Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn nguy hiểm, thường sinh sống, phát triển và hoạt động trong dạ dày của con người. Vi khuẩn này là nguyên khiến các hoạt động của hệ thống tiêu hóa bị suy yếu, gây bệnh viêm loét dạ dày – thực quản, ung thư dạ dày, viêm dạ dày…
Vi khuẩn Hp sống được trong dạ dày cũng như trong môi trường acid là do loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra Urease – một loại enzyme có tác dụng trung hòa nồng độ acid trong dạ dày. Đồng thời làm thay đổi môi trường tự nhiên vốn có sẵn trong dạ dày.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 1% trường hợp nhiễm Hp mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên vi khuẩn này lại chính là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính, phát triển nhanh thành viêm loét tá tràng, viêm loét dạ dày. Tình trạng viêm loét nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến ung thư.
Sức sống của vi khuẩn Hp tương đối mãnh liệt. Trước khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng có thể sống trong không khí và nhiều môi trường trung gian khác. Vì thế, bạn hoàn toàn có khả năng bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với cộng đồng. Khả năng lây nhiễm sẽ cao hơn khi bạn sử dụng chung ly, cốc, chén, đũa hoặc dùng chung nguồn nước với người khác.
Vi khuẩn Hp thường lây lan thông qua 3 con đường chính, gồm:
Đường miệng – miệng: Lây truyền vi khuẩn Hp từ miệng – miệng chính là con đường lây truyền phổ biến nhất. Cụ thể loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh khi tiếp xúc với dịch tiết đường tiêu hóa hoặc nước bọt. Thông thường, bạn sẽ có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn Hp khi trong gia đình có thành viên bị nhiễm bệnh.
Đường phân – miệng: Vi khuẩn Hp có thể xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh bằng những loại rau củ được bón phân nhiễm vi khuẩn Hp. Cụ thể những người có thói quen ăn đồ sống, hoặc không vệ sinh rau củ (những loại thực phẩm có chứa vi khuẩn Hp) sạch sẽ trước khi dùng sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn.
Con đường lây nhiễm khác: Dù hiếm gặp nhưng vi khuẩn Hp có khả năng xâm nhập vào cơ thể khỏe mạnh trong quá trình nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, hoặc dùng chung dụng cụ nha khoa.
Vi khuẩn Hp sống được trong môi trường nào?
Dạ dày được xác định là nơi cư trú chính của vi khuẩn Hp. Bên cạnh đó loại vi khuẩn này còn được tìm thấy trong miệng (thường gặp trong nước bọt và cao răng), tại thực quản, tá tràng, thực quản, túi thừa Meckel, những khu vực có dị sản dạ dày…
Trong trong dạ dày của con người cũng như trong môi trường acid đậm đặc, vi khuẩn Hp được xác định là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng hoạt động, sinh sống và phát triển được. Mặc dù vi khuẩn Hp có khả năng phát triển mạnh và sống mãnh liệt trong dạ dày nhưng chúng có thời gian sống ngắn và khá yếu ớt khi sống ngoài môi trường tự nhiên.
Vi khuẩn Hp có khả năng hoạt động, tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ ngay tại lớp giữa niêm mạc dạ dày và chất nhầy. Hơn thế, chúng còn có khả năng tự tạo ra chất đối kháng với tác dụng tránh miễn dịch của cơ thể.
Ngoài môi trường dạ dày, vi khuẩn Hp có khả năng sinh sống và hoạt động trong khoang miệng, hốc xoang, đường miệng…
Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn Hp sinh sống và hoạt động dưới dạng khuẩn cầu và xoắn khuẩn. Nếu tồn tại dưới dạng xoắn khuẩn, chúng chỉ có thể sống và hoạt động trong nước được một vài giờ. Trong trường hợp vi khuẩn Hp tồn tại ở dạng khuẩn cầu, chúng có thể sống và hoạt động trong nước đến 1 năm.
Vì sao vi khuẩn Hp sống được trong dạ dày?
Vi khuẩn Hp có thể tránh được những tác động và sự ảnh hưởng của acid dịch vị do loại vi khuẩn này có hệ thống lông roi linh hoạt. Bên cạnh đó nhờ có hệ thống lông roi, vi khuẩn Hp còn có khả năng di chuyển trong môi trường dạ dày, chúng di chuyển một cách nhanh chóng giúp tránh khỏi những tác động của các yếu tố xung quanh.
Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn tiết men với tác dụng điều chỉnh nồng độ Hp của môi trường mà chúng sinh sống. Điều này lý giải cho câu hỏi tại sao vi khuẩn Hp sống và hoạt động được trong dạ dày mặc dù môi trường này lúc nào cũng đầy acid dịch vị.
Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong môi trường dạ dày?
Tuổi thọ của vi khuẩn Hp chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường sống. Tuy nhiên thực tế cho thấy con người cũng có khả năng quyết định tuổi thọ của loại vi khuẩn này. Nói cách khác, nếu không sử dụng thuốc hoặc không tác động gì đến thì vi khuẩn vẫn sống và tăng dần số lượng theo thời gian. Tuy nhiên khi áp dụng các biện pháp tiêu diệt thì chúng sẽ chết.
Vi khuẩn Hp sẽ không bao giờ tự suy yếu và tự chết đi do khả năng miễn dịch cơ thể của chúng rất cao. Vi khuẩn Hp sẽ càng sinh sôi, hoạt động và phát triển mạnh khi sống trong môi trường niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân là do niêm mạc dạ dày chính là điều kiện và môi trường sống thuận lợi của chúng.
