Vi Sao Ronaldinho Di Tu / Top 19 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Bai Giang Dien Tu Di Truyen Y Hoc

Mỗi nhóm ít nhất 2 người lên báo cáo

Tài liệu học: cô và tài liệu seminar của các nhóm

Bài 2: Một số kỹ thuật sinh học phân tử trong y học

Seminar: “một số trang thiết bị, dụng cụ cơ bản cho phòng thí nghiệm sinh học phân tử”

Bài 3: Di truyền phân tử các bệnh ở người

A, Bệnh hemoglobin và rối loạn các yếu tố đông máu1, Cấu tạo của hemoglobin (Hb) và các gen tổng hợp chuỗi globin2, Bệnh hemoglobin do bất thường chất lượng chuỗi globin Seminar: “Bệnh do thay thế một acid amin”

3, Bệnh hemoglobin do bất thường số lượng chuỗi globin Seminar: “Bệnh thalassemia”

4, Đột biến gen gây rối loạn yếu tố đông máu Seminar: “Bệnh Hemophilia”

Bài 3: Di truyền phân tử các bệnh ở người

B, Bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Seminar: “Bệnh phenylxeton niệu”, “Bệnh tích oxalat”, “Bệnh galactose huyết”, “Rối loạn chuyển hóa collagen”

Bài 4: Di truyền đơn gen, đa gen, đa nhân tố

1, Di truyền 2 alen 1.1.1 Di truyền alen trội trên nhiễm sắc thể thường Seminar: “Hội chứng Marfan” ” Bệnh múa giật Huntington” 1.1.2 Di truyền alen lặn trên nhiễm sắc thể thường Seminar: “Bệnh bạch tạng” “Bệnh sơ nang”

Bài 5: Di truyền ung thư

Seminar “dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư”, “các giai đoạn ung thư”.

BÀI I: NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN Y HỌC

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Trình bày những khó khăn của nghiên cứu di truyền y học

2. Trình bày được lược sử phát triển của di truyền y học

3. Trình bày được nội dung của di truyền y học

4. Trình bày được các phương pháp nghiên cứu di truyền y họcNỘI DUNG BÀI HỌC

1. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI KHI NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN Y HỌC

2. LƯỢC SỬ DI TRUYỀN Y HỌC

3. NỘI DUNG CỦA DI TRUYỀN Y HỌC

4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN Y HỌC1.NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI KHI NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜINgười đẻ chậm, ít con1. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI KHI NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜINST nhiều, nhỏ, ít sai khác, khó phân biệt2n = 82n = 142n = 461. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI KHI NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜIKhông thể lai hoặc gây đột biến2. LƯỢC SỬ DI TRUYỀN Y HỌCMatthias Jakob Schleiden1938Theodor Schwann1939Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào 2. LƯỢC SỬ DI TRUYỀN Y HỌC1865, các quy luật di truyền Mendel đã trở thành quy luật di truyền chung của mọi sinh vật. 2. LƯỢC SỬ DI TRUYỀN Y HỌCCác gen chi phối sự hình thành tính trạng theo các quy luật khác nhau. Morgan, 1910 2. LƯỢC SỬ DI TRUYỀN Y HỌCĐề xuất công thức karyotype để xếp bộ nhiễm sắc thể người.Levitsky 19242. LƯỢC SỬ DI TRUYỀN Y HỌC2n=46Tjio và Levan 19562. LƯỢC SỬ DI TRUYỀN Y HỌC Năm 1902, Garrod xác định bệnh alcapton niệu di truyền theo kiểu Mendel (quy luật phân ly)2. LƯỢC SỬ DI TRUYỀN Y HỌC

Ra đời các kỹ thuật phân tử

Ngày 12/02/2001, Sự sắp xếp của các gen trên 46 NST đã được thông báo ở các hội nghị quốc tế về dựng bản đồ gen của người (HGM – Human Gene Mapping)3. NỘI DUNG CỦA DI TRUYỀN Y HỌC

3.1 Di truyền tế bào

3.2 Di truyền phân tử

3.3 Di truyền quần thể

3.4 Di truyền miễn dịch

3.5 Di truyền dược lý

3.6 Di truyền lâm sàng

3.7 Di truyền ung thư

3.8 Ưu sinh học

3.1 Di truyền tế bào:

CHỌN MẪU NUÔI CẤY(Lympho, tủy xương, mô khác)TIÊU BẢN NSTSẮP XẾP KARYOTYPETIÊU BẢN NSTNHUỘM BĂNGKỹ thuật nhuộm band G (G-band): đánh giá các bất thường của NST về số lượng và cấu trúcNhuộm băng nhiễm sắc thểKỹ thuật nhuộm band Q (Q-band): hiển thị band tương tự như nhuộm band GNhuộm băng nhiễm sắc thểKỹ thuật nhuộm band C (C-band): cho phép nhuộm và đánh giá các vùng dị nhiễm sắc (heterochromatin) nằm cạnh tâm động.Nhuộm băng nhiễm sắc thểKỹ thuật nhuộm band R (R-band): đánh giá các bất thường ở các đầu cùng của NST.Nhuộm băng nhiễm sắc thểVẬT THỂ GIỚIVật thể BarrVật thể dùi trốngVẬT THỂ GIỚIPhần xa tâm của nhánh dài NST Y bắt màu huỳnh quang quinacrin rất mạnh SRY (TDF)VẬT THỂ YTDF Testis Determining FactorSRY Sex Region on Y Chromosome3.2 Di truyền phân tử:

DNARNAproteinTính trạngSơ đồ chuyển thông tin di truyềnNghiên cứu bộ gengenomicNghiên cứu sự phiên mãTranscriptomicsNghiên cứu hệ proteinProteomic3.3 Di truyền quần thể:Lứa tuổiMôi trường tự nhiên, đột biến3.4 Di truyền miễn dịch:Kháng nguyên và kháng thể

Nhóm máu, ghép mô, cấy mô,… 3.5 Di truyền dược lý:enzyme chuyển hóa thuốc gây đột biến, quái thai phòng và chữa các hậu quả Đột biến gen Thuốc có tác động đến các gen gây đột biến Bất thường chuyển hóa thuốc3.6 Di truyền lâm sàng:Gia hệXác định quy luật di truyền Lời khuyên 3.7 Di truyền ung thư:Nguyên nhânChưa sáng tỏ

-Tác động của môi trường

Biến đổi của gen

Các chất gây ung thư cũng là nguyên nhân gây đột biếnCon người chịu mọi chi phối của chọn lọc tự nhiên

Nhiệm vụ của ưu sinh học: Kế hoạch hóa gia đình Chuẩn đoán trước sinh Tiêm vaccin …..3.8 Ưu sinh học:4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN Y HỌC

4.1 Phương pháp di truyền tế bào

4.2 Phương pháp di truyền hóa sinh

4.3 Phương pháp di truyền phân tử

4.4 Phương pháp lập gia hệ và phân tích gia hệ

4.5 Phương pháp khảo sát con sinh đôi

4.6 Phương pháp quan sát nếp vân da

4.7 Phương pháp di truyền quần thể

Các kỹ thuật làm tiêu bản nhiễm sắc thể:

Các kỹ thuật nhuộm thường và nhuộm băng

Phân tích bộ nst ở các ảnh chụp theo quy định quốc tế

Các kỹ thuật làm tiêu bản quan sát vật thể giới4.1 Phương pháp di truyền tế bào

4.1 Phương pháp di truyền tế bàoQuan sát nhiễm sắc thể ở kỳ giữa

Tìm ra khiếm khuyết của tế bào  chuẩn đoán bệnh di truyền  điều trị kịp thờiNữ giớiNhiễm sắc thể X bất hoạt ở người Ở dạng tròn, nón, #Nằm áp sát mặt trong của màng nhân Số vật thể Barr = số NST X – 1 4.1 Phương pháp di truyền tế bàoQuan sát nhiễm sắc thể ở gian kỳVật thể BarrỞ nữMột NST X kết đặc rất mạnh lúc gian kỳ Khoảng 3% số bạch cầu đa nhân trung tính Quan sát nhiễm sắc thể ở gian kỳVật thể dùi trống4.1 Phương pháp di truyền tế bàoPhần xa tâm của nhánh dài NST Y bắt màu huỳnh quang quinacrin rất mạnh SRY (TDF)VẬT THỂ YTDF Testis Determining FactorSRY Sex Region on Y Chromosome4.1 Phương pháp di truyền tế bàoPhân tích, định lượng một số sản phẩm của gen như phân tích, định lượng protein (enzyme, hormon, Hb,…)

4.2 Phương pháp di truyền hóa sinhPhân tích DNA hoặc các sản phẩm của gen (protein)  các kỹ thuật tách chiết DNA, điện di DNA, lai DNA, nhân DNA bằng PCR, xác định trình tự các nucleotide,…

Phát hiện các biến đổi của DNA, của protein  phát hiện sớm những rối loạn chuyển hóa. 4.3 Phương pháp di truyền phân tửTrong một gia hệ có bệnh di truyền, tần số bệnh giảm dần theo mức độ huyết thống: họ hàng bậc một (bố mẹ, anh chị em ruột, con) có tỷ lệ mắc cao nhất, giảm dần ở họ hàng bậc 2 (ông bà, chú bác, cô dì ruột, cháu ruột), rồi đến họ hàng bậc ba (anh chị em họ,…)4.4 Phương pháp lập gia hệ và phân tích gia hệ Lập bản đồ gia hệ.4.4 Phương pháp lập gia hệ và phân tích gia hệ Lập bản đồ gia hệ.4.4 Phương pháp lập gia hệ và phân tích gia hệ Lập bản đồ gia hệ.4.4 Phương pháp lập gia hệ và phân tích gia hệ Lập bản đồ gia hệ.4.4 Phương pháp lập gia hệ và phân tích gia hệ Lập bản đồ gia hệ.4.4 Phương pháp lập gia hệ và phân tích gia hệ Lập bản đồ gia hệ.Trội autosome4.4 Phương pháp lập gia hệ và phân tích gia hệ Lập bản đồ gia hệ.Lặn autosomeBệnh di truyền có tính chất cắt quãng, con trai bị bệnh nhiều hơn con gái thì có thể cho rằng bệnh do gen lặn trên NST X gây ra4.4 Phương pháp lập gia hệ và phân tích gia hệ Lập bản đồ gia hệ.Lặn liên kết XBệnh di truyền có tính chất cắt quãng, con trai bị bệnh nhiều hơn con gái thì có thể cho rằng bệnh do gen lặn trên NST X gây ra4.4 Phương pháp lập gia hệ và phân tích gia hệ Lập bản đồ gia hệ.Trội liên kết X4.4 Phương pháp lập gia hệ và phân tích gia hệ Lập bản đồ gia hệ.Liên kết Y4.4 Phương pháp lập gia hệ và phân tích gia hệ Mục đích: xác định tính trạng là gen hay do môi trường quy định.

