xông hơi hoặc tắm cho trẻ bằng nước nóng sẽ giúp phần nào giảm triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ. Bởi khi hơi nước bay vào mũi sẽ làm loãng dịch nhầy. Biện pháp này chỉ mang tính tạm thời, chỉ giảm nghẹt mũi trong thời gian ngắn.

Xịt nước muối cũng là một biện pháp giúp giảm viêm mũi và nghẹt thở. Phụ huynh có thể mua nước muối xịt mũi tại nhà thuốc hoặc pha chế tại nhà với nước ấm và muối sạch. Biện pháp này cũng giúp xả sạch dịch nhầy khỏi mũi xoang, làm đường mũi thông thoáng dễ thở. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, dung dịch xịt rửa phải vô khuẩn, ấm.

Chườm nóng với khăn ẩm là biện pháp tiếp theo mà các bậc phụ huynh nên dùng. Chườm nóng ở mức độ vừa phải tránh làm bỏng da trẻ. Chườm nóng như vậy có thể làm cảm giác tắc nghẽn và nặng ở mũi, mặt.

Hít tinh dầu cũng có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi và dễ thở hơn. Thực hiện đơn giản bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước sôi và hít hơi nước.

Nếu nghẹt mũi do dị ứng thì có thể cho trẻ dùng thuốc dị ứng theo đơn của bác sĩ. Phụ huynh nên chú ý liều lượng và phân biệt tác dụng phụ bình thường và tác dụng phụ nghiêm trọng để kịp thời báo với bác sĩ.

Thuốc chống sung huyết cũng được sử dụng ở trẻ, có tác dụng gây co mạch, giảm sung huyết trong niêm mạc mũi và giảm nghẹt mũi. Có một số loại thuốc xịt mũi có thể sử dụng không cần kê đơn. Tuy nhiên, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác và dặn dò sử dụng thuốc đúng cách.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cho trẻ uống đủ nước, bởi khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ làm giảm độ đặc chất nhầy ở mũi, đẩy chất nhầy khỏi mũi, giảm áp lực trong xoang, giảm viêm.

Trẻ bị nghẹt mũi kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng nếu như không được thăm khám và điều trị sớm. Nếu các phương pháp chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi tại nhà không thuyên giảm thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để bệnh có những diễn biến nguy hiểm xảy ra.

Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín, tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sổ mũi, viêm mũi, sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ,… Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, điều trị hiệu quả, hiểu tâm lý trẻ nhỏ, thường xuyên được tham gia các hội thảo y khoa của các chuyên gia nước ngoài, giúp các bệnh nhi được tiếp cận với các phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Nếu bé bị nghẹt mũi kéo dài kèm biến chứng thì sẽ được điều trị ngay tại khoa Nhi mà không phải chuyển sang bất cứ khoa nào khác. Khoa Nhi của Vinmec có đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, dinh dưỡng, ung bướu… rút ngắn thời gian điều trị và đạt được kết quả điều trị tốt hơn.

Nếu có nhu cầu khám cho bé tại Vinmec, bạn vui lòng đặt lịch trực tiếp tại website hoặc liên hệ đến hệ thống hotline để được tư vấn chi tiết.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vì Sao Bị Nghẹt Mũi Vào Ban Đêm? Điều Trị Như Thế Nào?

Nghẹt mũi vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn ngủ không được ngon giấc, hệ quả là khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, sức khỏe bị giảm sút. Tìm hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp bạn đưa ra được những biện pháp điều trị và cách phòng bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân nào gây tắc nghẹt mũi vào ban đêm?