Chính vì thế, người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Hp trong dạ dày.
Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí?
Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, ngoài sinh sống trong môi trường dạ dày, vi khuẩn Hp còn có khả năng hoạt động trong môi trường không khí, trong đất và nước. Tuy nhiên chúng chỉ tồn tại và hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.
Trên thực tế vi khuẩn Hp vẫn có khả năng sinh sống và hoạt động trong môi trường không khí ngay cả khi môi trường này không cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng. Nguyên nhân là do vi khuẩn Hp đã có nguồn dinh dưỡng dự trữ, chúng có thể dựa vào nguồn dinh dưỡng này để tiếp tục tồn tại, hoạt động cho đến khi tìm và bám được vào một vật chủ khác.
Nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác ở ngoài môi trường không khí sẽ tác động và quyết định thời gian sống của vi khuẩn Hp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian sống của vi khuẩn Hp trong không khí sau khi ra khỏi cơ thể dao động trong khoảng 60 phút đến 4 giờ đồng hồ.
Sau khi ra khỏi cơ thể và sống trong môi trường đất, tuổi thọ của vi khuẩn Hp chỉ kéo dài đến vài giờ. Để tồn tại được lâu hơn, chúng có thể tự biến đổi cấu trúc của mình. Điều này chứng tỏ vi khuẩn Hp vẫn có khả năng di chuyển và lây nhiễm mạnh cho người bình thường nếu họ tiếp xúc và sinh sống trong môi trường có vi khuẩn Hp.
Tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường nước, thời gian sinh sống và hoạt động của vi khuẩn Hp trong môi trường này là khác nhau. Vi khuẩn Hp có thể tồn tại được khá lâu trong nước nếu chúng hoạt động dưới dạng cầu. Trong môi trường nước như kênh rạch, ao hồ, thời gian tồn tại của vi khuẩn Hp có thể lên đến 1 năm. Vi khuẩn Hp sẽ chết khi nước sôi ở 100 độ.
Từ những thông tin nêu trên có thể thấy, vi khuẩn Hp có thể sinh sống và hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định khi ra ngoài cơ thể. Ngoài ra khả năng lây nhiễm của vi khuẩn cũng còn rất cao khi có người bình thường tiếp xúc.
Chính vì thế, để phòng ngừa lây nhiễm bạn cần chú ý đến nguồn nước và những loại thực phẩm có khả năng bị nhiễm Hp. Chú ý ăn chín uống sôi và không nên dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc, ly, bát… với người khác.
Điều trị vi khuẩn Hp
Nếu số lượng vi khuẩn Hp trong hệ tiêu hóa bị ức chế và bị tiêu diệt hoàn toàn, bệnh lý của bạn sẽ được chữa khỏi.
Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân áp dụng phác đồ điều trị Hp như sau:
Sử dụng thuốc trị bệnh dạ dày: Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng những loại thuốc điều trị bệnh dạ dày phát sinh do vi khuẩn Hp sau khi có kết quả chẩn đoán. Cụ thể loại thuốc này sẽ được chỉ định cho những đối tượng bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bị thiếu máu do thiếu sắt, bệnh nhân bị ung thư dạ dày đã được chữa trị, những người đang bị xuất huyết giảm tiểu cầu.
Kết hợp điều trị và dự phòng nhiễm bệnh: Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định kết hợp điều trị và dự phòng nhiễm bệnh đối với những thành viên thuộc gia đình có người bị nhiễm bệnh, đồng thời phòng tránh ung thư dạ dày. Đặc biệt phương pháp này sẽ được chỉ định và theo dõi nghiêm ngặt đối với những người bị nhiễm vi khuẩn Hp do bị lây nhiễm trong gia đình có người bị ung thư dạ dày, những người bị viêm teo niêm mạc dạ dày và những người có polyp trong dạ dày, người đang được điều trị kéo dài bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc người bị nhiễm vi khuẩn Hp và có mong muốn diệt trừ.
Dùng thuốc kháng sinh kết hợp thuốc giảm tiết acid dịch vị: Người bệnh có thể loại bỏ vi khuẩn Hp bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp thuốc giảm tiết acid dịch vị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên việc sử dụng hai loại thuốc này có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân đen, tiêu chảy, lưỡi màu đen, miệng có vị kim loại (rối loạn vị giác), hiệu ứng antabuse (phản ứng cai rượu).
Đối với những bệnh nhân bị viêm loét nghiêm trọng ở thành dạ dày do biến chứng từ vi khuẩn Hp, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và chỉ định bệnh nhân áp dụng phác đồ điều trị phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp khắc phục mầm bệnh và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.
Bài viết là những thông tin cơ bản giúp người bệnh hiểu thêm về vi khuẩn Hp, đường lây nhiễm. Đồng thời giúp giải đáp vấn đề vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí, trong dạ dày và những môn trường. Từ những thông tin này có thể thấy loại vi khuẩn này có khả năng hoạt động và phát triển một cách mãnh liệt trong môi trường dạ dày, có thể sống khoảng 60 phút đến 4 giờ đồng hồ trong môi trường không khí và có thể sống đến 1 năm trong môi trường nước.
Chính vì thế việc chủ động bảo vệ cơ thể và phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp là điều vô cùng cần thiết. Đối với người nhiễm bệnh, bệnh nhân nên nhờ đến sự tư vấn và điều trị của bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Từ đó giúp phòng ngừa phát sinh những bệnh lý nguy hiểm và lây nhiễm cho những người xung quanh.