Vì Sao Sữa Chua Bị Nhớt / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Cách Làm Sữa Chua Không Bị Nhớt

Tỉ lệ làm sữa chua

Đa phần lý do làm sữa chua bị hư, thất bại là do tỉ lệ pha không hợp lý. Mỗi loại sữa chua sẽ có công thức nhất định. Và cách pha sữa chua theo tỉ lệ chuẩn thường sẽ là theo tỉ lệ 1:1 (sữa đặc:nước ấm).

Cách làm sữa chua Hy Lạp chuẩn vị ngay tại nhà

Nhiệt độ ủ sữa chua

Ủ sữa chua thì không thể bỏ qua yếu tố nhiệt độ. Khi ủ sữa chua, nhiệt độ chuẩn nhất vào khoảng 32-48 độ để lên men. Tùy vào từng loại dụng cụ làm sữa chua mà mức nhiệt cũng khác nhau. Các bạn nên tìm hiểu chi tiết cách làm sữa chua với từng loại đồ gia dụng khác nhau. Đó có thể là thùng xốp, lò nướng, lò vi sóng, phơi nắng hoặc thậm chí là không cần ủ.

Làm sữa chua không cần ủ chuẩn nhất

Nhiệt độ ủ sữa chua lý tưởng nhất

Làm sữa chua không cần ủ chuẩn nhất

Thời gian ủ sữa chua

Sữa chua ủ bao lâu là chuẩn nhất?

Ngoài ra, các nguyên nhân gây nhớt có thể kể đến như:

Men sữa chua chưa hết lạnh.

Nhiễm khuẩn trong quá trình ủ men.

Hàm lượng Protein trong sữa và chất lượng men.

Dịch chuyển trong quá trình ủ.

Ủ sữa chua với nước quá nóng.

Sữa chua bị nhớt có ăn được không

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Làm sữa chua bị nhớt phải làm sao

Tại sao sữa chua bị dăm đá

Ngoài bị nhớt thì bị dăm đá cũng là một trong những vấn đề mỗi khi làm sữa chua. Trong công thức làm cho thêm nước là nguyên nhân tại sao sữa chua bị dăm đá. Biết được điều này nên chị em hãy tuyệt đối không cho thêm nước. Công thức cụ thể được chia sẻ từ mẹ bỉm sữa Linh Trang như sau:

1 hộp sữa tươi không đường Vinamilk 1L

180ml sữa đặc.

1 hộp men sữa chua Vinamilk không đường, để nhiệt độ phòng 2 giờ sau khi lấy ra từ tủ lạnh.

Các bước làm sữa chua không bị nhớt, dăm đá

Cho sữa tươi và sữa đặc vào 1 nồi khuấy tan và đun nhỏ lửa khoảng 70 – 80 độ thì tắt bếp.

Để sữa ấm khoảng 30-40 độ, đổ hộp men vừa đảo vào nồi sữa ấm. Khuấy đều thật nhẹ tay hỗn hợp để tránh làm vỡ liên kết sẵn có của men.

Chia đều hỗn hợp bước 2 thu được và chia thành các hũ nhỏ. Ủ bằng máy làm sữa chua khoảng 5 tiếng. Để biết loại máy nào tốt nhất hiện nay thì tham khảo ngay:

Công Thức Sữa Chua Chuẩn Vị, Không Nhớt

Xin lỗi các bạn vì đã để mọi người phải đợi bài viết về công thức sữa chua hơi lâu. Đáng lẽ ra mình định viết bài từ tuần trước. Nhưng vì phải chuẩn bị bài vở để đi công tác, và mình cũng muốn xác nhận lại một số thông tin để viết bài cho chính xác hơn. Nên hôm nay mới tiếp tục được.

Trước khi viết tiếp phần công thức, mình cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn Quỳnh Anh (email: quynhanh146..@…), hiện đang phụ trách việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm sữa chua tại một nhà máy ở Việt Nam đã góp ý cũng như chia sẻ thêm một số kiến thức rất hữu ích trong việc làm sữa chua. Với những thông tin từ chuyên gia, hi vọng là chúng mình sẽ làm mẻ nào, chắc ăn mẻ đó, không còn lo nhớt, vữa, tách nước, không đông nữa

Còn một điều quan trọng mà mình muốn nhấn mạnh là: Tuy là món ăn đơn giản và dễ làm, nhưng chất lượng sữa chua tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như loại sữa sử dụng, loại men, chất lượng men, thao tác khi trộn men, nhiệt độ ủ… Bởi vậy nên không có công thức nào là “chuẩn” cho sữa chua. Và khi sữa chua có vấn đề, đoán nguyên nhân chính xác cũng khá khó. Cho nên cách tốt nhất để làm sữa chua thành công, theo mình nghĩ là nắm được các nguyên tắc cơ bản (mà mình liệt kê trong bài trước) và cố gắng tuân thủ nguyên tắc này một cách triệt để, có lẽ sẽ giảm thất bại được đến mức tối đa.

