Vì Sao Phải Học Lịch Sử Lớp 6 / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Phải Học Tốt Tiếng Anh Lớp 7

Hai lí do chính của việc phụ huynh cần chú ý đến việc học tiếng Anh lớp 7 cho trẻ là chương trình giáo dục và tâm sinh lý của trẻ.

Về tâm sinh lý, lớp 7 (12 tuổi) là giai đoạn tương đối hoàn chỉnh quá trình dậy thì của trẻ. Theo những nghiên cứu gần đây, ở Việt Nam, bé gái thường dậy thì từ năm 8 tuổi đến 13 tuổi và bé trai là từ 9 đến 14 tuổi. Khi cơ thể đã phát triển một cách gần nhất với một người trưởng thành, bộ phận cấu âm (lưỡi, họng, thanh quản,…) cũng đã rất ổn định. Đây là thời gian thích hợp nhất để trẻ tập trung học ngoại ngữ. Đầu tư cho trẻ học chương trình tiếng Anh lớp 7 là một lựa chọn đúng đắn.

Thêm vào đó, lứa tuổi này đã dần hoàn thiện về mặt nhận thức. Nên tạo cho trẻ một tâm lý yêu thích học tiếng Anh. Từ đó, trẻ sẽ tự giác hơn khi học tập tiếng Anh ở những cấp bậc cao hơn.

2. Bí quyết giúp trẻ học tốt tiếng Anh lớp 7

Ở lớp 7, trẻ không hẳn đã trưởng thành nhưng cũng không còn là một đứa trẻ. Vì thế, hãy nghiên cứu và lựa chọn những phương pháp giảng dạy và học tập tiếng Anh hiệu quả cho trẻ.

Một trong những lựa chọn hàng đầu để giúp trẻ học tốt tiếng Anh lớp 7 là khuyến khích trẻ nghe nhạc và xem phim bằng tiếng Anh. Ở những độ tuổi nhỏ hơn, có thể vốn từ vựng của con chưa thật phong phú để có thể hiểu được nội dung trong điện ảnh hay âm nhạc. Nhưng đến lớp 7, trẻ đã cơ bản hoàn chỉnh vốn từ của riêng con. Hãy để con tự tìm kiếm những bộ phim hay bài hát mà chúng yêu thích. Đừng bắt con phải làm theo ý của bạn.

Thứ hai, có thể hướng dẫn trẻ sử dụng từ điển. Việc sử dụng từ điển cũng là một cách bổ sung thêm vốn từ vựng của bản thân. Biết thêm được nhiều từ mới hay hiểu được nghĩa của những từ lạ trong các bài tập giúp trẻ không chán nản khi phải tiếp xúc với toàn những điều mà mình không biết.

Thứ tư, khuyến khích trẻ tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh. Việc học tiếng Anh lớp 7 phổ thông trên trường có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy buồn chán. Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh giúp trẻ có thêm nhiều người bạn mới. Vừa củng cố kiến thức vừa giúp trẻ tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh là điều mà không một phụ huynh nào phủ nhận khi cho con theo sinh hoạt tại các câu lạc bộ.

Bên cạnh việc học tập tại trường và tại nhà, hãy để trẻ tiếp xúc với việc học tiếng Anh tại những trung tâm uy tín. Chẳng hạn con em bạn có thể học tiếng Anh lớp 7 tại Hội đồng Anh. Môi trường chuyên nghiệp với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm sẽ giúp trẻ vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu của việc phải học một khối lượng kiến thức tiếng Anh quá nhiều.

Thấu hiểu được những khó khăn của trẻ khi phải học chương trình tiếng Anh lớp 7, phụ huynh hãy luôn là người bạn bên cạnh con, lắng nghe và chia sẻ với con.

3. Chia sẻ tâm lý của phụ huynh

Phụ huynh có con em ở độ tuổi này thường sẽ có rất nhiều băn khoăn, lo lắng. Vừa phải đương đầu với những biến đổi tâm lý của con ở độ tuổi mới lớn lại áp lực với chuyện học tập ở trường của con khiến không ít phụ huynh mệt mỏi. Chính vì thế, để tránh giáo dục con sai cách, trước hết hãy lắng nghe bản thân của mình đang nghĩ gì, cần gì và còn thiếu những gì.

