Vì Sao Rùa Sống Lâu / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

1001 Thắc Mắc: Bí Quyết Gì Giúp Rùa Sống Lâu, Vì Sao Rùa Thở Được Bằng Mông?

Bí mật sống lâu của chúng là gì?

Chuyển hóa chất chậm đồng nghĩa với việc rùa đốt năng lượng rất ít, giúp gia tăng tuổi thọ. Chúng có thể sống rất lâu mà không cần thức ăn. Hơn nữa, loài rùa nói chung di chuyển rất chậm nên cũng không tốn quá nhiều năng lượng.

Loài rùa còn có lớp mai cứng cáp bao phủ hầu hết cơ thể để bảo vệ chúng khỏi các loài săn mồi. Khi đã phát triển đầy đủ, rùa có thể tự bảo vệ bản thân khỏi hầu hết các loài.

Đặc biệt, chúng có lối sống rất lành mạnh. Chúng thường chỉ ăn rau, cây xanh, tránh khỏi các chất béo và cholesterol.

Vì sao rùa thở được bằng mông?

Tiến sỹ Maria Wohakowski, Mỹ, nhà nghiên cứu và bảo vệ rùa biển suốt 1 thập kỷ nay cho biết, bên dưới mai rùa là cả một hệ hô hấp đặc biệt. Bạn có thể thấy phổi của chúng nằm ở phía trên. Trong khi hầu hết động vật thở bằng cách co bóp lồng ngực như một chiếc máy bơm thì rùa không thể làm điều này vì mai của chúng chính là lồng ngực. Chúng sử dụng các cơ bắp phía trong mai để bơm không khí ra vào cơ thể.

Đó là trong phần lớn thời gian, đôi lúc chúng hít vào bằng miệng và thở ra bằng “cửa sau”. “Cửa sau” này còn có tác dụng để rùa tiểu tiện, đại tiện và đẻ trứng. Cấu tạo của nó có thể giống như mang cá, hút nước vào và hấp thụ oxy. Các nhà khoa học cho rằng rùa làm vậy mỗi khi chúng lặn dưới nước lâu, chẳng hạn như khi ngủ đông.

Tiến sỹ Maria Wohakowski kết luận: rùa là loài vật trên cạn duy nhất trên Trái Đất có thể thở bằng “mông”.

Vì sao rùa biển mau nước mắt?

Cứ khoảng giữa tháng 6-7, rùa biển lại bơi lên bờ, đào một cái hố, đẻ trứng vào đó rồi phủ cát lên trên. Những lúc đó, người ta thường thấy hai hàng lệ ròng ròng từ mắt nó. Có người nói chúng đau đẻ quá, người khác thì cho rằng ra chúng làm thế để mắt khỏi khô. Thực tế thì sao?

Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm lấy một ống dẫn thông qua thực quản của rùa biển, bơm vào dạ dày một lượng nước biển bằng một nửa thể trọng của nó, sau 3-4 giờ, 90% lượng muối vào cơ thể nó đều được thải ra ngoài nhờ nước mắt.

Tuyến thể nằm sau hốc mắt của rùa biển là cơ quan bài tiết ra ngoài lượng muối thừa trong cơ thể. Các nhà động vật học gọi cơ quan này là “tuyến muối”. Rùa biển có tuyến muối nên nó mới có thể nuốt những động vật và thực vật ở biển có hàm lượng muối tương đối cao, cũng như uống nước biển để chống khát.

Châu Anh (t/h)

Vì Sao Loài Này Lại Sống Lâu Hơn Loài Khác?

Chuột kết thúc cuộc đời của chúng sau bốn năm. Trong khi đó loài rùa, vòng đời có thể lên đến hơn 100 năm và cá voi Nam Cực, loài động vật có vú sống lâu nhất Trái Đất lên đến 200 năm. Đa số các động vật sống dần lão hóa sau khi đạt đến ngưỡng trưởng thành về sinh lý trong của vòng đời. Vậy lão hóa có nghĩa gì và vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Vì sao có sự lão hóa?