CÔNG THỨC SỮA CHUA

Số lượng: 8 cốc nhỏ (dung tích 125 ml)

60 – 100 ml sữa chua (có hoặc không đường) làm men cái – để cho hết lạnh ở nhiệt độ phòng

840 ml sữa tươi không đường

160 ml sữa đặc có đường

1. Sữa chua dùng để làm men cái: cần chọn loại tươi mới. Sữa chua cũ, gần hết hạn có thể sẽ có lượng vi khuẩn men ít, hoạt động yếu, làm cho sữa lên men chậm, sữa sẽ kém chua hoặc đông chậm hay không đông.

Nếu dùng sữa chua tự làm để làm men cái, nên dùng sữa mới được làm trong vòng 1 tuần.

Một số hướng dẫn của người Mỹ mà mình đã đọc có lưu ý là nếu chọn mua sữa chua tại siêu thị làm men cái, cần lưu ý trên nhãn sữa phải có ghi chú “live cultures” (tức là có chứa vi khuẩn lên men còn sống/ còn hoạt động). Ngoài ra, trong số các vi khuẩn men này, cần phải có hai loại là lactobacillus bulgaricus và thì mới dùng để lên men sữa chua được. Có lẽ các bạn ở US sẽ cần để ý điều này hơn. Còn như ở Bỉ thì sữa chua trong siêu thị hầu như không có ghi chú về mục này. Mình có thử 3 loại sữa chua khác nhau để làm men cái thì đều thấy ổn nên mình nghĩ các bạn có thể thoải mái lựa chọn loại mà các bạn thích.

2. Về tỉ lệ men: như trong bài trước mình có ghi chú là tỉ lệ men có thể dao động trong khoảng 3 – 10% (so với tổng lượng sữa). Sử dụng bao nhiêu men sẽ tùy thuộc ở việc bạn muốn sữa chua có độ mềm/ cứng như thế nào, và quan trọng hơn cả là tùy vào loại men, loại sữa mà bạn sử dụng. Thường thì sữa chua có nhiều men sẽ đông và chua nhanh hơn, nhưng cũng cứng và sữa chua thành phẩm dễ tách nước hơn.

Ở US và EU: các tài liệu mình đọc được đều nói rằng nên dùng tối đa 5%. Bản thân mình đã thử với 3% men thì thấy sữa chua khá ổn, mặc dù hơi mềm hơn so với sữa chua ở nhà một chút. Nên các bạn ở US và EU mình nghĩ có thể dùng lượng men bằng khoảng 5 – 7% so với lượng sữa.

Ở VN: theo tư vấn của bạn Quỳnh Anh thì với sữa chua công nghiệp sản xuất tại Việt Nam, các bạn nên dùng lượng men bằng khoảng 7 – 10% so với tổng lượng sữa là ổn nhất.

3. Sữa chua làm men cái luôn phải được để hết lạnh (về nhiệt độ phòng) rồi mới dùng. Các lý do chính mình đã giải thích trong bài trước. Ngoài ra, còn một lí do quan trọng khác như bạn Quỳnh Anh giải thích, đó là nếu men còn lạnh, khi cho vào sữa (ấm) có thể sẽ gây “sốc” nhiệt cho vi khuẩn men trong sữa. Kết quả là men sẽ hoạt động kém, làm cho sữa không đông, bị nhớt, không chua…

4. Về loại sữa và tỉ lệ pha trộn sữa để làm sữa chua: Các bạn có thể chọn tùy thích theo khẩu vị. Nhưng sữa có lượng Protein càng cao thì sẽ cho sữa chua càng đặc và cũng sẽ hạn chế được hiện tượng nhớt. Vì lí do này mà thường mình dùng sữa tươi pha sữa đặc chứ không dùng sữa đặc pha nước. Và cũng vì lí do này mà mình nghĩ sữa tươi pha sữa đặc sẽ có độ đông tốt hơn là sữa tươi pha đường (vì có Protein cao hơn).