Phương pháp khảo sát những đứa con do đa thai gọi là phương pháp con sinh đôi.

Nội dung: so sánh những điểm giống và khác nhau của 1 tính trạng của trẻ đồng sinh trong cùng 1 môi trường hay khác môi trường.

Sinh đôi một hợp tử và sinh đôi 2 hợp tử4.5 Phương pháp khảo sát con sinh đôi+ Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen, nên bao giờ cũng cùng giới. + Đồng sinh khác trứng khác nhau kiểu gen, nên có thể cùng giới hoặc khác giới.4.5 Phương pháp khảo sát con sinh đôi4.5.1 Chuẩn đoán kiểu sinh đôiSinh đôi cùng trứngSinh đôi khác trứng3.1 Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh:4.5.1 Chuẩn đoán kiểu sinh đôi

Chỉ tiêu hình thái, sinh lý, sinh hóaPhiếu điều tra Siêu âm thai 4.5 Phương pháp khảo sát con sinh đôi4.5.1 Chuẩn đoán kiểu sinh đôiRau thai, màng ối, màng đệm đều riêng

Rau thai chung, màng đệm chung, màng ối riêng

Rau thai và màng đệm chung, màng ối dính4.5 Phương pháp khảo sát con sinh đôi4.5.1 Chuẩn đoán kiểu sinh đôiCông thức Alen – Smith:4.5 Phương pháp khảo sát con sinh đôi4.5.1 Đánh giá mức độ tương đồngC: số cặp tương đồng, D: Số cặp không tương đồngVd1: Khi nghiên cứu tính trạng tâm thần phân liệt ở 50 cặp sinh đôi một hợp tử, người ta thấy có 43 cặp có cả 2 trẻ đều bị bệnh, còn 7 cặp còn lại chỉ có 1 trẻ bị bệnh. Theo công thức của Alen – Smith tính mức độ tương đồng trong trường hợp này4.5 Phương pháp khảo sát con sinh đôi4.5.1 Đánh giá mức độ tương đồngCông thức Alen – Smith:Vd 2: khi nghiên cứu tính trạng tâm thần phân liệt ở 50 cặp sinh đôi hai hợp tử, người ta thấy số cặp tương đồng là 8, số cặp không tương đồng là 42. Theo công thức của Alen – Smith tính mức độ tương đồng trong trường hợp này.4.5 Phương pháp khảo sát con sinh đôi4.5.1 Đánh giá mức độ tương đồngCông thức Alen – Smith:Vd 3: Khi nghiên cứu tính trạng huyết áp thấp ở 60 cặp sinh đôi hai hợp tử, người ta thấy số cặp tương đồng là 10, Theo công thức của Alen – Smith tính mức độ tương đồng trong trường hợp này.4.5 Phương pháp khảo sát con sinh đôi4.5.1 Đánh giá mức độ tương đồngCông thức Alen – Smith:106017%Nếu độ di truyền H = 1, tính trạng hoàn toàn do di truyền quyết định.Nếu độ di truyền H = 0, tính trạng hoàn toàn không có tác động của di truyền.4.5 Phương pháp khảo sát con sinh đôi4.5.1 Đánh giá vai trò của yếu tố di truyền và yếu tố môi trườngCông thức Holzinger:VD: Tính được vai trò của yếu tố di truyền đối với bệnh tâm thần phân liệt theo các số liệu ở vd 1,24.5 Phương pháp khảo sát con sinh đôi4.5.1 Đánh giá vai trò của yếu tố di truyền và yếu tố môi trườngCông thức Holzinger:VD: Khi nghiên cứu tính trạng tâm thần phân liệt ở 100 cặp sinh đôi, trong đó có 40 cặp là sinh đôi 2 hai hợp tử, người ta thấy số cặp tương đồng ở các trẻ sinh đôi 2 hợp tử là 8, số cặp tương đồng ở các trẻ sinh đôi 1 hợp tử là 12. Tính độ di truyền.

4.6 Phương pháp khảo sát nếp vân daTần số bệnh của quần thể

Tiến hành ở 2 nhóm người: một nhóm không tiếp xúc với yếu tố gây bệnh, một nhóm tiếp xúc với yếu tố gây bệnh4.7 Phương pháp di truyền quần thểLượng giáCâu 1: bệnh alcapton niệu

Do gen lặn đột biến gây nên

Do gen lặn trên nhiễm sắc thể X gây nên

Do gen trên nhiễm sắc thể Y gây nênLượng giáCâu 2: Để phục vụ cho chuẩn đoán trước sinh người ta thường nghiên cứu nhiễm sắc thể từ

Tế bào da

Tế bào nhau

Tế bào não

Tế bào ốiLượng giáCâu 3: Vật thể giới dùng để

Xác định rối loạn nhiễm sắc thể giới

Xác định giới tính

Xác định đột biến nhiễm sắc thể

Lượng giáCâu 4: Ký hiệu trong sơ đồ phả hệ là

Đương sự bị bệnh

Nữ bị bệnh

Nam bị bệnh

Đương sự là nam bị bệnh

Câu 5. Nghiên cứu di truyền học người có những khó khăn do:

A. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít conB. Chuẩn đoán bệnh khóC. Nhà nước không cho phépD. Lý do nhân đạoLượng giáCâu 6: Hội chứng Down có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp

A. Người nam bị bệnh C. Người nữ bị bệnh đã chết

B. Người nữ đã chết D. Người nam bị bệnh đã chếtLượng giá

Tại Sao Tôi Tu Theo Theo Phật?

Trên thế gian có khá nhiều đạo giáo, tại sao tôi chọn đạo Phật để tu theo? Bởi vì Phật pháp đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của tôi. Người đi tu cốt tìm chân lý, nơi nào giải rõ chân lý một cách cụ thể thì có sức hấp dẫn người tu dừng chân nơi đó. Chúng ta đi tu là hiến dâng cả cuộc đời cho chân lý, nếu không chọn lựa kỹ càng lỡ đi lệch đường thì rất uổng cho kiếp hi sinh. Mang cả tâm hồn trong trắng cao thượng của một người phát nguyện đi tu, vô lý chúng ta cam đem nó chôn vùi dưới đống bùn nhơ. Cho nên trước khi bước chân vào một đạo giáo nào, chúng ta phải nhận định chín chắn dò xét tận tường, sau đó mới thực hiện bản nguyện của mình. Đến với đạo Phật, tôi rất hài lòng với những điều Phật dạy, xin lược kể một số vấn đề căn bản sau đây:

I- ĐẠO PHẬT NÓI SỰ THẬT 1- Lý Vô Thường

Phật giáo thường nhắc nhở chúng ta “vạn vật trên thế gian là vô thường”. Từ con người đến muôn vật luôn chuyển biến liên tục như dòng thác đổ không một phút giây dừng nghỉ. Nơi con người tế bào này sanh tế bào kia diệt, sanh diệt diệt sanh nối tiếp không ngừng, mãi đến khi thân này hoàn toàn bại hoại. Ở sự vật các nguyên tử cũng quay cuồng sanh diệt, thay đổi không bao giờ an trụ. Sự tồn tại của người và vật trong vòng luân chuyển biến động, dừng chuyển động thì con người chết, sự vật hoại, nên nói “sống động”. Sự chuyển động liên tục gọi là sát-na vô thường. Nếu chia từng phần, chặn từng đoạn để khảo sát ở con người và động vật có bốn tướng: sanh, già, bệnh, chết; loài thực vật có bốn tướng: sanh, trụ, dị, diệt; loại khoáng chất cho đến quả địa cầu có bốn tướng: thành, trụ, hoại, không, gọi chung là Nhất kỳ vô thường. Đây là lẽ thật, là chân lý trong thế gian này.

Có lắm người không thấu suốt lý vô thường cứ ảo tưởng ta sống lâu sống mãi, một khi già bệnh chết đến thì kinh hoàng sợ hãi than thở khổ đau. Do ảo tưởng ta mạnh khỏe sống dai, dù có thấy người già bệnh chết vẫn dửng dưng, cứ nghĩ đó là việc của người không can hệ gì đến ta. Từ chỗ không thấu hiểu lý vô thường khiến họ nhìn đời một cách ngây thơ khờ khạo, khi nghe cái chết sắp đến mình, họ đâm ra hãi sợ hốt hoảng cầu cứu khóc than. Ngược lại, người thâm nhập lý vô thường sẽ vững vàng chững chạc đứng nhìn cái già chết đến với một nụ cười. Người này biết rằng vô thường là lẽ thật chi phối tất cả thế gian không một ai trốn thoát được, dù muốn chạy trốn hay kêu khóc van xin chỉ khổ tâm nhọc thân vô ích. Chi bằng:

Mặc cuộc thạnh suy đừng sợ hãi,Thạnh suy như cỏ hạt sương đông. (Thiền sư Vạn Hạnh)

Có phải thảnh thơi chăng? Do nhận chân được lý vô thường con người gan dạ cứng cỏi, không phải hèn nhát yếu đuối như người ta tưởng. Có nhiều người nghe Phật nói lý vô thường, họ cho là tinh thần bi quan yếm thế. Họ đâu ngờ, kẻ hiểu được lý vô thường càng nỗ lực tu hành, nỗ lực làm lợi ích chúng sanh, hãy nghe câu thơ “cần tu tợ lửa cháy đầu…”, vì họ biết qua mất một ngày không thể nào tìm lại được. Để thêm can đảm, chúng ta cần nghiên cứu lẽ thật của lý nhân quả.

2- Lý Nhân Quả

Con người mắc phải một bệnh rất trầm trọng là trốn tránh trách nhiệm, mọi việc xấu tốt hay dở trong đời mình đều đổ trút do Tạo hóa sắp đặt, do số mệnh định sẵn, cam an phận chờ đợi phải sao chịu vậy. Quả là một quan niệm sai lầm quá lớn, tự tước bỏ hết quyền làm chủ của con người. Phật giáo vạch rõ cho chúng ta thấy mọi thành công thất bại, tất cả khổ vui trong đời mình đều do ta làm chủ quyết định. Đây là căn cứ trên lẽ thật của lý nhân quả, vì mọi kết quả hình thành đều xuất phát từ nguyên nhân của nó. Động vật, thực vật… trong vũ trụ sanh thành hoại diệt đều từ nguyên nhân đến kết quả, không có ngẫu nhiên thành, không có bàn tay vô hình nào sắp đặt. Thấu triệt lẽ này, chúng ta hoàn toàn nhận lấy trách nhiệm của mình để sắp đặt xây dựng tương lai theo ý muốn của chúng ta. Sự khổ vui đã đến và sẽ đến, chúng ta can đảm chấp nhận, không than trách, không van xin, tự ta biết rõ kết quả nào cũng từ nguyên nhân của ta đã tạo. Chỉ cần khôn ngoan gặp quả khổ khéo chuyển đổi trở thành vui, được quả vui không cống cao tự đắc mà khiêm tốn vun bồi thêm nhân tốt cho mai sau. Gặp khổ than thở oán hờn, gặp vui tự cao ngạo mạn là thái độ của kẻ si mê hèn yếu.

