Vi Sao Ta Yeu Nhau / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Ta Yêu Nhau?

Tại sao anh yêu em? Anh yêu em ở điểm nào? Anh yêu em từ khi nào?… Phụ nữ luôn có rất nhiều, rất nhiều thắc mắc về tình yêu của họ, trong đó câu hỏi khó trả lời nhất là: “Tại sao anh yêu em?” 

Ở đây tôi chỉ nói phụ nữ thôi, vì tôi thấy nam giới được yêu là mừng rồi, mấy ai thắc mắc làm chi đâu! Tuy vậy, để cho bình đẳng giới một chút thì câu hỏi sẽ là: “Vì sao ta yêu nhau?”

Tôi từng có một tình yêu 9 năm, trong quãng thời gian đó, chắc cũng có khoảng 800 lần người yêu tôi hỏi tôi “Vì sao anh yêu em?” và tôi cũng đưa ra khoảng 400-500 câu trả lời khác nhau, chủ yếu là những câu trả lời mang tính chọc cười cho vui. Điều mà tôi sắp viết ra trong bài viết này là một câu trả lời nghiêm túc nhất trong số 500 câu trả lời nói trên.

Tình yêu là một thứ cảm xúc kỳ lạ mà ít ai trong nhân loại diễn tả được hoàn toàn, cho dù là chỉ một khía cạnh trong đó. Vậy nên khi rơi vào lưới tình thì người ta hay choáng váng, không giải thích được hành động, cảm xúc của mình một cách bình thường nữa, nên họ hay đặt ra câu hỏi đó. 

Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu khiến bạn đặt ra câu hỏi “vì sao ta yêu nhau” là vì: Một là bạn cảm thấy hoang mang, thấy tình yêu của mình mong manh, khó níu kéo nên cần một điểm tựa, cần một lý do. Giống như một người đang đói khát muốn tìm xem xung quanh có món gì mình có thể ăn được không, có lý do nào để người ấy yêu mình không… Hai là ngược lại: Bạn cảm thấy vui, hạnh phúc với tình yêu hiện có nên muốn tìm hiểu căn nguyên của nó. Giống như một người sau khi đã ăn uống no nê, ngồi nghiên cứu, phân tích thành phần thức ăn của mình xem chỗ nào bổ, chỗ nào có hại…

“We’re all a little weird. And life is a little weird. And when we find someone whose weirdness is compatible with ours, we join up with them and fall into mutually satisfying weirdness—and call it love—true love.” 

― Robert Fulghum, True Love

Tạm dịch là: “Chúng ta đều có chút kỳ quặc. Và đời cũng kỳ quặc. Và khi ta tìm được một người có điểm kỳ quặc thích hợp với những điểm kỳ quặc của ta, ta và họ chơi chung một trò chơi kỳ quặc – và gọi đó là tình yêu – tình yêu đích thực.”

Kiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy Nhau

Trong phần sách, tôi sẽ không đi sâu vào khái niệm y học được sử dụng thường xuyên của tác giả. Kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau chủ yếu hướng về nội dung điều trị căn bệnh loài người mắc phải – điển hình là sang chấn tâm lý (PTSD). Bệnh này được Brian Weiss phân tích khá kỹ lưỡng qua tổng quan về nguyên nhân, triệu chứng và liệu pháp trị liệu hiệu quả.

Đây là một trong những quyển sách về tâm lý học tuyệt vời nhất mà các bạn nên đọc, bởi nó còn chứa đựng bao hàm ý nghĩa về niềm tin đích thực vào cuộc sống. Tôi đọc xong cảm thấy mình tìm hiểu sâu rộng hơn về bài học muôn sắc muôn màu từ những trải nghiệm lý thú mà chính mình đã dựng nên. Phải chăng cũng có thể là vì bệnh sang chấn tâm lý cần được chữa trị qua nhiều liệu pháp kết hợp thực tế để người bệnh tự nhận ra một điều gì đó mình không thể quên?

Quả thật, đúng là như vậy.