Không một đứa trẻ nào cảm thấy buồn chán khi có ba mẹ luôn ở bên cạnh. Nên nhớ, việc giáo dục con là thiên chức cao cả của cả ba và mẹ. Không một ai được quên nhiệm vụ đó hay đặt trọng trách đó lên vai chỉ một người. Trẻ em ở độ tuổi này rất nhạy cảm và dễ sa ngã. Chỉ có điểm tựa gia đình mới giúp con vượt qua những thách thức đầu đời.

Hãy học cùng con khi có thể. Muốn được vậy, bạn phải là một người hiểu biết tiếng Anh. Đừng lo ngại về vấn đề thời gian. Hiện nay, có rất nhiều tài liệu tự học tiếng Anh cho người đi làm và người bận rộn. Bên cạnh đó, hãy sắp xếp thời gian tham gia một số khóa học. Chắc hẳn, khi có những kiến thức ấy, bạn sẽ không chỉ là ba mẹ, là bạn học của con mà hơn thế nữa, bạn sẽ trở thành những chuyên gia. Việc học tiếng Anh lớp 7 của trẻ cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có ba mẹ là những người hiểu biết về chúng.

Vì Sao Chủ Nghĩa Phát Xít Thắng Thế Ở Đức ? Đầy Đủ Hơn Lịch Sử Lớp 11

Khái niệm chủ nghĩa phát xít

Chủ nghĩa phát xít ở trong mỗi người đều gắn liền với sự tàn bạo, độc tài, chiến tranh,.. Vì vậy đến ngày nay, chủ nghĩa phát xít vẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Chủ nghĩa phát xít là gì?

Trong lịch sử, từng có rất nhiều tranh cãi xoay quanh bản chất tự nhiên của phát xít cũng như định nghĩa của chủ nghĩa phát xít. Có thể hiểu chủ nghĩa phát xít là bước cuối cùng của chủ nghĩa đế quốc, là chủ nghĩa độc tài, chuyên chế quân sự luôn cho mình là ưu việt và có quyền sinh sát trên toàn thế giới.

Trong chiến tranh chủ nghĩa phát xít chủ yếu thể hiện dưới hình thức “nhóm vũ trang” dẫn đầu. Nó tạo ra một phong trào quần chúng thông qua các chính sách cấp tiến hứa hẹn vượt qua mối de dọa do chủ nghĩa xã hội quốc tế gây ra, mang lại sự đổi mới triệt để đời sống xã hội, chính trị và văn hóa.

Vì sao chủ nghĩa phát xít ra đời?

Nguyên nhân cơ bản bản hình thành chủ nghĩa phát xít đó là cuộc tổng khủng hoảng kinh tế xã hội 1929 -1933. Cuộc khủng hoảng này đã gây ra tình trạng tiêu điều của nền kinh tế. Từ đó vô số công ty rơi vào cảnh phá sản, hàng nghìn người không có việc làm. Người thất nghiệp mất định hướng vào tương lai dẫn tới tình trạng bạo lực gia tăng. Xã hội các nước phương Tây rơi vào bất ổn nghiêm trọng. Lúc này, con đường duy nhất các chính phủ phương Tây nghĩ tới là tăng cường chạy đua vũ trang. Đồng thời họ quân phiệt hoá nền kinh tế và toàn bộ thể chế chính trị – xã hội.

Có thể nói sự ra đời của chủ nghĩa phát xít được dựa trên những xu hướng chính trị – cực hữu phản động nhất đã xuất hiện và phát triển từ nhiều thập kỷ, như một hệ quả lịch sử tất yếu của những sự chuyển biến trong xã hội thời kì đó.

Quá trình hình thành chủ nghĩa phát xít ở Đức

Chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức bắt nguồn từ sự ra đời của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Đảng này gồm những con người phẫn nộ trước sự thất bại của Đế chế Đức trong Thế chiến I và nuôi dưỡng chủ nghĩa phục thù.