Ngoài sữa đặc và sữa tươi, các bạn có thể cho thêm một vài thìa sữa bột vào pha cùng để tăng lượng Protein trong sữa, giúp cho sữa chua đặc hơn và hạn chế nhớt.

1. Trước khoảng 1 – 2h: để sữa chua làm men cái ra ngoài cho hết lạnh

2. Khử trùng các nguyên liệu dùng làm sữa chua như: hũ đựng sữa, dụng cụ cân đo (thìa đong, cốc đong, nhiệt kế), muôi, thìa để múc, khuấy, âu đựng…

Mình thường đun nước sôi rồi cho các dụng cụ này vào “luộc” trong khoảng 30 giây rồi lấy ra, cho vào lò nướng (đã bật ở 100 độ C), để khoảng 2 – 3 phút cho khô ráo.

Nếu không có lò nướng, các bạn có thể để khô trong không khí hoặc dùng khăn sạch lau cho tất cả dụng cụ thật khô.

– Cách để nguội nhanh nhất là đổ sữa vào âu kim loại rồi ngâm trong nước đá lạnh. Quấy đều để sữa nguội đều, không bị lạnh bên ngoài (nơi tiếp xúc với thành âu và nước đá) và nóng bên trong.

4. Múc khoảng 2 – 3 thìa sữa cho vào bát đựng men (men đã hết lạnh hoàn toàn và lỏng mềm). Nhẹ nhàng quấy đều. Đổ phần sữa có men này vào âu đựng sữa, quấy đều cho men và sữa hòa quyện.

* Lưu ý: khi trộn men nên làm nhẹ nhàng, không quấy đảo mạnh tay sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của men. Sữa chua nếu đã hết lạnh và lỏng thì sẽ hòa vào hỗn hợp sữa rất dễ dàng. Thường thì mình không quấy mà dùng thìa to múc sữa từ dưới đáy âu rồi đổ nhẹ nhàng trở lại (thao tác khá giống với động tác fold bột trong làm bánh).

Có thể dùng rây lọc khi đổ hỗn hợp có sữa chua (men cái) vào âu sữa.

6. Ủ sữa chua: Men trong sữa chua hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 40 độ C (theo Quỳnh Anh thì nhiệt độ lí tưởng là 40 – 44 độ C). Nên nếu có thể duy trì được nhiệt độ này liên tục thì sữa sẽ đông khá nhanh.

Cần lưu ý, 40 độ C là nhiệt độ của sữa chứ không phải là nhiệt độ của môi trường bên ngoài (tức là, nhiệt độ bên ngoài có thể sẽ cần cao hơn một chút để làm sữa trong hũ đạt mức nhiệt phù hợp).

Mình ủ bằng lò nướng như thế này:

Bật lò ở 70 – 80 độ C trong khoảng 5 phút – để nhiệt trong lò nóng đến khoảng này.

Cho sữa vào. Tắt lò (hoặc có thể bật đèn trong lò).

Sau khoảng 1 – 1,5h, bật lò lên 50 – 60 độ C trong 2 – 3 phút (nếu bật đèn thì lò có thể nóng lâu hơn, sau khoảng 2 – 2,5h mới cần bật lại)

Sau khoảng 1 – 1,5h nữa, bật lò 50 – 60 độ C trong 1 – 2 phút.

Trong toàn bộ quá trình ủ không mở lò (vì sẽ làm nhiệt độ thay đổi đột ngột) và tránh làm cho hũ sữa bị lay động, di chuyển nhiều (sữa chua sẽ dễ bị vữa).

Với cách này, nhiệt độ trong lò (như mình đo được) luôn ở khoảng 55 – 60 độ C. Nhiệt độ sữa mà mình đo ở khoảng 40 – 45 độ C. Nếu làm công thức như trên thì sau khoảng 3 – 3,5h đã thấy sữa đông rồi, để sau khoảng 4 – 5h thì sữa chua như ý muốn.

Ngoài lò nướng, các bạn có thể ủ bằng các dụng cụ khác như:

Dùng nồi cơm điện/ thùng xốp/ lò vi sóng/ nồi áp suất hoặc nồi có nắp đậy kín: Xếp các hũ sữa vào dụng cụ ủ. Đổ nước nóng già (khoảng 75 – 80 độ C) ngập khoảng 2/3 cốc sữa. Tùy vào khả năng giữ ấm của dụng cụ mà sau khoảng 2 – 3h đồng hồ các bạn thay nước một lần để giữ nhiệt độ ấm trong dụng cụ ủ.

Nếu trời nắng nóng, có thể ủ sữa dưới nắng.