Bị lạnh hoặc cảm cúm được cho là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi. Vì những lúc này, mũi tiết ra nhiều chất nhầy để ngăn chặn và tống khứ các bụi bẩn, vi khuẩn và virus ra ngoài. Một khi được tiết ra quá nhiều, chúng làm bít tắc đường thở khiến bạn khó thở. Tuy nhiên, nếu như bị nghẹt mũi vào ban đêm mà không phải vì lý do này thì bạn có thể mắc bệnh bởi các nguyên nhân khác. Một số yếu tố gây bệnh khác mà chúng ta có thể kể đến là:

♦ Dị ứng:

Người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với các tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất… thường bị tắc mũi vào ban đêm. Các tác nhân gây kích ứng khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cho các chất gây viêm hoạt động mạnh, khiến vùng mũi và các xoang bị kích thích tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Kết quả là các dịch nhầy không được thoát ra ngoài, tích tụ lại trong mũi gây nghẹt mũi.

♦ Bị viêm xoang:

Các xoang cạnh mũi của chúng ta chứa đầy không khí, có chức năng chứa, phân phát các chất để nuôi xương, đồng thời giúp cho giọng nói của chúng ta được ấm và vang hơn. Tuy nhiên, nếu bị các vi khuẩn và virus tấn công khiến cho bộ phận này bị viêm gây nên viêm xoang. Bệnh sẽ khiến các chất nhầy ở vùng mũi tiết ra nhiều hơn, tích tụ lại càng nhiều thì mũi của bạn càng bị nghẹt nặng. Nghẹt mũi do viêm xoang có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng chúng thường có xu hướng nặng lên vào ban đêm.

♦ Do không khí bị ô nhiễm và khô:

Không khí khô cộng thêm tình trạng ô nhiễm, khói bụi cũng là một trong những yếu tố làm cho mũi của bạn bị tắc nghẽn. Khi hít phải không khí nhiều bụi bẩn hoặc khô, niêm mạc mũi có xu hướng tiết ra nhiều chất nhầy để ngăn chặn các bụi bẩn và làm tăng độ ẩm cho các mô mũi. Lượng chất nhầy tiết ra nhiều sẽ làm cho mũi bị tắc nghẽn, đặc biệt là về đêm.

♦ Mắc các bệnh lý về mũi:

Những người gặp các vấn đề về đường thở như bị polyp mũi, lệch vách ngăn mũi cũng thường bị tắc nghẹt mũi. Polyp mũi hình thành sẽ xuất hiện các khối u nhỏ làm cho đường thở bị thu hẹp. Bệnh này phát sinh do bị các chứng viêm mãn tính như viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Ngoài ra lệch vách ngăn mũi cũng là một trong những yếu tố làm cho mũi của bạn bị tắc nghẽn về đêm.

♦ Mang thai:

Trong giai đoạn mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ, hàm lượng nội tiết trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi. Sự tăng lên của các nội tiết estrogen và progesterone cũng làm cho lưu lượng máu tăng theo. Khi máu dồn lên các mạch nhỏ ở mũi sẽ làm cho mạch máu bị giãn, các tế bào ở lớp niêm mạc mũi dễ bị sưng hơn người bình thường. Điều này dẫn đến hiện tượng khó thở về đêm.

Ngoài những nguyên nhân chính được liệt kê ở trên, có thể còn có nhiều nguyên nhân khác làm cho mũi bị nghẹt mà không được chúng tôi đề cập đến. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết rõ hơn về vấn đề này.

Tại sao nghẹt mũi thường có xu hướng nặng hơn khi về đêm?

Thông thường, hiện tượng tắc nghẹt mũi sẽ xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, có không ít trường hợp thấy rằng tình trạng bệnh của mình có xu hướng nặng lên về ban đêm, nhất là khi đi ngủ. Điều này có thể giải thích như sau:

Khi chúng ta nằm, lưu lượng máu dồn đến phần đầu và phần mũi của cơ thể sẽ tăng lên. Lúc này, các mạch máu nhỏ trong mũi bị giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm hoặc sưng đau càng trở nên trầm trọng làm cho đường thở càng bị tắc nghẹt. Chưa hết, nếu như chúng ta đứng hoặc ngồi, lượng dịch nhầy trong mũi có thể được chảy ra ngoài bằng đường mũi hoặc bị chảy xuống cổ họng nên sẽ giảm bớt được sự tắc nghẽn. Nhưng khi nằm ngủ, dịch nhầy sẽ bị tích tụ lại và không thể thoát được ra ngoài một cách dễ dàng. Vì vậy mà người bệnh thường có cảm giác bệnh nặng hơn về đêm.