Mở đầu bìa sách được bố cục nét hoạ tiết khéo léo cùng với tông màu đêm tối đầy huyền bí và quyến rũ. Bức tranh được vẽ dựa trên một kiệt tác tuyệt đẹp theo trường phái của Van Gogh. Điểm sáng chính là một chàng trai và một cô gái ôm lấy nhau giữa đêm đẹp với những ngôi sao vàng phản chiếu toàn bầu trời. Nét vàng và nét xanh được tô lên trên dòng chảy của cái ôm. Ta có thể thấy, hai người này đều từng trải bao khó khăn khốc liệt để trở thành tri kỷ bất chấp ngàn dặm dài đằng đẵng. Kiệt tác nghệ thuật đẹp đẽ ấy đã để lại thông điệp tình yêu đầy mạnh mẽ từ chính hoạ sỹ nổi tiếng người Hà Lan, từ đó làm nên một cảm hứng tuyệt vời cho công trình liệu pháp tinh thần của Brian.

Kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau – Hành trình tri kỷ tìm lại chính mình

Nhân vật chính trong cuốn là tác giả và hai bệnh nhân điều trị lâu dài là Elizabeth và Pedro. Họ có những biến cố khác nhau nhưng có một sợi dây vô hình kéo lại gần nhau hơn.

Elizabeth mang vẻ ngoài của một nữ doanh nhân thành đạt, nhưng thâm tâm là một chuỗi ngày cực đau với những sự kiện gây sốc tinh thần. Cô mất mẹ, mất hứng thú với đàn ông bởi người chồng trước kia đã đánh đập cô. Chưa kể là cô đã từng trải qua vài mối tình khác và kết cục không êm đẹp. Thời gian qua, cô mất ngủ, trầm cảm, giật mình như bị gặp ác mộng. Cô đến gặp bác sỹ nhằm xoá bỏ lời nguyền dai dẳng đeo bám cô.

Pedro là một anh chàng Mexico đến Florida để lập nghiệp. Anh vừa trải qua cú sốc sau sự ra đi của người anh trai và trách bản thân mình rất nhiều. Và anh cũng tự nhận mình gây ra mọi tội lỗi làm ảnh hưởng xấu tới mối tình ngày trước. Anh đến gặp bác sỹ cùng mục đích với Elizabeth, nhằm để xoá tan cơn động đất làm xói mòn tinh thần và ý chí của anh.

Khi viết cảm nghĩ về hành trình này, tôi không nhớ nổi họ trải qua những gì. Thậm chí tôi chẳng bận tâm nhớ lại khó khăn, bởi tôi muốn đi sâu vào hành trình ở phía trước.

Elizabeth và Pedro có những trải nghiệm đầy lý thú và bổ ích kỳ diệu sau mỗi buổi điều trị hồi quy. Tâm trạng họ trở nên tích cực hơn trước, giấc ngủ được cải thiện rõ rệt… Dường như họ đang quay lại từ từ với nhịp sống bình thường.

Pedro tưởng tượng mình là một người lính vùng đảo quốc biển khơi, được giao nhiệm vụ để xâm lược những vùng khác. Sau quá trình thi hành, cuối cùng anh đón nhận cái chết vì đói, và giây phút cuối, anh nhớ hướng về vợ và các con. Anh nhận ra, chiến tranh hoàn toàn là phi nghĩa và vô ích. Điều ý nghĩa thực sự ở đây là tình cảm đặc biệt dành cho người yêu thương anh nhất. Anh dần dần bỏ lại sự mặc cảm ở phía sau và cảm thấy khoan khoái hơn, nhẹ nhõm hơn.

Elizabeth có một trải nghiệm tuyệt vời không kém so với Pedro. Cô hoá mình vào vai người con gái Do Thái, khi cha cô làm thợ điêu khắc gốm. Cô cũng rút ra một bài học đầy đau buồn về tác hại của chiến tranh, khi cô khóc thảm thương sau khi ôm chầm lấy người cha bị thương nặng. Vết máu chảy trên tay cô thấm dần vào nỗi đau, thu lại những nước mắt cắn rứt trái tim cô, để khi quay về thực tại, cô bừng tỉnh lấy lại được tâm đứng ở trong mình.

Đây là một trong những giấc mơ tôi nhớ được khi đọc sách này. Điểm chung của chúng là hiện ra những sự việc dấy lên cảm xúc tiêu cực của bệnh nhân. Phương pháp hồi quy tổng kết chúng nhằm nhắc nhở người bệnh rằng giấc mơ cũng như cái bóng biến cố, chúng không hề hoàn toàn có thật nên không có một yếu tố nào quyết định hạnh phúc hoặc tình yêu của họ.

Cũng như khi bạn gặp ác mộng về người yêu ra đi trong tai nạn, bạn không cần phải lo sợ ngoài đời xảy ra tương tự như vậy. Bởi giấc mơ là ảo, vậy nên mọi chi tiết trong đó (ngay cả khuôn mặt người thương) đều không phải là thật. Chúng là những ảo ảnh hù doạ ta mà thôi.

Tôi hiểu, đó có thể là điềm báo, nhưng nếu chúng ta cứ thu mình lại trước thời điểm sự việc xấu xảy ra, thì sự tự do tâm hồn vẫn xa vời tầm với. Thậm chí những cảm xúc tiêu cực còn lấn chiếm tâm trí để xúi giục ta làm những việc ta không muốn.

Hồi quy là một bà tiên hiền lành dẫn dắt tới con đường nhìn lại chính mình trong tấm gương phản chiếu. Hồi quy giúp chúng ta nhớ rằng chúng ta là ai. Chỉ có vậy cũng rút ngắn quãng thời gian hoài phí về tâm trạng trầm cảm cả đời còn lại. Ngồi vào một chỗ, nhắm mắt, bước vào trạng thái thôi miên sâu – có thể nói đây là hành trình chân thực nhất và đáng nhớ nhất, để lại dấu chân trong tiếng gọi của con tim. Như thể bạn đi vào cỗ máy thời gian cảm xúc và mọi sự kiện đã được khâu vá trở nên gần gũi hơn, tươi sáng hơn. Từ đó, bạn vững tâm đứng dậy và tự nhủ với chính mình rằng, “mình làm chủ được.”

Kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau – Bức tranh cổ tích đằng sau cánh cửa phòng bệnh

Chắc hẳn các bạn nghĩ rằng, bệnh viện là một nơi tối tăm vì phải đón nhận những tin không vui tới người nhà. Nhưng quan điểm đó đã thay đổi khi bác sĩ âm thầm góp phần tạo định mệnh cho hai người bệnh gặp nhau. Lần đầu họ thấy nhau là lúc Elizabeth rời phòng trong khi Pedro đang chờ đến lúc điều trị, sau đó là vào chuyến bay tình cờ.

Chính tôi và các bạn đều bất ngờ vì hành động ấy. Bác sĩ đã gác bỏ mọi trĩu nặng sau mọi nỗ lực điều trị tâm lý để họ đến với nhau đầy tình cờ, tự nhiên và thoải mái. Và rồi hai người ấy nhận ra là mình đã từng gặp nhau ở kiếp nào đó, khi Pedro nắm tay Elizabeth trên máy bay. Chuyện tình của hai người càng được mở rộng hơn và một cuộc sống mới tốt đẹp đã được bắt đầu.

Thật lòng mà nói, câu chuyện hồi quy ban đầu có vẻ buồn thầm. Nhưng khi đủ kiên trì và nỗ lực để vượt qua ngàn dặm ở bên tình yêu của mình, mọi nỗi đau bị xoá đi khỏi ký ức và nhường chỗ thay thế cho những cảm giác tích cực, tràn đầy năng lượng lạc quan. Bài học hồi quy vẫn còn mãi trong quãng đời còn lại của mỗi người, song tác giả tiếp tục muốn nhấn mạnh: tất cả những thứ khác là ảo ảnh, chỉ có tình yêu là thật.

Bởi tình yêu vốn không phải là cứ nhìn nhau vài giây là yêu ngay. Tình yêu thực sự bắt nguồn từ sự liên kết giữa hai trái tim từ kiếp này sang kiếp khác, mà nó vẫn nguyên vẹn. Từ sự thật ấy, tôi bắt đầu tin rằng tình yêu vĩnh cửu là có thật, chỉ có điều, nếu bạn chọn sai người sai cơ hội, bạn không thể sống an lạc. Khi bạn không thể tìm được một người liên kết với bạn, thì mơ ước về một hạnh phúc nhỏ còn rất xa tầm tay.

Chính vì thế nên tôi muốn nhắc các bạn rằng hãy lắng nghe con tim nhiều hơn. Không phải nghe để yêu mù quáng mà là hãy nghe nhịp điệu trái tim của người yêu bạn thật lòng. Hãy cảm nhận được phút giây bình yên khi ở bên người ấy. Định mệnh là việc của tự nhiên, nhưng hạnh phúc ra sao là do hai người quyết định.

Suy cho cùng, chỉ có tình yêu là thật. Tình yêu cởi bỏ dây xích trói trái tim, tâm hồn và ý chí ta, mở ra một kỷ nguyên của tự do.

Tại Sao Ta Lại Hết Yêu?

Bạn từng rất say mê người ấy, bạn từng nghĩ sẽ cùng người ấy đi đến cuối cuộc đời, thậm chí không thể tưởng tượng cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu họ. Thế nhưng theo thời gian giữa bạn và người ấy dần có một khoảng cách vô hình, khoảng cách khiến cả hai cứ thế xa nhau. Để rối đến một ngày bạn chợt nhận ra: Chẳng biết từ lúc nào ta đã hết yêu, đã không còn dành trọn vẹn tình cảm như xưa. Có thể là do cả hai đã thay đổi, thứ tình cảm ban đầu nhạt phai hay còn vì lý do nào khác mà cả hai lạc mất nhau…

Không còn nỗ lực vun vén tình yêu

Một trong những lý do khiến bạn và người ấy hết yêu là do cả hai không nỗ lực vun vén tình yêu của mình. Không còn là những khoảng thời gian yêu nhau say đắm, giờ đây câu chuyện giữa hai người là những cuộc cãi vã không hồi kết. Và một khi đã không còn điểm chung trong suy nghĩ, tình yêu có thể bị đứt gánh bất kỳ lúc nào.

Yêu người khác

Thành thật mà nói, khi ai đó hết yêu thường là lúc họ đã phải lòng một người khác. Họ tìm được tình yêu mới, sống lại những cảm xúc đã chết trong cuộc tình với bạn. Yêu lâu khiến chúng ta mất đi sự lãng mạn ban đầu. Những lời yêu cứ thưa thớt dần, những cái nắm tay cũng ít hơn… để đến khi một trong hai tự hỏi: Liệu người ấy còn yêu mình?

Đó cũng là lý do khiến người ta dễ rung động khi có một đối tượng mới – một người luôn quan tâm, yêu thương và chăm sóc họ mỗi ngày. Đôi khi bạn đừng đổ lỗi khi người ấy đã phải lòng người khác mà hãy tự vấn bản thân: Liệu mình đã làm gì để chuyện tình của cả hai đi đến bước này?

Vô tâm

Con gái luôn thích cảm giác được quan tâm, chiều chuộng như ngày mới yêu. Họ đâu cần điều gì to tát mà đơn thuần chỉ là những lời động viên an ủi, lúc họ cần nhất bạn luôn xuất hiện. Đừng để sự vô tâm, vô cảm phá vỡ hạnh phúc mà chính bạn đã mất công gây dựng. Đừng viện cớ bản thân đang cố gắng vì tương lai của cả hai, chẳng ai biết điều gì sẽ chờ đợi ta phía trước, vì vậy hãy sống và yêu khi còn có thể.

Không được tôn trọng

Một trong những lý do khiến người ta hết yêu là khi họ cảm thấy không được tôn trọng trong mối quan hệ. Người ấy chẳng bao giờ quan tâm đến cảm xúc của bạn, chẳng bao giờ hỏi bạn muốn gì, thích gì… Họ luôn cho rằng mọi quyết định của họ là đúng, và trong mọi cuộc cãi vã bạn luôn là người sai.

Đến một lúc nào đó bạn không muốn cãi cọ, không muốn giải thích với người ấy, đó cũng chính là lúc bạn muốn buông bỏ và không muốn trao cho người kia thêm cơ hội.

Không còn tin tưởng

Ngoài tình yêu, sự tin tưởng là điều kiện “sống còn” để giữ gìn mỗi quan hệ của cả hai. Khi người ấy luôn nghĩ bạn có các mối quan hệ “ngầm” ở bên ngoài, cho rằng bạn đang nói dối họ, một mối quan hệ thiếu sự tin tưởng thì sao có thể bền lâu?

Bị phản bội

Lý do khác khiến người ta hết yêu là khi niềm tin bị phản bội. Người ấy từng lừa dối bạn, họ hứa sẽ thay đổi, thế nhưng bạn không chắc chắn chuyện này không tái diễn, và chuyện từng bị phản bội vẫn sẽ mãi là “cái dằm” trong tim bạn.

Lòng tin chính là nền tảng của tình yêu và một khi nó tan vỡ, chuyện tình của cả hai sẽ chẳng thể dài lâu.

N.P

Tại Sao Chúng Ta Phải Ngồi Thiền?

Tại sao? Vì lúc bình thường, tâm nghĩ suy hơn thua, phải quấy của chúng ta dấy khởi liên tục. Chẳng những nó liên tục trong lúc bình thường, mà ngay cả khi sắp vào giấc ngủ, mình muốn không mà nó vẫn cứ nghĩ lung tung. Chừng nào mệt mỏi quá nó mới chịu nghỉ cho mình ngủ. Như vậy lâu nay chúng ta bị các thứ vọng tâm đó che đậy lôi kéo mãi.

Dưới con mắt nhà Phật, chúng ta không phải tìm Phật ở đâu, mà chính tâm hằng tri hằng giác của mình là tâm Phật.

Phật dạy tất cả chúng sanh luân hồi sanh tử là do nghiệp dẫn, mà nghiệp từ đâu ra? Từ thân, khẩu, ý. Tuy nói ba nghiệp nhưng thật tình ý nghiệp là chủ. Nếu ý nghĩ tốt thì thân làm tốt, miệng nói tốt; ý nghĩ xấu thì thân làm xấu, miệng nói xấu. Nên ý là chủ động. Nếu ý lặng thì nghiệp cũng theo đó mà dứt.

Tất cả phân biệt hơn thua phải quấy đều từ ý phát sanh. Ý nghĩ tốt, ý nghĩ xấu, ý nghĩ phải, ý nghĩ quấy v. v… Lâu nay chúng ta mê lầm cho ý đó là tâm mình và để cho nó chỉ huy, dẫn mình đi trong luân hồi sanh tử. Chừng nào lặng những thứ suy nghĩ ấy, ta mới nhận ra mình vẫn nghe biết phân biệt rõ ràng mà không có sự can thiệp của ý. Đây chính là cái biết chân thật hiện tiền, sẵn có của mình. Nhưng vì bình thường chúng ta chạy theo vọng tâm nên quên mất nó. Cái biết này không tạo nghiệp, không tạo nghiệp thì làm sao luân hồi?

Cho nên tu là để giải thoát sanh tử. Muốn giải thoát sanh tử thì phải dừng hết các nghiệp, trước nhất là ý nghiệp, vì ý chủ động. Vì vậy mục đích chúng ta ngồi thiền là để cho ý lặng. Ý lặng rồi thì cái hằng tri hằng giác hiện tiền, chớ không phải mất mình. Tâm chân thật ấy không tướng, không động. Còn ý do duyên theo bóng dáng của ngoại cảnh như người vật mà có, nên nó lăng xăng lộn xộn hoài, rồi dẫn mình đi tạo nghiệp nữa.

Trọng tâm tu của chúng ta là để trở về với cái chân thật của mình. Nhà thiền nói chúng ta như người cỡi trâu đi tìm trâu hay cõng Phật đi cầu Phật, cứ cầu Phật ở ngoài mà quên đi ông Phật thật mình đang có. Đó là cái lầm đáng thương.

Dưới con mắt nhà Phật, chúng ta không phải tìm Phật ở đâu, mà chính tâm hằng tri hằng giác của mình là tâm Phật. Nhưng tâm đó hiện giờ đang bị những thứ nghĩ suy, phân biệt, hơn thua, phải quấy ngăn che liên tục. Cho nên chúng ta phải dẹp tâm lăng xăng đó để tâm thật hiện ra. Cũng như mặt trăng sáng trên hư không bị áng mây đen che nên tối. Nếu nhiều áng mây liên tục che như vậy thì chúng ta không thể nào thấy mặt trăng được. Ta không thấy mặt trăng, chớ không phải không có mặt trăng. Cũng như ta không thấy được Phật của mình, chớ không phải mình không có Phật.

Tọa thiền chính là để dừng tâm lăng xăng ấy lại. Lâu nay nó làm chủ mình, bây giờ ta giành quyền làm chủ lại. Không chạy theo nó nữa thì nó phải dừng. Chúng ta làm chủ được ý niệm lăng xăng đó là chúng ta làm chủ được nghiệp. Ngược lại, nếu để nó làm chủ mình thì khi nhắm mắt nó dẫn mình đi đâu mình cũng phải chạy theo nó, không cưỡng lại được.

Vì vậy ý nghĩa của ngồi thiền rất quan trọng. Ngồi thiền để làm Phật chớ không phải ngồi thiền để chơi, hay ngồi thiền theo dưỡng sanh cho khỏe mạnh. Ngồi thiền là từng bước dừng nhân tạo nghiệp. Nhân tạo nghiệp sạch thì nghiệp sạch. Nghiệp sạch thì giải thoát sanh tử. Khi đó cái hằng tri hằng giác của mình hiện bày. Cái đó không bị nghiệp dẫn nên nó giải thoát sanh tử. Sống được với cái đó thì chúng ta không còn khổ trong luân hồi nữa. Đó là chỗ cứu kính của việc tu tập tọa thiền.

Chúng ta thường xem người điên là những người đáng thương, nhưng không ngờ mình lại giống hệt người điên. Bởi vì những chuyện đâu đâu năm trên năm dưới, cứ lảm nhảm trong đầu hoài. Người điên nói ra miệng, còn mình thì nói thầm thầm bên trong. Hết chuyện này tới chuyện kia, chuyện gì mình cũng nghĩ được, cũng nhớ được. Cứ như vậy mà lảm nhảm suốt ngày, không yên được một phút nào. Nghĩ nhiều, suy tính nhiều thì nặng đầu, như vậy tự mình làm khổ mình, chớ có ai vô đó đâu.

Bây giờ chúng ta chưa dừng được hoàn toàn những thứ nghĩ tạp nhạp ấy, nhưng nếu làm chủ được phần nào, đầu mình nhẹ chừng đó. Người suy nghĩ nhiều thì có nhiều chuyện, có khi những chuyện không đáng nghĩ vẫn cứ nghĩ luẩn quẩn mãi, đến chừng có chuyện cần phải nghĩ thì nghĩ không ra. Con người thường kỳ lạ như vậy.

Chỉ khi nào những thứ nghĩ lộn xộn dừng lại, tâm thanh thản thì trí tuệ mới sáng, chừng đó cần nghĩ là ta nghĩ được ngay. Cho nên nhiều người nói “Con có lỗi khi ngồi thiền thường giải quyết những vấn đề mà ở ngoài chưa giải quyết được”. Vì giải quyết được nên cứ ngồi đó giải quyết hoài, thành ra quên tu. Đó là một lẽ thật. Tại vì khi ngồi thiền, tâm hơi yên một chút, bỗng nhớ lại vấn đề trước kia mình bế tắc, bây giờ tự nhiên sáng ra, thấy rất rõ. Thấy hay quá, nên mình lo giải quyết mà quên mất mục đích chính của mình là ngồi cho tâm yên.

Như vậy để thấy rằng mục đích tu của chúng ta là để tâm được tĩnh lặng. Tâm được tĩnh lặng thì trí sáng. Như nước ở dưới hồ đục, chúng ta múc đổ vào lu. Sau một thời gian từ sáng đến chiều, nước lóng lại trở nên trong. Nước trong không phải chỉ do mình lóng, mà bản chất của nước là trong. Nó đục là vì lẫn những cặn bã li ti. Cặn dừng lại, lóng xuống thì nước trong trở lại. Mặt nước đục thì cảnh không hiện được. Mặt nước trong mới hay hiện rõ tất cả cảnh bên ngoài. Nước trong tức là sáng, nước đục tức là tối.

Chúng ta ngồi thiền là để lóng những cặn bã trong tâm xuống. Cặn bã lặng rồi thì tâm an. Tâm an thì trí sáng. Đó là kết quả gần nhất của việc ngồi thiền. Còn kết quả xa, kết quả cuối cùng là giải thoát sanh tử. Người tu Phật mà không chịu ngồi thiền là một thiệt thòi lớn. Bởi vì tâm lăng xăng không yên thì nghiệp dẫn hoài. Nghiệp dẫn thì phải trầm luân sanh tử không có ngày cùng.

Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ. Thường mỗi khi chúng ta nghĩ tới người mình ghét thì mặt cau lại, nghĩ tới người mình giận thì mặt đỏ lên, nghĩ tới người mình thương thì tự nhiên muốn rơi nước mắt v. v… Cứ như vậy nên cả ngày gương mặt chúng ta thay đổi không biết bao nhiêu lần. Chỉ khi không nghĩ gì hết thì gương mặt mình mới bình thản, an nhiên, tươi tỉnh. Đó là lợi ích cụ thể, gần nhất của người tu thiền.

Tâm đã an thì tự nhiên thân ít bệnh. Người có mối sầu lo trong tâm, thân rất dễ sanh bệnh. Bệnh sầu lo các bác sĩ sợ lắm, vì dù có thuốc hay cũng không trị nổi. Chỉ biết tu thì sầu lo mới giảm, mới dứt được. Đó là một lẽ thật. Hiểu như vậy mới thấy giá trị của việc ngồi thiền. Người không hiểu thường hay phê bình: “Làm gì mà ngồi lim dim hoài! ” Có nhiều người chỉ trích rằng, tôi dạy Tăng Ni, Phật tử không làm gì hết, cứ ngồi lim dim lim dim suốt ngày thật vô ích. Người nhìn cạn thấy ngồi thế như vô ích, nhưng sự thật đó là việc làm hết sức quan trọng.

Chúng ta suốt ngày hay suốt đời cứ chạy ra ngoài mà chưa bao giờ nhìn lại mình. Khi nhìn lại rồi mới thấy mình là cái gì, mới biết những niệm lăng xăng chợt sanh chợt diệt không phải thật mình.

Lâu nay do mê lầm, chúng ta nhận đó là mình. Đến khi cái sanh diệt ấy dừng lại, ta mới nhận ra được còn có một cái tối quan trọng, không sanh không diệt, luôn tỉnh sáng và hiện hữu bên mình. Đây mới chính thật là mình. Nhận ra như thế là tìm lại được trân bảo nhà mình từ lâu đã quên mất. Một việc làm như vậy mà có thể nói vô ích được sao!

Ở đây, tôi chỉ nói khái lược về ý nghĩa và lợi ích của việc tu tập tọa thiền như thế thôi. Quí vị muốn biết hết giá trị của nó thì hãy từng bước đi vào thực tập. Chừng ấy, như người uống nước nóng lạnh tự biết, đâu thể nói tới được.