Vì Sao Thai Nhi Bị Nấc Cụt / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Thai Nhi Bị Nấc Cụt? Thai Nhi Nấc Cụt Nhiều Có Nguy Hiểm Không?

Vì sao thai nhi bị nấc cụt? Thai nhi nấc cụt nhiều có nguy hiểm không?

Bé thực hành bú: Có thể tiếng nấc của bé được gây ra khi bé đang thực hành việc bú sữa từ trong bụng mẹ. Quá trình này sẽ giúp bé sau khi chào đời điều chỉnh được ngăn sữa và giảm khả năng tắc nghẽn phổi. Nếu khi sinh xong, mẹ thấy trên da bé xuất hiện vài vết đỏ nhỏ thì có nghĩa là bé đã luyện tập kỹ năng bú mẹ rồi đấy.

Sự chuyển động bất thường của cơ hoành: Nguyên nhân này cũng giống như lý do gây ra các cơn nấc của trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn bào thai, hệ hô hấp của thai nhi chưa hoàn thiện nên chưa thể điều chỉnh được nhịp thở. theo tìm hiểu của chúng tôi nếu hít một lượng lớn nước ối, cơ hoành sẽ phải chịu một áp lực lớn nên phát ra tiếng nấc cụt.

Bé đang mong muốn chào đời: Khi bé nấc cụt trong bụng mẹ, mẹ sẽ cảm thấy như bụng mình giật giật, đặt tay lên sẽ có cảm giác giống tiếng tim đập trong bụng. Điều này khiến cho một số mẹ nhầm lẫn giữa hiện tượng thai máy và nấc cụt. Nhưng dù vậy, khi mẹ hay nghe được tiếng bụp bụp trong bụng thì chứng tỏ là cơ thể bé đang phát triển hoàn thiện và bé đã sẵn sàng để ra ngoài rồi.

Hệ thống thần kinh kiểm soát được hiện tượng nấc: Vào cuối thai kỳ, hệ thần kinh trung ương của thai nhi tương đối hoàn thiện nên bé sẽ tự kiểm soát được tình trạng nấc, khi nào nấc và khi nào muốn dừng y như một em bé sơ sinh.

Cách phân biệt khi bé nấc và hiện tượng thai máy

Có khá nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này vì chúng đều khiến mẹ cảm nhận được sự chuyển động trong bụng bầu. Mẹ có thể phân biệt bằng cách dựa vào các điểm khác biệt sau:

– Nhịp điệu: Nếu thai nhi bị nấc mẹ sẽ cảm thấy từng cử động trong bụng có nhịp điệu đều đặn. Còn thai máy thì xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không theo một chu kỳ nhịp nhàng.

– Thời gian: Mỗi lần bé nấc chỉ kéo dài khoảng từ 3 – 5 phút sau đó sẽ hết còn thai máy thì có thể diễn ra trong khoảng nửa tiếng tới một giờ.

– Thời điểm xuất hiện: Nấc có thể xuất hiện bất cứ khi nào, mẹ không thể đoán trước được. Điều này trái ngược hoàn toàn với thai máy. Trong những tháng cuối thai kỳ, thai máy sẽ xuất hiện vào một khung giờ nhất định.

– Mức độ: Nếu như trong 3 tháng giữa, mức độ tác động của thai máy và khi bé nấc lên bụng mẹ đều khá nhẹ nhàng, thì 3 tháng cuối, chúng lại có sự khác biệt rất lớn. Khi bé nấc, mẹ chỉ cảm nhận được các cử động nhẹ nhàng còn thai máy thì sự chuyển động rất mạnh, có lúc mẹ sẽ thấy cả bàn chân, bàn tay của bé hằn trên bụng mẹ.

Không nên lo lắng, căng thẳng mà hãy nằm xuống nghỉ ngơi, thư giãn để tinh thần được thoải mái sẽ giúp cho thai nhi hết nấc nhanh hơn. Trẻ sơ sinh cần bổ sung bao nhiêu canxi mỗi ngày?

