Vì Sao Sữa Chua Không Đặc / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tại Sao Làm Sữa Chua Không Đông? Cách Khắc Phục

Làm sữa chua không đông do chất lượng men. Một trong những nguyên liệu quan trọng nhất ảnh hưởng đến độ đông của sữa chua là men. Men phải đảm bảo thì mới cho ra thành phẩm sữa chua tổt. Với vấn đề sữa chua không đông cũng vậy, men là lý do chính. Dùng men cũ làm sữa chua khiến vi khuẩn men ít và yếu, không hoạt động ổn định. Vì thế, sữa chua khó lên men hơn. Mặt khác, dùng men chưa hết lạnh cũng làm chất lượng lợi khuẩn giảm mạnh. Nên bảo quản men cái ở nhiệt độ phòng và ở trạng thái lỏng để sữa chua đông, không nhớt.

Làm sữa chua không đông do chất lượng sữa. Nếu không đảm bảo được nguồn sữa, sữa chua rất dễ bị tách nước sau quá trình lên men. Vì sao? Bởi vì nếu sữa có hàm lượng kháng sinh cao, dễ khiến sữa chua kém mịn do sự hoạt động yếu của các lợi khuẩn.

Nhiệt độ ủ sữa chua lý tưởng nhất

Cách khắc phục sữa chua không đông

Để khắc phục sữa chua không đông thì không hề khó. Với những nguyên nhân đã nêu trên, tương đương với những lưu ý như sau:

Cách chọn men sữa chua chất lượng: Nên chọn men sữa chua có ngày sản xuất mới nhất. Cách bảo quản men cái cũng cực kỳ đơn giản, để ở nhiệt độ phòng thông thoáng. Không nên bảo quản men cái trong tủ lạnh vì sẽ khiến sữa chua vừa nhớt vừa khó đông. Ngoài ra, để trong tủ lạnh dễ khiến các thành phần vi khuẩn men trong sữa chua bị “sốc nhiệt” khi mang ra điều chế môi trường ngoài. Khi hòa với sữa đặc, nên khuấy theo một chiều.

Cách chọn sữa chất lượng: Để mua được loại sữa thích hợp, nên mua ở các đại lý, siêu thị uy tín. Có thể đặt mua trên các trang thương mại điện tử ship đến tận nhà mà nhà phân phối chính hãng như Website VnShop. Chọn loại sữa có hàm lượng Protein và nên nghiên cứu kỹ thành phần của nó.

Ủ sữa chua ở nhiệt độ chuẩn nhất: Là một trong những cách tránh sữa chua không đông. Nhiệt độ ủ sữa chua lý tưởng nhất thay đổi theo từng cách ủ khác nhau. Trong quá trình làm, nên chọn loại máy ủ sữa chua chuyên dụng nếu không tiện ủ như cách truyền thống.

Máy làm sữa chua loại nào tốt nhất nên mua

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách Làm Sữa Chua Không Bị Nhớt

Tỉ lệ làm sữa chua

Đa phần lý do làm sữa chua bị hư, thất bại là do tỉ lệ pha không hợp lý. Mỗi loại sữa chua sẽ có công thức nhất định. Và cách pha sữa chua theo tỉ lệ chuẩn thường sẽ là theo tỉ lệ 1:1 (sữa đặc:nước ấm).

Cách làm sữa chua Hy Lạp chuẩn vị ngay tại nhà

Nhiệt độ ủ sữa chua

Ủ sữa chua thì không thể bỏ qua yếu tố nhiệt độ. Khi ủ sữa chua, nhiệt độ chuẩn nhất vào khoảng 32-48 độ để lên men. Tùy vào từng loại dụng cụ làm sữa chua mà mức nhiệt cũng khác nhau. Các bạn nên tìm hiểu chi tiết cách làm sữa chua với từng loại đồ gia dụng khác nhau. Đó có thể là thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng, phơi nắng hoặc thậm chí là không cần ủ.

Làm sữa chua không cần ủ chuẩn nhất

Nhiệt độ ủ sữa chua lý tưởng nhất

Làm sữa chua không cần ủ chuẩn nhất

Thời gian ủ sữa chua

Sữa chua ủ bao lâu là chuẩn nhất?