Người biết rõ nhân quả dè dặt từ ý nghĩ lời nói hành động của ta, vì khẳng định rằng ý nghĩ xấu, lời nói ác, hành động tội lỗi là gieo nhân đau khổ, sớm muộn quả đau khổ sẽ đến với ta. Trái lại, ý nghĩ tốt, lời nói lành, hành động nhân đạo là gieo nhân vui, sớm muộn quả vui sẽ đến. Nếu sợ quả khổ thì không sợ ai bằng sợ mình, muốn được quả vui không van xin ai bằng van xin mình. Ta là chủ nhân đặt định cuộc đời hiện tại và tương lai khổ vui của ta, tất cả quyền năng vô hình phi lý không còn chỗ xen vào cuộc đời của ta. Chúng ta có thẩm quyền tuyên bố rằng: “Chúng tôi tôn trọng nhân quyền.” Khoa học ngày nay chứng minh cụ thể lẽ thật của nhân quả.

Sự phân tích của khoa học đều căn cứ trên quả để phăng tìm nguyên nhân, không một quả nào mà chẳng có nguyên nhân, do nắm chắc nguyên nhân các nhà khoa học chế tạo kết quả theo ý muốn của họ. Ngày nay chúng ta thấy khoa học có đầy đủ vạn năng do khéo sử dụng triệt để lý nhân quả, chúng ta có thể nói “không có nhân quả thì không có khoa học”. Tuy nhiên khoa học mới ứng dụng được nhân quả trên hình tướng vật chất, phần tâm linh khoa học chưa sờ mó đến. Người tu theo đạo Phật không những biết rõ lý nhân quả của vật chất mà còn thấu suốt nhân quả của tâm linh. Bài pháp đầu tiên Phật dạy nhóm ông Kiều-trần-như thuộc về nhân quả tâm linh. Hiện tại quả Khổ là từ Tập nhân, quả Diệt là từ Đạo nhân, đây là bốn lẽ thật không thể sai chạy hay chối cãi được gọi là pháp Tứ đế. Bốn thứ nhân quả tâm linh này chúng ta biết rõ khéo sử dụng và điều phục được là dứt sạch phiền não đau khổ, chứng quả an lạc Niết-bàn.

Song ngày nay có những người tự xưng là trưởng tử Như Lai mà không hiểu nhân quả, không ứng dụng nhân quả tu hành, lại bày ra lắm trò lừa đời bịp chúng, thật là đáng buồn. Nhân quả đã không hiểu thì làm sao thâm nhập được lý nhân duyên.

3- Lý Nhân Duyên

Người cha dẫn đứa con mười tuổi ra đứng dựa bờ sông, thằng bé hỏi: “Tại sao có sông?” Muốn nó khỏi thắc mắc, cha trả lời: “Trời sanh.” Thấy dòng nước chảy, bé hỏi: “Tại sao có nước?” Cha đáp: “Trời sanh.” Bé hỏi: “Trời ở đâu?” Cha đáp: “Ở trên xanh thẳm đó.” Bé yên lòng không còn thắc mắc gì nữa. Sự vật ở trong thế gian không đơn giản, vì sự hiểu biết giới hạn của con người nên giải quyết như thế cho tạm ổn. Đạo Phật không chấp nhận sự đánh lừa ấy nên nói lý Nhân duyên. Tất cả hình tướng vật thể trên thế gian đều do sự kết tụ nhiều nhân hợp thành, không một vật nào ngẫu nhiên có hay một nhân tạo nên, mà phải nhiều nhân chung hợp, sự chung hợp là duyên. Lý nhân duyên là lẽ thật, các nhà khoa học đã phân tích cụ thể rồi không còn gì phải nghi ngờ thắc mắc. Trong kinh Phật phân tích đơn giản thân này do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hay ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hợp thành, nếu chia chẻ tế vi hơn thì có vô số hộ trùng và hoại trùng đang tranh đấu bảo vệ và phá hoại. Cho nên kinh nói: “Trong thân người có vô số vi trùng đang trú ngụ bên trong.” Ngày nay khoa học phân tích trong thân người có bao nhiêu tỷ tế bào sanh hoạt, trong sự vật có vô số nguyên tử… kết tụ thành.

Đã là nhân duyên thì mọi hình tướng đều không có Thật thể, không cố định. Nhân duyên tụ hợp thành hình thì cái gì là Thật thể? Nhân duyên luôn luôn sanh diệt biến động thì làm sao cố định? Một vật không có Thật thể, cố định thì ai dám bảo là vật thật, cho nên Phật dạy “sắc tức là không, không tức là sắc” hay “phàm vật gì có tướng đều là hư dối”. Nói đến nhân duyên là thừa nhận sự liên đới ràng buộc chằng chịt giữa người với người, người với muôn vật rất mật thiết. Không ai có thể tách rời mình với mọi người, mình với muôn vật được, nên phải kính trọng người, phải thương yêu muôn vật, vì “mình là tất cả, tất cả là mình”.

Do những lẽ thật đã dẫn ở trên hấp dẫn tôi bước chân vào cửa Phật. Được nghe lời Phật dạy con mắt trí tuệ tôi lóe sáng đôi phần, song tôi còn thèm khát muốn được mở sáng hơn nữa, đấy là phần trí tuệ ở sau.

II- ĐẠO PHẬT ĐẶT GIÁC NGỘ TRÊN HẾT

Thái tử Tất-đạt-đa nếu không giác ngộ dưới cội bồ-đề thì không có đạo Phật. Bản thân đạo Phật là giác ngộ, không giác ngộ là không phải đạo Phật. Những bậc tu hành chứng đạo quả đều là người giác ngộ. Bồ-tát là Hữu tình giác hay Giác hữu tình; Duyên giác là giác ngộ pháp nhân duyên; A-la-hán là giác ngộ pháp Tứ đế. Chư Tổ truyền thừa chánh pháp liên tục trên hai ngàn năm cũng là truyền thừa sự giác ngộ. Người sau minh họa sự truyền thừa ấy bằng hình ảnh “trao đèn nối đuốc” (truyền đăng tục diệm), tức là đèn tuệ thường chiếu rọi, đuốc tuệ mãi soi đường. Trí tuệ là ngọn đèn, là cây đuốc soi sáng đưa người ra khỏi lối mê vô minh. Cho nên giáo pháp Phật dạy, pháp nào cũng đặt trí tuệ là trọng yếu. Các kinh A-hàm nói pháp Bát chánh đạo thì hai đạo đầu là Chánh kiến, Chánh tư duy. Kinh Bát-nhã nói pháp Lục độ thì hai độ cuối là Thiền định, Trí tuệ. Người mới vào đạo phải học Tam tuệ: Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ. Những kẻ tu hành tiến sâu vào giải thoát phải thực hành: Giới luật, Thiền định, Trí tuệ. Các cấp bậc người tu khác nhau đều căn cứ giác ngộ làm vị thứ. Phân chia giáo lý cao thấp đều lấy trí tuệ làm nền tảng.

Đạo Phật xem trọng trí tuệ, vì nó là ngọn đèn soi sáng khiến người tu thấy được chân lý của cuộc đời, cũng nhờ ngọn đuốc trí tuệ soi đường người tu thoát khỏi cái khổ đêm dài u tối vô minh. Cũng nhờ đèn đuốc trí tuệ người tu mới hướng dẫn được những kẻ lầm đường lạc lối tránh khỏi sa hố sụp hầm. Nếu không có trí tuệ, chẳng biết người tu sẽ làm gì để cứu độ chúng sanh. Nhân loại hiện nay cũng biết quí trọng chất xám, vì chất xám ném vào nông nghiệp thì đất đai mầu mỡ thu hoạch vượt trội; chất xám ném vào công nghiệp thì kỹ thuật tiên tiến, thành phẩm xuất sắc; chất xám ném vào chánh trị thì quốc gia hưng thạnh, xã hội văn minh… Chất xám giải quyết được sự thiếu thốn nghèo nàn của những quốc gia chậm tiến. Nhờ biết sử dụng chất xám, các quốc gia lạc hậu chậm tiến được vươn lên.

Đạo Phật xem trọng trí tuệ ngang hàng với từ bi. Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ). Từ bi và trí tuệ như chim hai cánh, chích một cánh là không thể bay được. Song trên thế giới ngày nay người ta đầu tư quá nhiều cho chất xám, ít ai chịu đầu tư cho con tim. Có chất xám mà thiếu con tim thì chất xám sẽ bị bại hoại. Sự mất thăng bằng này là một tai họa không thể lường của nhân loại về sau!

III- ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TỪ BI

Đạo Phật dạy từ bi không đặt nặng lý thuyết, mà chú trọng thực hành. Người vừa đặt chân vào cửa Phật bắt buộc phải giữ năm giới. Chỉ giữ năm giới thôi cũng đủ thể hiện lòng từ bi. Không sát sanh là tôn trọng sanh mạng người và vật. Không trộm cướp là tôn trọng sự nghiệp tài sản của người. Không tà dâm là tôn trọng hạnh phúc gia đình mình và gia đình người. Không nói dối là giữ uy tín của mình và tôn trọng phẩm giá người. Không uống rượu, hút á phiện, xì ke ma túy là bảo vệ sự sáng suốt và sức khỏe của mình, đồng thời tôn trọng an ninh trật tự xã hội. Nếu là tu sĩ xuất gia, Phật cấm không được vô cớ mà ngắt một cọng cỏ tươi, bẻ một cành cây xanh, cũng không được hủy hoại mầm sống của muôn vật. Không làm phiền làm hại người và mọi vật, đây là thể hiện thực tế lòng từ bi. Tuy nhiên phần từ bi này còn mang vẻ tiêu cực, phải tiến lên một bước xông xáo cứu giúp mọi người, làm lợi ích chúng sanh thực hiện hạnh bố thí mới là tích cực.