Cần phải làm gì để xử lí tình trạng tắc nghẹt mũi về đêm?

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà cách xử lý tình trạng này cũng khác nhau. Việc đầu tiên bạn cần làm là trị dứt điểm các nguyên nhân gây bệnh, sau đó có thể áp dụng một vài biện pháp khắc phục như sau:

Gối cao đầu khi ngủ.

Dùng máy tạo độ ẩm và phun sương đặt ở đầu giường để làm tăng độ ẩm trong không khí.

Không nên ăn uống trước giờ đi ngủ.

Uống nhiều nước.

Tránh xa rượu bia và các chất kích thích.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tại Sao Lại Bị Nghẹt Mũi Khi Nằm Ngủ

Nghẹt mũi khi đi ngủ là triệu chứng làm cho nhiều người khó chịu và lo lắng. Biểu hiện này làm gián đoạn giấc ngủ gây ra những biến đổi về tinh thần. Nghẹt mũi khi ngủ do nhiều nguyên nhân nào gây ra và làm gì để khắc phục tình trạng nghẹt mũi?

Nghẹt mũi là tình trạng tắc nghẽn 1 hay cả 2 bên mũi, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác khó khăn khi thở bằng mũi và thường xuyên phải thở bằng miệng. Khi bị nghẹt mũi, đa số người bệnh thường nghĩ không có vấn đề gì quá lớn, chỉ gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên nếu nghẹt mũi kéo dài có thể gây ra những hệ quả như:

Không khí đi qua mũi tới đường hô hấp được hệ thống lông chuyển lọc bớt bụi bẩn, loại bỏ một số vi sinh vật gây bệnh, có dịch tiết niêm mạc mũi làm ẩm và ấm không khí trước khi đưa xuống phổi. Làm hạn chế các nguy cơ gây bệnh đường hô hấp dưới, nếu nghẹt mũi kéo dài người bệnh thường xuyên phải thở bằng miệng sẽ làm cho không khí không được lọc, đi xuống phổi làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm đường hô hấp, còn làm khô miệng.

Làm gián đoạn giấc ngủ dẫn tới cơ thể suy nhược cơ thể, có thể bị trầm cảm do mất ngủ kéo dài gây ra.

Nghẹt mũi dẫn tới thiếu oxy cung cấp cho não: Khi đường đi của không khí vào phổi bị hạn chế, không khí không qua mũi được sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Có thể gây ra chóng mặt, đau đầu, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được chú ý vì có thể là biểu hiện cần chú ý của trẻ, còn ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, khả năng bú và sự phát triển của trẻ.

Một số nguyên nhân có thể dẫn tới nghẹt mũi, nhất là hay gặp nghẹt mũi khi ngủ:

Do dị tật bẩm sinh: Đây là lý do gây ngạt mũi thường gặp ở trẻ sơ sinh do có lớp màng hay mảnh xương bịt kín cửa sau mũi, khiến trẻ không thở được.

Do viêm nhiễm tại mũi:

Cảm cúm: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra tình trạng nghẹt mũi, cảm cúm do virus gây ra thường diễn biến sau 7-10 ngày sẽ tự khỏi. Ngoài nghẹt, mũi còn các biểu hiện khác như chảy nước mũi, đau họng, ho, có thể sốt, đau đầu, đau hốc mắt và mệt mỏi.

Viêm mũi xoang: Viêm niêm mạc mũi xoang do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra, làm tăng tiết dịch, dịch từ xoang chảy qua khe mũi làm cản trở đường hô hấp, gây nghẹt mũi, đặc biệt nghẹt khi nằm xuống, kèm theo đau đầu, nhức các vị trí xoang, người mệt mỏi.

Viêm amidan, viêm VA: Đây cũng là nguyên nhân hay gặp gây nghẹt mũi nhất là ở trẻ em.

