Vì Sao Rụng Tóc Vành Khăn / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Rụng Tóc Vành Khăn Là Gì? Cách Điều Trị Rụng Tóc Vành Khăn Ở Trẻ

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng tóc của bé rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bé bị hỏi cả một khoảng.

Theo các chuyên gia, trong 6 tháng đầu đời, trẻ bị rụng tóc vành khăn là hiện tượng phổ biến và không có gì phải lo lắng. Hiện tượng này thường gặp ở những bé bị bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Bởi các nhà khoa học đã phát hiện ra vitamin D cũng chịu trách nhiệm trong việc phát triển lông, tóc, móng.

Tại sao bé bị rụng tóc vành khăn?

Nguyên nhân chính của bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ là do thiếu các vi chất dinh dưỡng. Trong đó thiếu vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó, thiếu kẽm, sắt, vitamin C, canxi cũng đều có thể dẫn đến hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ.

Bên cạnh đó, nguyên nhân của hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ còn có thể là do bé bị sốt cao. Bệnh nấm da đầu, vùng da có màu đỏ, bong tróc, bé bị thiểu năng tuyến yên, tuyến giáp. Và cũng có thể do tác dụng phụ khi bé dùng thuốc kháng sinh.

Cách chữa rụng tóc vành khăn ở trẻ

Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Việc phát hiện sớm và bổ sung vitamin cũng như muối khoáng: kẽm, sắt, vitamin C, canxi kịp thời, tóc của bé sẽ mọc trở lại như bình thường.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung vitamin D cho bé qua những bữa ăn hàng ngày với những thực phẩm như: lòng đỏ trứng gà, gan lợn, sữa, tôm, cua, các loại đậu đỗ,… Đồng thời, để vitamin D hấp thu tốt hơn. Mẹ nên bổ sung thêm trong khẩu phần ăn của bé một chút dầu/mỡ. Và một việc nên làm nữa là cho bé tắm nắng hàng ngày 15 – 20 phút.

Để hạn chế tình trạng rụng tóc vành khăn cho bé, mẹ nên dùng dầu gội đầu dành riêng cho trẻ. Khi gội, mẹ nên dùng nước ấm và gội thật nhẹ nhàng. Mẹ cũng có thể dùng một ít tinh dầu tự nhiên để massage tóc, kích thích tóc phát triển.

Lưu ý, sau 2 tháng, nếu trẻ vẫn tiếp tục bị rụng tóc vành khăn và kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thì cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để tiến hành làm các xét nghiệm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Trẻ bị rụng tóc vành khăn nên ăn uống gì?

Thiếu chất, thiếu vi chất dinh dưỡng không đủ nuôi dưỡng tóc khiến cho tóc càng ngày càng rụng nhiều. Đối với trẻ còn đang bú mẹ, hãy tăng cường cho bé bú nhiều lần trong ngày. Người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất để đảm bảo chất lượng dòng sữa nuôi con.

Còn đối với các bé bị rụng tóc vành khăn mà đang trong thời kỳ ăn dặm. Khẩu phần ăn của bé nên ưu tiên các thực phẩm giàu sắt, kẽm và canxi.

Để cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn, mẹ cũng có thể cho bé bổ sung thêm vitamin D3 mỗi ngày 2 – 3 giọt. Hoặc bổ sung vitamin D tự nhiên bằng cách nấu bột với tôm hoặc cá chép cho bé ăn, kết hợp với uống nước cam vắt, bơ dầm…

Nếu mẹ muốn tổng hợp vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng thì thời gian tốt nhất mà mẹ nên áp dụng là từ 7 – 8 giờ sáng. Vào mùa hè thì nên tắm nắng lúc 6 giờ – 7 giờ 30. Tuyệt đối không cho bé tắm nắng khi mặt trời lên cao, chói chang. Vì khi đó ánh nắng chứa tia cực tím rất có hại cho da và mắt của bé.

Rụng Tóc Hình Vành Khăn Ở Trẻ

Rụng tóc vành khăn là gì?

Rụng tóc hình vành khăn chỉ hiện tượng tóc bé rụng ở phía sau gáy tạo thành hình vành mũ. Đây được coi là một hiện tượng vô cùng bình thường và bố mẹ hoàn toàn có thể hạn chế tình trạng này. Rất nhiều người còn cho rằng rụng tóc ở trẻ còn có thể là do trẻ bị thiếu vitamin D, liệu có đúng không?