Bố thí là ban cho hay giúp đỡ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, động cơ bố thí là tình thương. Giúp đỡ mà không có tình thương thì không phải làm hạnh bố thí. Có những người đến chùa gặp những ngày lễ lớn, vào buổi chiều cúng cô hồn, sau khi cúng xong tất cả quà bánh trên bàn đem tung vãi các nơi, bọn trẻ con đua nhau giành giật, gọi là thí cô hồn. Họ hiểu lầm tưởng bố thí cũng đem quăng ném một cách vô ý thức như vậy. Cho nên cần bố thí ai vật gì, họ cứ ném như thế, hoặc có bị ai đánh cắp vật gì, họ nói bố thí cho nó đi. Bố thí phải đủ hai yếu tố tình thương và quí trọng người mình biếu tặng. Vì thương yêu quí trọng, ta giúp đỡ một cách chân tình cho những người khó khăn thiếu thốn, mới đúng tinh thần bố thí của đạo Phật. Tài vật dù ít dù nhiều không quan trọng, mà quan trọng ở tình thương quí kính người mình cứu giúp. Người gặp cảnh khổ đau buồn tủi, ta mang tình thương lòng quí kính đến giúp đỡ, đó là nguồn an ủi to lớn cho người bất hạnh. Không chỉ dùng tiền bạc vật dụng giúp đỡ người mới gọi là bố thí, nếu ta có khả năng đủ phương tiện tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp, giúp vốn cho người cần vốn làm ăn, hoặc dùng công sức mình giúp đỡ người cần giúp đỡ… cũng là tu hạnh bố thí. Những công tác giúp đỡ người vì tình thương, vì quí kính đều thể hiện lòng từ bi qua hành động bố thí.

Tuy nhiên con người không phải chỉ khổ vì thiếu cơm ăn áo mặc, mà còn khổ vì tâm thần bất an buồn phiền lo sợ…, hoàn cảnh này phải nhờ bố thí chánh pháp để cứu giúp họ. Phật pháp sẽ mở sáng con mắt trí tuệ cho ta nhìn thấy lẽ thật trong cuộc sống. Mọi khổ đau do ảo tưởng của ta tạo ra, một khi thấy lẽ thật chúng đều tan biến như ánh nắng tan biến sương mù. Con người phần lớn sống bằng mơ tưởng hão huyền, khi chạm sự thật bất như ý đâm ra bất mãn thất chí khổ đau. Thấu triệt được lẽ thật, con người sẽ không còn đau khổ bâng quơ, mà được bình an thanh thản trong cuộc sống hiện tại. Bác sĩ đến chẩn mạch và chích thuốc cho một đứa bé và một người lớn. Vừa thấy ống thuốc gắn kim, chích vào thịt, đứa bé khóc la inh ỏi, trái lại người lớn cũng thấy và bị chích như thế, mà vui vẻ cám ơn bác sĩ. Người thấy rõ chân lý của cuộc đời, họ chỉ vui cười chớ không kêu khóc oán hờn. Kẻ mê muội sống bằng ảo tưởng, lúc nào họ cũng oán trách than phiền đau khổ. Cho nên Phật xem trọng bố thí pháp hơn bố thí tài. Bố thí tài chỉ giúp người giải khổ tạm thời song cấp bách, bố thí pháp mới đem lại sự an bình vĩnh cửu cho con người. Do đó, tu sĩ Phật giáo lấy bố thí pháp làm trọng tâm đem lại lợi ích cho chúng sanh.

Đạo Phật quí trọng mạng sống con người và muôn vật, vì loài nào cũng ham sống sợ chết. Trên lẽ công bằng, ta ham sống người vật cũng ham sống, vô lý vì sự sống của mình mà tàn hại sự sống của người vật khác. Thế nên người Phật tử không sát hại người vật, mà còn cứu mạng phóng sanh. Tình thương bao la khắp muôn loài, muốn tất cả đều được an vui cường tráng sống lâu, đây là lòng từ bi của đạo Phật. Thiếu lòng từ bi thì đạo Phật sẽ khô cằn, vì vậy lòng từ bi được biểu trưng bằng nước cam lồ. Chúng sanh bị lửa hận thù thiêu đốt, bị nắng phiền não cháy da, bị sức nóng lo sợ khô cổ, gặp nước cam lồ tưới mát thì mọi đau khổ đều tiêu tan, nên nói từ bi đến đâu thì đau khổ mất dạng đến đó. Lòng từ bi không nỡ giết hại, không đành cột trói người vật, mà luôn luôn giúp đỡ buông tha cho tất cả được tự do thong thả.

IV- ĐẠO PHẬT TÔN TRỌNG TỰ DO

Con người ai không thích thong thả tự do, có sự ép buộc kềm chế từ bên ngoài là mất tự do. Vì thế người đến với đạo Phật không có điều kiện gì cả, chỉ cần tâm mến đạo thích tu là đủ. Sau khi thành Phật tử cũng không có sự bắt buộc nào, thích đi chùa thì đến, không thích ở nhà tu cũng được. Khi phát tâm qui y có khuyến khích giữ năm giới, chẳng qua là phương tiện đem lại sự an bình cho Phật tử đó thôi. Song tôn trọng tự do có lợi với người biết nhận thức có ý chí mạnh, sẽ bất lợi với người kém nhận thức và ưa chểnh mảng. Tinh thần tôn trọng “tự giác tự nguyện” của Phật tử, đạo Phật không tạo điều kiện kềm chế thúc ép nào.

Cho đến khổ đau và an vui của con người, đạo Phật nói rõ đều do con người tự do tạo lấy. Phật không có quyền can thiệp khổ vui của con người. Ngài chỉ là người hướng dẫn chỉ đường cho những ai muốn tránh khổ tìm vui, mọi khổ vui đều do con người quyết định. Ai muốn an vui thì trước phải đem sự an vui lại cho mọi người, ai chấp nhận đau khổ thì trước làm đau khổ mọi người. Chẳng có ai cầm cân nẩy mực ban phước xuống tội cho chúng ta. Hành động tốt của ta sẽ mang vui cho ta, hành động xấu của ta sẽ chuốc đau khổ cho ta. Ta là chủ nhân ban phước giáng họa cho ta, con người tự do chọn khổ lựa vui, không đổ thừa không lệ thuộc thế lực vô hình nào bên ngoài.

Hơn nữa, tự do không đòi hỏi ở đâu nơi ai, chính ta thắng được mọi cám dỗ bên ngoài là tự do. Mọi sắc tài danh lợi không lôi cuốn được ta là tự do. Người đời miệng luôn nói tự do, đòi tự do, mà ghiền rượu, mê sắc, hiếu danh… bao giờ được tự do? Tự do là chân giá trị của con người, song muốn tự do ta phải đủ nghị lực chiến thắng bọn ma sắc, tài, danh, lợi…, chúng biến hóa thiên hình vạn trạng quyến rũ dụ dỗ ta rơi vào trận mê hồn của chúng. Chúng ta không một bề đổ lỗi cho bọn nó, mà phải nhìn tận nội tâm mình. Trong tâm ta sẵn sàng mến khách, khách mời rủ mới chạy theo. Nếu mọi ái dục bên trong đã lạnh nhạt khô khan thì chúng làm gì quyến rũ được? Ta phải can đảm chiến thắng bọn Quỉ vương ở nội tâm thì đám yêu quái sắc tài bên ngoài sẽ đầu hàng. Cái gốc tham mê ái dục đã nhổ thì cành lá phiền não đâu còn nảy sanh. Hồ nước tâm đã lóng sạch trong veo và gạn lọc hết bùn nhơ, dù có gió mạnh thổi, mặt nước dậy sóng cũng không làm ngàu đục. Dứt sạch mầm tâm mê luyến trần cảnh là ta thật sự tự do. Nhân tự do đưa đến quả giải thoát.

Giải thoát không phải sang thế giới kỳ đặc ở bên kia, không phải ngao du trong cảnh huyền bí mầu nhiệm, mà ngay nơi này tâm không dính mắc sáu trần là giải thoát. Còn dính mắc là trói buộc, không dính mắc là tự do giải thoát. Sự trói buộc dính mắc không phải lỗi tại sáu trần mà lỗi ở nội tâm. Sắc đẹp tiếng hay… đâu có thần thông trói buộc được ta, chỉ vì ta còn mến sắc đẹp, thích tiếng hay, ưa vị ngon… chạy đuổi theo chúng nên bị chúng trói buộc. Nếu lòng ta băng giá thì sáu trần sẽ bất lực không còn khả năng lôi kéo. Thật sự chúng ta không cần tìm giải thoát ở đâu xa, ngay nơi đây, chính tâm mình đủ khả năng làm chủ trọn vẹn là chân thật giải thoát.

V- PHẬT HÓA HỮU DUYÊN NHÂN

“Đạo Phật chỉ giáo hóa người có duyên”, thái độ này mới nhìn qua dường như tiêu cực. Hơn nữa, chùa chiền ngày xưa hầu hết xây cất nơi núi non xa vắng, ít khi có chùa nằm nơi phồn hoa phố thị. Sự truyền bá đạo Phật có vẻ thầm lặng, không tuyên truyền ồn náo, càng tăng vẻ tiêu cực hơn. Song thái độ này rất thích hợp tinh thần của đạo Phật, người Đông phương thuộc lòng câu “hữu xạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập”. Quả thật chúng ta có của quí, dù cố giấu kín thiên hạ vẫn biết, lựa là phải đi khoe. Đức Phật biết rõ căn cơ chúng sanh rất đa dạng, không thể nào buộc họ có cái nhìn cái hiểu như nhau, nên để họ tự ý lựa chọn cái gì họ thích. Vì vậy đạo Phật không thích khoa trương ồn ào, chỉ sống trong cảnh yên tĩnh trầm lặng, ai thích thì tìm đến. Khi người ta tìm đến với mình thì phải tận tình chỉ dạy cho họ thâm nhập đạo lý, đây là thái độ của tăng sĩ Phật giáo. Nếu người truyền giáo tin rằng “giáo lý đạo mình là siêu xuất tuyệt hảo”, khởi lòng vị tha muốn mọi người trên thế gian đều theo đạo mình, liền dùng mọi phương tiện giải thích, kêu gọi, dụ dỗ, rúng ép mà vẫn có những người không chịu theo, họ đâm ra bực bội, có khi dám sử dụng đến hành động tàn ác phi đạo lý, đó là “bệnh chấp thiện”. Người truyền đạo mà mang bệnh này, nguy hiểm cho nhân loại vô cùng. Thế giới ngày nay người ta đang lo sợ nạn chiến tranh tôn giáo, chính vì “bệnh chấp thiện” mà ra. Đạo Phật truyền bá chánh pháp bằng cách thuyết giảng tại chùa, ai thích nghe thì đến, không thích thì thôi. Đến với đạo Phật bằng tinh thần tự giác tự nguyện, một khi người ta nhận được chánh pháp là của quí thì xa xôi mấy họ cũng tìm đến. Trái lại điều gì người ta không thích mà ta cứ mời rủ mãi, họ càng sanh bực bội chống đối chẳng có lợi ích gì. Như cùng ngồi chung một bàn ăn, có những món rất thích khẩu ta, mà người khác không thích, ta cứ nài ép họ ăn, họ một bề từ chối, nếu ta nài ép mãi họ sẽ sanh bực bội, vì khẩu vị mỗi người có khác. Tôn giáo trên thế gian cũng như thế, tùy căn cơ trình độ của mỗi người để cho họ được tự do lựa chọn.

Bản chất tôn giáo là đem an vui hạnh phúc cho nhân loại nhưng ngày nay chúng ta đã được nghe, được chứng kiến nhân danh tôn giáo gây ra cảnh đau thương tang tóc cho con người, chính là vì nhiệt tình vì lợi tha mà mắc phải lỗi lầm như thế. Do đây, chúng ta càng thấm thía câu “Phật hóa hữu duyên nhân” và thấu hiểu được thái độ dường như tiêu cực của đạo Phật.

VI- KẾT THÚC

Qua những dữ kiện trên, tôi thấy đạo Phật rất thích hợp với tâm tư nguyện vọng của tôi. Càng tiến sâu vào đạo Phật, tôi càng thấy còn nhiều dữ kiện thích thú hơn, khiến tôi hăng hái phấn khởi trên đường tu. Tôi tự nghĩ đây là phước lành nhiều đời của mình nên chọn được một đạo vừa chân thật, sáng suốt, tình thương, tự do và bao dung thế này. Sống trong thế kỷ hai mươi nhiều tôn giáo bị xao động vì câu nói “khoa học tiến thì tôn giáo thối”. Song khảo sát chín chắn trong đạo Phật, tôi thấy ngược lại và có thể nói “khoa học tiến càng làm sáng tỏ đạo Phật”. Thật vinh hạnh cho tôi chọn được một đạo không bị ánh sáng khoa học làm lu mờ, mà có thể cùng sánh vai với khoa học đem lại hạnh phúc thật sự lâu dài cho nhân loại.

Tại Sao Tôi Tu Theo Đạo Phật

Trên thế gian có khá nhiều đạo giáo, tại sao tôi chọn Đạo Phật để tu theo? Bởi vì Phật pháp đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của tôi.Người đi tu cốt tìm chân lý, nơi nào giải rõ chân lý một cách cụ thể thì có sức hấp dẫn người tu dừng nơi đó. Chúng ta đi tu là hiến dâng cả cuộc đời cho chân lý, nếu không chọn lựa kỹ càng lỡ đi lệch đường thì rất uổng cho kiếp hy sinh.

Mang cả tâm hồn trong sáng của một người phát nguyện đi tu, vô lý chúng ta cam đem nó chôn vùi dưới đống bùn nhơ. Cho nên trước khi bước chân vào một đạo giáo nào, chúng ta phải nhận định chín chắn dò xét tận tường, sau đó mới thực hiện bản nguyện của mình. Đến với Đạo Phật, tôi rất hài lòng với những điều Phật dạy, xin lược kể một số vấn đề căn bản sau đây:

1- Lý Vô Thường.

Phật giáo thường nhắc nhở chúng ta “Vạn vật trên thế gian là vô thường”. Từ con người đến muôn vật luôn chuyễn biến liên tục như dòng thác đổ không một phút giây dừng nghĩ. Nơi con người tế bào này sanh tế bào kia diệt, sanh diệt, diệt sanh nối tiếp không ngừng, mãi đến khi thân này hoàn toàn bại hoại. Ở sự vật các nguyên tử cũng quay cuồng sinh diệt, thay đổi không bao giờ an trụ. Sự tồn tại của người và vật trong vòng luân chuyển biến động, dừng chuyển động thì con người chết, sự vật hoại, nên nói “sống động”.

Sự chuyển động liên tục gọi là sát na vô thường. Nếu chia từng phần, chặn từng đoạn để khảo sát ở con người và động vật có bốn tướng sanh, già, bệnh, chết; loài thực vật có bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt; loại khoáng chất cho đến quả địa cầu có bốn tướng: Thành, trụ, hoại, không, gọi chung là Nhất Kỳ Vô Thường. Đây là lẽ thật, là chân lý trong thế gian này.

Có lắm người không thấu suốt lý vô thường cứ ảo tưởng ta sống lâu mãi, một khi già bệnh chết đến thì kinh hoàng sợ hãi than thở khổ đau. Do ảo tưởng ta mạnh khỏe sống dai, dù có thấy người già bệnh chết vẫn dửng dưng, cứ nghĩ đó là việc của người không can hệ gì đến ta. Từ chỗ không thấy hiểu lý vô thường khiến họ nhìn đời một cách ngây thơ khờ khạo, khi nghe cái chết sắp đến mình, họ đâm ra sợ hãi hốt hoảng cầu cứu khóc than.

Ngược lại, người thâm nhập lý vô thường sẽ vững vàng chững chạc đứng nhìn cái già chết đến với một nụ cười. Người này biết rằng vô thường là lẽ thật chi phối tất cả thế gian không một ai trốn thoát được, dù muốn chạy trốn hay kêu khóc van xin chỉ khổ tâm nhọc thân vô ích. Chi bằng:

“Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi, Thịnh suy như cỏ hạt sương đông” (Thiền Sư Vạn Hạnh)

Có phải thảnh thơi chăng? Do nhận chân được lý vô thường con người gan dạ cứng cỏi, không phải hèn nhát yếu đuối như người ta tưởng. Có nhiều người nghe Phật nói lý vô thường, họ cho là tinh thần bi quan yếm thế. Họ đâu ngờ, kẻ hiểu được lý vô thường càng nỗ lực tu hành, nỗ lực làm lợi ích chúng sanh, hãy nghe câu “Cần tu như lửa cháy đầu…”, vì họ biết qua mất một ngày không thể nào tìm lại được. Để thêm can đảm, chúng ta cần nghiên cứu lẽ thật của lý nhân quả.

Con người mắc phải một bệnh rất trầm trọng là trốn tránh trách nhiệm, mọi việc xấu tốt hay dở trong đời mình đều đổ trút do tạo hoá sắp đặt, do số mệnh định sẵn, cam an phận chờ đợi phải sao chịu vậy. Quả là một quan niệm sai lầm quá lớn, tự tước bỏ hết quyền làm chủ của con người. Phật giáo vạch rõ cho chúng ta thấy mọi thành công thất bại, tất cả khổ vui trong đời trong đời mình đều do ta làm chủ quyết định.

Đây là căn cứ trên lẽ thật của lý nhân quả, vì mọi kết quả hình thành đều xuất phát từ nguyên nhân của nó. Động vật, thực vật… trong vũ trụ sanh thành hoại diệt đều từ nguyên nhân đến kết quả, không có ngẫu nhiên thành, không có bàn tay vô hình nào sắp đặt xây dựng tương lai theo ý muốn của chúng ta.

Sự khổ vui đã đến và sẽ đến, chúng ta can đảm chấp nhận, không than trách, không van xin, tự ta biết rõ kết quả nào cũng từ nguyên nhân chúng ta đã tạo. Chỉ cần khôn ngoan gặp quả khổ khéo chuyển đổi thành vui, được quả vui khôngcống cao tự đắc mà khiêm tốn vun bồi thêm nhân tốt cho mai sau. Gặp khổ than thở oán hờn, gặp vui tự cao ngạo mạn là thái độ của kẻ si mê hèn yếu.

Người biết rõ nhân quả dè dặt từ ý nghĩ lời nói hành động của ta, vì khẳng định rằng ý nghĩ xấu lời nói ác hành động tội lỗi là gieo nhân đau khổ, sớm muộn quả đau khổ sẽ đến với ta. Trái lại, ý nghĩ tốt, lời nói lành, hành động nhân đạo là gieo nhân vui, sớm muộn quả vui sẽ đến. Nếu sợ quả khổ thì không sợ ai bằng sợ mình, muốn được quả vui không van xin ai bằng van xin mình. Ta là chủ nhân đặt định cuộc đời hiện tại và tương lai khổ vui của ta, tất cả quyền năng vô hình phi lý không còn chỗ xen vào cuộc đời của ta. Chúng ta có thẩm quyền tuyên bố rằng: “chúng tôi tôn trọng nhân quyền”. Khoa học ngày nay chứng minh cụ thể lẽ thật của nhân quả.

Sự phân tích của khoa học đều căn cứ trên quả để phăng tìm nguyên nhân, không một quả nào mà chẳng có nguyên nhân,do nắm chắc nguyên nhân các nhà khoa học chế tạo kết quả theo ý muốn của họ. Ngày nay chúng thấy khoa học có đầy đủ vạn năng do khéo sử dụng triệt để lý nhân quả, chúng ta có thể nói ” không có nhân quả thì không có khoa học”.

Tuy nhiên khoa học mới ứng dụng được nhân quả trên hình tướng vật chất, phần tâm linh khoa học chưa sờ mó đến. Người tu theo Đạo Phật không những biết rõ lý nhân quả của vật chất mà còn thấu suốt nhân quả của tâm linh. Bài pháp đầu tiên Phật dạy nhóm Ông Kiều Trần Như thuộc về nhân quả tâm linh. Hiện tại quả Khổ là từ tập nhân, quả Diệt là từ đạo nhân, đây là bốn lẽ thật không thể sai chạy hay chối cãi được gọi là pháp Tứ Đế. Bốn thứ nhân quả tâm linh này chúng ta biết rõ khéo sử dụng và điều phục được là dứt sạch phiền não đau khổ, chứng quả an lạc Niết bàn.

Song ngày nay có những người tự xưng là trưởng tử Như Lai mà không hiểu nhân quả, không ứng dụng nhân quả tu hành, lại bày ra lắm trò lừa đời bịp chúng, thật là đáng buồn. Nhân quả đã không hiểu thì làm sao thâm nhập được lý nhân duyên.

3- Lý Nhân Duyên.

Người cha dẫn đứa con mười tuổi ra đứng dựa bờ sông, thằng bé hỏi: ” Tại sao có sông?” Muốn nó khỏi thắc mắc,cha trả lời: ” Trời sanh”. Thấy dòng nước chảy, bé hỏi: “Tại sao có nước?” Cha đáp: ” Trời sanh”. Bé hỏi: ” Trời ở đâu?” Cha đáp: ” Ở trên xanh thăm thẳm đó”. Bé yên lòng không còn thắc mắc gì nữa. Sự vật ở trong thế gian không đơn giản, vì sự hiểu biết giới hạn của con người nên giải quyết như thế cho tạm ổn.

Đạo Phật không chấp nhận sự đánh lừa ấy nên nói lý Nhân Duyên. Tất cả hình tướng vật thể trên thế gian đều do sự kết tụ nhiều nhân hợp thành, không một vật nào ngẫu nhiên có hay một nhân tạo nên, mà phải nhiều nhân chung hợp, sự chung hợp là duyên. Lý Nhân Duyên là lẽ thật, các nhà khoa học đã phân tích cụ thể rồi không còn gì phải nghi ngờ thắc mắc.

Trong kinh Phật phân tích đơn giản thân này do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hay ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hợp thành, nếu chia chẻ tế vi hơn thì có vô số hộ trùng và hoại trùng đang tranh đấu bảo vệ và phá hoại. Cho nên kinh nói: “Trong thân người vô số vi trùng đang trú ngụ bên trong”. Ngày nay khoa học phân tích trong thân người có bao nhiêu tỷ tế bào sinh hoạt, trong sự vật có vô số nguyên tử… kết tụ thành.

Đã là nhân duyên thì mọi hình tướng đều không có thật thể, không cố định. Nhân duyên tụ hợp thành hình thì cái gì là thật thể? Nhân duyên luôn luôn sanh diệt biến động thì làm sao cố định? Một vật không có thật thể, cố định thì ai dám bảo là vật thật, cho nên Phật dạy ” Sắc tức là không, không tức là sắc” hay “Phàm vật gì có tướng đều là hư dối”. Nói đến nhân duyên là thừa nhận sự liên đới ràng buộc chằng chịt giữa người với người, người với muôn vật rất mật thiết. Không ai có thể tách rời mình với mọi người, mình với muôn vật được, nên phải kính trọng người, phải thương yêu muôn vật, vì “Mình là tất cả, tất cả là mình”.

Do những lẽ thật đã dẫn ở trên hấp dẫn tôi bước chân vào cửa Phật. Được nghe lời Phật dạy con mắt trí tuệ tôi lóe sáng đôi phần, song tôi thèm khát muốn được mở sáng hơn nữa, đấy là phần trí tuệ ở sau.

II- Đạo Phật Đặt Giác Ngộ Trên Hết.

Thái Tử Tất Đạt Đa nếu không giác ngộ dưới cội Bồ Đề thì không có Đạo Phật. Bản thân Đạo Phật là giác ngộ, không giác ngộ là không phải Đạo Phật. Những bậc tu hành chứng đạo quả đều là người giác ngộ. Bồ tát là hữu tình giác hay giác hữu tình; Duyên giác là giác ngộ pháp nhân duyên; A La Hán là giác ngộ pháp Tứ Đế.

Chư Tổ truyền thừa chánh pháp trên hai ngàn năm cũng là truyền thừa sự giác ngộ. Người sau minh họa sự truyền thừa ấy bằng hành ảnh ” Trao đèn nối đuốc” (Truyền đăng tục diệm), tức là đèn tuệ thường chiếu rọi, đuốc tuệ mãi soi đường. Trí tuệ là ngọn đèn, là cây đuốc soi sáng đưa người ra khỏi lối vô minh.

Cho nên giáo pháp Phật dạy, pháp nào cũng đặt trí tuệ là trọng yếu. Các kinh A Hàm nói Bát Chánh Đạo thì hai đạo đầu là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy. Kinh Bát Nhã nói pháp Lục Độ thì hai độ cuối là Thiền Định và Trí Huệ. Người mới vào đạo phải học Tam Huệ: Văn Huệ, Tư Huệ, Tu Huệ. Những kẻ tu hành tiến sâu vào giải thoát phải thực hành: Giới Luật, Thiền Định, Trí Huệ. Các cấp bậc người tu khác nhau đều căn cứ giác ngộ làm vị thứ. Phân chia giáo lý cao thấp đều lấy trí huệ làm nền tảng.

Đạo Phật xem trọng trí huệ, vì nó là ngọn đèn soi sáng khiến người thấy được chân lý của cuộc đời, cũng nhờ ngọn đuốc trí tuệ soi đường người tu thoát khỏi cái khổ đêm dài u tối vô minh. Cũng nhờ ngọn đèn đuốc trí huệ người tu mới hướng dẫn được những kẻ lầm đường lạc lối tránh khỏi xa hố sụp hầm. Nếu không có trí tuệ, chẳng biết người tu sẽ làm gì để cứu độ chúng sanh.

Nhân loại hiện nay cũng biết quý trọng chất xám, vì chất xám ném vào nông nghiệp thì đất đai màu mỡ thu hoạch vượt trội; chất xám ném vào công nghiệp thì kỷ thuật tiên tiến thành phẩm xuất sắc; chất xám ném vào chánh trị thì quốc gia hưng thịnh xã hội văn minh… Chất xám giải quyết được sự thiếu thốn nghèo nàn của những quốc gia chậm tiến. Nhờ biết sử dụng chất xám, các quốc gia lạc hậu chậm tiến được vươn lên.

Đạo Phật xem trọng trí huệ ngang hàng với từ bi. Trí huệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí huệ mà thiếu từ bi là trí huệ khô (càn huệ), có từ bi mà không trí huệ là từ bi mù quáng (si từ). Từ bi và trí tuệ như chim hai cánh, chích một cánh là không thể bay được. Song trên thế giới hiện nay người ta đầu tư cho con tim. Có chất xám mà thiếu con tim thì chất xám sẽ bị bại hoại. Sự mất thăng bằng này là một tai họa không thể lường của nhân loại về sau!

Đạo Phật dạy từ bi không đặt nặng lý thuyết, mà chú trọng thực hành. Người vừa đặt chân vào cửa Phật bắt buộc phải giữ năm giới. Chỉ giữ năm giới thôi cũng đủ thể hiện lòng từ bi. Không sát sanh là tôn trọng sanh mạng của người và vật. Không trộm cướp là tôn trọng sự nghiệp tài sản của người. Không tà dâm là là tôn trọng hạnh phúc gia đình mình và gia đình người. Không nói dối là giữ uy tín của mình và tôn trọng phẩm giá người. Không uống rượu, hút á phiện, xì ke ma túy là bảo vệ sự sáng suốt và sức khỏe của mình, đồng thời tôn trọng an ninh trật tự xã hội.

Nếu là tu sĩ xuất gia, Phật cấm không được vô cớ mà ngắt một cộng cỏ tươi, bẻ một cành cây xanh, cũng không được hủy hoại mầm sống của muôn vật. Không làm phiền làm hại người và mọi vật, đây là thể hiện thực tế lòng từ bi. Tuy nhiên phần từ bi này còn mang vẻ tiêu cực, phải tiến lên một bước xông xáo cứu giúp mọi người, làm lợi ích chúng sanh thực hiện hạnh bố thí mới là tích cực.

Bố thí là ban cho hay giúp đỡ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, động cơ bố thí là tình thương. Giúp đỡ mà không có tình thương thì không phải làm hạnh bố thí. Có những người đến chùa gặp những ngày lễ lớn, vào buổi chiều cúng cô hồn, sau khi cúng xong tất cả quà bánh trên bàn đem tung vãi các nơi, bọn trẻ con đua nhau giành giựt, gọi là thí cô hồn. Họ hiểu lầm tưởng bố thí cũng đem quăng ném một cách vô ý thức như vậy.

Cho nên cần bố thí ai vật gì, họ cứ ném như thế, hoặc có bị đánh cắp vật gì, họ nói bố thí cho nó đi. Bố thí phải đủ hai yếu tố tình thương và quý trọng người mình biếu tặng. Vì thương yêu quý trọng ta giúp đỡ một cách chân tình cho những người khó khăn thiếu thốn, mới đúng tinh thần bố thí của đạo Phật.

Tài vật dù ít dù nhiều không quan trọng, mà quan trọng ở tình thương quý kính người mình cứu giúp. Người gặp cảnh khổ đau buồn tủi, đó là nguồn an ủi to lớn cho người bất hạnh. Không chỉ dùng tiền bạc vật dụng giúp đỡ người mới gọi là bố thí, nếu ta có khả năng đủ phương tiện tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp, giúp vốn cho người cần vốn làm ăn, hoặc dùng công sức mình giúp đỡ người cần giúp đỡ… cũng là tu hạnh bố thí. Những công tác giúp đỡ người vì tình thương, vì quý kính đều thể hiện lòng từ bi qua hành động bố thí.

Tuy nhiên con người không phải chỉ khổ vì thiếu cơm ăn áo mặc, mà còn khổ vì tâm thần bất an buồn phiền lo sợ…, hoàn cảnh này phải nhờ chánh pháp để cứu giúp họ. Phật pháp sẽ mở sáng con mắt trí huệ cho ta nhìn thấy lẽ thật trong cuộc sống. Mọi khổ đau do ảo tưởng của ta tạo ra, một khi thấy lẽ thật chúng đều tan biến như ánhnắng tan biến sương mù. Con người phần lớn sống bằng mơ tưởng ảo huyền, khi chạm sự thật bất như ý đâm ra bất mãn thất chí khổ đau.

Thấu triệt được lẽ thật, con người không còn đau khổ bâng quơ, mà được bình an thanh thản trong cuộc sống hiện tại. Bác sĩ đến chẩn mạch và chích thuốc cho một cho một đứa bé và một người lớn. Vừa thấy ống thuốc gắn kim, chích vào thịt, đứa bé khóc la inh ỏi, trái lại người lớn cũng thấy và bị chích như thế, mà vui vẻ cám ơn Bác sĩ. Người thấy rõ chân lý cuộc đời, họ chỉ vui cười chớ không kêu khóc oán hờn.

Kẻ mê muội sống bằng ảo tưởng, lúc nào họ cũng oán trách than phiền đau khổ. Cho nên Phật xem trọng bố thí pháp hơn bố thí tài. Bố thí tài chỉ giúp người giải khổ tạm thời trong cấp bách, bố thí pháp mới đem lại sự an bình vĩnh cửu cho con người. Do đó, tu sĩ Phật giáo lấy bố thí pháp làm trọng tâm đem lại lợi ích cho chúng sanh.

Đạo Phật quý trọng mạng sống con người và muôn vật, vì loài nào cũng ham sống sợ chết. Trên lẽ công bằng, ta ham sống người vật cũng ham sống, vô lý vì sự sống của mình mà tàn hại sự sống của người vật khác. Thế nên người Phật tử không sát hại người vật, mà còn cứu mạng phóng sanh. Tình thương bao la khắp muôn loài, muốn tất cả đều được an vui cường tráng sống lâu, đây là lòng từ bi của đạo Phật.