Viêm mũi dị ứng: Một số người có cơ địa dị ứng với một số dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, thức ăn, thời tiết…Khi tiếp xúc với dị nguyên sẽ gây ra phản ứng dị ứng, viêm mũi, tăng tiết dịch gây ra các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi.

Dị dạng khoang mũi: Các tình trạng như polyp mũi, vách ngăn mũi, khối u…làm cản trở đường đi của không khí vào phổi gây ra nghẹt mũi. Thông thường những nguyên nhân này được tìm ra khi soi tai mũi họng và giải quyết băng phẫu thuật.

Chấn thương, dị vật trong mũi: Sau khi chấn thương mũi làm tổn thương mũi dẫn tới phù nề, lệch vách ngăn…cũng dẫn tới tình trạng nghẹt mũi. Dị vật ở mũi hay gặp nhất ở trẻ khi chơi có thể bị tắc vật gì đó trong mũi nhưng không biết nói cho người lớn, dẫn đến thường xuyên bị nghẹt mũi, viêm tại vị trí bị tắc.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như thuốc huyết áp, nếu dùng không đúng có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi.

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ bị nghẹt mũi.

Căng thẳng tinh thần: Nếu căng thẳng diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi theo. Từ đó khiến các mạch máu bị giãn gây chèn ép niêm mạc mũi và gây ra nghẹt mũi.

Trước hết cần biết được nghẹt mũi do đâu, từ nguyên nhân mà có biện pháp điều trị và khắc phục hiệu quả:

Trường hợp nghẹt mũi do cấu trúc mũi bất thường: Cần giải quyết nguyên nhân, bằng cách tạo hình vách ngăn mũi, loại bỏ polyp và khối u ở mũi…

Nếu nghẹt mũi do nhiễm vi sinh vật như viêm mũi xoang cần điều trị triệt để viêm mũi xoang bằng thuốc điều trị nguyên nhân do vi khuẩn hay do nấm.

Do viêm mũi dị ứng: Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm bớt lượng kháng nguyên bề mặt.

Do cảm cúm: Chủ yếu là điều trị triệu chứng và năng cao thể trạng, thường sau khoảng 7-10 ngày sẽ tự khỏi.

Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu có tác dụng phụ làm người bệnh khó chịu cần thông báo với bác sĩ điều trị.

Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi, không hút thuốc lá.

Tránh căng thẳng kéo dài bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga…

Ngoài ra có một số biện pháp làm giảm nghẹt mũi khi ngủ khác như:

Kê gối cao khi ngủ: Người bệnh không được kê gối cao quá, trong trường hợp mắc một số bệnh lý ở cột sống cổ thì không nên áp dụng. Chỉ gối cao hơn bình thường một chút và khi hết nghẹt mũi thì không nên tiếp tục gối cao sẽ ảnh hưởng tới cột sống cổ.

Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý ấm: Vệ sinh mũi bằng nước muối có thể làm nhiều lần trong ngày với mục đích làm loãng dịch nhầy, dịch nhầy dễ dàng thoát ra ngoài, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Tắm nước ấm: Giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, loãng dịch nhầy và giúp dịch nhầy dễ dàng thoát ra khi chúng ta đứng tắm.

Xông mũi: Có thể xông mũi bằng tinh dầu hay bằng nước muối sinh lý hay thậm chí là nước sạch giúp thông thoáng đường thở, loãng dịch nhầy và giúp tinh thần bớt mệt mỏi căng thẳng.

Nguyên nhân nằm xuống là bị nghẹt mũi có rất nhiều, tuy không phải là một dấu hiệu nguy hiểm nhưng nếu kéo dài cần phải tìm được nguyên nhân chính xác, giải quyết nguyên nhân thì tình trạng nghẹt mũi khi ngủ sẽ hết. Không nên coi thường vì nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài quá lâu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và điều trị các bệnh lý viêm mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội – ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân sẽ nhận được sự thăm khám trực tiếp, tận tình và chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Nghẹt Mũi Khi Ngủ

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ

Trẻ bị ngạt mũi tình trạng một hoặc cả hai bên mũi bị nghẹt khiến trẻ hít thở khó khăn, hoặc không thở được mà phải thở bằng đường miệng. Có một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị nghẹt mũi, khó thở như: Cảm cúm, viêm mũi họng, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan….