Các tác nhân sau quá trình này rất đa dạng và phức tạp, nhưng về cơ bản nó được gây ra bởi sự rối loạn và chết đi của tế bào. Khi ta trẻ, các tế bào liên tục được sản sinh để thay thế các tế bào già và các tế bào chết. Nhưng khi ta già đi, quá trình này trở nên chậm lại. Chưa kể, những tế bào già không thể hoạt động tốt như trước đó khiến cơ thể chúng ta dần thoái hóa, dẫn đến bệnh tật và cái chết.

Tại sao lại có sự khác biệt về tuổi thọ trong vương quốc động vật?

Đáp án nằm trong rất nhiều nhân tố, bao gồm cả môi trường và kích thước cơ thể:

Môi trường ảnh hưởng đến tuổi thọ

Chúng ta hãy đến vùng Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, nơi cá mập Greenland có thể sống đến hơn 400 năm và sò biển Quahog Bắc Cực có thể sống đến 500 năm. Ấn tượng nhất trong số động vật biển sống lâu có lẽ là loài bọt biển ở Đại Tây Dương, có thể sống đến hơn 10.000 năm. Trong những môi trường lạnh thế này, nhịp tim và tốc độ trao đổi chất chậm lại, điều này làm chậm quá trình lão hóa.

Kích thước ảnh hưởng đến tuổi thọ

Khi nói đến kích thước cơ thể, thì thường là, các loài có cơ thể lớn hơn sẽ sống lâu hơn. Ví dụ, voi hay cá voi sẽ sống lâu hơn các loài chuột và chuột lại là loài sống lâu hơn ruồi và giun.

Kích thước là một nhân tố quan trọng trong tiến hóa ở động vật. Những sinh vật nhỏ hơn dễ làm mồi cho các động vật lớn. Ví dụ như chuột khó có thể sống hơn một năm trong tự nhiên. Vì thế, chúng đã tiến hóa theo hướng phát triển và sinh sản nhanh hơn nhằm đối phó với vòng đời hạn chế của mình. Ngược lại, động vật lớn hơn dễ nằm ngoài tầm ngắm của thú săn mồi nên có thời gian để phát triển kích thước và sinh sản nhiều lần trong vòng đời của mình.

Vẫn còn những trường hợp khác mà động vật với đặc điểm tương tự, có cùng kích thước và môi trường sống lại có vòng đời hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp này, sự khác biệt di truyền, khả năng miễn dịch là tác nhân tạo nên sự khác biệt trong tuổi thọ. Vì vậy chính sự kết hợp tất cả các yếu tố này với mức độ khác nhau ở mỗi loài đã tạo nên sự đa dạng về tuổi thọ trong thế giới động vật.

Vậy còn chúng ta thì sao?

Nhân loại gần đây đã đạt đến tuổi thọ trung bình là 71 năm, có nghĩa vẫn còn rất xa để trở thành một trong những loài thọ nhất Trái Đất. Nhưng chúng ta có thể hy vọng vể khả năng kéo dài vòng đời của mình trong tương lai.

Vào đầu thập niên 1900, nhân loại chỉ sống được khoảng 50 năm. Kể từ đó, chúng ta dần thích nghi bằng việc kiểm soát các nhân tố gây ra tử vong như lối sống và dinh dưỡng. Điều này, cùng sự phát triển của những yếu tố khác như y tế khiến ta trở thành loài duy nhất trên Trái Đất có thể tác động đến số phận tự nhiên của mình.

Tại Sao Rùa Có Tuổi Thọ Rất Cao?

Trong thế giới động vật, mọi người đều nói tuổi thọ của rùa là cao nhất, do vậy rùa có biệt hiệu là “sao lão thọ” (thọ tinh).

Vậy thì tuổi thọ của rùa rốt cuộc dài bao nhiêu năm vậy? Theo báo chí đưa tin, có một người ngư dân từng bắt được một con rùa biển, dài 1,5 m, nặng 90 kg, trên mai của nó có bám nhiều con hàu và đài tiên, dự đoán tuổi thọ dài 700 tuổi.

Con số dự đoán không thể phản ánh được chính xác tuổi thọ thực tế của rùa, có tài liệu ghi chép lại mới là tương đối chính xác.

Trong Viện bảo tàng tự nhiên Thượng Hải đã lưu giữ một con rùa lớn, trên mai của nó có khắc dòng chữ “năm thứ 20 Đạo Quang” (năm 1840). Đây rõ ràng là thời điểm để ghi lại sự việc. Năm này, Trung Quốc xảy ra cuộc Chiến tranh Nha phiến. Con rùa lớn này được bắt ở sông Trường Giang vào năm 1972, tính từ năm khắc chữ đến khi bắt được thì con rùa này ít nhất đã sống được 132 năm. Vậy thì tại sao tuổi thọ của rùa lại dài như vậy nhỉ?

Gần đây, một số nhà khoa học đã nghiên cứu bí mật trường thọ của rùa từ các phương diện như tế bào học, giải phẫu học, sinh lí học. Có nhà khoa học đã chọn một nhóm loại rùa có tuổi thọ tương đối dài và nhóm loại rùa khác có tuổi thọ không dài lắm làm tài liệu thử nghiệm so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm rùa có tuổi thọ tương đối dài có hằng số sinh sản tế bào khá nhiều, còn nhóm rùa có tuổi thọ không dài lắm có hằng số sinh sản tế bào khá ít. Điều này cho thấy, hằng số sinh sản của tế bào có mối quan hệ mật thiết với tuổi thọ dài ngắn của rùa. Có nhà khoa học cho rằng, sự trường thọ của rùa có quan hệ mật thiết với hành động chậm chạp, quá trình trao đổi chất tương đối chậm và cơ năng sinh lí chịu đói chịu khát của chúng.

Căn cứ vào quan sát và nghiên cứu, các nhà động vật học và các chuyên gia nuôi rùa cho rằng, rùa có đầu lớn, ăn chay, có tuổi thọ dài hơn so với rùa có đầu nhỏ, ăn thịt hay thức ăn tạp. Ví dụ, rùa tượng sống ở trên đảo nhiệt đới Thái Bình Dương và ấn Độ Dương là rùa sống trên cạn lớn nhất trên thế giới, thức ăn chủ yếu của nó là cỏ xanh, quả dại và cây bàn tay tiên (còn gọi là cây xương rồng bà), tuổi thọ rất dài, có thể sống trên 300 tuổi, là loài rùa trường thọ mà mọi người công nhận.

Tuy rùa là “lão thọ tinh” trong các loài động vật nhưng các loại rùa khác nhau thì tuổi thọ của chúng cũng dài ngắn khác nhau. Có loại rùa có thể sống trên 100 tuổi, có loại rùa chỉ có thể sống đến khoảng 15 tuổi. Cho dù một số loại rùa trường thọ, trên thực tế không thể đều “trường thọ trăm tuổi”, bởi vì tính từ ngày chúng ra đời, tật bệnh và kẻ địch luôn luôn đe doạ đến sinh mạng của chúng.

Chia sẻ

Twitter Facebook LinkedIn

Bài Học Sống Lâu Từ Blue Zones

Sống trường thọ là điều con người luôn mong muốn. Nhiều người tưởng rằng nó xa vời, nhưng nó không phải là điều mà chúng ta không thể nào với tới…

Dan Buettner là một nhà thám hiểm người Mỹ. Sau khi đi qua nhiều nơi và khám phá nhiều vùng đất, ông đã giới thiệu về Blue Zones. Rất nhiều bài báo nổi tiếng trên tạp chí New York Times của Buettner là nói về vùng đất này. Blue Zones, hay Vùng xanh, là những nơi con người được tận hưởng cuộc sống trường thọ, hạnh phúc và vui vẻ nhất trên thế giới.

Chúng ta và khoa học vẫn thường cho rằng gen ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tuổi thọ. Tuyệt đối hơn là gen rất khó để thay đổi chỉ trong 100 năm vỏn vẹn của đời người. Tuy nhiên, điều quan trọng mà nhà thám hiểm Mỹ nhắn nhủ chúng ta thì ngược lại: gen người chỉ kiểm soát 10% khả năng ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Lối sống, thói quen và sự tín Thần quyết định 90% còn lại của sự trường thọ. Đó là những quan sát của Buettner được ghi lại trong cuốn sách “Vùng xanh: Bài học để sống lâu hơn từ những người sống lâu nhất” . Những điều quan trọng đó cũng được Buttener chia sẻ với hơn 300 triệu người qua TED Talk: muốn sống lâu thì bạn nên thay đổi lối sống, thói quen, và nên có đức tin.