Thiếu lòng từ bi thì đạo Phật sẽ khô cằn, vì vậy lòng từ bi được biểu trưng bằng nước cam lồ. Chúng sanh bị lửa hận thù thiêu đốt, bị nắng phiền não cháy da, bị sức nóng lo sợ khô cổ, gặp nước cam lồ tưới mát thì mọi đau khổ đều tiêu tan, nên nói từ bi đến đâu thì đau khổ mất dạng đến đó. Lòng từ bi không nỡ giết hại, không đành cột trói người vật, mà luôn luôn giúp đỡ buông tha cho tất cả được tự do thong thả.

IV- Đạo Phật Tôn Trọng Tự Do.

Con người ai không thích thong thả tự do, có sự ép buộc kềm chế từ bên ngoài là mất tự do. Vì thế người đến với đạo Đạo Phật không có điều kiện gì cả, chỉ cần tâm mến đạo thích tu là đủ. Sau khi thành Phật tử cũng không có sự bắt buộc nào, thích đi chùa thì đến, không thích ở nhà tu cũng được.

Khi phát tâm quy y có khuyến khích giữ năm giới, chẳng qua là phương tiện đem lại sự an bình cho Phật tử đó thôi. Song tôn trọng tự do có lợi với người biết nhận thức có ý chí mạnh, sẽ bất lợi với người kém nhận thức và ưa chểnh mảng. Tinh thần tôn trọng ” Tự giác tự nguyện” của Phật tử, Đạo Phật không tạo điều kiện kềm chế thúc ép nào.

Cho đến khổ đau và an vui của con người, đạo Phật nói rõ đều do con người tự do tạo lấy. Phật không có quyền can thiệp khổ vui của con người. Ngài chỉ là người hướng dẫn chỉ đường cho những ai muốn tránh khổ tìm vui, mọi khổ vui đều do con người quyết định. Ai muốn an vui thì trước phải đem sự an vui lại cho mọi người.

Chẳng có ai cầm cân nẩy mực ban phước xuống tội cho chúng ta. Hành động tốt của ta sẽ mang vui cho ta, hành động xấu của ta sẽ chuốc đau khổ cho ta. Ta là chủ nhân ban phước giáng họa cho ta, con người tự do chọn khổ lựa vui, không đổ thừa không lệ thuộc thế lực vô hình bên ngoài.

Hơn nữa, tự do không đòi hỏi ở đâu, nơi ai, chính ta thắng được mọi cám dỗ bên ngoài là tự do. Mọi sắc tài danh lợi không lôi cuốn được ta là tự do. Người đời miệng luôn nói tự do đòi tự do, mà ghiền rượu, mê sắc, hiếu danh… không bao giờ được tự do? Tự do là chân giá trị của con người, song muốn tự do ta phải đủ nghị lực chiến thắng bọn ma sắc, tài, danh, lợi…, chúng biến hóa thiên hình vạn trạng quyến rũ dụ dỗ ta rơi vào trận mê hồn của chúng. Chúng ta không một bề đổ lỗi cho bọn nó, mà phải nhìn tận nội tâm mình.

Trong tâm ta sẵn sàng mến khách, khách mời rủ mới chạy theo. Nếu mọi ái dục bên trong đã lạnh nhạt khô khan thì chúng làm gì quyến rũ được. Ta phải can đảm chiến thắng bọn quỉ vương ở nội tâm thì đám yêu quái sắc tài bên ngoài sẽ đầu hành. Cái gốc tham mê ái dục đã nhổ thì cành lá phiền não đâu còn nảy sanh.

Hồ nước tâm đã lóng sạch trong veo và gạn lọc hết bùn nhơ, dù có gió mạnh thổi, mặt nước dậy sóng vẫn không ngào đục. Dứt sạch mầm tâm mê luyến trần cảnh là ta thật sự tự do. Nhân tự do đưa đến quả giải thoát.

Giải thoát không phải sang thế giới kỳ đặc ở bên kia, không phải ngao du trong cảnh huyền bí mầu nhiệm, mà ngay nơi này tâm không dính mắc sáu trần là giải thoát. Còn dính mắc là trói buộc, không dính mắc là tự do giải thoát. Sự trói buộc dính mắc không phải lỗi ở sáu trần mà lỗi ở nội tâm.

Sắc đẹp tiếng hay… đâu có thần thông trói buộc được ta, chỉ vì ta còn mến sắc đẹp, thích tiếng hay, ưa vị ngon… chạy đuổi theo chúng nên bị chúng trói buộc. Nếu lòng ta băng giá thì sáu trầnsẽ bất lực không còn khả năng lôi kéo. Thật sự chúng ta không cần tìm giải thoát ở đâu xa, ngay nơi đây, chính tâm mình đủ khả năng làm chủ trọn vẹn làchân thật giải thoát.

“Đạo Phật chỉ giáo hóa người có duyên”, thái độ này mới nhìn qua dường như tiêu cực. Hơn nữa, chùa chiền ngày xưa hầu hết xây cất nơi núi non xa vắng, ít khi có chùa nằm nơi phồn hoa phố thị. Sự truyền bá Đạo Phật có vẻ thầm lặng, không tuyên truyền ồn náo, vàng tăng vẻ tiêu cực hơn. Song thái độ này rất thích hợp tinh thần của đạo Phật, người Đông phương thuộc lòng câu ” Hữu xạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập”.

Quả thật chúng ta có của quý, dù cố giấu kín thiên hạ vẫn biết, lựa là phải đi khoe. Đức Phật biết rõ căn cơ chúng sanh rất đa dạng, không thể nào buộc họ có cái nhìn cái hiểu như nhau, nên để họ tự ý lựa chọn cái gì họ thích. Vì vậy đạo Phật không thích khoa trương ồn ào, chỉ sống trongcảnh yên tỉnh trầm lặng, ai thích thì tìm đến. Khi người ta tìm đến với mình thì phải tận tình chỉ dạy cho họ thâm nhập đạo lý, đây là thái độ của tăng sĩ Phật giáo.

Nếu người truyền giáo tin rằng “Giáo lý đạo mình là siêu xuất tuyệt hảo”, khởi lòng vị tha muốn mọi người trên thế gian đều theo đạo mình, liền dùng mọi phương tiện giải thích, kêu gọi, dụ dỗ, rúng ép và vẫncó những người không chịu theo. Họ đâm ra bực bội, có khi dám sử dụng đến hành động tàn ác phi đạo lý, đó là ” bệnh chấp thiện” mà ra.

Đạo Phật truyền bá chánh pháp bằng cách thuyết giảng tại chùa, ai thích nghe thì đến, không thích thì thôi. Đến với đạo Phật bằng tin thần tự giác tự nguyện, một khi người ta nhận được chánh pháp là của quý thì xa xôi mấy thì họ cũng tìm đến. Trái lại điều gì người ta không thích mà ta cứ mời rủ mãi, họ càng sanh bực bội chống đối chẳng có lợi ích gì.

Như cùng ngồi chung một bàn ăn, có những món rất thích khẩu ta, mà người khác không thích, ta cứ này ép mãi họ sẽ sanh bực bội, vì khẩu vị mỗi người có khác. Tôn giáo trên thế gian cũng như thế, tùy căn cơ trình độ của mỗi người để cho họ được tự do lựa chọn.

Bản chất tôn giáo là đem an vui hạnh phúc cho nhân loại nhưng ngày nay chúng ta đã được nghe, được chứng kiến nhân danh tôn giáo gây ra cảnh đau thương tang tóc cho con người. Chính là vì nhiệt tình vì lợi tha mà mắc phải lỗi lầm như thế. Do đây, chúng ta càng thấm thiết câu “Phật hóa hữu duyên nhơn” và càng thấu hiểu được thái độ dường như tiêu cực của đạo Phật.

Kết luận

Qua những dữ kiện trên, tôi thấy đạo Phật rất thích hợp với tâm tư nguyện vọng của tôi. Càng tiến sâu vào đạo Phật, tôi càng thấy còn nhiều dữ kiện thích thú hơn, khiến tôi hăng hái phấn khởi trên đường tu. Tôi tự nghĩ đây là phúc lành nhiều đời của mình nên chọn được một đạo vừa chân thật, sáng suốt, tình thương, tự do và bao dung thế này. Sống trong thế kỷ hai mươi nhiều tôn giáo bị xao động vì câu nói ” Khoa học tiến thì tôn giáo thối”. Song khảo sát chính chắn trong đạo Phật, tôi thấy ngược lại và có thể nói “Khoa học tiến càng làm sáng tỏ đạo Phật”. Thật vinh hạnh cho tôi chọn được một đạo không bị ánh sáng khoa học làm lu mờ, mà có thể cùng sánh vai với khoa học đem lại hạnh phúc thật sự lâu dài cho nhân loại.

Vì Sao Ronaldinho Đi Tù Dù Chưa Bị Phá Sản Trong Tài Chính

Ronaldinho tên đầy đủ là Ronaldo de Assis Moreira. Anh sinh vào ngày 21 tháng 3 năm 198 tại Porto Alegre – thủ phủ của thành phố Rio Grande do Sul, đất nước Brazil. Cầu thủ này thường được nhiều người gọi bằng cái tên thân mật đó là Ronnie.

Cha của Ronaldinho là ông Joao – một cầu thủ bóng đá nghiệp dư thi đấu cho đội bóng địa phương Esporte Clube Cruzeiro. Vào năm anh 8 tuổi, ông ấy đã qua đời bởi vì một cơn đau tim. Người thân còn lại của anh là mẹ, anh trai và chị gái.

Sau khi cha mất, Roberto – anh trai của Ronaldinho đã chính thức ký hợp đồng với câu lạc bộ Gremio. Vì vậy, cả gia đình phải chuyển đến Guaruja để hỗ trợ cho sự nghiệp chơi bóng của Roberto. Nhưng đáng tiếc thay, anh trai của Ronaldinho lại không có duyên với bóng đá và phải kết thúc sớm bởi vì gặp chấn thương.

Ronaldinho bắt đầu sự nghiệp chơi bóng của mình với đội trẻ Gremio nhưng anh lại bừng sáng hơn nhiều trên sân cỏ. Anh tham gia đội bóng Gremio vào năm 1987 và khi mới chỉ 7 tuổi. Biệt danh Ronaldinho của anh cũng tới từ những tháng ngày tập luyện cực khổ trong đội bóng này. Bởi anh thường là chân sút trẻ tuổi nhất của đội bóng thanh thiếu niên này.

Ở lứa tuổi 13, Ronaldinho đã oanh tạc trên các phương tiện truyền thông ở khu vực với bảng thành tích 23 bàn thắng chỉ trong một trận bóng với tỷ số ngoạn mục 23-0. Lớn hơn một chút, Ronaldinho lại ghi dấu cột mốc ngôi sao đang lên của anh trong đội tuyển U-17 của giải đấu vô địch thế giới được tổ chức ở Ai Cập. Trong trận thi đấu đó, anh đã ghi được 2 bàn thắng nhờ vào các cú phạt đền.

