Vì Sao Sinh Con Non / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Nguyên Nhân Vì Sao Mẹ Bầu Sinh Non?

Lý do mẹ bầu sinh non

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau giải đáp cho câu hỏi vì sao mẹ bầu sinh non sinh non 3 tháng giữa. Trong đó có một số yếu tố nguy cơ hay gặp đến từ trạng thái tâm lý, mẹ bầu sử dụng chất kích thích hoặc không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai.

Có nhiều lý do dẫn đến sinh non ở mẹ bầu

Trạng thái tâm lý của bà bầu không ổn định

Khi mang thai, tâm sinh lý của bà bầu sẽ thay đổi rất nhiều. Mẹ bầu hay lo âu, suy nghĩ và gặp nhiều sang chấn tâm lý cũng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh non. Vì vậy vai trò của người thân, đặc biệt là người chồng trong thời kỳ mang thai của bà bầu cũng khá quan trọng. Người thân nên thường xuyên chia sẻ và tâm sự để mẹ bầu thoải mái hơn, lạc quan hơn khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lý

Khi mang thai chế độ dinh dưỡng rất quan trọng bởi nguồn năng lượng bà bầu cần gần như tăng gấp đôi so với khi chưa mang thai. Nếu bà bầu ăn uống thiếu chất thì không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, dễ dẫn tới tình trạng sinh non. Ngoài ra, khi bà bầu vô tình sử dụng một số loại thực phẩm gây co thắt cơ tử cung như rau ngót, đu đủ xanh, dứa… cũng có thể gây sinh non.

Lý giải cho câu hỏi vì sao mẹ bầu sinh non còn bởi vì khi mang thai mẹ sử dụng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá, rượu bia… Tỷ lệ sinh non do nguyên nhân này được cho là khá cao.

Bà bầu thường xuyên làm việc nặng, làm các động tác mạnh

Thai nhi bình thường được sống trong tử cung người mẹ và được bảo vệ nhờ nước ối, túi ối và nút nhầy cổ tử cung. Khi có tác động mạnh sẽ dễ gây bong nút nhầy cổ tử cung gây sinh non, sảy thai,…

Mẹ bầu làm việc nặng có thể dẫn đến sinh non

Bà bầu bị viêm nhiễm đường sinh dục

Khi đường sinh dục bị viêm nhiễm rất dễ dàng gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi trong tử cung người mẹ. Vì vậy, bà bầu phải vệ sinh vùng kín thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm trùng đường sinh dục. Hoặc nếu trước khi mang thai bà bầu đã bị viêm nhiễm thì nên điều trị sớm trước khi mang thai.

Mẹ bầu có nhiều lần sảy thai hay sinh non hoặc do bị dị dạng tử cung

Việc sảy thai, sinh non hay phá thai sẽ trực tiếp gây tổn thương và làm mỏng thành tử cung nên khi mang thai lần sau bà nguy cơ sinh non ở bà bầu rất cao. Thêm nữa, các bệnh lý như tử cung hai sừng, tử cung hình tim,… cũng làm khả năng chứa đựng thai khi thai lớn khó khăn hơn, dễ dẫn tới tình trạng sinh non.

Ngoài ra, do bà bầu mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, HIV,…. thì khi mang thai cũng có nhiều nguy cơ gây sinh non.

Các giai đoạn sinh non

Sinh non có ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi trong bụng. Nếu bà bầu sinh non khi thai nhi ở tuổi thai quá nhỏ thì tỷ lệ tử vong thai nhi sẽ cao. Ngược lại nếu bà bầu sinh non khi thai nhi có tháng tuổi lớn thì khả năng nuôi dưỡng sống sót của thai nhi sẽ cao hơn rất nhiều. Dựa và thời gian sinh non người ta chia sinh non ra thành các giai đoạn.

Sinh non ở mẹ bầu – Sinh non trong khoảng dưới 22 tuần tuổi

Với trường hợp này thì 97% thai nhi sẽ tỷ vong ngay khi sinh ra vì chưa đủ khả năng hoạt động các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Ở Việt Nam đến hiện tại vẫn chưa có trường hợp thai nhi sinh non dưới 22 tuần tuổi sống sót.

– Sinh non trong khoảng 22 – 32 tuần tuổi

Trường hợp này thai nhi có thể nuôi dưỡng khoảng 50% nhưng cũng sẽ để lại nhiều di chứng cho thai nhi như hay mắc các bệnh nhiễm trùng, các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển thể chất và trí tuệ,…

– Sinh non khi thai nhi được trên 32 tuần tuổi

Trong thời gian này, các cơ quan bộ phận của thai nhi đã khá hoàn chỉnh, khi sinh ra tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn và việc nuôi dưỡng cũng đơn giản hơn. Vì vậy nếu mẹ bầu sinh non trong giai đoạn này đừng nên quá lo lắng.

