Vì Sao Phải Sống Biết Ơn / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Giải Thích Vì Sao Cần Phải Có Lòng Biết Ơn ?

Một người sống trong tâm trạng biết ơn sẽ hạnh phúc , thư thái , và dễ

thành công hơn rất nhiều so với những người hay oán trách . Lòng biết

ơn thường xuất phát từ những tấm lòng nhân hậu , những trái tim lạc

quan và mở rộng … Nhưng nếu sinh ra đời không được “lập trình” sẵn

cho phẩm chất này thì bạn hãy tự mình nuôi dưỡng bằng những cách sau

đây :

– Mở rộng lòng biết ơn :

Có biết bao điều để bạn đặt vào đó lòng biết ơn của mình . Việc tồn

tại trên đời này chẳng là một ân sủng hay sao ? hãy cảm ơn cha mẹ đã

sinh ra mình , là một người con gái Việt Nam trung hậu đảm đang , là

một người con trai Việt Nam dũng cảm , đầy bản lĩnh , Với những phẩm

chất tốt đẹp bẩm sinh của giới tính làm vui lòng biết bao người …Hãy

cảm ơn vì được sống trong một hành tinh xanh , giữa cộng đồng loài

người , là tạo vật thông minh , nhạy cảm nhất và không ngừng tìm cách

để cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn . Cảm ơn người thầy nghiêm khắc để

ta lo học hơn . Cảm ơn cả sự chê bai của bạn để ta nhìn lại mình . Cảm

ơn những thử thách , khó khăn đã hun đúc cho ta ý chí …

– Biểu lộ lòng biết ơn :

Hãy biểu lộ lòng biết ơn , bằng lời nói , ánh mắt , việc làm … Dù có

ai làm cho ta một việc rất nhỏ như nhặt hộ một cái mũ , chỉ cho một

con đường … Hãy biểu lộ lòng biết ơn với những người thương yêu ta

nhất , rằng ta sung sướng được sống với họ , được gặp họ … Tìm cách

cảm ơn những đồng nghiệp cùng ta hợp tác làm việc để hoàn thành một

sản phẩm , một nhiệm vụ . Cảm ơn sự gay gắt của sếp để ta cẩn thận hơn

… Hãy thì thầm cảm ơn sách báo cho ta tri thức , cảm ơn một bông hoa

cho ta mùi thơm . Ngay một người tình bỏ ta ra đi mà ta không còn cách

nào giữ lại cũng nên cảm ơn vì người ấy đã từng cho ta những giây phút

xao xuyến , đẹp đẽ … Cảm ơn đi , bạn sẽ thấy nhẹ lòng…

– Tạo cơ hội cho lòng biết ơn :

Vậy hãy ân cần chỉ đường cho một người khách lạ , nhường chỗ cho một

cụ già , nâng một em bé bị ngã , đỡ đần một người vác nặng , giúp một

người hoạn nạn , đón tiếp ai đó với nụ cười …Kẻ tạo ơn và người biết

ơn đều được nhấm nháp hương vị ngọt ngào như nhau.

Đây là bài viết mình tháy tâm đắc nhất.

Vì Sao Bạn Nên Biết Ơn Cha Mẹ?

Rất nhiều thứ bất hạnh đó có đến từ cha mẹ nghèo. Họ là kết quả của nền kinh tế lạc hậu, ít được đi học và chưa được đầu tư đúng đắn. Nói như vậy không có nghĩa rằng chúng ta đổ lỗi mọi thứ cho cha mẹ chỉ vì tình hình hiện tại không theo ý muốn. Nếu không có cha mẹ, bạn không thề tồn tại trên cõi đời này. Cha mẹ dạy bạn nói, bạn chạy, dạy bạn những điều nên và không nên làm. Có một câu nói mà tôi rất thích: “Có thể cha mẹ không hoàn hảo, nhưng họ luôn yêu thương ta theo cách hoàn hảo nhất”. Những điều sau đây bạn nên biết ơn cha mẹ mình, dù là bạn đang ở trong hoàn cảnh nào đi nữa.

