Vi Sao Rang Bi Lung Lay / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tại Sao Răng Bị Lung Lay &Amp; Răng Bị Lung Lay Phải Làm Sao?

Một đứa trẻ bị lung lay răng thường báo hiệu cho giai đoạn thay răng sắp diễn ran. Tuy nhiên, khi một người người lớn cũng bị răng lung lay thì không còn là chuyện bình thường nữa.

Khi bạn hoảng hốt khi nhận thấy răng lung lay thì bạn nên đi khám tại các cở sở chuyên khoa răng hàm mặt uy tín để được điều trị kịp thời.

Vây, Răng Bị Lung Lay Phải Làm Sao & Tại Sao Răng Bị Lung Lay?

Các yếu tố sau đây thường gây ra tình trạng lung lay ở một hoặc nhiều răng:

Vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra tình trạng răng lung lay.

Theo các nghiên cứu, có một nửa số người trưởng thành ở Việt Nam từ 30 tuổi trở lên bị bệnh ở nướu răng.

Việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày không thể loại bỏ được mảng bám và tạo cơ hội cho bệnh viêm nướu răng có thể phát triển. Mảng bám có chứa vi khuẩn, dính vào răng và cứng dần theo thời gian tạo thành vôi răng và bạn cần phải đến nha khoa mới có thể loại bỏ được.

Các dấu hiệu khác của bệnh nướu răng bao gồm:

Nướu mềm, đỏ, đau hoặc sưng

Nướu bị chảy máu khi đánh răng

Tụt nướu răng

Thay đổi khớp cắn răng

Nồng độ estrogen và progesterone tăng lên trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến xương và mô trong miệng.

Các hormone này hơn có thể làm thay đổi nha chu, bao gồm xương và dây chằng hỗ trợ răng và giữ chúng ở đúng vị trí. Khi nha chu bị ảnh hưởng, một hoặc nhiều răng có thể cảm thấy lung lay.

Những thay đổi ở phần này của cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại sau sinh và chúng không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, bất kỳ ai bị đau hoặc lung lay khi mang thai cũng nên đến gặp nha sĩ để loại trừ bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.

Răng khỏe mạnh nhưng một tác động mạnh vào mặt hoặc một tai nạn không mong muốn có thể làm hỏng răng và mô xung quanh. Kết quả là răng có thể bị mẻ hoặc lung lay răng.

Tương tự, nghiến răng khi căng thẳng hoặc nghiến răng vào ban đêm có thể làm mòn răng và lung lay răng.

Nhiều người không nhận thức được thói quen nghiến chặt hoặc nghiến răng của mình cho đến khi họ bị đau khớp hàm. Nha sĩ có thể phát hiện ra vấn đề trước khi răng bị tổn thương vĩnh viễn hoặc bị lung lay.

Bất kỳ chấn thương nào tác động vào răng bạn cũng nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Ví dụ như chấn thương thể thao, tai nạn và ngã té có thể gây tổn thương răng vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm.

Răng lung lay không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được, nhưng một người có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ, bao gồm:

– Đánh răng kỹ lưỡng hai lần một ngày

– Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần

– Hạn chế hút thuốc

– Khám và làm sạch, cạo vôi răng thường xuyên theo khuyến nghị 6 tháng 1 lần

– Đeo máng bảo vệ khi có nghiến răng.

– Bổ sung canxi và vitamin D để giúp ngăn ngừa loãng xương

– Kiểm soát bệnh tiểu đường vì tiểu đường là một yếu tố nguy cơ của bệnh nướu răng

– Một loại thuốc có thể ảnh hưởng đến răng cần hỏi ý kiến Bác sĩ.

Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng

Khi Răng Lung Lay Làm Sao Để Chắc Lại ?

Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng chính là một nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị lung lay. Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) và gây ra viêm lợi. Khi răng của bạn bị lung lay là dấu hiệu của bệnh lý tủy hoặc cũng có thể do viêm nha chu. Trong trường hợp răng bạn vẫn bị triệu chứng cũ, không giảm sau khi điều trị tủy thì có thể do điều trị tủy không tốt hoặc do bệnh thật sự của nó là viêm nha chu. Nếu là do điều trị tủy không tốt thì bạn phải điều trị lại, hết viêm, hết nhiễm trùng thì từ từ răng sẽ bớt lung lay. Còn nếu là do viêm nha chu thì tùy mức độ nặng nhẹ, lượng xương tiêu đi nhiều hay ít mà tiên lượng tốt hay không.

Vậy khi răng lung lay làm sao để chắc lại như bình thường?

Nếu xương xung quanh răng còn nhiều thì có khả năng răng cứng lại sau khi đã cạo vôi và xử lý mặt chân răng. Còn trong trường hợp xương bao quanh để giữ răng bị tiêu quá nhiều, chỉ còn 1 chút xíu giữ răng thì e rằng răng này phải nhổ. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám khác để tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ. Răng chúng ta không phải là lúc nào cũng cố định, cứng ngắc mà luôn có độ di động nhẹ để đáp ứng tốt hơn với lực tác động lên nó. Vì vậy, để phân biệt lung lay răng sinh lý và lung lay bệnh lý phải do bác sĩ xác định mới được. Thậm chí một số trường hợp răng đang lấy tủy có thể hơi lung lay nhiều hơn 1 chút, nhưng lấy tủy xong thì đa phần là chắc lại như trước. Bạn nên quay lại bác sĩ khám lại xem độ lung lay này của răng là có bình thường không hay là có nguyên nhân nào.