Với những thông tin trả lời cho câu hỏi vì sao mẹ bầu sinh non trong 3 tháng giữa thai kỳ ở trên của chúng tôi, hy vọng mỗi bà bầu đều nắm được những nguy cơ gây sinh non để tự phòng tránh cho chính mình. 2Mom chúc các mẹ bầu luôn thật mạnh khỏe.

Vì Sao Trẻ Sinh Non Thường Mắc Bệnh Lý Võng Mạc?

Trẻ sinh non có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý, biến chứng nguy hiểm do chưa đủ thời gian để phát triển toàn diện các cơ quan, hoàn thiện đầy đủ các chức năng của cơ thể. Một trong số đó phải kể đến bệnh võng mạc ở trẻ sinh non.

1. Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là gì?

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có tên quốc tế là retinopathy of prematurity, gọi tắt là Rop. Đây là một rối loạn mắt do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc, thường gặp ở trẻ sinh non (trước 31 tuần) hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân (cân nặng dưới 1,25kg). Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có thể xuất hiện ở cả hai mắt. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây mất thị giác lúc nhỏ, thậm chí là mù vĩnh viễn.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sinh non mắc bệnh lý võng mạc

Thông thường, mắt của trẻ sẽ bắt đầu phát triển từ tuần thứ 16 của thai kỳ, được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các mạch máu võng mạc ở dây thần kinh thị giác phía mặt sau của mắt. Các mạch máu võng mạc dần phát triển tiến về phía cạnh của võng mạc, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cạnh võng mạc. Quá trình phát triển này diễn ra nhanh hơn ở 12 tuần cuối của thai kỳ. Trẻ sinh non chưa đủ tháng khiến quá trình phát triển của mạch máu võng mạc bị gián đoạn, các mạch máu chưa tiếp cận được các cạnh võng mạc. Võng mạc chưa phát triển hoàn thiện, không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến khả năng mắc bệnh lý võng mạc.

Trẻ càng sinh non càng có nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc cao. Các đối tượng cần được kiểm tra và theo dõi bệnh võng mạc ở trẻ sinh non bao gồm:

Trẻ sinh non dưới 31 tuần

Trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 1,5kg

Trẻ có cân nặng lúc sinh từ 1,5kg – 2kg và là trường hợp đa thai

Trẻ có cân nặng lúc sinh từ 1,5kg – 2kg nhưng bị các bệnh lý kèm theo như: bị ngạt khi sinh hay phải thở oxy kéo dài

3. Dấu hiệu của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh võng mạc ở trẻ sinh non với các mức độ khác nhau. Mỗi mức độ lại có biểu hiện và triệu chứng riêng biệt.

Bệnh võng mạc trẻ sinh non chia làm 5 giai đoạn:

Giai đoạn I: Các mạch máu võng mạc có sự phát triển bất thường nhẹ

Giai đoạn II: Các mạch máu võng mạc có sự phát triển bất thường trung bình

Giai đoạn III: Các mạch máu võng mạc có sự phát triển bất thường nặng

Giai đoạn IV: Các mạch máu võng mạc có sự phát triển bất thường nặng và một phần võng mạc bị vong ra

Giai đoạn V: toàn bộ võng mạc bị bong

Diễn biến bất thường của mạch máu võng mạc không thể quan sát bằng mắt thường mà phải nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị y tế, cho đến khi bệnh võng mạc trẻ sinh non trở nên nghiêm trọng thì trẻ có thể có các dấu hiệu sau:

Mắt chuyển động bất thường

Mắt lác

Đồng tử màu trắng

4. Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có nguy hiểm không?

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non thường chưa xuất hiện ngay khi trẻ vừa ra đời. Một số trẻ sẽ có mạch máu võng mạc phát triển bình thường. Một số trẻ sau một thời gian khi các mạch máu võng mạc không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cạnh võng mạc sẽ mắc bệnh.

Tình trạng bệnh võng mạc ở trẻ sinh non được chia làm 2 loại là bệnh nhẹ có thể tự lành và bệnh nặng cần điều trị.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh võng mạc trẻ sinh non thường ở thể nhẹ (chiếm khoảng 90%), bệnh có thể tự cải thiện và không có ảnh hưởng gì lâu dài. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ và theo dõi thường xuyên để tránh những biến chứng sau này.

Bệnh võng mạc trẻ sơ sinh ở thể nặng cần phải được điều trị càng sớm càng tốt, nếu không sẽ gây suy giảm thị lực, nhiều trường hợp bị mù vĩnh viễn.

5. Điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có thể điều trị bằng laser hoặc phẫu đông lạnh. Bệnh được điều trị càng sớm, hiệu quả thu được càng cao. Tuy nhiên, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non ở giai đoạn đầu không thể phát hiện bằng mắt thường nên rất khó nhận biết. Chính vì thế trẻ sinh non hoặc trẻ sinh nhẹ cân cần được đi khám tầm soát sau sinh khoảng 4 tuần để kịp thời phát hiện các bệnh lý gặp phải và có phương án điều trị kịp thời.

Khoa mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị uy tín trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị các bệnh lý về mắt ở trẻ sinh non. Hiện nay tại bệnh viện đang áp dụng Laser chùm Pascal với nhiều ưu điểm. Đây là một thiết bị laser quang đông võng mạc tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới, khắc phục nhiều nhược điểm của các loại laser thông dụng hiện nay. Thời gian tác dụng laser lên các mô của võng mạc rất ngắn, không gây bỏng rộng quanh vùng laser nên giúp kiểm soát tác dụng theo ý muốn, ít gây tổn hại võng mạc xung quanh vùng laser. Bên cạnh đó, đây là phương pháp điều trị vùng hoàng điểm an toàn. Hơn nữa, phương pháp này không hoặc rất ít gây đau, giảm thiểu biến chứng và tác dụng phụ của laser.

Để được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm tại Vinmec. Quý khách vui lòng đặt lịch tại website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vì Sao Con Người Không Trường Sinh Bất Tử?

Vì sao con người không sống mãi? Vì sao có người sống thọ, có người không thọ? Tuổi thọ do yếu tố nào quyết định? Vì sao con người không trường sinh bất tử? Và còn nhiều câu hỏi về tuổi thọ của con người chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Cho đến gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một phần bí ẩn của tuổi thọ. Mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu.

Con người không thể sống mãi vì tế bào chỉ phân chia 50 lần mà thôi.

Các nhà khoa học phát hiện: trong cơ thể, quá trình lão hóa được kiểm soát không chỉ bởi các đồng hồ sinh học đặc biệt của toàn cơ thể mà còn rất nhiều “đồng hồ” đặt ở trong từng tế bào. Trước đây các nhà khoa học cho rằng, các tế bào trong cơ thể có số lần phân chia vô hạn. Nhưng công trình nghiên cứu của Hayflik ( Hoa Kỳ) đã chứng minh rằng chỉ có các tế bào ung thư mới phân chia vô hạn, còn tất cả các tế bào bình thường chỉ phân chia đến giới hạn 50 lần rồi ngừng phân chia và chết đi. Hayflik đã làm đông lạnh tế bào đã phân chia được 30 lần. Sau một thời gian lại hoạt hóa cho tế bào này phân chia tiếp. Thế nhưng nó vẫn nhớ là đã phân chia 30 lần trước khi đông lạnh rồi, bây giờ nó chỉ phân chia tiếp 20 lần nữa là đủ 50 lần phân chia rồi ngừng hẳn. Nhà khoa học còn phát hiện ra rằng: sự phân chia đầy đủ 50 lần chỉ có ở các tế bào từ bào thai, còn các tế bào ở người trưởng thành thì người càng già số lần phân chia của tế bào càng ít. Đây gọi là hiệu ứng Hayflik.

Tuổi thọ giảm vì phân tử AND bị tiêu hao sau mỗi lần phân chia

Chuỗi xoắn kép phân tử AND do Watson và Crick tìm ra là cơ sở di truyền của tế bào. Nhà khoa học Alexei Olovnikov (Liên Xô ) nêu giả thuyết là cứ mỗi lần phân chia của tế bào, phân tử AND lại ngắn đi một ít. Cho đến khi sự rút ngắn này đụng đến một gen quan trọng cho sự sống thì tế bào sẽ chết. Ông giải thích hiện tượng này như sau: các phân tử ADN của mỗi tế bào khi phân chia thì hai sợi xoắn kép giãn ra, tách đôi để tạo ra chuỗi xoắn mới, với hai dãy enzym tích tụ từ quá trình này không đủ khả năng lặp lại toàn bộ cả hai sợi phân tử ADN. Hậu quả là một trong hai sợi xoắn kép bao giờ cũng bị ngắn hơn sợi kia. Cứ mỗi lần tách ra là phân tử ADN lại mất một ít thành phần của nó. Sự co ngắn của các phân tử ADN được Olovnikov gọi là sự “co mép lề” hay “cắt khúc cuối”.

