Hiểu đúng về màng trinh
1. Màng trinh là gì?
Màng trinh là một màng mỏng nằm cách cửa âm đạo 2-3cm với một hay nhiều lỗ để kinh nguyệt thoát ra. Đặc điểm của màng trinh là có rất nhiều mạch máu cực nhỏ đan vào nhau nên thông thường, khi bị rách sẽ có một chút máu kèm theo. Độ dày mỏng của màng trinh khác nhau tùy theo từng người. Có người sinh ra không màng trinh; người khác lại có màng trinh quá mỏng (đã rách tự hồi nào) hoặc quá dày (sinh đẻ mấy lần rồi mà vẫn chưa rách) hoặc bịt kín (phải mổ). Màng trinh có 3 dạng thường gặp là hình khuyên, vách ngăn, dạng sàng.
Thông thường, để kinh nguyệt hàng tháng có đường tiết ra ngoài, chính giữa màng trinh sẽ có một, hai hoặc nhiều lỗ nhỏ. Tùy theo từng bạn gái mà độ lớn lỗ chính giữa của màng trinh khác nhau. Có trường hợp chỉ đủ 1 ngón tay nhưng có trường hợp có thể co giãn vừa 2 ngón tay. Một số bạn gái có dạng màng trinh không lỗ, đây được xem là một vấn đề và có thể gây ra những biến chứng cho bạn nữ ở tuổi dậy thì.
2. Sự hình thành màng trinh ở nữ giới
Có một số ý kiến cho rằng, màng trinh không có ý nghĩa gì quá đặc biệt mà chỉ là một phần nhỏ còn lại trong thời gian phôi thai phát triển. Thông thường, màng trinh được hình thành ngay từ lúc các bé gái chào đời.
Khi mẹ mang thai, từ tuần thứ 3 cho đến tam cá nguyệt thứ 2 là khoảng thời gian hình thành cơ quan sinh dục của trẻ. Âm đạo được hình thành trước, sau đó tới màng trinh và đến tháng thứ 5 thì được phát triển hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đặc biệt như dị dạng sinh dục không có âm đạo hay không có màng trinh bẩm sinh.
Độ dày, hình dạng hay màu sắc của màng trinh được quyết định dựa theo việc tiếp nhận nội tiết tố từ mẹ trong quá trình mang thai. Cứ sau 1 tuổi, đường kính của lỗ màng trinh phát triển thêm khoảng 1mm. Đến tuổi dậy thì, màng trinh trở nên co giãn và đàn hồi hơn nhờ vào hormone estrogen trong cơ thể bạn gái.
3. Chứng màng trinh không thủng
Chứng này là tình trạng màng trinh bạn gái không có lỗ nhỏ ở giữa. Tỷ lệ mắc phải là 1/1000. Bệnh này chỉ được phát hiện khi bạn gái có kinh nguyệt lần đầu tiên. Khi kỳ kinh đến, máu kinh sẽ bị tắc và ứ lại trong tử cung, không thoát ra ngoài được khiến bạn gái có cảm giác đau.
Hiện tại vẫn chưa có bất cứ lời giải thích nào cho tình trạng bệnh này. Nếu đến tuổi dậy thì, bạn gái gặp những biểu hiện như đau bụng và bụng sưng to thì cần đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám phụ khoa để các bác sĩ kiểm tra.
Nếu bạn cái bị chứng màng trinh không thủng thì bác sĩ sẽ xử lý bằng thủ thuật mở màng trinh, giúp cho máu kinh được thải ra ngoài.
4. Màng trinh và trinh tiết
Đây là hai khái niệm cần được nắm rõ để tránh những vấn đề không đáng có. Màng trinh là một phần của cơ quan sinh dục nữ, còn trinh tiết chỉ là một tiêu chuẩn xã hội.
Màng trinh không bị rách do độ đàn hồi và co giãn quá tốt
Bạn gái sinh ra đã không có màng trinh
Lỗ màng trinh có kích thước lớn
Khi quan hệ, máu ra quá ít nên không thể nhìn thấy
Dấu hiệu mất trinh
Khi có sự “thâm nhập” âm đạo do quan hệ tình dục (hay bị xâm hại) chắc chắn sẽ làm rách màng trinh. Tuy nhiên, không nhất thiết yêu đương “quá giới hạn” màng trinh mới bị “hỏng”, cũng không nhất thiết khi “chiếc then tạo hóa” bị rách bạn gái sẽ thấy dấu hiệu chảy máu.
Nguyên nhân rách màng trinh
Chính vì màng trinh chỉ là một lớp da mỏng manh, vì thế nó cũng có thể mất đi bởi một số lý do khách quan sau:
1. Do vận động mạnh
Vận động mạnh như võ thuật, đạp xe, leo núi có thể vô tình làm rách màng trinh
2. Mất trinh do tai nạn
3. Do “phụ kiện” ngày “đèn đỏ”
Hàng tháng, các cô gái đều cần đến “phụ kiện” cho ngày “đèn đỏ” song nếu không biết cách lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp, sẽ ảnh hưởng đến “cái ngàn vàng”. Có 2 loại “bửu bối” hiện có trên thị trường được khuyến cáo có thể gây rách màng trinh là tampon và cốc nguyệt san. Đây là loại có khả năng thấm hút kinh nguyệt từ bên trong, khi sử dụng phải đưa sản phẩm vào âm đạo nên bạn gái chưa từng quan hệ tình dục cần cân nhắc trước khi dùng.
4. Mất trinh do thủ dâm