Ngoài ra, các nguyên nhân gây nhớt có thể kể đến như:

Men sữa chua chưa hết lạnh.

Nhiễm khuẩn trong quá trình ủ men.

Hàm lượng Protein trong sữa và chất lượng men.

Dịch chuyển trong quá trình ủ.

Ủ sữa chua với nước quá nóng.

Sữa chua bị nhớt có ăn được không

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Làm sữa chua bị nhớt phải làm sao

Tại sao sữa chua bị dăm đá

Ngoài bị nhớt thì bị dăm đá cũng là một trong những vấn đề mỗi khi làm sữa chua. Trong công thức làm cho thêm nước là nguyên nhân tại sao sữa chua bị dăm đá. Biết được điều này nên chị em hãy tuyệt đối không cho thêm nước. Công thức cụ thể được chia sẻ từ mẹ bỉm sữa Linh Trang như sau:

1 hộp sữa tươi không đường Vinamilk 1L

180ml sữa đặc.

1 hộp men sữa chua Vinamilk không đường, để nhiệt độ phòng 2 giờ sau khi lấy ra từ tủ lạnh.

Các bước làm sữa chua không bị nhớt, dăm đá

Cho sữa tươi và sữa đặc vào 1 nồi khuấy tan và đun nhỏ lửa khoảng 70 – 80 độ thì tắt bếp.

Để sữa ấm khoảng 30-40 độ, đổ hộp men vừa đảo vào nồi sữa ấm. Khuấy đều thật nhẹ tay hỗn hợp để tránh làm vỡ liên kết sẵn có của men.

Chia đều hỗn hợp bước 2 thu được và chia thành các hũ nhỏ. Ủ bằng máy làm sữa chua khoảng 5 tiếng. Để biết loại máy nào tốt nhất hiện nay thì tham khảo ngay:

Tại Sao Làm Đúng Như Hướng Dẫn Mà Sữa Chua Vẫn Không Đông?

Liệu có phải do men cái không được tốt không?

Men cái có tác dụng làm cho sữa chua lên men, nếu không có men cái chắc chắn sữa chua sẽ không thể nào lên men được. Nhưng có men cái, thậm chí không phải là 1 hay 2 hũ, mà đến tận 10 hũ nếu không đạt chất lượng thì cũng không thể nào đem lại kết quả được.

Như thế nào là men đạt chất lượng và men không đạt chất lượng? Men cái đạt chất lượng là men có ngày sản xuất nhỏ hơn 14 ngày. Và ngược lại, qua 14 ngày rồi là hũ sữa chua đó không có lượng men đạt chất lượng nữa. Lúc này đây men đã hoạt động yếu đi, dù cho bạn có cho bao nhiêu hũ sữa chua đi chăng nữa thì sữa sau khi làm cũng không đông và không chua.

Vậy để đảm bảo sữa chua thực hiện thành công thì yếu tố đầu tiên cần được đảm bảo đó là phải chọn hũ sữa chua làm men cái có ngày sản xuất càng sớm càng tốt, và muộn nhất không quá 14 ngày.

Hay vấn đề nằm ở sữa tươi?

Sữa tươi là điều ít ai ngờ tới, nhưng sự thật thì nếu sữa chua sau khi ủ 8 tiếng không đông thì có thể do sữa tươi có vấn đề.

Sữa tươi trên thị trường có rất nhiều loại, trong đó có thể chia thành 2 loại chính là sữa tươi nguyên kem và sữa tươi tách béo. Sữa tươi tách béo hay còn gọi là sữa tươi ít béo, là loại sữa dành cho người muốn giảm cân, và đây là loại sữa không thích hợp để làm sữa chua. Bởi vì không còn chất béo nữa, men không sinh trưởng được, dẫn đến sữa chua không đông hoặc bị nhớt.

Để làm sữa chua cần sử dụng loại sữa tươi nguyên kem 100%, và thêm một điều kiện nữa là không được pha nước. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn chỉ cần mua sữa tươi bịch không đường của hãng vinamilk là tỉ lệ thành công gần như 100% rồi.

Hoặc không, nó bị khống chế bởi nhiệt độ?

Có không ít người lầm tưởng rằng sữa chua được làm ở nhiệt độ cao sẽ nhanh cho kết quả nhưng không phải vậy. Men sữa chua hoạt động tốt ở nhiệt độ khoảng 40 – 44 độ C, ở nhiệt độ cao hơn men sẽ yếu dần và thậm chí là không sống được.

Do vậy khi đun sữa tươi và sữa đặc lưu ý chỉ để sữa ấm, cho tay vào thử để biết lúc nào là được. Nếu lỡ may đun quá đà thì hãy tắt bếp, đợi sữa nguội một lúc rồi mới cho sữa chua vào. Nếu cho men cái sữa chua vào lúc hỗn hợp còn nóng thì men sẽ chết vì sốc nhiệt.

Ngoài ra, còn phải lưu ý đến nhiệt độ sữa chua khi ủ nữa. Nhiệt độ tốt nhất vẫn là 40 – 44 độ C và ủ trong vòng 8 – 10 tiếng. Nếu nhiệt độ thấp hơn con số đó thì sữa chua sau khi ủ xong sẽ bị nhớt hoặc lỏng hoàn toàn. Còn nhiệt độ cao hơn đương nhiên là sữa chua sẽ không đông.

Để ủ sữa chua đúng chuẩn bạn có thể áp dụng 2 cách sau:

Một là ủ bằng nồi: Đảm bảo nước để ủ luôn ấm và ngang với mặt sữa trong hũ. Muốn chắc chắn về nhiệt độ nước ủ, ta cho 2 phần nước sôi cộng với 1 phần nước lạnh là được. Sau đó đậy kín nắp nồi và ủ trong vòng 6 – 8 tiếng. Khi nước nguội nhớ thay nước.

Hai là ủ bằng thùng xốp: Cho sữa chua vào thùng, cho nước ấm vào ngập 2/3 hũ, ủ khoảng 6 – 8 tiếng hoặc qua đêm là được.

Giờ thì bạn đã biết tại sao mình làm sữa chua đúng như công thức nhưng lại không đông rồi chứ? Hi vọng những lần làm sau bạn sẽ biết cách rút kinh nghiệm và làm được món sữa chung vừa đông lại vừa chua ngọt như ý.

Công thức chuẩn cho món sữa chua trà xanh Cách làm sữa chua xoài ăn lạ miệng Cách làm sữa chua phô mai béo ngậy, thơm ngon Cách làm sữa chua dâu tây công thức đơn giản nhất Cách làm sữa chua không đường dễ như ăn kẹo

Sữa Chua Bị Kết Tủa

Cập nhật vào 26/12

Nhiều người làm sữa chua hay bị kết tủa, nước và sữa chua tách riêng. Tại sao lại bị như vậy và cách khắc phục như thế nào?

1. Nguyên nhân làm sữa chua bị kết tủa

Sữa chua là món ăn vặt có lợi cho sức khỏe có thể tự làm tại nhà. Nhiều người không thành công, lỗi phổ biến nhất là bị kết tủa, phần nước và sữa tách riêng. Một số nguyên nhân như sau:

Nhiệt độ men ủ không đảm bảo

Sữa chua bị tách nước có thể do chất men bạn sử dụng để ủ sữa chua: men cái để quá lâu, sử dụng sữa chua cũ,… Điều này khiến men không đủ chua, sữa không đông.

Mặt khác, có thể di quá trinh ủ men, nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng cũng khiến sữa chua không lên men được và gây tình trạng tách nước. Nhiệt độ lạnh chắc chắn không lên men được, nhiệt độ nóng quá cũng làm hạn chế hoạt động của các lợi khuẩn và cũng không lên men.

Khuấy sữa chua không đều hoặc quá mạnh

Khi trộn sữa và sữa chua làm men với nhau, nếu bạn trộn không đều tay cũng gây ra tình trạng kết tủa nhanh. Nguyên nhân là do trong sữa chua có thành phần axit khiên sữa bị kết tủa.

Chất lượng sữa không tốt khiến sữa chua kết tủa

Trong quá trình làm sữa chua, có thể bạn đã vô tình chọn phải loại sữa có chất lượng không tốt. Thực tế, quá trình chọn sữa làm sữa chua là vô cùng quan trọng,chất lượng sữa ảnh hưởng nhiều đến quá trình lên men. Thêm vào đó trong sữa có nhiều lượng kháng sinh cao cũng sẽ khiến sữa chua bị kết tủa.