Một số mẹ cho rằng bé bị nấc là do đang khát hoặc đói nên cố gắng ăn uống. Mặc dù điều này không hề chính xác nhưng mẹ vẫn có thể ăn nhẹ một món nào đó kết hợp với nghỉ ngơi.

Nếu bé nấc càng ngày càng nhiều, mẹ hãy thử đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc từ phải sang trái hay đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng, sẽ giúp cơn nấc của bé giảm đi nhanh chóng.

Tóm lại: Nếu như nguyên nhân gây ra cơn nấc hàng ngày của con người là do sự thay đổi bất thường trong quá trình chuyển động của cơ hoành (trừ một số trường hợp là dấu hiệu mắc bệnh) thì xuất phát những con nấc của thai nhi cũng như vậy. Do hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện nên chưa có khả năng cân bằng được nhịp thở và nuốt của cơ thể, vì vậy mỗi khi nuốt hay thở, nước ối sẽ đi vào phổi khiến cơ hoành chuyển động bất thường, gây ra các cơn nấc.

Tags:

Thai nhi bị nấc cụt,

Thai nhi nấc cụt nhiều có nguy hiểm?

Thai nhi bị nấc cụt có sao không

Những nguyên nhân cực thú vị khi bé bị nấc cụt trong bụng mẹ

Vì sao thai nhi lại nấc cụt trong bụng mẹ?

Mẹ – Bé – Tags: sức khoẻ thai nhi

Thai Nhi Bị Nấc Cụt Có Nguy Hiểm Không?

20/11/2023

Thai nhi bị nấc cụt có nguy hiểm không?

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương

P. Công tác xã hội

Trong thai kỳ, người phụ nữ có thể cảm nhận được nhiều loại cử động khác nhau của thai nhi. Bên cạnh những cú đạp, thúc hay lăn tròn, mẹ bầu cũng có thể cảm nhận được thai nhi giống như đang nấc cụt. Vậy nấc cụt trong tử cung có bình thường không?

Bài viết này là những điều cần biết về thai nhi nấc cụt và khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Đó là cử động đạp hay nấc cụt?

Mẹ bầu thường bắt đầu cảm thấy các cử động của thai nhi từ 16-20 tuần tuổi thai. Các yếu tố như vị trí bánh nhau, cân nặng người mẹ có thể ảnh hưởng đến việc cảm nhận cử động thai sớm hay muộn. Khi lớp mỡ thành bụng mỏng hơn, người mẹ có khả năng cảm nhận cử động thai sớm và rõ hơn.

Di chuyển xung quanh hoặc thay đổi tư thế là cách tốt nhất để xác định em bé của bạn đang đạp hay nấc cụt. Đôi khi con bạn sẽ đạp nếu chúng không thoải mái ở một tư thế hoặc khi bạn ăn bất kì đồ ngọt, nóng hay lạnh làm kích thích giác quan của chúng. Nếu bạn thấy những cử động này xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau của bụng hoặc nếu chúng dừng lại khi bạn thay đổi tư thế, đây có thể chỉ là những cử động đạp. Nếu sau đó bạn ngồi yên và cảm thấy có những co thắt theo nhịp từ một vùng bụng, đây có thể là hoạt động nấc cụt của em bé. Nấc cụt là cử động nhịp nhàng hơn so với các cử động khác.

Thai nhi thường gặp nấc cụt khi nào?

Bạn có thể bắt đầu cảm nhận được thai nhi nấc cụt vào khoảng tam cá nguyệt 2 và 3. Không phải tất cả thai nhi đều có nấc cụt, do đó không có gì lạ nếu bạn không cảm nhận được hoạt động này của thai.

Điều gì khiến thai nhi nắc cụt trong thai kỳ?

Nấc cụt có phải bất thường không?