Cảm cúm có thể gây nghẹt mũi ở trẻ

Nghẹt mũi gây cho trẻ cảm giác khó chịu, nhất là khi trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ. Vậy tại sao trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ? Với tư thế nằm, lượng mái đến đầu sẽ tăng lên dẫn đến tình trạng tăng lưu lượng máu đến mũi. Nếu như khi thức trẻ ở các tư thế vận động, các chất nhầy, dịch tiết ở mũi thoát ra ngoài dễ dàng, lưu lượng máu xuống mũi giảm, thì khi đi ngủ, do tư thế nằm nên các chất tiết ứ đọng khó thoát ra ngoài, dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ.

Bên cạnh đó, lý do khiến trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ là vì kĩ mũi của trẻ cũng tương đối hẹp nên khi bị phù nề do cảm lạnh hay viêm mũi dị ứng cũng rất dễ bị nghẹt mũi. Thêm vào đó, trẻ cũng chưa chủ động điều chỉnh được tư thế ngủ nên tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ rất dễ xảy ra khi cảm cúm…

Cách nhận biết trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ

Với nhiều triệu chứng ho hay sổ mũi ở trẻ thì cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra, nhưng để nhận biết trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ thì đòi hỏi cha mẹ phải quan sát kỹ hơn.

Khi mũi được thông thoáng bình thường, khi ngủ trẻ sẽ thở bằng mũi một cách đều đặn với tốc độ vừa phải và không phát ra tiếng lạ, miệng khép lại hoặc có thể hở nhưng không có luồng khí thở và lưỡi thường đặt trên hàm ếch. Còn khi trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ, thì cha mẹ sẽ cảm nhận được trẻ trẻ thở ra khó khăn hơn, phát ra tiếng khò khè và nhiều trường hợp trẻ phải thở bằng đường miệng.

Khi nghẹt mũi, nhiều trẻ phải thở bằng đường miệng

Để kiểm tra tại sao trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ – là do tắc lỗ mũi bên nào? Mẹ có thể áp dụng cách dùng ngón tay bịt lần lượt từng bên mũi, đặt ngón tay khác vào sát mũi bên không bị bịt để cảm nhận luồng khí bé thở ra như thế nào

Khi nghẹt mũi khó thở, bé sẽ phải thở bằng đường miệng, lúc này, không khí không được làm ẩm, làm ấm như khi đi qua niêm mạc mũi nên sẽ khiến trẻ bị khô họng, rát họng, gây ho.

Hướng dẫn cha mẹ cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ

Trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Bởi khi bị nghẹt mũi trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, khó bú thậm chí có thể bỏ bú, để lâu cơ thể sẽ mệt mỏi…Do vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm và giúp trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ được điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Vệ sinh mũi cho trẻ hằng ngày với nước muối sinh lý: Bé trẻ nằm ngửa và hơi dốc đầu xuống một chút sau đó nhỏ mỗi bên lỗ mũi từ 2 đến 3 giọt nước muối. Sau đó dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng cho bé (Bóng hút mũi, hút mũi tay…) hoặc có thể dùng tăm bông nhỏ, nhẹ nhàng hút chất ngày ở hai bên mũi của trẻ. Nên thực hiện trước khi cho trẻ ăn và trước khi đi ngủ khoảng 15 phút

Trẻ nên được vệ sinh mũi thường ngày với nước muối sinh lý

Cho trẻ xông hơi bằng tinh dầu: Cha mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm – khuynh diệp để nhỏ vào bát nước nóng hoặc máy xông hơi chuyên dụng. Hơi nước nóng kết hợp với tinh dầu tràm – khuynh diệp là cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ khá hiệu quả, cha mẹ hãy áp dụng cho trẻ vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ khoảng 15 – 20 phút