Nguyên nhân gây rụng tóc hình vành khăn

Có 3 nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh:

Do tư thế nằm ngủ của bé: Đa số trẻ khi mới sinh ra thường nằm thằng, tư thế này làm cho tóc của trẻ cọ xát với gối, khiến các sợi tóc dễ bị rụng. Theo thời gian khi trẻ biết ngồi hoặc bò, đi lại thì sự cọ sát giảm dần đi từ đó tóc cũng sẽ bớt rụng.

Do thiếu vi chất dinh dưỡng: Nếu trẻ bị rụng tóc hình vành khăn và đi kèm theo đó là những hiện tượng như hay quấy khóc vào ban đêm, ngủ không sâu giấc, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, trẻ hay bị giật mình khi ngủ thì nguyên nhân rụng tóc có thể do thiếu vitamin D.

Do mắc bệnh lý: Một số bệnh lý cũng có thể khiến trẻ bị rụng tóc như nấm da đầu, tác dụng phụ với thuốc uống hoặc cũng có thể do trẻ bị ốm.

Bác sĩ tư vấn

024 39336868

Bác sĩ tư vấn

024 39336868

Có thể bạn muốn biết: Phân loại bệnh rụng tóc và hướng điều trị bệnh

Cách khắc phục tình trạng rụng tóc hình vành khăn

Với những nguyên nhân bố mẹ hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng rụng tóc ở trẻ với mỗi từng trường hợp như sau:

Nếu trẻ bị rụng tóc do tư thế nằm bố mẹ có thể trực tiếp can thiệp vào tư thế khi ngủ của con. Hạn chế cho con nằm mãi một tư thế, khi bé thức hãy để bé nằm úp, nhưng tuyệt đối không để năm ấp khi ngủ. Làm như vậy chỉ sau một thời gian ngắn mẹ sẽ thấy tóc con bớt rụng dần. Khoảng từ 10 tháng tuổi trở lên tình trạng rụng tóc hình vành khăn ở trẻ sẽ giảm rõ rệt do lúc này trẻ phát triển khả năng vận động trẻ hay lăn lộn khi ngủ.

Nếu nguyên nhân trẻ bị thiếu vitamin D mà dẫn đến rụng tóc thì các mẹ có thể tăng cường vitamin D cho trẻ bằng cách cho con tắm nắng. Đây là cách hấp thu vitamin D một cách tự nhiên, bố mẹ lên cho con tắm nắng trong khoảng 7 – 8 giờ sáng, thời gian tắm nắng có thể thay đổi theo từng mùa. Ngoài ra trong chế độ ăn hằng ngày mẹ cũng cần lưu ý bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết cho con để con có thể phát triển khỏe mạnh.

Trong trường hợp trẻ bị rụng tóc do một vài bệnh lý gây ra thì bố mẹ nên cho con đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định tình trạng bệnh cũng như có hướng hỗ trợ điều trị phù hợp. 

Nguyên Nhân Rụng Tóc Vành Khăn Ở Trẻ Là Gì?

Bé nhà mình sinh ra tóc rất dài, đến khoảng gần 3 tháng thấy tóc dài bất tiện nên mình đã cắt cho con (cắt bằng kéo thường thôi). Khi cắt xong thấy đằng sau gáy bị loang lổ, cứ có những khoảng bị thưa, trơn tru gần như không có tóc. Đến nay hơn 4 tháng, tóc trên đỉnh và đằng trước đã đua nhau mọc, nhưng tóc đằng sau gáy vẫn ‘dậm chân tại chỗ’. Bà nội nhìn thấy chiếc đầu ‘nhom nhem’ của cháu thì an ủi “Bé bị rụng tóc vành khăn rồi, nhưng không nên lo lắng, chỉ cần cho con ra phơi nắng và bổ sung canxi là ổn”. Nhưng mình vẫn cứ thấy bất an. Mình nên làm gì?

Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng tóc của bé rụng nhiều ở phần sau gáy, tạo thành hình mũ xung quanh đầu.