Mặc dù khó xác định chính xác rằng tại sao thai nhi của bạn lại nấc cụt, nhưng ở hầu hết trường hợp, đây là phản xạ bình thường và là một phần tự nhiên của thai kỳ.

Sau 32 tuần, hiếm khi thai nhi nấc cụt mỗi ngày. Mặc dù nấc cụt thường xuyên không nhất thiết là một bất thường, nhưng nó có thể là một biểu hiện của chèn ép hoặc sa dây rốn. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu cũng như bằng chứng đáng tin cậy trên người về vấn đề này. Khi có vấn đề về dây rốn, thai nhi có thể gặp phải các biến chứng sau:

Thay đổi huyết áp và nhịp tim thai

Tăng nồng độ CO2 trong máu thai

Tổn thương não

Thai chết lưu.

Nếu bạn lo lắng khi em bé của mình nấc cụt quá thường xuyên, bạn có thể đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe thai. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm hơn từ đó giảm bớt những lo lắng, căng thẳng.

Có cách nào khiến thai ngừng nấc cụt không?

Mặc dù cơn nấc cụt của thai nhi có thể khiến bạn mất tập trung, nhưng nó không gây đau và thường không kéo dài quá 15 phút.

Một vài mẹo nhỏ sau đây có thể giúp ích trong trường hợp các cử động thai khiến bạn không thoải mái hay mất ngủ.

Nằm nghiêng về bên trái.

Sử dụng 1 cái gối mềm kê dưới bụng để giảm bớt áp lực lên bụng và cột sống.

Áp dụng chế độ ăn đa dạng và lành mạnh.

Thường xuyên tập các bài hể dục nhẹ hoặc yoga.

Uống đủ nước.

Nên có một giấc ngủ ngắn ban ngày và đi ngủ đúng giờ.

1. https://www.healthline.com/health/pregnancy/baby-hiccups-in-womb#When-to-expect-hiccups

2. Heazell, Alexander E P et al. “Stillbirth is associated with perceived alterations in fetal activity – findings from an international case control study.” BMC pregnancy and childbirth, 2023.

Có Hay Không Hiện Tượng Thai Nhi Bị Nấc Cụt?

Nấc cụt là một hiện tượng bình thường và phổ biến đối với thai nhi. Mọi em bé đều có thể bị nấc cụt. Đây được coi là một mốc phát triển trong quá trình lớn lên của thai. Bà bầu có thể cảm nhận được em bé đang bị nấc cụt. Nếu không để ý kĩ mẹ sẽ nhầm với các cử động của thai nhi.

Nguyên nhân khiến em bé nấc cụt trong bụng mẹ

Chuyển động bất thường của cơ hoành

Thai nhi thường có hiện tượng nấc từ giữa thai kỳ trở đi. Lúc này, hệ thần kinh trung ương chưa hoàn thiện nên bé chưa cân bằng được nhịp nuốt và thở.  Khi nuốt, nước ối chảy vào và đi ra ngoài phổi theo nhịp thở của thai nhi, khiến cơ hoành bị co thắt và tạo ra tiếng nấc.

Dây rốn bị chèn ép

Từ tuần thứ 32 trở đi, nếu mẹ bầu vẫn thấy thai nhi hay bị nấc thường xuyên và kéo dài thì rất có thể là do dây rốn bị chèn ép, làm giảm lượng oxy đưa đến thai. Đây là nguyên nhân nguy hiểm, hiện tượng này có thể làm thai nhi nghẹt thở, có thể dẫn đến suy thai, thai lưu.

Khi bà bầu cảm nhận thấy thai nhi bị nấc trong thời gian dài, cử động thai kém hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì mẹ nên đến các phòng khám có chuyên khoa sản uy tín hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để khám và có hướng điều trị tiếp theo phù hợp với bản thân.

    Biểu hiện của thai nhi bị nấc

    Thai nhi bị nấc cụt có biểu hiện là những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới

    Nhịp điệu: Khi trẻ nấc, mẹ sẽ cảm nhận được những cú giật nhẹ hoặc thấy cứng đôi chút ở vùng bụng dưới, theo một nhịp đều đặn và tại một điểm duy nhất. Khác với nấc cụt, thai máy sẽ có lúc nhanh lúc chậm lúc mạnh lúc yếu và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau phụ thuộc vào vị trí chân tay của thai nhi.

    Thời gian: Mỗi cơn nấc cụt kéo dài khoảng từ 3 đến 15 phút. Trung bình một ngày bé nấc nhiều lần, một số bé còn có hiện tượng nấc nhiều ngày liền nhau. Ngược lại một số bé hoàn toàn không có hiện tượng này.

    Thời điểm: Nấc có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, không kể ngày đêm. Bà bầu có thể nhìn thấy hình ảnh con nấc qua siêu âm thai nhi.

    Mức độ: Ở ba tháng giữa thai kỳ, mức độ của thai máy và khi bé bị nấc đều nhẹ nhàng như nhau. Nhưng khi đến 3 tháng cuối thì có sự khác biệt rất lớn giữa cử động thai và khi nấc. Bé bị nấc biểu hiện vẫn nhẹ nhàng còn thai máy thì bé cử động rất mạnh, đôi khi có thể nhìn thấy dấu bàn tay, bàn chân xuất hiện trên thành bụng của mẹ.

      Bà bầu cần làm gì khi thai nhi bị nấc?

      Phần lớn tình trạng nấc cụt không có gì nguy hiểm đến thai nhi, thậm chí nó còn được xem là giúp cho tim thai được đập với tần suất đều đặn. Tuy nhiên, nếu cảm thấy có những thay đổi bất thường như bé đột ngột nấc cụt mạnh hơn, kéo dài kết hợp với những triệu chứng bất thường khác bà bầu nên đi khám càng sớm càng tốt. Bởi đây có thể là dấu hiệu dây rốn bị chèn ép, bé bị thiếu oxy. Một số phương pháp giúp thai nhi đỡ nấc:

      Bà bầu giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ

      Xây dựng và duy trì cho mình một chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên

      Nếu tần suất xuất hiện cơn nấc tăng lên, mẹ bầu thử thay đổi tư thế. Ví dụ: từ nằm thẳng sang nằm nghiêng, hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng một chút. Việc thay đổi tư thế của bà bầu có thể giúp thai dễ chịu hơn và giảm nấc.

      Biên tập – Sưu tầm

Thai Nhi Hay Bị Nấc Cụt Có Sao Không? Mẹ Bầu Nên Làm Gì?

Tình trạng thai nhi bị nấc cụt có thể xảy ra từ tuần thứ 9 của thai kỳ và tùy từng cơ địa của người mẹ mà số lần nấc nhiều hay ít. Vậy vì sao thai nhi bị nấc cụt? Thai nhi nấc cụt có sao không?

Thai nhi bị nấc cụt là một hiện tượng sinh lý bình thường. Em bé nào cũng có thể bị nấc cụt. Điều này được xem như là một trong những dấu mốc trong quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ bầu có thể cảm nhận được em bé đang bị nấc cụt, tuy nhiên, cần để ý kỹ để không bị nhầm lẫn với các cử động bình thường của thai nhi.

Thai nhi bị nấc: Nguyên nhân, biểu hiện, sự ảnh hưởng và cách xử lý cho các mẹ Tại sao thai nhi bị nấc cụt?

Thai nhi bị nấc có thể vì một trong những nguyên nhân sau đây:

1. Do chuyển động bất thường của cơ hoành

Nấc là kết quả của việc thai nhi thở trong nước ối. Giống như người lớn, nguyên nhân khiến thai nhi bị nấc cụt cũng là do những chuyển động bất thường của cơ hoành. Thai nhi vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển để hoàn thiện các cơ quan nên vẫn chưa tự cân bằng được nhịp nuốt và thở của mình. Khi ấy, nếu em bé nuốt hoặc thở, sẽ hít vào hoặc đẩy nước ối ra ngoài, gây ra tiếng nấc.

