Đối với những người thường xuyên bị bóng đè khi nằm ngủ thì đó chính là một điều đáng sợ nhất vì không dám ngủ, nếu ngủ mà cứ nữa tỉnh nữa mơ với cảm giác bị ai đó đè chặt lên người mình, tay chân cứng đơ không thể phản kháng nỗi thì thật mệt mỏi.
Bóng đè là gì?
Chúng ta vẫn thường hay nói là mình ngủ bị bóng đè khi có cảm giác người tê cứng như bị một thế lực vô hình nào đó đè nặng lên toàn thân chúng ta khiến cơ thể bất động và khó thở kiểu nữa tỉnh nữa mê. Bị bóng đè không chỉ vào ban đêm mà có khi ngủ trưa bị bóng đè hay bất cứ khi nào ngủ bị bóng đè. Vậy hiện tượng bị bóng đè là gì, được giải thích như thế nào và bị bóng đè thì như thế nào?
Theo các cuộc nghiên cứu của các chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ và giấc mơ của con người được tiến hành khảo sát ở những người từng nằm ngủ có hiện tượng bị bóng đè đều thuật lại rằng họ cảm thấy được rõ ràng dường như có một người nào đó nằm lên người mình hay đè chặt lên một phần cơ thể của mình thưởng là ở ngực, tay, chân, đầu hoặc mặt,… khiến họ cảm thấy ngạt thở, cơ thể tê cứng không thể cử động những lúc đó bộ não vẫn hoạt động, vẫn ý thức được bị điều gì đó đè nặng lên và muốn vùng vẫy, kêu cứu để thoát ra, nhưng lại không thể nào làm được. Như vậy mọi người trên toàn thế giới khi rơi vào tình huống bị bóng đè thì đều có chung cảm giác như vậy, kể cả bạn nữa đấy.
Hiện tượng bóng đè diễn ra như thế nào?
Khi bị bóng đè thì ai cũng rơi vào tình huống cơ thể bị tê cứng và ngạt thở như nhau
Theo khoa học nghiên cứu cơn bóng đè thường kéo dài trong khoảng từ 10 giây đến 1 phút, nhiêu đó thời gian đủ để hành hạ thể xác của chúng ta một cách đáng sợ khiến chúng ta không thể thở nỗi, muốn kêu mà không kêu thành tiếng được, muốn chống cự gồng người lên, giơ tay chân đẩy ra cũng không được, khi hết bị bóng đè thì người tỉnh dậy nhưng toàn thân mệt vô cùng.
Bóng đè thường xảy ra vào giai đoạn cuối của giấc ngủ chính là lúc mà chúng ta sắp sửa tỉnh giấc thì lúc này não bộ đã bắt đầu tỉnh về mặt nhận thức nhưng các cơ quan thần kinh vận động vẫn đang trong trạng thái tê liệt chưa được giải phóng. Điều này lý giải tại sao khi ngủ bị bóng đè sẽ có cảm giác rất rõ rệt là mình đang bị “đè” nặng lên cơ thể nhưng lại không vùng vẫy được.