Dù là một cầu thủ bóng đá xuất sắc, nhưng thời gian chơi bóng của chàng cầu thủ này lại tương đối ngắn hơn so với các huyền thoại cùng thời. Ronaldinho đã ký hợp đồng chuyên nghiệp với câu lạc bộ bóng đá Gremio vào năm 1998, tuy nhiên chỉ thi đấu cho đội này tới năm 2001. Từ 2001 tới 2003, anh trở thành chân sút hàng đầu của câu lạc bộ lớn Paris Saint – Germain.

Ronaldinho ghi dấu đậm sâu ở câu lạc bộ bóng đá anh gắn bó lâu nhất chính là Barcelona, khoảng 6 năm trong giai đoạn từ 2003-2008. Sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp của anh thực sự bùng nổ trong thời điểm này, khi anh cùng với đồng đội của mình là Samuel Eto’o trở thành “cặp đôi hủy diệt” đã đưa đội bóng Barca tới với ngôi vị vô địch Champions League vào năm 2006.

Sau khi hết hạn bản hợp đồng với câu lạc bộ Barcelona, Ronaldinho lại bắt đầu chuỗi ngày chuyển đội bóng liên tục. Anh nhảy từ câu lạc bộ A. C. Milan sang Flamengo, rồi lại từ đội bóng Flamengo sang Atletico Mineiro. Không yên vị ở đó, Ronaldinho lại tiếp tục về thi đấu cho những đội bóng Fluminense và Queretaro cho tới khi chính thức tuyên bố giải nghệ vào năm 2023.

Ronaldinho từ một thanh thiếu niên đầy triển vọng trong bóng đá trở thành huyển thoại bóng đá thế giới được nhiều người hâm mộ yêu thích.

Tài năng là thế nhưng Ronaldinho luôn có scandal bên ngoài lề cuộc sống của mình. Anh luôn mở tiệc tùng cùng những người đẹp sau các chiến thắng của mình.

Kể từ mùa hè 2010, sự nghiệp chơi bóng của anh bắt đầu có dấu hiệu bị tuột dốc không phanh và anh dần mất vị trí của mình trong đội hình Milan. Huấn luyện viên Max Allegri đã không hài lòng với anh bởi vì thói vô kỷ luật. Anh không thể kiểm soát được việc tăng cân của mình. Cơ thể anh nặng nề, là hệ quả của các buổi tiệc xa họa và thích uống các thức uống có chất kích thích.

Sau đó, Milan đã hết kiên nhẫn với Ronaldinho và để anh về lại đất nước Brazil khoác áo cho câu lạc bộ Flamengo.

Hơn nữa, ngoài bóng đá Max Allegri còn có đam mê về âm nhạc và khiêu vũ. Anh cho tự mình mang tâm hồn nghệ sĩ, vì vậy anh càng sống phóng túng để rồi đánh mất khả năng kiểm soát.

Đến năm 2023, anh luôn thay đổi câu lạc bộ liên tục và dường như họ đều thất vọng về anh. Đây cũng là thời điểm Ronaldinho chấm dứt sự nghiệp bóng đá của mình khi không có đội bóng nào thuê.

Rời sân cỏ, Ronaldinho cùng anh trai Roberto lập công ty, nhưng dường như anh không chịu quản lý mà theo đuổi con đường nghệ sĩ của mình. Và công ty của anh đã vi phạm những quy định về bảo vệ môi trường dẫn tới bị phạt tiền 2.3 triệu đô. Không thể nộp phạt, Ronaldinho bị niêm phong tổng cộng 57 tài sản cùng hộ chiếu của mình (hộ chiếu Tây Ban Nha và Brazil).

Gần đây nhất Ronaldinho đi tù bởi sử dụng hộ chiếu giả để nhập cảnh vào Paraguay. Khi được kiểm tra tài chính mới nhất, anh đã bị phát hiện rút hết tiền trong tài khoản. Có thể trong quá khứ Ronaldinho chưa phá sản nhưng anh đang khó khăn về tài chính, do đó dẫn đến việc liều mình tham dự nhưng sự kiện để có tiền.

Từng là một trong những triệu phú, sau nhiều năm tháng chinh chiến tại những giải đấu lớn. Có thời điểm, khối tài sản cá nhân của Ronaldinho được định giá khoảng 100 triệu USD. Tuy nhiên, bởi vì thói ăn chơi và cuộc sống phóng tung của mình đã khiến anh phải đứng trước nguy cơ tù tội.

Như vậy, Soi Kèo Tốt đã vừa giải đáp cho các bạn thắc mắc vì sao Ronaldinho đi tù trong bài viết vừa rồi. Từng có một thời huy hoàng trong bóng đá nhưng giờ đây cuộc sống sau khi rời sân cỏ lại chuyển biến theo hướng tồi tệ.

Hãy thường xuyên truy cập vào website chúng tôi để cập nhật cho mình nhiều kiến thức bóng đá mới nhất để giúp ích cho việc nhận định kèo bóng đá của mình.

Đoàn Phương Long

Tham gia chúng tôi : 06/04/2009

Giới thiệu: Chuyên gia soi kèo với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề bóng đá, hiện đang là CEO tại Soi Kèo Tốt. Tôi sẽ mang đến thông tin kèo chính xác, tỉ lệ các cược, cẩm nang, các TIPS soi kèo bóng đá có 1 không 2. Cùng kèo nhà cái Soikeo Tốt đưa đến thông tin mật, những cách và mánh khóe giúp người chơi có cơ hội dành thắng lợi cao hơn.

Vì Sao Ronaldinho Ra Tù, Quản Thúc Tại Khách Sạn Hạng Sang?

(Thethaovanhoa.vn) – Ronaldinho có lẽ là một tù nhân đặc biệt bậc nhất trong lịch sử ngành Tư pháp của Paraguay. Kết thúc 32 ngày thu hút giới truyền thông kéo đến Especializada đưa tin, Ronaldinho giờ đây chuyển đến nơi ở mới. Từ một nhà tù giam giữ nhiều tội phạm khét tiếng ở Paraguay, Ronaldinho được chuyển tới ở hẳn tại phòng Tổng thống của một resort 4 sao.

Ronaldinho đã được “đổi đời” khi chuyển sang sống ở khách sạn 4 sao sau 32 ngày ngồi tù ở Paraguay. Tuy nhiên danh thủ Brazil vẫn bị quản thúc và đối mặt với khả năng bị kết án 6 tháng tù.

Có lẽ Ronaldinho đến giờ vẫn đang tự hỏi, điều gì đang xảy ra với cuộc đời của anh?

Sau nhà tù là khách sạn hạng sang

Sáng 8/4/2023, Ronaldinho nhận một cuộc gọi video bất ngờ qua điện thoại di động. Chiếc điện thoại Ronaldinho dùng trò chuyện thường xuyên với mẹ trong thời gian bị bỏ tù. Hôm đó, đầu dây bên kia là một người khác, thẩm phán Gustavo Amarilla.

Sau thoáng bất ngờ của Ronaldinho, ông Gustavo Amarilla mở đầu cuộc nói chuyện: “Các luật sư của anh nói anh sẽ không bỏ trốn và anh sẽ tôn trọng các điều kiện ở khu vực quản thúc. Tôi cần biết liệu anh có hiểu hết được các điều khoản bảo lãnh và cá nhân anh có chấp nhận điều đó hay không”. Trước màn hình điện thoại, Ronaldinho chăm chú nghe từng lời. Đứng bên cạnh anh là anh trai Roberto Assis. “Tôi đồng ý”, Ronaldinho đáp, gương mặt vẫn trầm ngâm như chưa rõ chuyện gì.

Ronaldinho sẽ lưu trú tại khách sạn 4 sao Palmaroga trong thời gian chờ đợi phiên tòa

104 là căn phòng được xếp hạng “Tổng thống” tại resort Palmaroga với đầy đủ tiện nghi hạng sang như TV 55 inch, bồn tắm tạo sóng và cả căn bếp rộng rãi. Căn phòng này được xây dựng ở sân thượng của khách sạn và gần đó có bể bơi. Giá thuê căn phòng Ronaldinho đang ở rơi vào khoảng gần 300 USD/đêm. Phòng của Roberto Assis là hạng executive suite, rộng gần 100m2 với 2 sảnh, một sảnh có lối dẫn lên phòng “Tổng thống”.

Ai trả tiền cứu Ronaldinho?

Sự sang trọng của nơi Ronaldinho ở trong thời gian tại ngoại đặt ra câu hỏi cho dư luận. Ronaldinho đang không một xu dính túi, tài sản tại quê hương Brazil đã bị đóng băng từ lâu. Vậy ai đã trả khoản tiền bảo lãnh 1,6 triệu USD để Ronaldinho và anh trai ra tù, cùng với khoản tiền lưu trú tại khách sạn hạng sang Palmaroga?

Mọi câu trả lời đều xoay quanh cái tên: Lionel Messi. Ít ngày trước, tờ Sport (Tây Ban Nha) dẫn lời một nguồn tin bác bỏ việc Messi chi tiền giải cứu Ronaldinho. “Messi rất lấy làm tiếc vì sự việc của Ronaldinho. Tuy nhiên, anh không hề có ý định chi tiền để giải cứu cựu cầu thủ người Brazil. Các phương tiện truyền thông đang đưa tin không đúng sự thật. Cầu thủ người Argentina rất phẫn nộ khi nghe tin”.

Truyền thông Paraguay đánh giá việc Paraguay chấp nhận cho Ronaldinho tại ngoại sau 3 lần từ chối trước đó cho thấy vụ án đang có chiều hướng tích cực với cựu sao Brazil. Nhà chức trách đã kiểm tra điện thoại di động của anh em Ronaldinho và không tìm thấy dấu vết phạm tội trên đó. Đây là yếu tố quan trọng trong hồ sơ tố tụng.

Tuy nhiên, đầu mối quan trọng của vụ án nằm ở nữ doanh nhân Dalia Lopez, người đã mời Ronaldinho đến Paraguay và cung cấp hộ chiếu giả. Người phụ nữ này hiện đang bị truy nã do bị cáo buộc thêm tội rửa tiền. Vì vậy, Ronaldinho và anh trai vẫn chưa thể thoát án. Song, mức án sẽ được giảm nhẹ. Tờ Gulfnews dẫn lời một nguồn tin cho biết nếu không có gì thay đổi, Ronaldinho sẽ được trả tự do sau thời gian tạm giam.

Vẫn chưa có thông tin chính thức từ các bên, nhưng đây có thể được xem là một tín hiệu tốt cho cựu danh thủ sinh năm 1980, ít nhất là về mặt tinh thần cho tới thời điểm này.