2. Bé tập phản xạ bú mút

Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi đã bắt đầu hình thành những tính cách riêng. Có em bé hiếu động, vung tay, đạp chân nhiều nên tình trạng nấc cụt xảy ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, bé đã bắt đầu tập phản xạ bú, mút để chuẩn bị cho khả năng bú sữa mẹ sau khi chào đời đồng thời làm giảm nguy cơ tắc nghẽn phổi.

Tại sao thai nhi bị nấc cụt?

3. Do bị dây rốn chèn ép

Khi thai nhi đến tuần thứ 32 mà mẹ thấy thai nhi bị nấc nhiều thì nguyên nhân có thể do bị dây rốn chèn ép. Nếu vậy, rất có khả năng em bé đang gặp nguy hiểm. Bởi khi dây rốn bị chèn ép, sẽ khiến suy giảm lượng oxy cung cấp tới cho bé khiến bé bị nấc nhiều. Bên cạnh đó, bi dây rốn chèn ép cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tim và việc lưu thông máu tới thai nhi. Nếu mẹ bầu cảm thấy thai nhi bị nấc cụt nhiều trong thời gian dài hay liên tục, thai nhi cử động kém, có những dấu hiệu bất thường thì nên nhanh chóng đến đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, tránh để lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Biểu hiện của thai nhi bị nấc

– Nhịp điệu: Khi mẹ bầu đặt tay lên bụng và cảm nhận thấy những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới, như tiếng tim đập hay tiếng gõ đều đều thì đó là biểu hiện thai nhi bị nấc. Phân biệt nấc cụt với thai máy cũng rất đơn giản. Khác với nấc cụt, đó sẽ là nhũng biểu hiện của thai máy khi những nhịp điệu ấy không đều nhau mà lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, lại xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc theo vị trí của thai nhi.

– Thời gian: Trung bình, thời gian của mỗi cơn nấc cụt là khoảng 3 đến 15 phút một cơn. Trong một ngày có thể xuất hiện vài cơn nấc.

– Thời điểm: Thai nhi có thể bị nấc cụt bất kể thời gian nào trong ngày. Đặc biệt, ba mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh con nấc khi đi khám siêu âm.

– Mức độ: Với thai nhi đang ở 3 tháng giữa thai kì, mức độ thai máy và nấc cụt đều nhẹ nhàng giống nhau. Tuy nhiên khi bước sang 3 thai cuối thai kì thì lại có sự khác biệt rõ rệt. Cử động thai sẽ mạnh hơn bị nấc cụt.

Thai nhi bị nấc cụt có sao không?

Theo ác nhà khoa học, nguyên nhân chủ yếu khiến thai nhi bị nấc là do chưa cân bằng được nhịp nuốt và thở trong nước ối. Quá trình này khiến cơ hoành co thắt, khiến cho thai nhi bị nấc.

Thai nhi hay bị nấc cụt có sao không? Mẹ bầu nên làm gì?

Tuy nhiên, mẹ bầu có thể yên tâm hiện tượng thai nhi bị nấc trong bụng mẹ là bình thường. Thai nhi nấc không đều hay nấc nhiều cũng không phải điều đáng lo. Mẹ bầu chỉ cần đặc biệt lưu ý, nếu thấy thai nhi bị nấc sau tuần thứ 32 của thai kỳ, thì mẹ nên đi khám bởi đây là dấu hiệu cho thấy có thể em bé đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó và cần được can thiệp sớm.

Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi bị nấc cụt?