Phương pháp khí dung có thể giúp trẻ chữa được tình trạng nghẹt mũi

Ngoài ra, để khắc phục cho trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ, giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, cha mẹ hãy áp dụng:

– Cho trẻ nằm trên gối mềm để đầu trẻ được kê cao hơn, điều này giúp trẻ giảm bớt sự nghẹt mũi, giúp chất nhầy được chảy ra ngoài dễ dàng

– Có thể bổ sung cho trẻ siro thảo dược giúp thông mũi họng – nên tham khảo ý kiến của dược sĩ/Bác sĩ

– Trong những trường hợp trẻ bị nghẹt mũi có kèm theo ho sốt, nước mũi chúng tôi mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám với Bác sĩ Chuyên khoa để được tin ra nguyên nhân chính xác và cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ hiệu quả

Trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa, trở lạnh. Bệnh không có tính chất nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng cần nhận biết sớm các dấu hiệu để có cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ kịp thời, có như vậy trẻ mới có được giấc ngủ ngon, ngủ đủ, góp phần giúp trẻ được khỏe mạnh và phát triển tốt.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ

Trẻ bị ngạt mũi tình trạng một hoặc cả hai bên mũi bị nghẹt khiến trẻ hít thở khó khăn, hoặc không thở được mà phải thở bằng đường miệng. Có một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị nghẹt mũi, khó thở như: Cảm cúm, viêm mũi họng, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan….

Cảm cúm có thể gây nghẹt mũi ở trẻ

Nghẹt mũi gây cho trẻ cảm giác khó chịu, nhất là khi trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ. Vậy tại sao trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ? Với tư thế nằm, lượng mái đến đầu sẽ tăng lên dẫn đến tình trạng tăng lưu lượng máu đến mũi. Nếu như khi thức trẻ ở các tư thế vận động, các chất nhầy, dịch tiết ở mũi thoát ra ngoài dễ dàng, lưu lượng máu xuống mũi giảm, thì khi đi ngủ, do tư thế nằm nên các chất tiết ứ đọng khó thoát ra ngoài, dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ.

Bên cạnh đó, lý do khiến trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ là vì kĩ mũi của trẻ cũng tương đối hẹp nên khi bị phù nề do cảm lạnh hay viêm mũi dị ứng cũng rất dễ bị nghẹt mũi. Thêm vào đó, trẻ cũng chưa chủ động điều chỉnh được tư thế ngủ nên tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ rất dễ xảy ra khi cảm cúm…

Cách nhận biết trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ

Với nhiều triệu chứng ho hay sổ mũi ở trẻ thì cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra, nhưng để nhận biết trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ thì đòi hỏi cha mẹ phải quan sát kỹ hơn.

Khi mũi được thông thoáng bình thường, khi ngủ trẻ sẽ thở bằng mũi một cách đều đặn với tốc độ vừa phải và không phát ra tiếng lạ, miệng khép lại hoặc có thể hở nhưng không có luồng khí thở và lưỡi thường đặt trên hàm ếch. Còn khi trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ, thì cha mẹ sẽ cảm nhận được trẻ trẻ thở ra khó khăn hơn, phát ra tiếng khò khè và nhiều trường hợp trẻ phải thở bằng đường miệng.

Khi nghẹt mũi, nhiều trẻ phải thở bằng đường miệng

Để kiểm tra tại sao trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ – là do tắc lỗ mũi bên nào? Mẹ có thể áp dụng cách dùng ngón tay bịt lần lượt từng bên mũi, đặt ngón tay khác vào sát mũi bên không bị bịt để cảm nhận luồng khí bé thở ra như thế nào

Khi nghẹt mũi khó thở, bé sẽ phải thở bằng đường miệng, lúc này, không khí không được làm ẩm, làm ấm như khi đi qua niêm mạc mũi nên sẽ khiến trẻ bị khô họng, rát họng, gây ho.