Hiện tượng này thường gặp ở trẻ mắc bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Bởi các nhà khoa học đã phát hiện ra vitamin D cũng chịu trách nhiệm trong việc phát triển lông, tóc và móng.

Nguyên nhân rụng tóc vành khăn ở trẻ

Nguyên nhân rụng tóc vành khăn ở trẻ là do thiếu các vi chất dinh dưỡng, trong đó thiếu vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó, thiếu kẽm, sắt, vitamin C, canxi đều có thể dẫn đến rụng tóc vành khăn.

Rụng tóc do thiếu vi chất dinh dưỡng thông thường ở trẻ dưới 12 tháng, đặc biệt dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, rụng tóc do thiếu vitamin D và thiếu các vi chất dinh dưỡng thường gặp ở nhiều lứa tuổi, thậm chí ở độ tuổi 11-12 hay lứa tuổi lớn hơn như các bà mẹ sau sinh, người ốm dậy thiếu các vi chất dinh dưỡng này cũng có thể gây rụng tóc.

Biểu hiện chứng bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ

Rụng tóc vành khăn do còi xương khác tình trạng rụng tóc của các bệnh khác hay rụng tóc sinh lý. Rụng tóc vành khăn là mất cả chân tóc và rụng từng đám. Ngoài ra, trẻ bị bệnh còn có biểu hiện kèm theo như khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm, ra nhiều mồ hôi, chậm vận động.

Chữa trị rụng tóc vành khăn ở trẻ

Bổ sung Vitamin D cho

Thiếu Vitamin D là nguyên nhân rụng tóc vành khăn ở trẻ. Vì vậy nhiều bậc cha mẹ dùng phương pháp tắm nắng để tổng hợp vitamin D cho bé. Nhưng nhiều bạn hiểu lầm rằng tắm nắng cho trẻ là cho trẻ ngồi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên thực tế là bạn vẫn có thể cho trẻ ngồi trong nhà bên khung cửa mở rộng nếu ngoài trời có nhiều gió và lưu ý không cho trẻ tắm nắng ở phía sau cửa kính. Vì lúc này ánh sáng mặt trời sẽ chiếu rọi vào cửa kính phản xạ vào chúng ta với cường độ rất mạnh, rất nguy hiểm

Thời gian tắm nắng cho trẻ tốt nhất là từ 7h-8h sáng. Vào mùa hè thì nên tắm nắng vào lúc 6h30-7h30. Tuyệt đối không cho trẻ tắm nắng mặt trời lên cao, chói chang, vì khi ấy ánh nắng chứa tia cực tím rất hại cho da và mắt của bé.

Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ

Thiếu chất, thiếu vi chất dinh dưỡng không đủ nuôi dưỡng tóc, khiến tóc trẻ ngày càng rụng. Đối với trẻ đang bú mẹ, mẹ hãy tăng cường cho bé bú nhiều lần trong ngày. Người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất để đảm bảo sữa nuôi con chất lượng.

Đối với bé ăn dặm, khẩu phần ăn cần ưu tiên thực phẩm giàu sắt, kẽm và canxi.

Gội đầu đúng cách

Để hạn chế tình trạng trẻ bị rụng tóc vành khăn, bạn cần đảm bảo dùng dầu gội riêng dành cho trẻ. Loại dầu gội này chỉ nên có độ tẩy nhẹ, không gây kích ứng da đầu và tóc. Khi gội, nên dùng nước ấm và gội thật nhẹ nhàng. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng một ít tinh dầu tự nhiên để massage tóc, kích thích tóc phát triển.

Rụng Tóc Vành Khăn Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu kéo dài sẽ khiến bé bị còi xương, chậm phát triển chiều cao và làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tuy nhiên có nhiều mẹ lại không hề biết rụng tóc vành khăn là gì, nguy hiểm ra sao nên thường chủ quan bỏ qua.

Vì sao trẻ sơ sinh rụng tóc hình vành khăn?

Các chuyên gia y tế cho rằng rụng tóc vành khăn ở trẻ chính là hiện tượng tóc của trẻ bị rụng nhiều ở phần phía sau gáy và tạo thành hình vành mũ ở xung quanh đầu. Chính vì thế mà người ta hay gọi là bị rụng tóc vành khăn.