Đứa con và người mẹ đều chung dòng máu, xương cốt và cả tâm hồn. Vì thế có thể nói người mẹ hi sinh máu của mình, xương của mình để sinh ra bạn. Chưa kể, người mẹ còn mang thai 8 tháng, di chuyển nặng nề và khó khăn. Trong suốt quãng thời gian đó họ không dám làm việc nặng, chạy hay làm điều gì gây ảnh hưởng đến đứa con mình. Đây có thể nói là điều thiêng liêng hơn tất cả mọi thứ trên đời. Bạn nên biết ơn và tự hào về cha mẹ mình. Đây là điều chỉ một và duy nhất cha mẹ có thể làm cho bạn mà không phải ai khác.

Đứa trẻ cần được lớn lên trong tình yêu thương. Nuôi cho đứa trẻ lớn lên, dạy những điều hay lẽ phải và đưa chúng vào môi trường xã hội. Khi các bạn đọc được dòng này, cũng có nghĩa bạn đuọc cha mẹ cho đi học và biết cách đọc chữ.

Đây là điều nhiều người tranh cãi. Họ nói rằng cha mẹ không hề tôn trọng ý kiến cá nhân của họ. Bạn không hề biết rằng nếu cha mẹ không tôn trọng thì sẽ chẳng dỗ bạn khi khóc, cho bạn ăn khi đói và đưa bạn đến trường để học. Mọi thứ họ làm là mong muốn bạn trở nên tốt hơn để không phải vất vả như thời của họ. Khi lớn lên, bạn cảm thấy cần tự do nhiều hơn nhưng cha mẹ vẫn un ém bạn như thể bạn sắp phải rời xa mình. Mà quả thật như thế, khi lớn lên bạn đi chơi với bạn bè và không ít lần về trễ, bạn có người trong mộng nhưng lại chẳng hề nói với cha mẹ mình, bạn có chuyện buồn nhưng không muốn sẻ chia với họ. Bạn đang cần sự tôn trọng hay bạn đang nuôi sự ích kỉ của mình từng ngày. Khi làm bậc cha mẹ bạn sẽ thấy, sẽ hiểu cảm giác khi con mình không muốn chia sẻ điều gì cả. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp và không ngừng suy nghĩ về điều đó. Đừng dùng sự ích kỉ của mình, đừng đem sự thiếu suy nghĩ để nói rằng cha mẹ không tôn trọng.

Người thầy đầu tiên của bạn chính là cha mẹ. Không có thầy cô nào dạy bạn tiếng nói đầu đời, không dạy bạn từng bước đi chập chững cũng như dạy bạn phải đứng lên khi vấp ngã. Khi bạn lớn lên, và đánh nhau chỉ vì lý do nào đó, cha mẹ là người chỉ bạn rằng đánh nhau không phải là cách giải quyết. Khi bạn chọn trường đại học, cha mẹ luống cuống tìm ngôi trường tốt nhất cho con mình. Khi bạn đi làm và bị sếp mắng, cha mẹ luôn ở đó để nghe bạn than thở. Hãy nhớ lại đi, cha mẹ luôn ở đó khi bạn cần và sẵn sàng lắng nghe khi bạn cảm thấy yếu đuối trong tâm hồn.

Bạn Muốn Sống Hạnh Phúc? Hãy Biết Ơn Tất Cả

Một ngày nọ, Matthew Henry, một học giả Kinh Thánh, bị bọn cướp trấn lột. Đêm hôm đó, Henry đã ghi xuống cuốn nhật ký của ông như sau: Hãy cho phép ta cảm tạ ơn Thượng Đế. Thứ nhất, bởi vì cho đến bây giờ ta mới bị ăn cướp, trước đây ta chưa bao giờ bị bọn cướp đón đường cả. Thứ hai, bởi vì mặc dầu bọn chúng cướp cái ví tiền, nhưng chúng không cướp mất mạng sống của ta. Thứ ba, bởi vì mặc dầu chúng nó cướp sạch những gì ta có trên người lúc đó, nhưng cũng chẳng đáng giá là bao. Thứ tư, ta là người bị cướp, chứ ta không phải là quân đi ăn cướp.

Bạn có thấy câu chuyện trên kỳ lạ không? Bị cướp trấn lột mà lại tỏ lòng biết ơn?