– Không ủ sữa ở nhiệt độ quá cao (trên 54 độ C), sẽ làm men bị chết, sữa không chua và không đông được.

– Sữa có ít Protein + ủ ở nhiệt độ thấp + ủ lâu sẽ làm cho sữa dễ bị loãng, nhớt và chua nhiều.

– Không nên dùng lò vi sóng để làm nóng sữa, hoặc để làm tăng nhiệt độ trong lò vì có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của men, làm chết men.

7. Khi sữa đã đông lại và đủ chua, bảo quản sữa trong tủ lạnh. Sữa chua có thể để trong tủ lạnh khoảng 2 – 3 tuần. Nếu dùng để làm men cái thì trong vòng 1 tuần.

* Nếu muốn làm sữa chua không đường, các bạn có thể bỏ phần sữa đặc, chỉ dùng sữa tươi, nhưng nên pha thêm sữa bột để tăng lượng Protein trong sữa, giúp cho sữa đặc hơn.

* Về cách làm sữa chua uống: cách đơn giản nhất là dùng sữa chua đặc (để bớt lạnh), pha thêm với sữa tươi không đường, quấy đều đến khi sữa chua loãng hơn và có thể uống được. Lượng sữa tươi có thể thay đổi, tùy theo việc bạn muốn sữa chua uống loãng đến mức nào. Nếu muốn có vị chua nhiều, có thể ủ sữa chua đặc trong thời gian dài để sữa có vị chua nhiều hơn, rồi pha làm sữa chua uống.

Hết phần 2, bài sau mình sẽ viết về các thất bại thường gặp với sữa chua, nguyên nhân và cách khắc phục (sữa chua bị nhớt, sữa chua tách nước đều có thể dùng được và ngon lành, không phải sữa chua bị hỏng nên đừng đổ đi nha).

Vì Sao Động Cơ Xe Ô Tô Bị Hao Dầu Nhớt?

Tiêu hao dầu động cơ là một hiện tượng mà chẳng người sử dụng nào mong muốn. Đối với những xe đã sử dụng được một thời gian dài, số km đi được khá lớn thì việc động cơ xe bị tiêu hao dầu là điều hoàn toàn bình thường. Ống xả thả ra khói xanh là dấu hiệu chứng tỏ rằng động cơ đang tiêu hao quá nhiều dầu.

“Thời gian gần đây tôi thấy xe rất hao dầu nhớt, khi chạy đường dài nhìn qua gương phản chiếu thấy nhiều khói nhất là khi tăng ga, có những lúc xe chạy rất mượt, cũng lắm khi tay cần số rung lắc, thi thoảng khởi động khó khăn có tiếng nổ trong ống xả. Chắc tôi phải đưa xe đến hãng để kiểm tra rồi, khổ lỗi dạo này tôi phải sử dụng xe liên tục đi công tác.Tôi cũng muốn được các bác tư vấn liệu xe của tôi đã phải đi sửa chữa ngay chưa?

Xin cảm ơn.”

Chuyên viên kỹ thuật của Hà Nội Ford xin được trả lời anh như sau:

Khi một chiếc xe thời gian sử dụng lâu. Nếu số km hoạt động của xe vượt ngưỡng cho phép mà không được kiểm tra sửa chữa kịp thời sẽ dẫn đến hư hỏng nhiều bộ phận trong hệ thống của xe, cụ thể ở đây là phần động cơ.

Quay lại tình trạng xe của anh, qua mô tả tôi thấy xe của anh đã có hiện tượng ăn dầu máy vì khí xả có mầu trắng xanh, kèm theo lại có hiện tượng hao dầu nhớt nhiều (dầu bôi trơn động cơ) ngoài ra cũng không thấy anh nói đến xe anh bị chảy dầu ở trong khoang động cơ, điều này lại khẳng định việc hao hụt dầu bôi trơn động cơ là do bị sục lên buồng đốt, dầu nhờn sục lên buồng đốt nhiều cũng làm cho chân bugi bẩn.

Nếu là động cơ xăng thi thoảng sẽ gây ra hiện tượng bỏ lửa ở bất kỳ tổ máy nào đó, bởi vậy mà động cơ bị rung lắc, giật nhẹ, dẫn đến làm rung lắc cần đi số. Còn ở động cơ Diesel cũng vậy nếu dầu nhờn sục lên buồng đốt nhiều cũng gây lên tình trạng tương tự, do quá trình cháy diễn ra trong buồng đốt không tốt.

Vậy tốt nhất anh khẩn trương mang xe tới hãng để chúng tôi kiểm tra kỹ cho anh nhằm kịp thời khắc phục và sửa chữa.

