Vì Sao Tớ Không Nên Nói Xấu / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Không Khí Hà Nội Trở Nên ‘Xấu’ Và ‘Rất Xấu’?

Tuy nhiên, việc xác định nguồn thải nhưng thiếu các giải pháp khiến các chuyên gia cho rằng chưa biết đến khi nào Hà Nội mới hết ô nhiễm.

Bụi từ sản xuất ximăng, điện than

Ông Trần Đình Sính – phó giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (Green ID) – cho rằng những nghiên cứu trước đây đều chỉ ra một trong những nguồn gây ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 tại Hà Nội có nguồn từ các nhà máy ximăng, nhiệt điện than ở khu vực phía Bắc.

“Bụi từ các nhà máy được vận chuyển về Hà Nội theo cơ chế gió cuốn. Trong không khí có những khối không khí di chuyển, bụi theo những khối không khí đó di chuyển hàng nghìn kilômet.

Vì thế, với những nhà máy sản xuất ximăng ở Hà Nam, Ninh Bình, Lạng Sơn, nếu thuận theo chiều gió, tốc độ gió sẽ đưa nguồn bụi này đi các nơi, có thể cuốn về gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội” – ông Sính nhận định.

Theo ông Sính, trong những lần lập báo cáo về chất lượng không khí trước đây, Green ID đã từng mời một số chuyên gia nước ngoài hỗ trợ tính toán về quỹ đạo di chuyển của bụi mịn PM 2.5, theo đó có bằng chứng bụi mịn “di chuyển từ những khu công nghiệp tại Hải Phòng, Quảng Ninh, ở đó có rất nhiều nhà máy nhiệt điện than và ximăng, theo chiều gió đưa về gây ô nhiễm tại Hà Nội”.

Dù vậy, vị chuyên gia này cho biết vẫn chưa thể tính toán được tỉ lệ đóng góp bao nhiêu phần trăm trong số nguồn gây ô nhiễm không khí của các nhà máy ximăng hay điện than.

Cũng theo ông Sính, dù đã xác định được các nguồn gây ô nhiễm, nhưng các giải pháp đưa ra vẫn cho thấy “chưa biết đến khi nào thì Hà Nội mới hết ô nhiễm không khí”, đặc biệt là không xác định được nguồn thải chính, thì “rất khó có được giải pháp mang tính “trừng trị” để giảm nhanh, giảm hiệu quả những nguồn phát thải lớn”.

Ngay với nguồn từ các nhà máy nhiệt điện than, theo ông Sính, chỉ có những nhà máy có công nghệ hiện đại mới lọc tĩnh điện được 99,75% lượng bụi, còn những nhà máy nhiệt điện cũ, xây dựng lâu năm, rất khó đạt được tỉ lệ lọc bụi cao như trên.

Hà Nội: ô nhiễm là do… thời tiết

Báo cáo nhanh về chất lượng không khí tại Hà Nội của Chi cục Bảo vệ môi trường TP này cho thấy tính đến ngày 14-12, chất lượng không khí ở Hà Nội đã chạm ngưỡng “xấu” và “rất xấu” trong 4 ngày liên tiếp, khẳng định điều kiện thời tiết là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí cho cả khu vực hiện nay.

“Với tình hình khí tượng chung như khí áp tăng cao, trời lặng gió, không mưa, nhiệt độ thấp làm cho không khí bị tù hãm, chất ô nhiễm thải ra hằng ngày khó phát tán lên cao và bay ra xa. Điều này gây nên tình trạng tăng đột biến các hạt bụi lơ lửng có kích thước bé như PM 2.5” – báo cáo nêu.

Đặc biệt, trước thực tế ô nhiễm không khí còn tiếp diễn, Sở Tài nguyên – môi trường TP Hà Nội khuyến cáo tất cả người dân trên toàn TP nên hạn chế ra ngoài, nhóm nhạy cảm gồm: người già, trẻ em và người mắc bệnh hô hấp không nên ra khỏi nhà, không tập thể dục vào buổi sáng và chiều tối cũng như cần trang bị khẩu trang chống bụi PM 2.5 đạt chuẩn vì ô nhiễm có thể kéo dài.

Sở Tài nguyên – môi trường còn khuyến cáo “tất cả mọi người cần hạn chế tối đa các hoạt động gây ô nhiễm không khí như không đốt rác, dừng đun nấu bếp than tổ ong, các xe vận chuyển phế thải xây dựng, bùn thải phải đảm bảo che chắn không phát tán ô nhiễm, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân”.

Cũng sáng 14-12, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên – môi trường) công bố chất lượng môi trường từ ngày 7 đến 13-12, cho thấy nhiều ngày ô nhiễm bụi mịn cao có xu hướng tăng trong những ngày qua.

“Tại Hà Nội, có trạm đo được giá trị trung bình 24 giờ của bụi mịn PM 2.5 vượt quá giới hạn cho phép gần 2-3 lần” – Tổng cục Môi trường nêu.

Theo TS Hoàng Dương Tùng – chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch VN, dù Hà Nội có gặp thời tiết không thuận lợi trong những ngày qua, nhưng đó không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.

“Thời tiết không phát thải ra nguồn gây ô nhiễm mà chỉ làm ngưng tụ các nguồn gây ô nhiễm không khí do chính con người thải ra, giữ những nguồn gây ô nhiễm này ở tầng không khí thấp. Vì vậy, cần phải nhìn nhận nguyên nhân gây ô nhiễm là do chưa kiểm soát được các nguồn thải từ con người, từ đó giải quyết và kiểm soát những nguồn phát thải chủ quan này” – ông Tùng nói.