Nhiệt độ ủ sữa quá cao gây chết men

Nhiệt độ ủ sữa cũng ảnh hưởng đến quá trình lên men. Cụ thế là bạn không duy trì mức nhiệt từ 40-44 độ C trong quá trình ủ cũng là nguyên nhân căn bản khiến sữa chua bị tách nước.

Dụng cụ làm sữa chua chưa được vệ sinh sạch sẽ

Cách làm sữa chua khá đơn giản, tuy nhiên nếu không tuân thủ đúng quy chuẩn cần thiết thì tỷ lệ thành công sẽ không cao. Đồng nghĩa với việc, xảy ra cách hiện tượng không đáng có như: Sữa chua bị nhớt, sữa chua có vị bột hoặc nhám, sữa chua không đông.

2. Cách khắc phục sữa chua bị tách nước

Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ dùng để làm sữa và khay/cốc đựng sữa chua

Sữa chua dùng để ủ để làm men cần ở nhiệt độ bình thường, chuyển về trạng thái lỏng chứ không đông cứng như để trong tủ lạnh.

Khi trộn sữa và sữa chua làm men thật nhẹ nhàng.

Duy trì nhiệt độ ủ từ 40 – 44 độ C ít nhất khoảng 4 giờ.

Nếu nhà bạn có lò vi sóng thì hãy tận dụng nó, chỉ cần ủ sữa chua trong lò vi sóng 1,5h-2h rồi chỉnh nhiệt một lần, không nên ủ qua đêm bạn sẽ khó điều chỉnh nhiệt độ hơn.

Nếu không có lò vi sóng thì bạn có thể dùng thùng xốp có bố trí bóng đèn để ủ sữa chua, sau 3-4h thành quả của bạn sẽ là những hũ sữa chua đông thơm ngon.

3. Bảo quản sữa chua lâu hơn

Quá trình lên men của sữa khiến cho sữa chua chua hơn, muốn quá trình này chậm lại và giữ cho sữa chua được lâu hơn cần bảo quản lạnh. Nếu giữ sữa chua trong tủ lạnh có thể dùng được trong vòng từ 2-3 tuần, còn nếu làm men cái thì trong khoảng 1 tuần.

4. Một số cách kết hợp sữa chua

Ngoài việc ăn sữa chua thông thường, bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo nên món ăn lạ miệng và ngon hơn.

Tuy nhiên, bạn không nên kết hợp sữa chua với các loại trái cây cáo vị chua như chanh, cam,.. vì chúng đều chứa nhiều axit, không tốt cho hệ tiêu hóa. Nhất là những bạn bị bệnh dạ dày.

Sữa chua đậu đỏ

Sữa chua thạch lá nếp ngay từ khi xuất hiện đã trở thành món ăn thu hút các tín đồ ẩm thực Hà Thành. Xúc thìa sữa chua lên miệng, cảm nhận rõ hương vị lá nếp thơm lừng, trân châu giòn dai hoà quyện cùng vị ngọt thanh của sữa chua chắc hẳn là món ăn mà bạn không nên bỏ qua trong mùa hè.

Bạn cũng có thể ăn kèm sữa chua với một số loại bánh như bánh chuối đốt rượu hoặc chuối pan cake, bánh táo, bánh khoai lang, bánh cà phê mật ong,… Các loại bánh này phải được nướng nóng, giòn. Tưới đều sữa chua lên mặt bánh hoặc để bên cạnh ăn chung. Sự giòn tan, béo ngậy của bánh kết hợp với nét thanh mát của sữa chua làm nên sức cuốn hút của hương và vị. Sự kết hợp này sẽ là chất xúc tác tuyệt vời cho những câu chuyện khi bạn bè ngồi chơi hay những lúc gia đình quây quần bên nhau.

Sữa chua biến hóa cùng bánh, ngũ cốc

Bài viết được tổng hợp và biên tập bởi Dương Nhung – Content Marketer tại Nội thất Đức Khang – Đơn vị cung cấp các sản phẩm tủ tài liệu chất lượng, uy tín của các thương hiệu nổi tiếng trong đó có nội thất Hòa Phát. Bạn có thể tham khảo tại: Tủ văn phòng Hòa Phát.