Nếu bị cướp trấn lột, nhiều người ắt sẽ than thở, phẫn nộ bọn cướp chứ không mảy may có ý niệm biết ơn nào. Nhưng trong câu chuyện của Henry, có ai giật mình phát hiện: có phải chúng ta đang có nhiều hơn ta tưởng, nhưng lại quên mất việc biết ơn những thứ đã có, còn tham lam, luôn muốn có nhiều hơn nữa.

Tại sao chúng ta phải biết ơn?

Chúng ta biết ơn vì đây là truyền thống quý báu của dân tộc? Vì nó là thước đo đánh giá đạo đức của con người? Hay đơn giản vì biết ơn là điều ta được dạy khi còn đi học? Tất cả những lý do này đều không phải, đó chỉ là tác động bên ngoài, khiến cho việc biết ơn trở nên khiên cưỡng.

Chúng ta biết ơn vì điều đó khiến chúng ta sống hạnh phúc hơn. Rốt cuộc thì hạnh phúc là gì nếu không phải là sự hài lòng, mà điều này bắt nguồn từ sự biết đâu là đủ, với gốc rễ là cái tâm trân trọng biết ơn. Biết ơn là một cách đối trọng, thực hành nuôi dưỡng thân tâm. Biết ơn sẽ giúp chúng ta nhận ra đâu là đủ, không vọng tâm tham lam. Đồng thời, nó là cái nhìn khích lệ, thay đổi cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống với nhiều khía cạnh khác nhau để biến khó khăn thành cơ hội, biến bất hạnh thành lạc quan.

Khi gặp khó khăn trở ngại hay điều không như ý, nếu chúng ta không oán hận mà biết ơn những trải nghiệm đó, xem nó như thử thách tôi rèn ý chí, thì ta có thể chuyển biến tâm trạng xấu thành tốt. Trong đạo Phật có câu “Bồ Tát nghịch duyên” là lòng biết ơn đến những người đã gây đau khổ cho ta, bởi vì chính nghịch cảnh người ấy tạo ra mà ta chuyển biến thân tâm, mưu cầu sự giải thoát, hướng tâm đạo để giải trừ phiền não, đó chính là “Phiền não sinh Bồ Đề”.

Lòng biết ơn không chỉ đem lại hạnh phúc cho bản thân người biết ơn, mà còn mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Khi phát tâm biết ơn, chúng ta đang khai mở thiện tâm và lòng từ bi. Sự cảm kích khi nhận được lòng biết ơn sẽ tạo nên một chuỗi những việc thiện với tình cảm tốt lành.

Chúng ta biết ơn điều gì?

Chúng ta biết ơn đấng Tạo hóa đã cho ta sinh ra làm người, với hình hài đầy đủ để đến với cuộc đời; biết ơn cuộc đời đã cho ta những trải nghiệm khổ đau và hạnh phúc để ta trưởng thành; biết ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; biết ơn những người đi qua cuộc đời ta đã dạy cho ta những bài học để cùng chung sống; biết ơn những khổ đau đã đến để cho ta biết giá trị của hạnh phúc. Tiếc rằng, ngày nay, kẻ muốn được ơn thì nhiều, người biết ơn lại quá ít, con người ham muốn nhiều hơn là sẻ chia, thích nhận về hơn là cho đi.

Sinh ra trên cõi đời, ai cũng mang trong mình những ân tình. Từ bầu không khí ta hít thở, con đường ta đi, cơ thể lành lặn đang tràn trề sinh lực của ta, hay đơn giản chỉ là khả năng nhận thức được sự tồn tại của bản thân, khả năng cảm nhận được cảm xúc của bản thân, tất cả đều là những ân tình ta nhận được từ tạo hóa, từ vạn vật. Vì những ân tình đó, hãy phát tâm biết ơn vô điều kiện, đừng mong đợi đền đáp, hãy biết ơn bất cứ điều gì có cơ duyên đến với cuộc sống của chúng ta.

“Lòng biết ơn không chỉ là đức hạnh cao quý nhất, nó còn là ngọn nguồn của mọi đức hạnh khác.”

Marcus Tullius Cicero SEE

Nghị Luận Xã Hội: Phải Biết Nói Lời Cảm Ơn

Từ văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về nội dung: phải biết nói lời cảm ơn.

(Trích: Đề thi minh họa vào 10 môn Văn tỉnh Khánh Hòa 2023)

Gợi ý làm bài, những ý chính cần đạt được:

Thế nào là lời cảm ơn?

Tại sao phải biết nói lời cảm ơn? Và nó có tác dụng gì?

Giới thiệu tầm quan trọng của lời cảm ơn

Thực trạng hiện nay: Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.

Tại sao lời cảm ơn lại quan trọng tới vậy: giúp tâm hồn ta thanh thản… hoặc đơn giản chỉ là mình nhận ơn của người khác thì mình phải biết nói lời cảm ơn.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn?

Hãy luôn nói lời cảm ơn để gắn kết yêu thương.

3. Kết luận: Khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của cảm ơn: thể hiện được nét văn hóa của một con người.

Đoạn văn 8 – 10 câu bàn về lời cảm ơn

Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng “cảm ơn” đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi. Có phải khi nói cảm ơn một người khác bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn? Còn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi? Không phải như vậy đâu. đừng để những cảm giác, suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho con người chúng ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thậm chí là thiếu văn hoá. Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩa to lớn biết bao. Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì cả 2 bên không ai chịu nói lời xin lỗi, một người có thể chạnh lòng khi không nhận được lời cảm ơn…..

Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả nhũng người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cám ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ. Cám ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cám ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp.

Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này cần được điều chỉnh để hợp lý hơn để ứng xử trong xã hội tốt hơn. Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

Đoạn văn ngắn bàn về nội dung: phải biết nói lời cảm ơn

Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội. Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tọc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn. Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.

Có khi nào bạn tự hỏi rằng từ bé đến lớn bạn đã nói lời cảm ơn bao nhiêu lần chưa? Lời cảm ơn có lẽ là một trong những lời nói chân thành nhất xuất phát từ trái tim từ tấm lòng của chính mình. Cảm ơn là một thái độ trân trọng biết ơn những gì mà người khác đã làm cho ta đem lại cho ta những điều tốt đẹp. Cảm ơn chính là một cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử lịch sự, lễ phép, biết tôn trọng đến những người xung quanh mình. Văn hóa cảm ơn chính là nét đẹp vốn có của một con người. Lời cảm ơn dù chỉ là bé nhỏ nhưng lại có thể đánh giá được nhân phẩm của một con người. Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn ta biết trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Nét đẹp của lối sống này diễn ra thường xuyên biểu hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động và nằm ngay trong chính tình cảm của mỗi người. Cảm ơn thực ra chỉ là một cách hành xử biết điều, lễ phép, lịch sự. Nét đẹp này không phô trương ra bên ngoài nhưng lại khiến người xung quanh yêu quý mình. Hằng ngày chúng ta gặp gỡ bao nhiêu chuyện, tiếp xúc bao nhiêu chuyện. Lời cảm ơn khi được bạn bè giúp đỡ, cảm ơn khi đi lạc đường được một người lạ chỉ giúp, cảm ơn vì hôm nay xe thủng xăm và có người đưa mình về. Chỉ là một lời nói đơn giản và rất dễ dàng thể hiện. Hoặc đơn giản hơn là nói lời cảm ơn ba mẹ vì đã nuôi dạy mình lớn khôn, có thể tự lập được. Nhưng dường như lời nói cảm ơn với ba mẹ lại khó khăn vì bạn nghĩ nó sáo rỗng, không thật. Đây là lời cảm ơn chân thành nhất mà ba mẹ vẫn mong một lần con cái sẽ nói với mình. Giá như ai cũng biết nói lời cảm ơn thì thế giới sẽ toàn là màu hồng, ai cũng sẽ hết lòng vì người khác. Xã hội sẽ tiến bộ hơn văn minh hơn. Giữa người với người sẽ tràn ngập yêu thương. Hãy nói cảm ơn với tất cả và đặc biệt là cảm ơn những thất bại vì chính những thất bại ấy đã cho ta thêm kinh nghiệm để có những thành công sau này. Những người trẻ chúng ta phải học để nói lời cảm ơn. Nó không chỉ là một truyền thống tốt đẹp mà nó còn là những cư xử đẹp để mọi người yêu thương và chia sẻ cho nhau nhiều hơn. Vậy hãy cảm ơn và đừng ngần ngại nói lời cảm ơn với tất cả yêu thương.

-/-