Giữa tuần mới mưa, hi vọng giảm ô nhiễm không khí

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở khu vực Bắc Bộ từ ngày 14 đến 18-12 trời chủ yếu nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, đêm và sáng sớm trời rét.

Khoảng ngày 19 và 20-12 có mưa và mưa rào, trời chuyển rét. Còn tại Hà Nội, từ ngày 14 đến 18-12 trời nhiều mây, không mưa. Còn từ ngày 19 và 20-12, khu vực Hà Nội có khả năng xảy ra mưa và mưa rào. Theo Tổng cục Môi trường, trước thời điểm Hà Nội có mưa rào, chất lượng không khí vẫn duy trì ở mức xấu.

Tại Sao Con Người Thích Nói Xấu Sau Lưng Người Khác

Con người là một loài vật cao cấp hơn hẳn các loài khác nhờ biết suy nghĩ, nói năng, rồi mới hành động. Nói là một khả năng đặc biệt của con người. Con người ta thương nhau, yêu nhau cũng từ lời nói và ghét nhau, hận thù nhau cũng từ lời nói.

Cho nên có câu cao dao:

Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Tôi có khiếm khuyết là hay nói xấu người khác, hễ không vừa lòng chuyện gì là nói mạnh bạo chẳng biết nể sợ một ai dù đó là người ơn. Chính vì vậy, cuộc đời của tôi cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm, ba chìm bảy nổi chín cái lênh đênh. Ai cũng sĩ diện bản ngã của mình nên nói lỗi người khác dễ dẫn đến bất hòa, chia rẽ; nhưng không nói thì trở thành tín đồ cuồng si chỉ biết vâng theo mệnh lệnh của người có quyền lực; như thế vô tình đưa đẩy các sếp của mình trở thành những con người phong kiến cấp tiến.

Ngày xưa, trong các thể chế phong kiến vua là con trời, mà trời là đấng tối cao có quyền ban phước, giáng họa, bề trên là tôn quý, bề dưới là phục tùng. Ngày nay, các tập tục đó đã từ từ được thay thế bởi chế độ chuyên chính dân chủ, chính con người làm chủ vận mệnh và cùng nhau kết hợp với nhiều người. Chế độ quân chủ phong kiến trên nền tảng cá nhân quyết định mọi quyền lực bằng sự độc đoán, độc tài khi con người còn mờ mịt trong hiểu biết. Người sau này khôn ngoan hơn, cũng chính sách phong kiến độc tôn nhưng được triển khai thành phong kiến cấp tiến để củng cố, duy trì địa vị của mình và được xây dựng trên nền tảng bản ngã nhiều người có quyền lực.

Nói xấu sau lưng người sẽ tạo quả báo

Ta hãy nói lỗi lầm của người khác trên tinh thần góp ý, xây dựng để cùng nhau dấn thân và phục vụ đời sống xã hội ngày càng tốt đẹp; không nên nói lỗi lầm ai đó để triệt buộc hoặc hạ bệ người nhằm trả thù cá nhân. Thông thường thì chúng ta hay ngồi lại với nhau để nói lỗi lầm của người khác, vì chúng ta nghĩ mình là người tốt còn người kia là người xấu. Có khi chúng ta nói xấu người khác vì ganh ghét họ, thấy họ hơn mình về địa vị và quyền lực. Khi chúng ta không làm chủ bản thân trong cơn tức giận, ta có thể nói xấu người khác. Đôi khi, chúng ta nói xấu người khác để lôi kéo mọi người về phe của mình.

Nói xấu người khác sẽ dẫn đến tai hại như thế nào?

Chính khi đang nói, ta cảm thấy bực bội, tức tối và dường như chúng ta cũng bất an khi phanh phui lỗi của người. Khi chúng ta thấy lỗi lầm của người khác là chúng ta có thể bỏ mất cơ hội hiểu biết và thương yêu hơn. Một lời nói tốt đẹp có thể đem lại hòa bình cho nhân loại. Một lời nói thách thức có thể gây ra chiến tranh. Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp. Khi nói xấu người thì bị người nói xấu lại, cũng có khi dẫn đến gây gổ, xích mích, hiềm thù nhau. Cho nên, chúng ta nguyện không nói lỗi lầm của người khác để khẩu nghiệp của ta được thanh tịnh, do đó ta có thời gian quán chiếu, soi sáng sự vật một cách tốt đẹp. Khi chúng ta tức giận ai, chúng ta dễ dàng nói xấu người đó để thuyết phục mọi người đứng về phía mình. Có khi, chúng ta nói xấu người vì ganh ghét, nói xấu người vì họ hơn mình, nói xấu người để hả cơn giận. Vậy ta nói xấu người khác để được lợi ích gì? Chắc chắn chúng ta sẽ mang lấy khổ đau; cũng giống như người đốt đuốc đi ngược chiều gió, người thì chưa nghe chưa biết nhưng ta đã bốc lửa sân si. Khi nói xấu người khác chính bản thân ta đã phải chịu bất an, vì khi nói xấu ai tức có sự nóng giận nên ta cảm thấy mình là kẻ khổ trước tiên.