Những người vùng Blue zones

Khi nghiên cứu tuổi thọ ở các vùng Blue Zones trên toàn cầu, Dan Buettner đã tìm thấy nhiều điều thú vị. Ví dụ tỷ lệ người sống đến 100 tuổi. Tỷ lệ này ở vùng Blue zone Okinawa tại Nhật Bản là 6,5/10.000; còn ở Hoa Kỳ thì tỷ lệ này chỉ là 1,7/10.000 người.

Điểm độc đáo nhất trong chế độ ăn của người Okinawa là đồ tươi mỗi ngày với nhiều rau củ quả. Thực vật thì được trồng hoàn toàn tự nhiên – một điều không dễ thấy ngay cả ở những quốc gia nông nghiệp như Việt Nam. Cư dân cũng ăn thịt, nhưng là thịt hải sản và là hải sản mới đánh bắt.

Đặc điểm không giống các vùng khác trong Blue Zones là “thực phẩm trường thọ” của Okinawa khiêm tốn hơn về số lượng, chỉ bao gồm gạo lứt, trà xanh, nấm đông cô và đậu phụ. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tuổi thọ kéo dài của người Okinawa là do chế độ ăn uống tự nhiên và lành mạnh. Ngoài ra, góp phần cho tuổi thọ rất cao của người dân Okinawa cũng không thể không kể đến những vận động thường nhật – chứ không phải các môn thể thao mang nhiều tính đối kháng.

Sống lành mạnh

Nhận thức tốt những gì mình đang có

Sống vì đam mê và những giá trị chân chính

Luôn mong muốn giúp đỡ người khác

Có một cảm giác thăng hoa vô tận, thường đạt được nhờ niềm tin, tín ngưỡng, tu luyện hay tôn giáo.

Trường thọ không còn là điều quá xa vời

Năm 2008, Buettner cùng Hiệp hội những người Mỹ đã nghỉ hưu (AARP) đã lên kế hoạch áp dụng các lối sống của vùng Blue Zone cho các thị trấn của Hoa Kỳ. Khu vực được chọn đầu tiên là Albert Lea, Minnesota.

Nhà thám hiểm chia sẻ: “Nếu bạn muốn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn, đừng cố gắng chỉ thay đổi hành vi của bản thân, vì điều đó không bao giờ tồn tại lâu dài. Hãy suy nghĩ về việc thay đổi môi trường của bạn”.

Một thách thức lớn trong việc biến một cộng đồng từ “bình thường” sang “tăng cường sức khỏe” là xây thêm những con đường mòn và mở rộng vỉa hè. Những con đường này giúp kết nối trung tâm thành phố với các bệnh viện địa phương, khu vực lân cận và công viên.

Chỉ bằng cách nới rộng thêm khoảng 1,7 dặm (2,74km) vỉa hè, người dân đã có thể đi xe đạp, trượt ván, hoặc đi bộ trên đó thay vì ngồi gần như chết cứng sau vô-lăng. Dự án này đã được chứng minh là giúp người dân giảm chỉ số khối cơ thể (BMI), ngừng hút thuốc, tập thể dục nhiều hơn và đưa ra những lựa chọn ăn uống lành mạnh hơn.

Theo Buettner, 18 thành phố khác của Hoa Kỳ cũng hy vọng sẽ được đưa vào dự án Blue Zones. Các thành phố như Albert Lea cũng tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe khi họ áp dụng lối sống Blue Zones và tập trung vào sức khỏe – bao gồm các loại thực phẩm tự nhiên lành mạnh và cách sống năng động hơn.

Một trong những mục tiêu chính của dự án Blue Zones là duy trì vận động suốt cả ngày. Các hoạt động thể lực không cần phải nặng nhọc, nhưng cần phải liên tục, và ngồi sẽ ít hơn.

Tìm hiểu thêm về Blue Zones qua website chính thức: https://www.bluezones.com/