Hướng dẫn cha mẹ cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ

Trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Bởi khi bị nghẹt mũi trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, khó bú thậm chí có thể bỏ bú, để lâu cơ thể sẽ mệt mỏi…Do vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm và giúp trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ được điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Vệ sinh mũi cho trẻ hằng ngày với nước muối sinh lý: Bé trẻ nằm ngửa và hơi dốc đầu xuống một chút sau đó nhỏ mỗi bên lỗ mũi từ 2 đến 3 giọt nước muối. Sau đó dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng cho bé (Bóng hút mũi, hút mũi tay…) hoặc có thể dùng tăm bông nhỏ, nhẹ nhàng hút chất ngày ở hai bên mũi của trẻ. Nên thực hiện trước khi cho trẻ ăn và trước khi đi ngủ khoảng 15 phút

Trẻ nên được vệ sinh mũi thường ngày với nước muối sinh lý

Cho trẻ xông hơi bằng tinh dầu: Cha mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm – khuynh diệp để nhỏ vào bát nước nóng hoặc máy xông hơi chuyên dụng. Hơi nước nóng kết hợp với tinh dầu tràm – khuynh diệp là cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ khá hiệu quả, cha mẹ hãy áp dụng cho trẻ vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ khoảng 15 – 20 phút

Phương pháp khí dung có thể giúp trẻ chữa được tình trạng nghẹt mũi

Ngoài ra, để khắc phục cho trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ, giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, cha mẹ hãy áp dụng:

– Cho trẻ nằm trên gối mềm để đầu trẻ được kê cao hơn, điều này giúp trẻ giảm bớt sự nghẹt mũi, giúp chất nhầy được chảy ra ngoài dễ dàng

– Có thể bổ sung cho trẻ siro thảo dược giúp thông mũi họng – nên tham khảo ý kiến của dược sĩ/Bác sĩ

– Trong những trường hợp trẻ bị nghẹt mũi có kèm theo ho sốt, nước mũi chúng tôi mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám với Bác sĩ Chuyên khoa để được tin ra nguyên nhân chính xác và cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ hiệu quả

Trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa, trở lạnh. Bệnh không có tính chất nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng cần nhận biết sớm các dấu hiệu để có cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ kịp thời, có như vậy trẻ mới có được giấc ngủ ngon, ngủ đủ, góp phần giúp trẻ được khỏe mạnh và phát triển tốt.

Cháo ếch là một món ăn bổ dưỡng với hàm lượng dinh dưỡng cao, món ăn đặc biệt cho các…

BLW là chữ viết tắt của từ Baby Led Weaning, hay còn gọi là phương pháp ăn dặm tự chỉ…

Máy hâm sữa loại nào tốt là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi đây là dụng…

21 Phan Chu Trinh -17 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, HN – Tel: 0969956466 / 024 3933 5388

40 Liễu Giai, phường Cống Vị, Ba Đình, HN Tel: 024.3267 6070 / 0963476166

Tầng 1 – Tòa 17T4 – KĐT Trung Hòa-Nhân Chính (góc ngã tư Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Thị Thập) – Tel: 0975183966 / 024 6281 1480

84B Nguyễn Thanh Bình, Vạn Phúc, Hà Đông, HN – Tel: 024.33.599.899 / 0969.671.133

557 Điện Biên Phủ, Phường 1, Q.3, chúng tôi -Tel: ‭094 3379764 / 028 3833 6364

21 Phan Chu Trinh -17 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, HN – Tel: 0969956466 / 024 3933 5388

40 Liễu Giai, phường Cống Vị, Ba Đình, HN Tel: 024.3267 6070 / 0963476166

Tầng 1 – Tòa 17T4 – KĐT Trung Hòa-Nhân Chính (góc ngã tư Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Thị Thập) – Tel: 0975183966 / 024 6281 1480

84B Nguyễn Thanh Bình, Vạn Phúc, Hà Đông, HN – Tel: 024.33.599.899 / 0969.671.133

557 Điện Biên Phủ, Phường 1, Q.3, chúng tôi -Tel: ‭094 3379764 / 028 3833 6364