Các nhà nghiên cứu khoa học giấc ngủ chia hiện tượng bị bóng đè thành 3 loại mà con người khi ngủ thường rơi vào trạng thái bị bóng đè. Đây chính là dạng bóng đè phổ biến nhất mỗi khi chúng ta ngủ bị bóng đè, một tình huống chung là người ngủ cảm giác rất chân thực rằng có một hình bóng nào đó đang đè nặng lên người mình, có thể là đè lên toàn thân, vùng ngực, vùng bụng, chân tay hoặc đầu của mình khiến chúng ta bị ngạt thở, tê cứng và không thể chống cự, vùng vẫy được. Chỉ đến khi xuất hiện tình trạng thiếu oxy lên não thì chúng ta mới tỉnh dậy được. Nghĩa là chúng ta lúc ngủ có cảm giác nhìn thấy rõ ràng một người lạ nào đó ở gần mình, đi lại xung quanh phòng hay ngồi kế bên mình, hoặc rõ ràng là nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình hoặc nói gì đấy. Lúc này dù đang ngủ nhưng lại có cảm giác sợ hãi, cơ thể cứng đơ, khó thở và không thể chống cự được hình ảnh và âm thanh ảo giác đó cho đến lúc tỉnh dậy thì cảm thấy mỏi mệt nhừ người. Là cảm giác lúc ngủ và cảm giác rõ rệt như rằng mình bị rơi xuống vực thẳm, bị ngã từ trên cao xuống, cảm thấy rõ ràng cơ thể mình rơi tự do một cách đáng sợ ngay trong lúc đang ngủ. Lúc tỉnh dậy thì cực kỳ mệt và sợ, tim đập nhanh và phải mất vài ba phút mới trấn tĩnh lại được.
Tại sao ngủ bị bóng đè?
Hiện tượng bóng đè thường xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng chiếm đa số là ở lứa tuổi từ dậy thì đến trưởng thành. Theo lời dân gian thì gọi là bóng đè và cho rằng bóng đè là do người âm, ma quỷ đè lên thể xác của mình, thường những người yếu bóng vía mới bị bóng đè. Nhưng thực tế các nhà khoa học ngành Tâm thần học gọi đó là “sleep paralysis” và lý giải có nhiều nguyên nhân khiến con người bị bóng đè trong đó chủ yếu là do cơ thể suy nhược, người bị chấn thương tâm lý hoặc người bị bệnh rối loạn giấc ngủ, bên cạnh đó người bị bóng đè liên tục khi ngủ còn là triệu chứng chứng của một số bệnh tâm thần, đặc biệt là những trường hợp người mắc chứng tâm thần hoảng loạn, trầm cảm, lo âu, căng thẳng, bế tắc trong cuộc sống.
Quy tắc đối mặt với bóng đè
Khi bị bóng đè chắc chắn chúng ta không thể kêu cứu, không thể chống cự và càng không biết làm sao để tỉnh giấc thoát ra khỏi nó mà chỉ biết nằm im chờ nó qua đi, nhưng thực tế thì chúng ta có thể đối mặt với việc bị bóng đè bằng một số quy tắc khi bị bóng đè.
Không cố chống cự hay vùng vẫy
Đầu tiên là không nên phản kháng, nghĩa là khi phát hiện mình bị bóng đè lên người thì tốt nhất không nên chống cự hay cố sức để gồng người lên vùng vẫy hoặc cố mở miệng để cầu cứu vì như vậy chỉ khiến cơ thể bạn trở nên nguy kịch hơn, nếu cơn bóng đè kéo dài thì sẽ khiến bạn ngạt thở và rơi vào trạng thái nguy hiểm đến tính mạng đấy.
Co duỗi ngón chân
Giữ ý thức tỉnh táo
Rõ ràng khi chúng ta bị bóng đè ngoài cơ thể bị tê liệt nhưng bộ não vẫn ý thức được mình bị bóng đè vì vậy mà khi đang ngủ mà bị bóng đè thì chúng ta không nên cố hoạt động dùng cơ thể để vùng vẫy mà phải cố thả lỏng người, khơi dậy được ý thức tự nhắc nhở rằng ‘mình đang bị bóng đè, sẽ không sao cả’, hoặc nếu bạn tin vào tín ngưỡng tâm linh thì lúc rơi vào tình cảnh bị bóng đè hãy nghĩ đến đức Phật, đức Chúa hay tín ngưỡng mà bạn tin tưởng như vậy thì bạn sẽ sớm thoát ra được cơn bóng đè.
Tập trung thở đều
Làm sao để không bị bóng đè
Tìm hiểu hiện tượng bị bóng đè ngủ hay bị bóng đè
làm sao để ngủ không bị bóng đè