Để đối trị bệnh nói xấu người khác, ta hãy nhìn thấy cái hay của họ. Nếu ta để ý điều tốt của họ thì ta sẽ không thấy lỗi lầm, vì ta thấy việc tốt nên sinh tâm hoan hỷ. Có nhiều người chỉ thích nói sự thật chứ không thích nói để được lòng thiên hạ, họ tôn trọng cái thực nên lúc nào cũng thẳng ruột nói đúng mục đích; do đó bị nhiều người tỵ hiềm, ganh ghét, chờ thời cơ trả thù. Ai cũng biết rằng, nói sự thật là quý giá nhất trên đời, nhưng “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Khó có ai đủ can đảm nhìn nhận sự thật, vì sự thật lúc nào cũng phũ phàng. Nhất là nói sự thật với những người có quyền thế thì dễ bị mang họa vào thân, vì người có quyền thì sĩ diện bản ngã lớn hơn ông trời con. Nói sự thật là một điều tốt nhưng vẫn còn tùy thuận vào môi trường sống của chúng ta. Nếu chúng ta cứ một bề chấp chặt vào sự thật, e có ngày ta sẽ gặp hiểm nguy vì kẻ tiểu nhân sẵn sàng chống trả quyết liệt bằng mọi cách. Như thế, dù nói sự thật cũng chưa hẳn là giải pháp tốt để giúp mọi người thăng hoa trong cuộc sống; nhưng nếu nói sự thật để bảo vệ chân lý vì sự sống còn của nhân loại, vì lợi ích cho nhiều người thì dù có chết ta vẫn phải nói.

Nói để làm gì? Nói để đem lại công bằng cho nhân loại; nhưng nếu nói sự thật làm cho đối phương không còn cơ hội để được sống yêu thương và tác hại lớn đến cộng đồng, xã hội thì ta phải khéo léo che giấu bớt.

Tóm lại, nói xấu người khác là căn bệnh trầm kha của đa số con người, là thói quen thâm căn cố đế do chấp ngã gây ra. Trong lúc nóng giận dễ phát sinh những lời nói xấu người khác, hoặc thấy ta đúng người sai nên hay nói xấu người khác, hoặc ta muốn hạ bệ người để tranh giành quyền lực nên nói xấu kẻ khác để kéo họ về phe ta. Trong sự tương quan giao tiếp hằng ngày, mọi sự xích mích, bất hòa đều bắt nguồn từ việc nghĩ xấu và nói xấu người khác. Khi nói xấu người khác, tức tâm ta có sân hận, bực tức, khó chịu. Ta đang làm tổn thương mình và người. Vì sao? Vì mình đang đưa khối u ung nhọt vào trong lòng mình nên lúc nào nghĩ tới người đó là ta khổ não. Ta tự giết chết chính mình trong lần mòn đau khổ, bởi khi nghĩ xấu và nói xấu người khác tâm ta bị vẩn đục và gây thêm nghiệp ân oán, thù hằn. Muốn không nói xấu người khác ta phải tập đừng nhìn thấy lỗi người, vì khi thấy lỗi người ta dễ dàng bị kích thích tác động bởi thói quen nhiều đời tranh hơn, tranh thua; nếu hơn thì sinh ngã mạn, còn thua thì sinh oán hờn, tìm cách nói lỗi của nhau. Không nghĩ xấu và nói xấu người là một hạnh tu rất khó làm, không phải một sớm một chiều mà chúng ta có thể thành tựu.

Nói là một khả năng đặc biệt của con người, là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất để chúng ta tiếp nhận những giá trị sống bằng sự yêu thương hay ghét bỏ. Lời nói rất lợi hại trong khi giao tiếp với mọi người, một lời nói tốt có thể đem lại thiện cảm cho nhau và ngược lại sinh ra hận thù. Nghĩ xấu người khác chỉ làm cho tâm ta tổn thương, còn nói xấu người khác làm cho hai người đều tổn thương. Nhưng ngược đời thay, có những kẻ phải nói mạnh như thế họ mới chịu sửa sai, còn dùng lời nói ái ngữ đối với họ chẳng hiệu quả gì. Quả thật, tâm tính chúng sinh do tạo nghiệp bất đồng nên chẳng ai giống ai, cũng lời nói đó đem áp dụng với người này thì có hiệu quả tốt, nhưng đem áp dụng với người kia thì đổ vỡ. Chúng ta có tật hay nói, thích nói, hễ ngồi lại cùng nhau là nói chuyện phải quấy, tốt xấu, hơn thua, chê bai người này, chỉ trích người kia. Để chuyển hóa nghiệp nói xấu người khác, đầu tiên chúng ta tập ý không nghĩ xấu người khác, ý đã không nghĩ xấu thì miệng không bao giờ nói xấu. Muốn vậy, ta phải học hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, luôn lắng nghe tiếng nói của tha nhân, lắng nghe tâm tư của mọi người để trải lòng bao dung đến thiên hạ; hoặc ta học hạnh lễ xá của Bồ tát Thường Bất Khinh, luôn thấp mình khiêm cung lễ xá mọi người và thấy ai cũng là Phật hết. Ngoài việc thực tập các công hạnh của Bồ tát, chúng ta còn học hạnh tùy hỷ khen tặng người khác. Đa số chúng sinh thích chê hơn thích khen. Khi thấy ai làm một điều xấu gì đó thì ta phải quán tha thứ, vì họ bị vô minh che lấp, họ đáng thương hơn đang ghét, nên ta không nói xấu họ. Khi thấy ai làm một điều tốt, ta nên khen ngợi để khích lệ họ, ta và người cùng vui vẻ với nhau để được sống có hiểu biết và yêu thương.

Thành thật với nhau – một giá trị

Thuở xưa, có một vị vua sống rất nhân từ và đức độ, giúp dân chúng an cư, lạc nghiệp trên tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống; nhưng ông không có con trai mà chỉ có đứa con gái duy nhất. Vua và hoàng hậu cùng bàn nhau để kén chọn hoàng tử kế thừa ngôi vị mai sau. Để kén chọn được một vị hoàng tử tài đức vẹn toàn, nhà vua cho truyền lệnh khắp tất cả đất nước ai là con trai hãy đến cung điện để chuẩn bị cuộc thi có một không hai từ trước tới nay. Cuộc thi này rất khác lạ và có vẻ đòi hỏi một nhân cách siêu việt của con người tâm linh. Mỗi chàng trai đều được nhận một gói hạt giống hoa như nhau đem về ươm mầm, người trồng cây hoa đẹp nhất sẽ được chọn làm hoàng tử và được kết hôn cùng công chúa với thời hạn ba tháng. Các chàng trai ai nấy đều vui vẻ, phấn khởi vì việc kén chọn hoàng tử quá đơn giản, chỉ chịu khó chăm sóc một chậu hoa thật đẹp sẽ được cưới nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm và sở hữu cả giang sơn gấm vóc.

Đến kỳ hạn, mỗi chàng trai đều đem đến những chậu hoa thật xinh đẹp, không thể chê vào đâu được. Người đến xem ai cũng trầm trồ khen ngợi những chậu hoa đẹp tuyệt vời ít thấy xưa nay. Vậy mà nhà vua và hoàng hậu vẫn không hài lòng và như còn đang chờ đợi một điều gì khác. Các chàng trai đều rất hồi hộp và nao nức chờ đợi kết quả, ai cũng có vẻ mặt hết sức hân hoan. Bỗng có một chú bé vừa khóc, vừa mếu rất thảm thương ôm chậu đất không chạy vào. Vua mới hỏi, “vì sao con lại khóc?” Chú bé thật thà thưa, “tháng trước con nhận được gói hạt giống hoa, con đem về và mua chậu đẹp, đất tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc hết sức kỹ lưỡng và chu đáo, vậy mà không có một cây hoa nào mọc lên. Hu! Hu!” Vua và hoàng hậu bấy giờ mới cảm thấy hài lòng vì đã tìm ra vị hoàng tử tương lai. Vua dẫn chú bé ra trước mặt mọi người tuyên bố “đây mới chính là hoàng tử của ta”, làm cho tất cả mọi người cảm thấy khó chịu, bức xúc trước lời tuyên bố đó. Trước những lời xôn xao bàn tán, nhà vua từ tốn nói, “chú bé này xứng đáng là hoàng tử của ta. Vì sao? Vì chú bé này rất thành thật, ta đang cần một con người như thế. Hạt giống mà ta trao cho các ngươi đã bị luộc chín nên không thể nào lên được”.

Các chàng trai nghe nhà vua nói như thế thì tự nhìn lại nhau và đồng nói lên, “quả thật, tất cả chúng con đều gian dối; vì sợ không có chậu hoa đẹp nên chúng con đã mua cây hoa khác thế vào”. Cuộc thi đã chấm dứt, chú bé được chọn làm hoàng tử.

Thành thật có nghĩa là không dối gian. Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác. Tại sao mọi người hay gian dối? Khi gian dối như thế chúng ta sẽ được gì! Tuy có thể ta được lợi trước mắt, nhưng lại gây hại lâu dài cho mình và người mai sau. Câu chuyện trên đã cho ta một bài học đạo lý hết sức đơn giản nhưng giá trị của nó không thể nghĩ bàn. Ở đời, ít ai can đảm dám nhận chịu sự thật và nói lên sự thật. Do đó, ta chỉ sống với nhau toàn bằng những hình thức giả dối bên ngoài để được lòng nhau. Sự tiến bộ của tiện nghi, văn minh vật chất làm cho con người càng ngày càng nghiêng về hưởng thụ nhiều hơn. Vì muốn mọi người chung quanh cung kính và ngưỡng mộ mình, ít ai ý thức giữ được lòng thành thật. Đó là một sự thật quá đau buồn của thế nhân trong cuộc sống hiện tại, mặc dù ai cũng biết thành thật là một đức tính tốt. Từ người thân trong gia đình cho đến mọi người trong xã hội, ai cũng muốn người khác thành thật với mình, nhưng thực tế đã cho chúng ta thấy, hầu như mọi người đều sống giả dối với nhau nhiều hơn. Do đó, dân gian có câu châm biếm, mỉa mai:

Một số người tu vì muốn người khác cung kính mình để được nhiều lợi dưỡng, tiếng tăm nên chưa chứng đạo lại dối xưng mình đắc đạo. Vì lợi dưỡng cho chính mình mà chúng ta lạm dụng nói dối, trong nhà Phật gọi là đại vọng ngữ. Ai phạm vào tội này quả báo về sau rất nặng nề vì đã lạm dụng sự cung kính, lợi dưỡng của nhiều người. Chúng ta có thể lừa dối một người hoặc nhiều người trong một thời gian nào đó chứ không thể lừa dối mọi người mãi mãi. Sự thật vẫn là sự thật, một lúc nào đó sức mạnh của chân lý sẽ được phơi bày.

Vậy vì sao con người ta hay gian dối; nói dối như vậy có mục đích gì?

Phần lớn con người ta nói dối có hai mục đích: nói dối để đem lại lợi ích cho mình, nói dối để vu khống hại người. Thông thường, người tu nói dối để được sự cung kính và lợi dưỡng, hoặc nói dối để che đậy lỗi lầm của mình.

Có năm vị Tỳ kheo vì muốn mọi người cúng dường nhiều nên đã nói dối mình đắc đạo, do đó sau khi chết bị đọa vào ác đạo vô số kiếp để trả quả. Đến khi được làm người thì làm người hèn hạ, thấp kém. Hoàng hậu Mạc Lợi sau khi đảnh lễ đức Thế tôn và cung kính cúng dường xong mới ngồi sang một bên hỏi rằng, “thưa Thế tôn, con nhiều đời do gieo nhân gì mà hiện tại được làm hoàng hậu?”. Phật mới nói, “ở nhiều kiếp lâu xa, do hoàng hậu là một Phật tử thuần thành đã cung kính cúng dường năm vị Tỳ kheo, năm người này đã nói dối mình đắc đạo nhưng lại không tu hành gì hết, chỉ thọ hưởng cúng dường cho qua ngày tháng; đến khi chết vô số kiếp bị đọa vào ba đường ác để chịu quả khổ đau. Trong đời hiện tại được sinh trở lại làm người nô lệ hạ tiện và trở lại phục dịch cho hoàng hậu”.

Nghe đến đây, hoàng hậu hoảng hốt mới hỏi đức Phật, “vậy năm thầy đó đang làm gì cho con thưa Thế tôn?” Đức Phật mới từ tốn trả lời, “bốn người khiêng kiệu và một người dọn dẹp, chà rửa nhà vệ sinh”. Hoàng hậu sau khi biết được nguyên nhân đã tuyên bố phóng thích năm người đó, nhưng năm người này vì duyên nợ năm xưa chưa hết nên xin bà tiếp tục làm công việc đó vô điều kiện. Câu chuyện này là một bằng chứng thiết thực để cảnh tỉnh những người tu hành như chúng ta hiện nay. Chúng ta là người đang hướng dẫn sự thật của chân lý cuộc đời, kêu gọi và khuyên nhủ mọi người hay nên sống thành thật, tức không dối gạt người khác. Một sự bất tín, vạn sự bất tin.

Một lần nói dối đã làm cho mình mất uy tín thì một vạn lần sau dù chúng ta có nói đúng, làm đúng nhưng khó có ai tin.

Nói sự thật đem lại lợi ích cho người nghe

Trường hợp này ta nói sự thật để đem lại lợi ích cho người nghe, như chúng ta nói về sự công bằng của luật nhân quả và lý duyên sinh, nói cho đủ là nhân-duyên-quả; ai gieo nhân gì sẽ gặt quả đó, dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện. Chỉ có người làm việc đại thiện hoặc đại ác thì quả báo mới có thể thay đổi theo chiều hướng khác. Người hay giết hại thì chịu quả báo bị giết hại trở lại, bị chết yểu hoặc bị bệnh tật triền miên. Người hay bố thí thì được quả báo giàu sang, có nhiều của cải. Người hay khiêm hạ thì sẽ được địa vị cao, quyền chức lớn. Người hay siêng năng học hỏi sẽ được thông minh, sáng suốt. Người sống vô ngã, vị tha, sống vì mọi người thì sẽ được đạo đức chói sáng như hương thơm bay ngược chiều gió vậy.

Nói sự thật đem đến tác hại cho người nghe

Trường hợp này là ta nói sự thật có thể đem đến tác hại cho người nghe, nhiều khi còn gây ra hậu quả không thể lường. Trong nhà Phật có một câu chuyện về vị Tỳ kheo nguyện chịu đánh đập tàn nhẫn để giữ tính mạng cho con ngỗng đã lỡ nuốt mất viên kim cương của vị gia chủ nơi ông đến khất thực mỗi ngày. Vì bị nghi ngờ là kẻ cắp chiếc nhẫn kim cương, ông bị chủ nhà đánh đập rất tàn nhẫn. Trên đời này có rất nhiều người khi đã ý thức được lợi ích của lời nói chân thật sẽ dứt khoát không bao giờ nói dối và cũng không bao giờ nói lên sự thật để hại người, hại vật. Đó là hạnh chân thật của những vị Bồ tát phát tâm đi vào đời vì lợi ích chúng sinh. Vị tỳ kheo vì thương chúng sinh nên không dám nói sự thật, chấp nhận bị gia chủ đánh đập thê thảm, thân đầy thương tích. Đến khi con ngỗng vô tình bị con trâu điên đạp lên mình chết liền tại chỗ, vị tỳ kheo mới nói ra sự thật. Gia đình liền cho người mổ con ngỗng và lấy lại được viên kim cương. Sau đó, cả gia đình đều quỳ xuống lễ lạy để tạ lỗi sám hối, mong vị tỳ kheo tha thứ. Câu chuyện này nếu nói về lý rốt ráo thì vị tỳ kheo đã tu theo hạnh nhẫn nhục Ba la mật, nên chấp nhận chịu đau thương về phần mình, thà mình chịu hy sinh thiệt thòi chớ không để kẻ khác đau khổ; nếu nói về tình người, vị tỳ kheo khi thấy con ngỗng nuốt chiếc nhẫn và báo với chủ nhà biết thì mọi việc sẽ êm đẹp, vì phước của loài vật kém hơn con người. Viên kim cương lại là của nhà vua gửi để làm nhẫn, nếu thật sự bị kẻ gian lấy đi thì gia đình nọ sẽ chịu họa thê thảm biết chừng nào. Trong cơn khủng hoảng, lo sợ, thử hỏi làm sao họ không tàn nhẫn với vị tỳ kheo vì trong nhà lúc đó chỉ có vị tỳ kheo nên ngài không lấy thì ai lấy. May mà sự việc đã được sáng tỏ, con ngỗng bị trâu dẫm chết, nếu không thì hậu quả sẽ ra sao?

Chúng ta giả sử, nếu con ngỗng không bị chết đột ngột như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra. Vị tỳ kheo sẽ bị bắt đưa lên vua xét xử, nếu đặt ta vào trường hợp đó thì mình sẽ chỉ ngay con ngỗng là thủ phạm, coi như mọi việc sẽ êm xuôi. Đằng này, vị tỳ kheo biết con ngỗng như vậy nhưng tại sao ngài vẫn lặng thinh để bị đánh đập không một lời than oán. Đây là công hạnh cuối cùng của Bồ tát. Các vị an nhẫn, chấp nhận mọi thống khổ thế cho chúng sinh; nếu nói sự thật con ngỗng sẽ bị giết và ngài sẽ không thành tựu hạnh nhẫn nhục Ba la mật. Câu chuyện trên dường như thấy hoang đường khiến người đọc khó chấp nhận vì nó ngoài sự hiểu biết của mình; chỉ có các bậc đại Bồ tát với Bồ tát mới thông hiểu được chỗ này. Đa số người thế gian cho đó là phi lý. Con ngỗng nuốt chiếc nhẫn thì cứ nói nó nuốt chiếc nhẫn, có làm sao đâu? Thôi thì chỗ này mỗi người tự quán chiếu, suy tư thì sẽ thấy được giá trị thiết thực của nó.

Nói dối đem lại lợi ích cho người nghe – Nói dối đem đến tai hại cho người nghe (hoặc hại mình)

Hai trường hợp nói dối để đem lại lợi ích cho người nghe và ngược lại nói dối sẽ đem lại tai hại cho người nghe cũng như việc chúng ta thấy một người cầm dao đang tìm người để giết. Nếu ta nói sự thật thì việc gì sẽ xảy ra? Tất nhiên, án mạng sẽ xảy ra, nhẹ lắm cũng có kẻ tù, người tội. Cho nên, nói đúng sự thật cũng chưa hẳn là tốt. Chúng ta phải biết tùy thời, tùy duyên, nói làm sao để đem lại lợi ích cho nhiều người.

(Nguồn: Đạo Phật Ngày nay)

Phật dạy: Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người. Họa từ miệng mà ra.

Ăn không nói có

Nói lời hung ác

Nói lưỡi đôi chiều

Nói lời thêu dệt

Ăn uống cầu kỳ (cứ con gì cũng ăn cho ngon cho no đi)

Phê bình khen chê

Rêu rao tứ chúng

Hậu quả của khẩu nghiệp cũng vô cùng kinh khiếp. Sớm hay muộn thì cũng đều có báo ứng.

Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Chửi bới và nói xấu hay đi rêu rao về người khác mà người ta không phản ứng, hay không biết thì như kẻ tự ngửa cổ lên trời phun nước bọt rồi chỉ rơi trúng mặt mình. Vậy tốt nhất không nên đi nói xấu ai khắp mọi nơi, dù họ có làm điều không tốt thật mà không gây hại đến bản thân mình và cộng đồng.

Bởi ngậm máu phun người thì tanh mồm mình trước.

Tuần 26. Tập Chép: Vì Sao Cá Không Biết Nói?

Môn chính tả: lớp 2Người thực hiện: Dương Thị LanThứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012Chính tả:Kiểm tra bài cũ :mặt trăngđồ chơibánh trôitia chớpThứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012Chính tả ( tập chép)Bài mới:Vì sao cá không biết nói ?Thứ sáu ,ngày 30 tháng 3 năm 2012Chính tả: ( tập chép)Vì sao cá không biết nói ?Việt đang say sưa ngắm bể cá cảnh, bỗng hỏi Lân : – Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ ?Lân đáp : – Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không ?Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012Chính tả: ( tập chép)Vì sao cá không biết nói ?*Câu chuyện kể về ai ?– Câu chuyện kể về cuộc nói chuyện giữa 2 anh em Việt và Lân.* Việt hỏi anh điều gì ?Vì sao cá không biết nói nhỉ ?*Lân trả lời em như thế nào ?– Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không ?* Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười ?– Lân chê em ngớ ngẩn nhưng chính Lân mới ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng cá ngậm nước

?Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012 Chính tả: ( tập chép)

* Đoạn trích có mấy câu?Vì sao cá không biết nói ?– 5 câu* Hãy nói câu nói của Lân và Việt ?Câu nói của Việt : – Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ ?Câu nói của Lân : – Em hỏi ngớ ngẩn thật. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không ??Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012 Chính tả: ( tập chép)Vì sao cá không biết nói ??. Dấu 2 chấm, dấu gạch ngang* Lời nói của 2 anh em viết sau những dấu câu nào ?* Trong đoạn trích có những từ nào viết hoa? Vì sao ?– Từ Lân, Việt được viết hoa vì đây là tên riêng. Từ Anh, Em, Nếu được viết hoa vì nó viết ở đầu dòng và ở đầu câu.

Tìm từ khó :say sưabỗng ngớ ngẩnmiệngThứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012 Chính tả: ( tập chép)Vì sao cá không biết nói ?Vì sao cá không biết nói ?Viết từ khó :Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012 Chính tả: ( tập chép)say sưabỗng

ngớ ngẩnmiệng

Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012 Chính tả: ( chép bài)Vì sao cá không biết nói ?Chép bài : Vì sao cá không biết nói ?Thu vở chấm bàiBài tập

a, r hay d ? Lời ve kim …a diếtXe sợi chỉ âm thanhKhâu những đường rạo …ưcVào nền mây trong xanh.d r2. Điền vào chỗ trống :Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012 Chính tả: ( tập chép)

Vì sao cá không biết nói ?

b, ưt hay ưc ?Mới vừa nắng quáiSân hãy r… vàngBỗng chiều sẫm lại Mờ mịt sương giăng.

Cây cối trong vườnRủ nhau th… dậyĐêm như loãng raTrong mùi hoa ấy.ực ức lỗi chính tảThi đuaAI nhanh, ai đúng.

Gạch chân vào tiếng viết sai lỗi chính tả. Sửa lại cho đúng.bánh dán rào dạt trựt nhật mức tết bánh rántrực nhật

dào dạtmứt tếtTrò chơiAi nhanh ai đúng

deo hò thể rụclọ mựtđức dây.Gạch chân vào tiếng viết sai lỗi chính tả, rồi sửa lại cho đúng.reo hòlọ mựcthể dục

đứt dâyThứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012 Chính tả: ( tập chép)

Vì sao cá không biết nói ?Dặn dò :Sửa lại từ viết saiChuẩn bị bài mới : Sông HươngChúc các em chăm ngoan học giỏi

Đừng Học Theo Mẹ, Mẹ Dốt Lắm, Tại Sao Không Được Nói Xấu Bạn Đời Trước Mặt Con Cái?

“Anh bảo em không có năng lực, em còn hơi trách bản thân nhưng anh nói với con “Mẹ con quá dốt”, rồi con bắt chước bố nói “mẹ dốt” thì em không chấp nhận được”.

Bạn gái thân nhất của tôi lại cãi nhau với chồng, chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ chút nào.

Bạn thân nhất của tôi không biết nấu ăn và cũng không hay nấu, nhưng vì thích ăn đồ ngọt nên cô ấy có niềm đam mê với việc làm các loại bánh khác nhau. Cô ấy sắm sửa đủ loại dụng cụ và nguyên liệu làm bánh tại nhà, có cái giá hàng chục triệu chỉ để tiện làm bánh mọi lúc. Pizza, bánh quy, bánh bông lan, ga tô… cô ấy làm đủ nhưng hầu hết đều thất bại. Tôi từng nhìn thấy chúng và chỉ nhìn thôi cũng đã không muốn ăn. Nếu không phải là bạn của cô ấy, có lẽ tôi đã không cố gắng bấm bụng buốt trôi một mẩu bánh quy.

Cho đến một ngày, cô ấy tổ chức sinh nhật cho con trai. Như thường lệ, cô ấy lại “lăn” vào bếp làm bánh và không có gì khác thường, đó lại là những chiếc bánh nhìn không muốn ăn, vừa không đẹp mắt lại không có hương vị.

Chồng cô ấy không thể không khó chịu mà phàn nàn: “Không khéo tay thì đừng làm lung tung, tốn nguyên liệu và tiền bạc. Ra tiệm bánh ngọt mua còn tốt hơn. Em có biết là mình không gì ra hồn không?”.

Người chồng còn nói với con trai rằng: “Con xem đi, mẹ con quá dốt”.

Cô bạn thân của tôi ngay lập tức giận dữ nói: “Anh bảo em không có năng lực, em còn hơi trách bản thân nhưng anh nói với con “Mẹ con quá dốt”, rồi con bắt chước bố nói “mẹ dốt” thì em không chấp nhận được”. Sau đó, cô ấy bùng nổ và cãi nhau to với chồng, cũng khóc cạn cả nước mắt.

Anh chồng thì quen thói giỡn vợ, lần này thấy vợ tức giận mới phân bua rằng chỉ đang đùa vợ mà thôi, lúc cô ấy mua sắm đồ làm bếp, anh cũng có nói gì đâu.

Cô bạn của tôi nói với chồng rằng anh “không ưa” tài nấu nướng kém của cô, cô công nhận, nếu đã không động viên được lời nào thì cũng đừng khiến con trai không thích mẹ và gọi mẹ là đồ dốt.

Nhìn vẻ mặt nghiêm túc của cô ấy, tôi thực sự không biết nên cười hay khóc, nhưng tôi có thể hiểu rằng mặc dù đó có thể là một trò đùa nhưng với một đứa trẻ 4 tuổi, không thể phân biệt được đâu là đùa và đâu là thật, cậu bé sẽ thực sự tin những gì bố nói “Mẹ quá dốt”; “Mẹ thật vô dụng”, “Mẹ chẳng được tích sự gì”…

Chúng ta thường đánh giá thấp sức mạnh của những lời nói đùa, và đánh giá thấp tác hại khi chồng hoặc vợ tỏ vẻ “ghê tởm” và nói xấu người kia với con trẻ.

Trong cuộc sống, thực sự có rất nhiều ông bố bà mẹ xích mích với nhau theo kiểu “nói xấu lẫn nhau” này, dù là vô tình hay cố ý thì hậu quả phía sau khó mà cứu vãn. Cha mẹ nói xấu nhau trước mặt con cái, dù là vô tình hay cố ý và dù ai thắng thì cuối cùng đứa trẻ cũng sẽ là người thua.

Có những việc cha mẹ không được làm trước mặt con cái, đó là gì?

Một dân mạng kể rằng từ khi cô còn nhỏ, mẹ cô đã luôn dùng ngôn từ ác độc nhất để mắng cha cô, nói rằng ông không biết kiếm tiền và tiêu xài lãng phí. Hầu hết thời gian bố cô chỉ lẳng lặng nghe và không phản bác lại, nhưng đôi khi bố sẽ cãi nhau với mẹ khi ông say rượu. Khi họ bắt đầu cãi nhau, chị em cô sợ hãi quỳ xuống đất cầu xin bố mẹ đừng xô xát nữa.

