Vì Sao Phôi Thai Không Có Tim Thai / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tại Sao Phôi Thai Không Có Tim Thai

Tại sao có trường hợp phôi thai không có tim thai?

Muốn nghe tiếng tim thai, bà bầu không còn cách nào khác là phải đi khám, siêu âm để nghe nhịp tim qua ống nghe. Vì vậy, có một số trường hợp thai nhi đã chết lưu nhưng bà mẹ không biết, cho đến khi đi siêu âm hoặc có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài như đau bụng, ngất xỉu,…

Có khá ít trường hợp phôi thai không có tim thai bẩm sinh, mà chủ yếu không có tim thai là bởi bạn đã bị sảy thai từ trước đó – đây là lý do đầu tiên (trước lúc siêu âm). Vậy thì điều gì đã khiến bạn bị sảy thai?

Thứ nhất là sảy thai tự nhiên:

Mặc dù chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về nguyên nhân nhịp tim của thai nhi bỗng nhiên ngừng lại, mặc dù sức khỏe của người mẹ rất tốt. Theo các nghiên cứu, c

ó 50% trường hợp sảy thai trong quý I là do hỏng trứng, bởi những bất thường ở nhiễm sắc thể, khi phân chia tế bào, hoặc do chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém, d

ây rốn quấn quanh cổ thai nhi và làm cho bé không thể nhận được oxy và nguồn dinh dưỡng từ mẹ.

Thứ hai là do bệnh lý của người mẹ : 

Mẹ mang gien đông máu Thromboliphilia

Rối loạn miễn dịch – Bệnh tự miễn

Bất thường nhiễm sắc thể

Xét nghiệm hoạt tính tế bào NK bất thường

Hội chứng buồng trứng đa nang

Bệnh lý tuyến giáp

Tử cung bất thường và thiểu năng cổ tử cung

Mắc bệnh tiểu đường

Thứ ba là do tác động từ bên ngoài:

Người mẹ bị bệnh trong thời gian mang thai, như mắc các bệnh nhiễm trùng từ toxoplasmosis, herpes, cytomegalovirus và rubella.

Người mẹ hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy.

Tiếp xúc nhiều với môi trường độc hại, bị chấn thương, stress kéo dài.

Thứ tư là về phía người chồng:

Chồng có bất thường nhiễm sắc thể. Tinh trùng dị dạng cao .

 Tinh trùng đứt gãy ADN-chỉ số DFI cao trên 15%

Tham khảo : 

Phụ nữ mang gen bệnh tắc nghẽn mạch máu di truyền có nguy cơ cao gấp 2 – 14 lần so với người bình thường, họ dễ bị mất tim thai hoặc không có tim thai gây sảy thai. Có 3 loại  đột biến gen chính gây tắc nghẽn mạch máu là: 

• Loại 1 :

Đột biến gen yếu tố V Leiden (FV).

•Loại 2 :

Đột biến gen yếu tố II prothrombin G20210 (FII).

•loại 3:

Đột biến methylene-tetrahydrofolate reductase (MTHFR) gây tăng homocystein máu.

Đột biến gen yếu tố II prothrombin xảy ra ở 7,8% phụ nữ bị sẩy thai do rối loạn đông máu. Yếu tố II là một trong các yếu tố quan trọng trong con đường đông máu.

Homocysteine thường chỉ hiện diện với nồng độ trong máu có nguồn gốc từ methionine có trong thức ăn. Đột biến gen sản xuất enzyme methylene-tetrahydrofolate reductase (MTHFR) sẽ dẫn đến hiện tượng ứ đọng và tăng homocysteine trong máu tạo thành cụng máu đông và làm cứng thành mạch, kể cả ở trẻ nhỏ. Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B6, B12 và axít folic làm tình trạng nặng thêm. Phụ nữ mang đồng hợp tử gen đột biến MTHFR có nguy cơ sẩy thai tăng hơn hai lần.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC AN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Hẻm 7A/43, Phòng Khám Số 71 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, HCM

Điện thoại/ Zalo tư vấn : 0906 782 538 

Email: buthoaycanh@gmail.com

Website: benhsuybuongtrung.vn

Nguyên Nhân Chuyển Phôi Thành Công Nhưng Không Có Tim Thai?

Nguyên nhân chuyển phôi thành công nhưng không có tim thai?