Con người không thể trường sinh bất tử

Hiện tượng “co mép lề” ADN cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào lý giải được rõ ràng. Nhà khoa học Barbara Mc Clintock khi nghiên cứu về ngô đã thấy rằng nhiễm sắc thể trở nên không ổn định một cách lạ lùng khi chúng bị phân chia ra. Còn Herman Muller, cũng có nhận định tương tự Barbara khi nghiên cứu loài ruồi giấm. Ở các đầu mút của nhiễm sắc thể bình thường phải tồn tại một cấu trúc phân tử nào đó có tác dụng ổn định chúng. Herman Muller gọi chúng là “telomeres” (theo tiếng Hy Lạp telo có nghĩa là phần cuối). Chính telomeres nằm ở chuỗi tế bào sẽ chết. Nhưng chiều dài của telomeres có tỷ lệ với tuổi thọ hay không? Nhiều nghiên cứu trên thế giới đang tìm lời giải đáp.Với những kỹ thuật hiện đại, người ta đã có thể tách riêng các telomeres ra khỏi chuỗi ADN làm rõ sự rút ngắn telomeres, cũng như đo được nhịp điệu co ngắn của telomeres chia tế bào.

Các nhà nghiên cứu đang xem xét đánh giá kích thước của telomeres như một “thước đo”chuẩn xác tuổi thọ của tế bào. Nhà khoa học Calvin Harley còn cho rằng nếu khi sinh ra telomeres của một người nào đó ngắn hơn bình thường, thì các tế bào của người đó sẽ có tuổi thọ ngắn hơn một cách tương ứng.

Có lẽ các telomeres như một thứ bảo hiểm làm chậm hiệu ứng của thời gian đối với các nhiễm sắc thể. Hy vọng không lâu nữa khoa học sẽ tìm ra “thước đo cuộc đời” yếu tố quyết định tuổi thọ, để tìm ra phương pháp làm tăng tuổi thọ cho con người.

ThS. Phạm Vũ Hoàng

Vì Sao Quan Hệ Đúng Ngày Rụng Trứng Vẫn Sinh Con Gái?

Quan hệ đúng ngày rụng trứng vẫn sinh con gái và không được “quý tử” như mọi người mách bảo là vì sao? Có cơ sở khoa học nào cho phương pháp canh trứng chọn giới tính này không?

Quan niệm quan hệ đúng ngày rụng trứng sẽ sinh con trai bắt đầu từ đâu?

Thực chất đây không phải là quan niệm dân gian được lưu truyền mà dựa vào các lý giải khoa học. Phương pháp sinh con trai hay con gái dựa vào ngày rụng trứng được phát triển bởi Tiến sĩ Landrum B. Shettles.

Nguyên lý của phương pháp này là dựa trên việc tinh trùng X di chuyển chậm hơn nhưng tuổi thọ lâu hơn; còn tinh trùng Y di chuyển nhanh nhưng tuổi thọ ngắn hơn.

Nếu đang mong con gái, Shettles cho biết nên kiêng quan hệ trong những ngày ngay trước và sau khi rụng trứng. Điều này có nghĩa là các cặp đôi nên quan hệ tình dục bắt đầu từ những ngày sau kỳ kinh nguyệt và sau đó dừng ít nhất 3 ngày trước khi rụng trứng.

Vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng vẫn sinh con gái?

Nhà nghiên cứu Shettles tuyên bố tỷ lệ thành công tổng thể là 75% trong ấn bản hiện tại trong cuốn sách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu khác đều đồng ý rằng tỷ lệ này không cao đến thế.

Trên thực tế, một đánh giá năm 1991 đã bác bỏ tuyên bố của Shettles. Trong những nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu cũng tính đến thời điểm quan hệ tình dục, cũng như các dấu hiệu rụng trứng, như sự thay đổi thân nhiệt cơ bản và chất nhầy cổ tử cung cao nhất.

Một nghiên cứu gần đây hơn từ 2001 bác bỏ ý kiến ​​cho rằng tinh trùng chứa X và Y có hình dạng khác nhau, điều này đi ngược lại với nghiên cứu của Shettles. Và một nghiên cứu cũ hơn từ năm 1995 giải thích rằng quan hệ tình dục 2 hoặc 3 ngày sau khi rụng trứng không nhất thiết dẫn đến mang thai.

BS Hồ Mạnh Tường, Tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh chúng tôi cho rằng việc canh trứng và chọn ngày giao hợp để sinh con trai là việc làm vô ích.

Và như bác sĩ cho hay, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí New England Journal of Medicine từ năm 1995 đã chứng minh:

Canh trứng để chọn giới tính thai nhi là vô ích vì với hơn 700 trường hợp, tỉ lệ trai/gái là không khác biệt cho dù giao hợp vào ngày nào so với ngày rụng trứng.

Hơn thế nữa, nếu giao hợp vào ngày 0 (ngày rụng trứng), tỉ lệ sinh con gái có khuynh hướng cao hơn. Tức là khả năng quan hệ đúng ngày rụng trứng vẫn sinh con gái cao hơn.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!