Nếu như mẹ bầu phát hiện thấy thai nhi bị nấc cụt cũng không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Điều mẹ cần làm lúc này là giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái, duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Nếu mẹ thấy tần suất em bé bị nấc tăng lên thì hãy thử thay đổi tư thế. Chẳng hạn như mẹ đang nằm nghiêng bên trái thì đổi tư thế nằm nghiêng bên phải, hay thử đứng dậy đi lại một chút. Việc mẹ bầu thay đổi vị trí sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và giảm thiểu tình trạng bị nấc.

Bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý theo dõi số lần thai nấc và thời gian của mỗi lần nấc trong giai đoạn cuối của thai kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Vì Sao Bị Nấc Cụt? (Tháng Mười Hai, 2023)

Nấc cụt là biểu hiện khá phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải. Nó có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em cho đến người lớn.

Nấc cụt xảy ra là do cơ hoành nằm giữa lưng và bụng bị co thắt ngoài ý muốn. Khi cơ hoành bị co thắt khiến cho dây thanh âm bị đóng lại, lúc này sẽ tạo ra âm thanh đặc trưng mà chúng ta vẫn thường nghe thấy khi nấc.

Thông thường nấc chỉ diễn ra trong khoảng vài phút ngắn ngủi, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp đặc biệt xảy ra trong nhiều giờ.

Một số điều thú vị về nấc cụt có thể bạn chưa biết như:

Biểu hiện này thường xuất hiện vào buổi tối.

Đối với phụ nữ nó sẽ thường xảy ra trước khi hành kinh.

Khi nấc chỉ ảnh hưởng tới một nửa cơ hoành và thường là ở bên trái.

Nhìn chung biểu hiện này không gây hại đến sức khỏe nhưng nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Đặc biệt khi đang nói chuyện hoặc ăn uống mà bị nấc sẽ khiến bạn dễ bực mình.

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng là một triệu chứng bệnh lý nhất là những cơn nấc kéo dài ở người lớn. Vì vậy, bạn cần theo dõi và phát hiện sự bất thường để kịp thời đi khám.

Một cơn nấc bình thường không ảnh hưởng tới sức khỏe và không cần điều trị, cơn nấc cụt sẽ tự hết. Vì sự khó chịu của nấc gây ra, mọi người thường muốn hết cơn nhanh chóng.

Tại sao nấc cụt lại xảy ra?

Nấc cụt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do cảm xúc hay tình trạng thể chất. Khi ấy, tình trạng kích thích xảy ra trên dây thần kinh kết nối não với cơ hoành. Một số nguyên nhân gây nấc cụt phổ biến bao gồm:

Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh

Cảm thấy hồi hộp hay phấn khích quá mức

Uống đồ uống có ga hoặc đồ uống chứa cồn

Căng thẳng (stress)

Thay đổi nhiệt độ đột ngột

“Nuốt” nhiều không khí vào miệng trong khi ăn uống

Điều trị nấc cụt

Hầu hết các trường hợp nấc cụt không phải là tình trạng cấp cứu và không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu cơn nấc kéo dài có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị nấc kéo dài hơn 2 ngày. Bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng nấc cụt đối với sức khỏe của bạn.

Có rất nhiều lựa chọn trong việc điều trị. Thông thường cơn nấc sẽ tự hết. Tuy nhiên, vẫn có một số cách sau bạn có thể thử tại nhà:

Thở vào một túi giấy

Ăn một muỗng đường

Nín thở

Uống một ly nước lạnh

Thè lưỡi ra ngoài

Cố ý thở hổn hển hoặc ợ hơi

Để đầu gối chạm vào ngực và giữ nguyên tư thế như vậy

Ngậm miệng, bịt mũi và gắng sức thở mạnh ra

Thư giãn và hít thở chậm rãi

Nếu bạn vẫn còn bị nấc cụt sau 48 giờ, hãy đến khám bác sĩ.

Nguồn: tổng hợp

Biên tập nội dung trên website chúng tôi là người ham học hỏi, luôn tìm tòi những điều mới mẻ!