PGS.TS.BS LÊ HOÀNG

Giám đốc trung tâm

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào anh chị Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thai lưu, đa số các trường hợp là do bất thường di truyền (ADN/gen) của thai. Một số nguyên nhân khác có thể do bất thường ở tử cung (dính buồng tử cung, tử cung dị dạng) hoặc có thể do bệnh lý toàn thân của người mẹ như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, hội chứng anti phospholipid…

Người ta thấy rằng hầu hết người phụ nữ có thể mang thai bình thường sau 1 hoặc 2 lần thai lưu. Với IVF, bác sĩ có thể kiểm tra ADN của thai bằng phương pháp sàng lọc tiền làm tổ (PGS) trước khi chuyển phôi trở lại vào tử cung cho các trường hợp nguy cơ cao (mẹ lớn tuổi, tiền sử thai lưu nhiều lần). Thực hiện các thăm khám sàng lọc về tử cung, vòi trứng, bệnh lây truyền, bệnh tuyến giáp, nội tiết…nhằm loại bỏ nguy cơ tới quá trình mang thai. Một lưu ý nữa là tỉ lệ sảy thai, thai lưu trong song thai cao hơn so với trường hợp đơn thai.

Đánh giá bài viết:

Nguyên Nhân Không Có Phôi Thai

Trứng trống – nguyên nhân không có phôi thai thường gặp, nhưng lại là một khái niệm khá mơ hồ với nhiều phụ nữ. Bạn thì sao? Bạn biết gì về hiện tượng này?

Trứng trống là hiện tượng trứng đã được thụ tinh trong tử cung nhưng không thể phát triển thành phôi thai. Đây được xem như nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy thai sớm hay sảy thai ở một số mẹ bầu. Hiện tượng này thường xảy ra khá sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả khi bạn chưa biết mình mang thai.

Khi bắt đầu thai kỳ, trứng sẽ được thụ tinh và làm tổ trên thành tử cung. Phôi thông thường sẽ xuất hiện trong khoảng từ 5 đến 6 tuần đầu. Trong giai đoạn này, túi ối của các mẹ sẽ dần được hình thành với kích thước khoảng 18mm, tuy nhiên phôi thai sẽ không phát triển nữa.

Trứng trống – Nguyên nhân không có phôi thai

Nếu gặp phải tình trạng này, bạn không nên quá lo lắng và tự tạo áp lực cho bản thân. Mang thai trứng trống không phải do lỗi của bạn. Hơn nữa, hiện tượng này cũng không thể ngăn cản được.

Dấu hiệu của hiện tượng trứng trống

Ngay cả khi hiện tượng trứng trống đã xảy ra, cơ thể bạn vẫn có thể xuất hiện những dấu hiệu có thai thông thường. Chẳng hạn như mất kinh hay dương tính với các xét nghiệm mang thai.

Sau đó, một số dấu hiệu sảy thai sẽ sớm xuất hiện. Bạn sẽ gặp phải các cơn đau rút bụng, xuất huyết âm đạo hay việc nghén nặng hơn bình thường. Vì thế, nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào như trên, bạn nên đến bệnh viện ngay để xác định chính xác nguyên nhân không có phôi thai cũng như được bác sĩ tư vấn các biện pháp can thiệp kịp thời.

Đa phần khi tình trạng trứng trống diễn ra, mẹ bầu đều không thể cảm nhận được gì khác biệt. Lý giải cho điều này là khi đó nồng độ nội tiết tố hCG vẫn tăng lên do nhau thai sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian ngắn dù phôi thai đã “biến mất”. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phải tái khám định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ để sớm chuẩn đoán tình trạng trứng rỗng thông qua các kiểm tra siêu âm.

Những điều cần biết sau khi tình trạng trứng trống xảy ra

Nếu xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ về hiện tượng trứng trống, bạn nên đến ngay bệnh viện để tiến hành siêu âm. Điều này sẽ giúp bạn biết được kết quả chính xác và nhanh nhất. Nếu được chuẩn đoán là trứng rỗng, mẹ bầu sẽ được tư vấn về các biện pháp xử lý bắt buộc như loại bỏ thai bằng cách tự nhiên hay can thiệp bằng các phương pháp nạo hút.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn thực hiện các phẫu thuật nạo và nong vì sẽ giúp cơ thể sớm phục hồi không chỉ về tinh thần mà còn về thể chất. Hơn thế nữa, kết quả của các xét nghiệm túi ối và nhau sẽ giúp mẹ bầu biết được chính xác nguyên nhân không có phôi thai. Ngoài ra, vì cơ thể cũng cần thời gian phục hồi nên bạn cần tránh mang thai từ 4 đến 6 tháng sau khi gặp phải hiện tượng trứng trống.

Không Có Tim Thai Có Bị Nghén Không

Việc hình thành tim thai và phát triển bình thường chính là dấu hiệu cho thấy sức khỏe thai nhi tốt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp siêu âm cho kết quả không có tim thai. Vậy không có tim thai có bị nghén không?

Nguyên nhân siêu âm không có tim thai

Thông thường, khoảng 22 ngày sau khi thụ thai thành công, tim thai bắt đầu hình thành khá rõ rệt và có nhịp đập.

Sự phát triển của thai nhi gắn liền với quá trình hình thành tim thai, do đó đây chính là dấu hiệu quan trọng để biết được tình trạng sức khỏe thai nhi. Thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt nếu nhịp đập tim thai càng ngày càng lớn.

Từ tuần thai thứ 6 trở đi, chúng ta có thể phát hiện tim thai thông qua việc siêu âm dựa trên thời điểm cũng như quá trình phát triển, hình thành tim thai. Một số trường hợp có thể muộn hơn, bắt đầu từ tuần thai thứ 8 của thai kỳ, lý do là bởi vì tính toán sai thời kỳ kinh nguyệt cũng như tuổi thai.

Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu đi siêu âm chưa thấy tim thai hay chưa nghe được nhịp đập tim thai, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định và giải thích nguyên nhân. Ở lần thăm khám tới, nếu thai nhi phát triển bình thường thì sẽ thấy nhịp tim đập rõ ràng. Song, nếu thai nhi đã lớn mà siêu âm vẫn dấu hiệu không có tim thai thì có thể do những nguyên nhân sau:

Sảy thai

Hầu hết các trường hợp siêu âm cho kết quả không có tim thai thường là do sảy thai nếu không phải nguyên nhân do sai sót trong tính toán tuổi thai.

Rối loạn nhịp tim ở thai nhi

Đây là trường hợp khá hiếm gặp, thường xảy ra tại một thời điểm nào đó chứ không kéo dài trong cả quá trình mang thai. Rối loạn nhịp tim ở thai nhi chỉ mang tính tạm thời và thường lành tính, tuy nhiên, một số trường hợp thai nhi có thể tử vong.

Thiết bị siêu âm không đảm bảo

Nếu thiết bị siêu âm bị lỗi bạn có thể lầm tưởng không có tim thai hoặc thai nhi gặp vấn đề. Có thể do thiết bị không đủ nhạy để nghe thấy tim thai đập còn rất yếu ớt, đặc biệt ở tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ.

Tính toán sai tuổi thai

Vì nguyên nhân này mà rất nhiều trường hợp siêu âm 7 tuần chưa có tim thai. Bởi lúc này thai nhi còn nhỏ, tuổi thai có thể sai lệch từ 1 -2 tuần do tính tuổi thai dựa trên ngày rụng trứng.

Do hình thức siêu âm

Thời điểm thai nhi còn nhỏ, nhịp đập của tim chưa rõ nên siêu âm vùng bụng thường ít nhạy hơn, khó xác định tim thai. Việc siêu âm đầu dò sẽ cho kết quả chính xác hơn.

[Giải đáp] Không có tim thai có bị nghén không?

Trường chị em khi siêu âm cho kết quả có phôi thai nhưng không thấy tim thai thường có chung thắc mắc không có tim thai có bị nghén không.

Về vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa cho biết: Thông thường, trong trường hợp siêu âm thai 7 tuần chưa có tim thai hay tim thai ngừng hoạt động, người mẹ sẽ có một số biểu hiện bất thường kèm theo như: xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới dữ dội, không còn cảm giác ốm nghén…

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp thai nhi không có tim thai nhưng người bệnh vẫn có những triệu chứng ốm nghén. Nguyên nhân là do bào thai cũng như hoàng thể vẫn tiết ra một lượng nội tiết tố nhất định do đó người mẹ vẫn cảm nhận được những triệu chứng ốm nghén khi mang thai.

Tốt nhất, khi siêu âm cho kết quả không có tim thai kèm theo những dấu hiệu bất thường thì chị em cần nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời, nhằm biết được không có tim thai có giữ được không.