Hiện tượng rụng tóc vành khăn chủ yếu bắt gặp ở những bé bị bệnh còi xương do thiếu hụt vitamin D. Một khi bị thiếu vitamin D chân tóc sẽ yếu và rất dễ rụng. Hơn nữa phần đầu của bé lại thường tiếp xúc với gối, giường nên khi cọ xát xuống sẽ bị rụng.

Rụng tóc vành khăn ở trẻ sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng, còi xương.

Theo số liệu thống kê và khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ khoảng 10 trẻ thì có đến 3 trẻ là bị rụng tóc vành khăn với biểu hiện rụng tóc sau gáy. Nếu tình trạng này là do bé bị thiếu hụt dinh dưỡng để kéo dài sẽ gây suy dinh dưỡng, xòi xương và ảnh hưởng quá trình phát triển của bé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh, bao gồm các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Bao gồm:

+ Do trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là vitamin D. Đây là loại vitamin quan trọng có vai trò giúp tóc, xương và răng phát triển khoẻ mạnh. Nhưng nếu bé thiếu vitamin D sẽ khiến tóc dễ gãy rụng, xương yếu và chậm mọc răng.

+ Việc bé bị thiếu các chất như vitamin B12, vitamin C, sắt, kẽm, canxi… cũng là lý do dẫn đến rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ mà mẹ nên biết.

+ Do trẻ nằm sai tư thế, bé nằm quá nhiều hoặc đội mũ lâu. Vì thế mà làm cọ xát nhiều hơn, da đầu trẻ dễ bị bí và sinh ra nhiều mồ hôi, tạo cơ hội để cho vi khuẩn và nấm sinh sôi phát triển, dẫn đến nấm da đầu và gây rụng tóc hình vành khăn ở trẻ.

Rụng tóc hình vành khăn ở trẻ chủ yếu do thiếu vitamin D, canxi, sắt, kẽm…

+ Do tóc bé mỏng mà bé lại nằm ngửa nhiều, vùng đầu phía sau tiếp xúc trực tiếp với bề mặt mặt gối lâu ngày khiến cho tóc khó mọc hơn. Nhất là với những bé có sợi tóc mảnh mai và dễ rụng thì càng dễ bị rụng tóc vành khăn hơn.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn

Biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị rụng tóc vành khăn đó là bé bị mất hết cả chân tóc ở khu vực phía sau gáy. Chỗ rụng tóc đó sẽ lộ ra và tạo thành hình vành khăn, điều này mẹ hoàn toàn có thể quan sát được thông qua mắt thường.

Bên cạnh đó trẻ còn có những biểu hiện khác kèm theo như bé thường xuyên quấy khóc vào ban đêm, bé khó ngủ, ra nhiều mồ hôi và rất lười vận động.

Không những vậy các bé mà bị rụng tóc vành khăn do sự thiếu hụt dinh dưỡng cũng thường rất chậm biết lẫy, bò, chậm ngồi, chậm đi và chậm mọc răng.

Cách khắc phục tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ

– Mẹ lưu ý không nên để bé nằm quá nhiều và cũng không nên để con ở trong nhà quá lâu trong những tháng đầu đời. Mẹ nên ưu tiên bế bé nhiều hơn, thay đổi tư thế nằm cho bé, cho bé ra ngoài nhiều hơn để tránh gây rụng tóc.

– Tắm nắng cho bé khoảng 5-7 phút mỗi ngày, nên tắm vào khoảng lúc 9-10h sáng để tổng hợp được nhiều vitamin D, giúp tóc mọc nhanh và chắc khoẻ hơn.

Cho bé tắm nắng mỗi ngày để tránh rụng tóc.

– Bổ sung vitamin D, canxi, sắt, kẽm cho bé thông qua thực phẩm. Nên ăn nhiều sữa, trứng, tôm, cua và cá để thay đổi chất lượng sữa giúp sữa mẹ có hàm lượng canxi cao hơn để con có đủ dưỡng chất phát triển.

– Một số thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ còi xương mẹ cũng có thể tham khảo để sử dụng cho con.

Ngoài ra nếu hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn nghiêm trọng và kéo dài thì mẹ hãy cho bé đi khám tại bệnh viện. Rất có thể do bé bị còi xương nên cần phải được điều trị với một phác đồ hiệu quả hơn.