Mỗi lần cãi vã xong, bố cô lại giận dỗi bỏ đi, để lại mẹ cô với một vài vết thâm tím trên người.

Một cư dân mạng khác cho biết khi còn nhỏ mẹ anh cũng nói xấu bố anh hết lời. Trong thâm tâm anh và các chị, em dù không biết bố đã làm điều xấu gì nhưng họ chỉ tin bố là kẻ độc ác.

Họ không ưa ông và có mối quan hệ rất tệ với cha mình. Một năm, họ chỉ nói vài lời với bố mình, cho đến tận khi ông mất.

Nhiều năm sau họ mới biết người cha đầy tội lỗi của mình đơn giản là một người đàn ông bình thường nhỏ bé nhưng cần mẫn kiếm tiền nuôi anh chị em anh ngày này qua ngày khác, và cho đi tất cả của mình. Khi đó, có khóc thương cha thì cũng đã muộn.

Khi cha/mẹ nói xấu đối phương trước mặt con cái, không chỉ làm tổn thương mối quan hệ giữa người nói – con trẻ, người bị nói – con trẻ, mà còn ảnh hưởng đến tính cách, các mối quan hệ khác của con, đặc biệt ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân của con cái sau này.

Đồng nghiệp Lưu Giang của tôi đã ly hôn vào năm ngoái. Anh nói rằng gia đình ban đầu thực sự quan trọng.

Khi yêu Lan Vy, anh ấy biết mẹ của bạn gái rất mạnh mẽ, bà luôn coi thường cha của Lan Vy, không ưa cha cô, luôn mắng chửi ông không kiếm được nhiều tiền, rất lãng phí tiền bạc.

Lan Vy từ bé đã nghe mẹ mạt sát cha nên ít khi nói chuyện với ông, thậm chí bà nói với chồng câu cay nghiệt: “Ông có còn là đàn ông không?”. Lúc đó Lưu Giang nghĩ bạn gái đáng thương không có được người cha đúng nghĩa, anh ôm Lan Vy vào lòng, hạ quyết tâm phải lấy chị cho bằng được, cùng nhau xây một gia đình ấm áp.

Không ai ngờ rằng câu nói “Ông có còn là đàn ông không” lại được Lan Vy hét vào mặt anh. Anh trai và chị dâu của Lan Vy kinh doanh, làm ra rất nhiều tiền, muốn kéo Lưu Giang vào công ty để mở rộng quy mô, nhưng Lưu Giang chỉ muốn sống một cuộc sống nhỏ, yên bình. Mỗi lần Lan Vy trở về từ nhà ngoại, cô ấy sẽ cãi nhau với Lưu Giang, chỉ bởi một lý do, đó là ghen tị với gia đình anh trai vì kiếm được nhiều tiền, và chồng thì từ chối cơ hội, là người không biết phấn đấu.

Như một nhà tâm lý học từng nói, mối quan hệ giữa trẻ em và xã hội là sự phóng chiếu của mối quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ.

Trẻ em lớn lên trong môi trường cha mẹ ghét nhau sẽ vô thức tiếp tục cách thiếu hòa hợp này trong cuộc sống của chính mình, vô thức sử dụng khuôn mẫu xấu này để đối xử với người khác, đối xử với hôn nhân, và thậm chí đối xử với con cái của mình.

Tình yêu thương giữa cha mẹ là cách giáo dục tốt nhất cho con cái. Cha mẹ tôn trọng và hiểu nhau, tình cảm với nhau trước mặt con cái không chỉ để con cái cảm nhận được tình yêu thương giữa cha mẹ mà quan trọng hơn là tạo cho con cái một môi trường yêu thương.

Những đứa trẻ lớn lên trong bầu không khí gia đình này có cảm giác yêu đời và hạnh phúc, tích cực và lạc quan hơn, có cảm giác an toàn trong tâm hồn, tự tin và thoải mái hơn trong việc xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Các cặp đôi thông minh rất giỏi trong việc phát hiện ra những điểm sáng của nhau, khuyến khích nhau trở thành người tốt hơn và cùng nhau trưởng thành, thay vì lấy khuyết điểm của nhau mà “khoe khoang” và nói xấu lẫn nhau.

Trong một mối quan hệ thân mật, đối tác hiểu rõ nhất điểm yếu của đối phương và có thể đánh trúng điểm quan trọng nhất của đối phương chính là đối tác tuyệt vời nhất. Việc cha mẹ nói xấu nhau không chỉ hủy hoại trẻ, mà còn cả mối quan hệ vợ chồng, và sự tin tưởng của đối tác đối với chúng ta.

Tất nhiên, ai trong chúng ta cũng không hoàn hảo và có rất nhiều khúc mắc, hai người trong một cuộc hôn nhân sẽ không tránh khỏi những va vấp, cuộc hôn nhân dù hạnh phúc đến đâu cũng sẽ có 100 lần muốn ly hôn và 50 lần thúc ép nhau.

Nếu bạn đã từng không thể chịu đựng được việc nói xấu người bạn đời của mình trước mặt con hoặc thậm chí nếu hai người đang ăn miếng trả miếng với nhau, hãy nhớ làm hòa trước mặt con và thỉnh thoảng thể hiện tình cảm của bố mẹ trước mặt con để con hiểu rằng dù cha mẹ có thỉnh thoảng cãi nhau nhưng cả hai vẫn yêu nhau.

Theo Hoàng Lan – Vietnamnet

Gửi bài viết