Đào Anh Tuấn

Chuyên viên kỹ thuật – Hà Nội Ford

Sự Khác Nhau Của Sữa Chua Ăn Và Sữa Chua Uống

Tác dụng của sữa chua rất tốt cho cơ thể nhưng hiện nay trên thị trường có hai loại sữa chua, đó là sữa chua ăn và sữa chua uống. Tuy nhiên, sự xuất hiện của loại sữa chua uống khiến nhiều người không biết nên chọn loại nào thì tốt hơn? Và sự khác nhau của chúng là gì?

1Sữa chua ăn và sữa chua uống có gì khác nhau

Sữa chua uống men sống và sữa chua ăn có điểm giống là được làm từ sữa, chứa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Còn điểm khác nhau là gì?

Về hình dạng

Vì là sản phẩm dùng để uống nên sữa chua uống sẽ có dạng lỏng, màu hơi đục, trông như sữa nhưng có vị chua hơn còn sữa chua ăn sẽ khá đặc sệt.

Về thành phần

Sữa chua uống được làm từ sữa bò tươi thơm ngon cùng hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Bên cạnh đó, loại thức uống này còn được bổ sung thêm Prebiotic, hợp chất tạo ra môi trường tốt để thúc đẩy các vi sinh có lợi phát triển mạnh trong đường ruột.

Tham khảo các loại sữa chua uống tại Bách hóa XANH:

Sữa chua ăn với các thành phần chính là protein, canxi, vitamin A, vitamin B cùng các khoáng chất cần thiết cho đường ruột.

Tham khảo các loại sữa chua ăn tại Bách hóa XANH:

Đối tượng sử dụng

Vì là dạng sữa hơi đặ c, nên sữa chua uống chỉ thích hợp với những trẻ em có tuổi từ 1 trở lên. Còn các bé từ 6 tháng tuổi là đã có thể dùng sữa chua ăn được rồi.

Công dụng chính

Sữa chua ăn cũng không hề kém cạnh, với hàm lượng protein cùng các khoáng chất dồi dào, loại sữa chua này rất có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa được ổn định, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó sữa chua ăn cũng được ứng dụng nhiều hơn trọng việc chế biến món ăn cũng như làm đẹp, ví dụ như các loại mặt nạ sữa chua chẳng hạn.

2Nên dùng sữa chua uống hay sữa chua ăn?

Sữa chua ăn và sữa chua uống đều chứa nhiều vi khuẩn sống lên men có lợi cho hệ tiêu hóa, làm đẹp da và tốt cho sức khỏe. Dù trẻ nhỏ hay người lớn, bạn cũng có thể dùng cả hai loại này trong ngày.

Tuy nhiên không nên lạm dụng bởi dùng quá nhiều sữa chua sẽ gây nên tình trạng axit trong dạ dày bị dư thừa, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của những enzyme tiêu hóa. Đồng thời làm giảm vị giác và mất đi cân bằng cấu trúc điện phân.

Do đó, với người khỏe mạnh chỉ nên dùng 1 hộp sữa chua uống và 1 hũ sữa chua ăn hàng ngày.

3Tiêu chí lựa chọn sữa chua đúng chuẩn

Đa số các loại sữa chua uống hay ăn có vị hoa quả đều không phải là thật, mà chúng chỉ được thêm hương liệu. Do đó, bạn nên cân nhắc trước khi dùng sữa chua có vị trái cây và vị truyền thống.

Nên chọn loại sữa chua có lượng đường dưới 15 g/khẩu phần ăn theo quy định, ưu tiên lượng Protein nhiều hơn đường.

Tránh chọn các loại sữa chứa quá nhiều màu thực phẩm hay chất phụ gia khác. Sữa chua uống thường chứa nhiều đường và chất phụ gia hơn so với sữa chua ăn.

Với những loại sữa chua truyền thống thường có lượng đường Lactose và hoa quả tự nhiên nên không sao. Tuy nhiên, bạn cần tránh mua những loại chứa đường mía, đường hóa học như: Aspartame và Sucralose.

Lời khuyên chọn sữa chua: Hãy lắng nghe cơ thể của bạn, sau đó chọn loại sữa chua phù hợp với khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng của mình. Nếu thấy dùng loại nào dễ chịu và tốt thì bạn nên dùng loại đó. Vì tùy theo cơ địa mỗi người, mỗi loại sẽ có tác dụng khác nhau.

Bạn sẽ quan tâm:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH