Vì Sao Sinh Đôi Dính Liền / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

7 Cặp ‘Dị Nhân’ Sinh Đôi Dính Liền Nổi Tiếng Khắp Thế Giới

Có người sinh ra không may mắn bị khuyết tật, nhưng có vẻ như thế vẫn chưa phải là tối tệ nhất khi mà “vừa thừa vừa thiếu” mà người thường nhìn họ như những dị nhân. Đó là tình trạng hiếm gặp của các cặp song sinh với thân thể dính liền.

Số liệu thống kê cho thấy, cơ hội sống sót là rất nhỏ: Có khoảng 1/2 cặp sinh đôi được sinh ra, và khoảng 1/3 trong số đó đã tử vong chỉ trong vòng 24h đầu tiên. Tuy nhiên nhiều cặp đôi này trên thế giới vẫn sống khỏe mạnh, thậm chí nổi tiếng và lập gia đình như người bình thường.

1. Thành nhân vật chính của phim điện ảnh

Big Fish, một bộ phim dựa trên tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Daniel Wallace, được ví như câu chuyện cổ tích cho người lớn. Câu chuyện có sự xuất hiện của một cặp đôi dính liền với nhau như hình dạng một chú cá.

Đạo diễn phim đã tìm đến hai chị em Ping và Jing người Trung Quốc để vào vai này. Vai diễn đã khiến cuộc đời họ sang trang mới. Bộ phim thành công bởi cốt truyện đầy tính nhân văn, cũng như sự diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên.

2. Chị em song sinh dính liền học giỏi và mong muốn trở thành giáo viên

Abby and Brittany Hensel là hai chị em song sinh dính liền được sinh ra vào năm 1990 tại thành phố New Germany, bang Minnesota. Họ có một cơ thể khá cân đối và xinh đẹp, tuy nhiên họ có đến hai cái đầu.

Nhìn bên ngoài tưởng chừng chỉ có hai đầu là tách biệt, nhưng bên trong cơ thể, họ có đến hai trái tim, dạ dày, cột sống, phổi và tủy sống riêng biệt. Từ nhỏ, họ đã nhận thức được việc khó khăn khi hai bộ não phải điều khiển cùng một cơ thể, nên họ không ngừng học tập để cố gắng sử dụng hai bộ não thật hiệu quả.

Chị em Abby and Brittany Hensel mong muốn trở thành giáo viên vì họ yêu thích công việc này và yêu mến những đứa trẻ.

Khi lớn lên, họ bắt đầu theo đuổi giấc mơ trở thành cô giáo. Trong một lần tham gia buổi trò chuyện trên truyền hình, nhiều người đã biết và tìm đến hai chị em. Nhiều đạo diễn mời họ tham gia đóng trong các bộ phim của họ.

Hầu hết các bộ phim đều là phim tài liệu nói về sự dính liền của các cặp song sinh. Tuy vậy, cả hai người cũng rất vui vì được chia sẻ câu chuyện và tinh thần sống lạc quan của mình cho những người khuyết tật khác trên khắp thế giới.

Hiện nay, hai chị em đang giảng dạy thực tập tại một ngôi trường tiểu học ở địa phương. Họ thích công việc này và rất yêu quý trẻ em.

3. Krista và Tatiana Hogan

Chào đời vào năm 2006 tại Vancouver, Canada, cặp sinh đôi Krista và Tatiana bị dính liền đầu, chung một phần não bộ và chia sẻ các tín hiệu não bộ, cảm xúc, suy nghĩ. Các nghiên cứu cũng xác nhận 2 người có thể trải nghiệm những gì người kia nhìn thấy.

4. Millie và Christine McCoy

Sinh năm 1851 dưới thời nô lệ ở Bắc Carolina (Mỹ), cặp sinh đôi dính liền hông nhiều lần bị bán làm nô lệ. Nhận thấy giá trị thương mại của cặp chị em song sinh này, một ông bầu tên là Smith và vợ ông quyết định dạy dỗ họ một cách bài bản.

Sau một thời gian, chị em nhà McKoy đã có thể nói được 5 thứ tiếng, biết khiêu vũ, hát, chơi nhạc cụ, trở nên nổi tiếng và được mệnh danh là “Sơn ca 2 đầu”. Họ đi lưu diễn cùng gánh xiếc Barnum nhiều năm trước khi nghỉ hưu và sống đến 61 tuổi.

5. Donnie và Ronnie, cặp sinh đôi sống lâu nhất thế giới

Ra đời năm 1951 ở Ohio, tháng 10 năm 2014 họ đã xác nhận là cặp sinh đôi già nhất thế giới ở tuổi 63. Hai anh em có 4 tay 4 chân, tim và dạ dày riêng, nhưng chung bộ phận sinh dục. Toàn bộ hệ tiêu hóa như đường ruột, trực tràng do não của Donnie kiểm soát. Họ bị mẹ đẻ bỏ rơi, sống cùng cha và mẹ kế. Từ khi lên 4 tuổi, anh em Ronnie và Donnie đã biết làm xiếc để kiếm tiền phụ cha mẹ. Họ lưu diễn vòng quanh nước Mỹ và Mỹ Latin trong hơn 30 năm.

Họ luôn hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống nhưng cũng không tránh khỏi mâu thuẫn. Ví như 2 anh em có sở thích xem truyền hình khác nhau nên có 2 cái TV, và khi người này bật tiếng to lên thì người kia cũng lại bật to hơn.

6. Daisy và Violet Hilton

Cặp chị em sinh đôi nhà Hilton sinh năm 1908 tại Anh. Mẹ của họ làm việc trong một quán bar, và đã bán cặp song sinh dính liền xương chậu và hông cho ông chủ của bà. Với tài năng biểu diễn clarinet, saxophone, hát và nhảy múa, Daisy và Violet đi lưu diễn trên khắp thế giới trước khi được tự do vào năm 1931. Năm 1969, cặp song sinh này đã qua đời do bệnh cúm.

7. Chang và Eng Bunker

Nổi tiếng nhất trong lịch sử các cặp song sinh dính liền là anh em Chang và Eng Bunker (Thái Lan), sinh năm 1811, dính nhau ở phần gan và ngực dưới. Họ đi lưu diễn nước ngoài từ năm 17 tuổi, theo lời mời của một ông bầu người Mỹ, từng gặp gỡ các thành viên trong hoàng gia Anh. Cả 2 đều kết hôn và có 21 người con. 2 anh em chết cùng một ngày vào tháng 1/1874. Chang bị viêm phổi và đột quỵ. Eng qua đời sau đó 3 giờ.

Cặp Song Sinh Dính Liền: Bí Ẩn Y Khoa Chưa Được Giải Đáp

Sinh đôi dính liền là một trong những dị tật hiếm gặp trong y khoa và luôn gây sự chú ý của mọi người. Tỉ lệ của cặp song sinh dính liền là 1 trong 50,000 đến 200,000 trẻ được sinh ra. Trong đó 70% các cặp là nữ giới. Bài viết sau đây, YouMed sẽ giới thiệu đến các bạn về các cặp sinh đôi dính liền.

Cặp song sinh dính liền ở Việt Nam

Ngày nay với sự phát triển kỹ thuật siêu âm thường quy trong thai kỳ, số trường hợp phát hiện ngày càng tăng. Tại Việt Nam, vào năm 1988, ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh Việt – Đức được thực hiện với sự tham gia của ê kíp bao gồm 70 giáo sư, BS đầu ngành của Việt Nam, Nhật Bản và một số quốc gia khác. Ca phẫu thuật kéo dài 12 tiếng đã thành công tốt đẹp và đi vào lịch sử y học Việt Nam.

Trong ngày 15/07/2020, các Bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên Bệnh viện Nhi đồng chúng tôi cùng các chuyên gia từ bệnh viện và trung tâm lớn trên cả nước cũng vừa tiến hành phẫu thuật tách rời hai bé song sinh Trúc Nhi và Diệu Nhi.

Cặp song sinh dính liền là gì?

Cặp song sinh dính liền là khi hai bé có da, cấu trúc hay một số cơ quan nội tạng dính với nhau. Tình trạng này xảy ra khi phôi thai chỉ phân chia một phần để phát triển thành 2 cá thể. Khoảng 40 – 60% cặp song sinh dính liền bị chết trước sinh, khoảng 35% sống sót trong vài ngày và chỉ có 5-25% các cặp sống sót đến khi trưởng thành.

Ngày nay, với sự phát triển các kỹ thuật hình ảnh, gây mê, hồi sức, chăm sóc toàn diện…Các cặp này có tỉ lệ sống sót cao hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Có nhiều kiểu kết dính khác nhau và dường như là độc nhất cho từng cặp, trong đó:

75%: dính nhau ở phần ngực, bụng trên (thường gặp nhất)

23%: dính phần chậu hông, chân, bộ phận sinh dục

2%: nối nhau ở hộp sọ

Triệu chứng, phân loại song sinh dính liền

Khi mang thai, không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy mang thai song sinh dính liền. Cũng như các trường hợp đa thai khác, tử cung có thể phát triển nhanh hơn so với đơn thai. Và có thể có mệt mỏi, buồn nôn và nôn sớm trong thai kỳ. Cặp song sinh dính liền được chẩn đoán sớm trong thai kỳ bằng siêu âm thai.

Phân dạng theo bộ phận

Mỗi cặp song thai dính liền nhau theo cách duy nhất cho từng cặp. Chúng được phân loại theo từng bộ phận như:

Ngực: cặp song sinh nối đối mặt nhau ở ngực, có thể dính phần bụng. Chúng có chung một trái tim và chia sẻ một phần gan và ruột trên. Đây là một trong những vị trí phổ biến nhất của cặp song sinh dính liền.

Bụng: dính nhau ở giữa bụng. Nhiều cặp chia sẻ gan, và một số chia sẻ phần dưới của ruột non và ruột già. Nhưng chúng không có chung một trái tim.

Cột sống: nối với nhau ở đoạn cuối cột sống và mông. Chúng chia sẻ đường tiêu hóa dưới. Một số ít chia sẻ cơ quan sinh dục và tiết niệu.

Xương chậu: dính nhau ở khung xương chậu, nối cạnh bên hay nối song song đối diện nhau. Chúng có chung đường tiêu hóa dưới, gan, cơ quan sinh dục và đường tiết niệu. Mỗi bé có thể có hai chân hoặc cặp song sinh chia sẻ hai hoặc ba chân.

Trục cơ thể: nối với nhau ở xương chậu và một phần hoặc tất cả bụng và ngực, nhưng phần đầu tách biệt. Cặp song sinh có thể có hai, ba hoặc bốn cánh tay và hai hoặc ba chân.

Đầu: nối ở phía sau, đỉnh hoặc hai bên đầu, nhưng không dính mặt. Chúng chia sẻ một phần của hộp sọ. Nhưng bộ não của chúng tách biệt, dù chúng có thể chia sẻ một số mô não.

Đầu và ngực: nối mặt và phần trên cơ thể. Hai khuôn mặt nằm ở hai phía đối diện và chung một bộ não, trái tim. Những cặp song sinh này hiếm khi sống sót.

Trường hợp hiếm gặp

Cặp song sinh có thể dính liền theo cách sau: một bé nhỏ hơn và phát triển kém hơn so với bé khác (cặp song sinh dính liền không đối xứng). Trong trường hợp cực kỳ hiếm, có thể tìm thấy một bé được hình thành một phần trong cơ thể bé kia (thai nhi trong bào thai).

Nguyên nhân cặp song sinh dính liền

Sinh đôi giống hệt nhau (sinh đôi cùng trứng) xảy ra khi một trứng được thụ tinh, tách đôi ra và phát triển thành hai cá thể. 8 – 12 ngày sau khi thụ thai, các lớp phôi sẽ tách ra để hình thành cặp song sinh cùng trứng, bắt đầu phát triển thành các cơ quan và cấu trúc cụ thể.

Người ta tin rằng khi phôi phân tách muộn hơn thế này – thường là trong khoảng từ 13 đến 15 ngày sau khi thụ thai. Quá trình phân tách dừng lại trước khi quá trình phát triển hoàn tất. Và kết quả là cặp song sinh dính liền nhau.

Một giả thuyết khác cho thấy: hai phôi riêng biệt bằng cách nào đó có thể hợp nhất với nhau trong quá trình phát triển ban đầu.

Yếu tố nguy cơ

Bởi vì cặp song sinh dính liền rất hiếm và nguyên nhân không rõ ràng. Đến nay vẫn chưa sáng tỏ điều gì có thể khiến một số cặp vợ chồng có khả năng sinh đôi dính liền.

Biến chứng

Việc mang thai song sinh dính liền rất phức tạp và làm tăng đáng kể nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng. Các bé dính liền bắt buộc phải sinh bằng cách mổ lấy thai.

Cũng như cặp song sinh khác, những đứa trẻ dính liền có khả năng sinh non. Và một hoặc cả hai có thể chết non hoặc chết ngay sau khi sinh. Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với cặp song sinh có thể xảy ra ngay lập tức, ví dụ như suy hô hấp hoặc các vấn đề về tim mạch. Và sau này trong cuộc sống, chẳng hạn như vẹo cột sống, bại não hoặc khiếm khuyết trong học tập.

Chẩn đoán song sinh dính liền như thế nào?

Các xét nghiệm máu, dịch ối hay nhiễm sắc thể không thể kết luận được song thai dính nhau. Cặp song sinh dính liền có thể được chẩn đoán bằng siêu âm thai ngay từ tuần thứ 8 đến cuối tam cá nguyệt 1 (tuần thứ 14). Tuy nhiên, cặp sinh đôi có sự kết hợp nhiều có thể bị nhầm lẫn thành đơn thai.

Siêu âm tim, siêu âm màu Doppler 4D: được sử dụng tuần thứ 20 để đánh giá rõ hơn mức độ kết nối, giải phẫu của cặp song sinh và hoạt động của các cơ quan của chúng.

Cộng hưởng từ (MRI): Nếu siêu âm phát hiện cặp song sinh dính liền, MRI có thể được chỉ định. MRI có thể cung cấp chi tiết hơn về vị trí cặp song sinh dính liền được kết nối và cơ quan nào chia sẻ. MRI thai nhi và siêu âm tim thai hỗ trợ lập kế hoạch chăm sóc trong và sau khi mang thai.

Các xét nghiệm hình ảnh học khác được chỉ định tuỳ từng loại kết nối khác nhau.

Điều trị song sinh dính liền

Việc điều trị các cặp song sinh dính liền phụ thuộc vào đặc điểm riêng của các bé:

Tình trạng sức khỏe

Vị trí dính liền

Cơ quan nội tạng hay cấu trúc quan trọng dùng chung

Các biến chứng có thể xảy ra

Khi mang thai

Nếu bạn đang mang song thai dính liền, bạn nên được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ. Bạn sẽ được giới thiệu đến đội ngũ các bác sĩ về sản và thai nhi, các chuyên gia về thai kỳ có nguy cơ cao. Các chuyên khoa khác nhau như: ngoại nhi, phẫu thuật chỉnh hình…sẽ cùng phối hợp cho ý kiến.

Đội ngũ bác sĩ sẽ tìm hiểu càng nhiều càng tốt về cấu trúc giải phẫu, chức năng các cơ quan và tiên lượng để lập kế hoạch điều trị cho cặp song sinh của bạn.

Khi sinh

Mổ lấy thai được lên kế hoạch trước hai đến bốn tuần trước ngày dự sinh của bạn. Sau khi cặp song sinh dính liền được sinh ra, chúng được đánh giá đầy đủ. Và sẽ phải ở lại bệnh viện theo dõi trong ít nhất 1 tháng.

Phẫu thuật tách riêng

Phẫu thuật tách đôi được thực hiện thường trong vòng một năm hoặc hơn sau khi sinh. Đây là một cuộc mổ tự chọn do bác sĩ lập kế hoạch và cha mẹ quyết định.

Đôi khi, cuộc mổ tách đôi cần khẩn cấp, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu một trong hai bé sinh đôi chết, phát triển tình trạng đe dọa tính mạng hoặc đe dọa sự sống sót của cặp song sinh kia. Chẳng hạn như: tắc ruột, suy hô hấp, suy tim sung huyết, bệnh nan y…

Nhiều yếu tố phức tạp được cân nhắc khi quyết định thực hiện phẫu thuật. Trong đó, song sinh dính liền phần bụng thường được lựa chọn nhiều nhất vì tỉ lệ sống sót tốt. Trái tim chung hay có chung bộ não là chống chỉ định vì sự phức tạp, khó thành công và thường biến chứng suy tim sau đó.

Các vấn đề cần được xem xét 

Liệu cặp song sinh có chung các cơ quan quan trọng, như tim ?

Liệu cặp song sinh có đủ sức khỏe để chịu đựng được cuộc phẫu thuật?

Tỷ lệ tách thành công có cao không?

Loại và mức độ phẫu thuật tái tạo cần thiết cho mỗi bé sau khi tách

Loại và mức độ hỗ trợ chức năng cần thiết sau khi tách

Điều thách thức nào cặp song sinh phải đối mặt nếu bị dính liền

Trong một số trường hợp, lựa chọn được đưa ra là hy sinh một bé để cho bé còn lại cơ hội sống sót. Khi có chung cơ quan đơn lẻ, tay chân không đều nhau, bé nhận được sẽ sống và phát triển đầy đủ. Trong khi người còn lại sẽ phải chịu đựng hoặc tử vong. Trong những tình huống này này, tham khảo ý kiến ​​với hội đồng đạo đức bệnh viện trước khi ra quyết định phẫu thuật.

Cặp song sinh dính liền vẫn còn là một bí ẩn cũng như thách thức lớn với nền y học hiện đại. Dù đã có nhiều phẫu thuật thành công, vẫn còn những trường hợp tách đôi không phải là một sự lựa chọn vì nhiều lý do. Và vẫn có cuộc sống khoẻ mạnh bình thường, đầy đủ, hạnh phúc bên nhau. Trên thế giới, có nhiều cặp song sinh dính liền nổi tiếng đã tận dụng đi lưu diễn khắp nơi đem lại tiếng cười cho mọi người.

Nhìn Lại Những Ca Song Sinh Dính Liền Nhau Từng Phẫu Thuật Thành Công

Ngày 15.7, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố hành ca phẫu thuật tách rời hai bé sơ sinh dính liền. Trong 30năm qua, ngành y tế Việt Nam cũng từng thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật tương tự.

Cặp song tách rời đầu tiên năm 1988.

Năm 1988, Bệnh viện Việt – Đức (Hà Nội) đã thực hiện thành công ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh thành công đầu tiên tại Việt Nam.

Thời điểm đó, ca song sinh dính liền được xác định dính liền ngực, bụng cùng bộ phận sinh dục và hậu môn. Ca phẫu thuật có sự tham gia của hơn 70 bác sĩ đầu ngành cả trong và ngoài nước.

Tách thành công ca song sinh dính liền tim-gan

Vào tháng 11.2013, Y học Việt Nam ghi nhận thêm một ca phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM). Ca phẫu thuật tương đối phức tạp khi hai bé Long – Phụng bị dính liền ở tim và gan. Ca phẫu thuật kéo dài liên tục 12 giờ đồng hồ.

Tách 2 bé song sinh dính liền bụng

Vào đầu tháng 10.2019, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.Hồ Chí Minh) đã từng thực hiện thành công ca phẫu thuật tách rời hai bé sơ sinh dính liền nhau phần bụng.

Lúc tiến hành phẫu thuật tách rời, 2 bé gái mới 1,5 tháng tuổi, nặng 7,9 kg được chẩn đoán dính nhau phần gan trái, đồng thời một nhánh tĩnh mạch lớn thông nhau giữa hai cơ thể.

Đang phẫu thuật tách hai bé sơ sinh “mặc chung một tã”

Đây là trường hợp sản phụ 25 tuổi mang thai lần đầu, tuần lễ thứ 16 của thai kỳ được phát hiện mang thai đôi dính nhau vùng bụng chậu, 2 thai có chung 1 dây rốn. Sản phụ được mổ lấy thai chủ động lúc 33 tuần, cân nặng lúc sinh cả hai bé được 3,2 kg. Hai bé được đặt tên và Trúc Nhi và Diệu Nhi.

Các bé bị dính liền vùng bụng chậu, có chung khung đại tràng và chỉ có 1 lỗ hậu môn… Sau quá trình chăm sóc điều trị liên tục, hiện 2 bé Trúc Nhi, Diệu Nhi đã được 13 tháng tuổi, nặng 15kg với các chỉ số phát triển gần với những trẻ bình thường, đủ điều kiện sức khỏe cần thiết để được mổ tách dính. Trước mổ 2 ngày, hai bé được xét nghiệm tiền phẫu, chụp X-quang phổi, siêu âm tim…

Chuẩn bị nguồn nhân lực chuyên khoa cho cuộc mổ tách dính này, ngành y tế đã huy động 93 nhân viên, bao gồm hơn 60 y bác sĩ điều dưỡng và nhân viên bệnh viện Nhi đồng Thành phố phối hợp hội chẩn với gần 30 chuyên gia từ các bệnh viện và trung tâm lớn trên địa bàn thành phố.

Các bác sĩ đã lên phương án chi tiết cho cuộc mổ, bao gồm cả kế hoạch xử lý những rủi ro có thể xảy ra. Ca phẫu thuật đã bắt đầu lúc sáng nay và dự kiến, đến 18h sẽ kết thúc.

“Tâm nguyện của chúng tôi là trả lại cho 2 bé một cuộc đời lành lặn như bao trẻ khác. Trải qua bao lần hội chẩn không đếm nổi, để ngày hôm nay đi đến quyết định thực hiện công việc này. Một trường hợp hiếm hoi, với thành công không phải là nhiều trong y văn” – Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố nói.

Vì Sao Có Hiện Tượng Sinh Đôi Cùng Trứng Và Khác Trứng?

Có một vài lý do nhất định để phụ nữ này có khả năng sinh đôi cao hơn so với những phụ nữ khác.

Sinh đôi có thể cùng trứng hoặc khác trứng

Sinh đôi có thể cùng trứng hoặc khác trứng. Sinh đôi khác trứng xảy ra khi hai trứng được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Sinh đôi cùng trứng sẽ cho ra hai em bé giống hệt nhau như hai giọt nước và nó chỉ xảy ra khi một trứng thụ tinh phân chia thành hai bào thai.

Điều gì khiến phụ nữ có khả năng sinh đôi?

Nhiều phụ nữ phải chờ đợi trong một thời gian dài để có được đứa con ẵm bồng. Chính sự thay đổi nội tiết tố theo độ tuổi đã làm tăng khả năng giải phóng nhiều trứng trong cùng một thời điểm, đồng thời khiến nhiều trứng thụ tinh hơn so với bình thường. Điều đó nghĩa là họ có cơ hội mang thai đôi cao hơn so với những phụ nữ khác.

Nhưng sự gia tăng số ca song sinh và đa thai trong những năm gần đây chủ yếu là do phụ nữ dùng thuốc kích trứng và thuốc trợ sinh (ART) để tăng cơ hội thụ thai. Những loại thuốc này và quá trình điều trị khả năng sinh sản đã làm gia tăng đáng kể tỷ lệ mang thai đôi và đa thai.

Vì sao việc điều trị khả năng sinh sản lại làm tăng tỷ lệ mang thai đôi?

Khả năng mang song thai hay đa thai phụ thuộc vào quá trình điều trị vô sinh. Bởi lẽ trong quá trình điều trị, bạn sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng để cải thiện khả năng sinh sản của mình. Thuốc này có thể giải phóng cùng lúc nhiều trứng và khiến bạn dễ có mang song thai hay đa thai hơn bình thường.

Các cặp song sinh thường gặp nhiều nhất trong những năm gần đây là do mẹ điều trị IVF

Nếu thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), cơ hội mang song thai hoặc đa thai sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của bạn, cách phôi làm tổ trong tử cung và nhiều yếu tố khác. Theo các dữ liệu y tế của Mỹ, trong những năm gần đây, tỷ lệ điều trị IVF dẫn đến song thai hoặc đa thai sẽ tùy thuộc vào độ tuổi như sau:

– 29,1% phụ nữ trẻ hơn 35

– 26,5% cho phụ nữ độ tuổi 35-37

– 20,9% cho phụ nữ độ tuổi 38-40

– 13,6% cho phụ nữ độ tuổi 41-42

– 8,8% đối với phụ nữ từ 43 tuổi trở lên

Hiện nay, phương pháp điều trị khả năng sinh sản IUI (tinh trùng được đặt vào tử cung qua một ống bơm) là phương pháp duy nhất không làm tăng tỷ lệ đa thai. Nhưng mọi phụ nữ trải qua IUI cũng phải uống một loại thuốc kích thích khả năng sinh sản trước đó.

Những yếu tố khác làm gia tăng tỷ lệ song thai hoặc đa thai

Trong khi cặp song sinh cùng trứng là trường hợp rất hiếm thì có những yếu tố nhất định có thể làm tăng cơ hội thụ thai cặp song sinh khác trứng.

– Yếu tố di truyền: Nếu bạn có một chị em sinh đôi hoặc trong gia đình có những cặp song sinh khác thì khả năng sinh đôi lặp lại ở bạn rất cao.

– Tuổi: Càng lớn tuổi bạn càng có cơ hội mang song thai và thậm chí đa thai. Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên thường sản xuất nhiều hormone kích thích nang trứng (FSH) nhiều hơn so với những phụ nữ trẻ tuổi khác. FSH cũng là hormone giúp trứng trưởng thành để chuẩn bị rụng trứng vào mỗi tháng. Chính vì vậy phụ nữ nồng độ FSH cao có thể phóng nhiều trứng một lúc trong một chu kỳ đơn. Đó là lý do vì sao phụ nữ lớn tuổi tuy ít có khả năng thụ thai nhưng lại có khả năng mang thai đôi và đa thai cao hơn.

– Tiền sử sinh đôi: Nếu đã từng sinh đôi, tỷ lệ sinh đôi trong lần mang thai kế tiếp sẽ gấp đôi..

– Số lần mang thai: Càng mang thai nhiều lần cơ hội mang song thai càng cao.

– Chủng tộc: Hiện tượng sinh đôi giữa người da trắng và người Mỹ gốc Phi ít phổ biến hơn so với người Tây Ban Nha và người châu Á.

– Thân hình: Phụ nữ cao lớn dễ có cơ hội mang thai đôi hơn so với phụ nữ nhỏ bé.

chúng tôi Nguồn: BC