NHA KHOA QU ỐC TẾ Á CHÂU

TĐTel: 0243 9940951 *Mobile: 0912958635 Email: [email protected] ịa chỉ:: 95E Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ư vấn & CSKH (24/7): 0987302621

Răng Khôn Bị Lung Lay Có Nên Nhổ?

Thưa bác sỹ. Bác sỹ cho em hỏi phải làm sao khi răng khôn bị lung lay ạ. Em mọc một chiếc răng khôn hàm dưới bên trái đã lâu nhưng cũng không đau nhức nhiều lắm nên em không muốn nhổ do sợ đau. Không hiểu gần đây tại sao răng khôn lại bị lung lay khi em sờ vào và thi thoảng cũng đau nhức. Bác sỹ tư vấn giúp em cách điều trị được không ạ? Liệu có cần phải nhổ không thưa bác sỹ? Cảm ơn bác sỹ. (Hùng Cường – Hà Nội).

Chào bạn Hùng Cường !

Răng khôn bị lung lay có thể do các bệnh lý gây nên. Thông thường, khi mọc răng khôn thường có thể mọc ngầm hoặc mọc lệch gây đau nhức. Tuy nhiên, trường hợp của bạn răng khôn mọc bình thường nên không gây đau nhức và không cần thiết phải nhổ răng khôn ngay.

Trên thực tế, cho dù ban đầu răng khôn không có biểu hiện cụ thể, không biến chứng nhưng không có nghĩa răng khôn không bị bệnh lý. Do nằm sâu ở vị trí trong cùng nên việc vệ sinh khó khăn, bàn chải đánh răng không thể đưa tới để làm sạch mảng bám thức ăn. Khi các mảng bám này tồn tại sẽ là môi trường cho vi khuẩn lưu trú và gây bệnh sâu răng hoặc viêm nướu, viêm chân răng, nặng hơn có thể gây áp xe xương ổ răng, gây tiêu xương hàm.

Trường hợp răng khôn bị bệnh lý và lung lay, chúng tôi khuyên bạn nên nhổ bỏ để tránh biến chứng có thể xảy ra. Bản thân răng khôn đã không được khuyến khích giữ lại và cần nhổ bỏ do các viêm nhiễm và cảm giác đau nhức mà nó gây ra cho bệnh nhân.

Với các răng bình thường, khi răng bị lung lay, nha sỹ sẽ cố gắng điều trị bệnh lý để bảo tồn răng tối đa, đảm bảo ăn nhai, tránh trường hợp phải trồng răng giả. Tuy nhiên, răng khôn không đóng vai trò ăn nhai trên cung hàm nên việc nhổ bỏ không tác động tới khả năng ăn nhai bình thường của bạn. Do đó, tốt nhất bạn nên đến trung tâm nha khoa để nha sỹ tiến hành nhổ bỏ răng khôn bị lung lay, hạn chế các biến chứng về sau.

Khác với cách nhổ răng bằng dụng cụ nạy và kìm nha khoa để lấy toàn bộ phần chân răng ra cùng một lúc gây đau nhức khá nhiều, các mũi siêu âm sẽ chỉ tác động đến hệ thống nha chu xung quanh răng. Khi dây chằng nha chu bị đứt thì việc lấy răng ra theo từng phần sẽ khá dễ dàng mà không gây đau nhức nhiều. Do không xâm lấn đến xương hàm, ít tách nướu nên phương pháp nhổ răng siêu âm này hạn chế chảy máu và giúp cho khả năng lành thương nhanh hơn.

Răng Cấm Bị Lung Lay: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục

Răng cấm là tên gọi dân gian của răng số 6, số 7. Chúng là các răng có kích thước lớn trên cung răng, đảm nhiệm chức năng nhai, nghiền thức ăn thành từng mảnh nhỏ trước khi đưa vào dạ dày.

Người trưởng thành thường có 8 răng cấm, chia đều cho hai hàm. Mỗi bên hàm có 4 răng.

Về cấu trúc giải phẫu, răng cấm có mặt nhai rộng, có nhiều múi, hố rãnh, thân phình rộng để nhai, nghiền nhỏ thức ăn. Chúng thường có 2 – 4 chân răng.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng cấm bị lung lay, thường gặp nhất là:

Nha chu là tên gọi của tổ chức xung quanh răng, bao gồm nướu, dây chằng, cement và xương ổ răng. Chúng có chức năng cố định răng vào trong xương hàm.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nha chu sẽ làm cho nướu sưng phồng, xương ổ răng và dây chằng bị tổn thương, tiêu dần đi, khiến răng bị lung lay.

Khi răng bị tác động với lực mạnh như va đập, té ngã, cắn vật cứng, nướu và dây chằng bị tổn thương, khiến răng bị lung lay, thậm chí là rơi ra.

Khi một chiếc răng bị mất đi, xương hàm ở vị trí này và khu vực xung quanh sẽ thoái hóa và tiêu dần, khiến cho các răng kế cận bị đổ nghiêng vào khoảng mất răng, lâu dài sẽ khiến chúng bị lung lay.

Răng có thể bị viêm tủy do nhiều lý do khác nhau, thường gặp nhất là sâu răng, sang chấn do va đập.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh không chỉ gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân, mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm chóp răng, viêm nha chu… khiến răng bị lung lay và cuối cùng là rụng đi.

2. Phương pháp điều trị răng cấm bị lung lay

Việc xác định phương pháp khắc phục tình trạng lung lay răng cấm phụ thuộc nhiều vào tình trạng cụ thể của chiếc răng.

a) Trường hợp răng cấm bị lung lay do bệnh lý

➣ Nếu răng cấm bị lung lay do bệnh nha chu, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các tác nhân gây bệnh, ổ viêm nhiễm và thực hiện các biện pháp cố định răng. Nếu cần thiết sẽ ghép thêm nướu, xương ổ răng để hỗ trợ cho quá trình hồi phục của tổ chức này.

➣ Trường hợp răng bị lung lay do viêm tủy, nếu vẫn còn có thể điều trị được, bác sĩ sẽ chỉ định chữa tủy và bọc răng sứ để bảo tồn răng.

Lưu ý, các kỹ thuật điều trị chỉ được thực hiện nếu như chiếc răng vẫn còn khả năng phục hồi. Trong trường hợp răng bị tổn thương quá nặng, không thể giữ được nữa, bác sĩ bắt buộc phải loại bỏ chúng.

b) Trường hợp răng cấm lung lay do chấn thương

Nếu răng cấm bị lung lay do chấn thương, tùy vào tình trạng cụ thể của chiếc răng, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu còn có thể điều trị được, thường sẽ bọc răng sứ sau khi loại bỏ các mô bị ảnh hưởng.

Nhổ răng cấm bị lung lay là một kỹ thuật nha khoa tương đối đơn giản. Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn cả thân và chân răng ra khỏi xương hàm của bệnh nhân.

Tại Nha khoa Đông Nam, quá trình nhổ răng được thực hiện bằng máy siêu âm hiện đại, giúp cho quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, ít chảy máu, hạn chế tối đa sang chấn.

Khi đó, tùy vào loại chỉ khâu vết thương được sử dụng, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian quay lại nha khoa để cắt chỉ, thường là sau khoảng 7 – 10 ngày.

3. Các giải pháp trồng lại răng cấm

Sau khi nhổ răng cấm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về giải pháp trồng răng giả phù hợp để tránh gặp phải các biến chứng của việc mất răng như tiêu xương hàm, tụt nướu, xô lệch răng.

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp trồng răng giả. Trong đó, thường được chỉ định nhất là cấy ghép Implant, cầu răng sứ và răng giả tháo lắp.

a) Trồng răng cấm bằng Implant

Trong đa số trường hợp trồng răng cấm, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên cấy Implant để bảo tồn xương hàm.

Về phương diện kỹ thuật, cấy ghép Implant là quá trình bác sĩ cấy các trụ nhỏ được làm từ Titanium vào xương hàm của bệnh nhân để thay thế cho chân răng thật đã mất. Sau đó, gắn cố định răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng mới hoàn chỉnh.

Sau khi được cấy ghép vào xương hàm của bệnh nhân, các trụ Implant hoạt động như một chân răng thực thụ, dẫn truyền lực nhai xuống vùng xương hàm bên dưới, giúp hạn chế tối đa hiện tượng tiêu xương hàm.

b) Trồng lại răng cấm bằng phương pháp bắc cầu sứ

Về phương diện kỹ thuật, bắc cầu sứ cho răng cấm là quá trình bác sĩ mài chỉnh ít nhất hai răng thật kế cận răng mất để làm trụ răng. Sau đó gắn cố định cầu răng sứ lên trên, vắt ngang qua vị trí răng bị khuyết để lắp đầy khoảng trống răng bị khuyết trên cung hàm.

Lực nhai của răng giả được trồng bằng kỹ thuật bắc cầu răng sứ khá cao, khoảng 60 – 70% răng tự nhiên. Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường như răng thật, kể cả thức ăn dai cứng.

Song song với đó, sau một thời gian chịu lực cho toàn bộ cầu răng, các răng trụ sẽ yếu dần đi, không còn đủ khỏe để làm trụ. Khi đó, bệnh nhân nên thay cầu răng mới để đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ cho cung hàm.

c) Trồng răng cấm bằng răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp là một cấu trúc phục hình thân răng. Chúng được lắp trực tiếp lên nướu để lắp đầy khoảng trống bị thiếu khuyết. Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể tháo lắp răng giả để vệ sinh tại nhà.

Trên thực tế, việc xác định phương pháp khắc phục khi răng cấm bị lung lay phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người. Chính vì thế, để có được thông tin chính xác nhất, bạn nên đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.

Thẻ: Răng Bị Lung Lay, Răng Cấm