Khủng hoảng kinh tế thế giới với mở đầu là sự kiện thị trường chứng khoán ở Mỹ sụp đổ vào ngày 24 tháng 10 năm 1929. Sự kiện này đã có tác động hết sức tàn khốc đối với nước Đức. Hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp, hàng nghìn ngân hàng phải đóng cửa.

Cuộc khủng hoảng này đã đưa Adolf Hitler, kẻ đứng đầu đảng Quốc Xã, lên cầm quyền. Ngày 30/1/1933, Hitler thành lập nhà nước quốc xã, xây dựng chế độ độc tài. Lúc này chủ nghĩa phát xít Đức không còn là hiện tượng chính trị. Nó trở thành một chế độ chính trị xã hội có hệ tư tưởng và cơ cấu đặc biệt.

Nguyên nhân cho sự thắng thế của chủ nghĩa phát xít tại Đức

Sự khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với tư cách nước bại trận, Đức đã phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Đức phải bồi thường thiệt hại chiến tranh theo Hòa ước Versailles năm 1919. Chính phủ đã tiến hành in tiền để trả nợ cho đất nước. Điều này khiến lạm phát tăng cao. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và cuộc sống người dân trở nên khó khăn hơn. Cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) tiếp tục giáng đòn mạnh vào nền kinh tế Đức. Cuộc sống người dân tràn ngập sự khủng hoảng, bất ổn và hỗn loạn.

Sự bất mãn của nhân dân Đức với Chính Đảng

Trong tình trạng bất ổn đó, công chúng Đức càng thêm bất mãn đối với các Chính Đảng. Bởi họ không có chính sách hiệu quả để tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế và tạo ra việc làm cho người dân. Chính Đảng cũng quá mềm yếu khi không thể tái lập trật tự và dẹp yên sự hỗn lại đang dâng cao trong xã hội. Điều này khiến chủ nghĩa phát xít dễ dàng thắng thế và trở thành chủ nghĩa thống trị tại Đức.

Tìm hiểu thêm về tài hùng biện của Hitler qua những câu nói nổi tiếng.

Thời gian này, Đảng Quốc xã chi tiêu mạnh cho quân sự và vận dụng kinh tế hỗn hợp. Do đó họ khôi phục được nền kinh tế ổn định và chấm dứt nạn thất nghiệp hàng loạt. Người dân vì vậy càng yêu mến chủ nghĩa phát xít cùng chế độ cai trị của Hitler. Trong tình cảnh hỗn loạn, Hitler như mang lại tia sáng hi vọng. Họ cho rằng Hitler sẽ đưa ánh hào quang trở về với nước Đức.

Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp

Yếu kém của Đảng cộng sản Đức

Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức là do sự yếu kém và sai lầm của Đảng cộng sản Đức. Đảng cộng sản Đức đã nêu ra Cương lĩnh giải phóng nhân dân Đức về mặt xã hội và dân tộc. Thế nhưng họ lại không có biện pháp hiệu quả để phổ biến với quần chúng.

Bên cạnh đó những người cộng sản Đức đã coi nhẹ vết thương tình cảm dân tộc và sự phẫn nộ của nhân dân đối với Hiệp ước Versailles. Điều này gây ra sự bất mãn của nhân dân trong tình trạng khủng hoảng thời bấy giờ. Bởi vậy, dù ảnh hưởng của Đảng cộng sản Đức tăng lên nhưng vẫn còn tồn tại tinh thần chống đối trong xã hội.

Hành động đúng đắn của Đảng Cộng sản Pháp

Năm 1936, một liên minh chính trị của các lực lượng cánh tả ở Pháp đã được thiết lập. Liên minh bao gồm: Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, Chi hội Pháp của Công nhân Lao động Quốc tế (SFIO) và các chính đảng, tổ chức chính trị khác trong thời kì 1935 – 1938. Đây chính là sự thành lập chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp.

Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5 năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp giành được thắng lợi. Đảng thi hành một số chính sách tiến bộ trong những năm 1936 – 1939. Chính bởi vậy họ đã bảo vệ được nền dân chủ. Chủ nghĩa phát xít do đó không có cơ hội chiến thắng tại Pháp.

Đã rất nhiều năm kể từ khi chủ nghĩa phát xít thất bại trên thế giới cũng như tại Đức. Tuy nhiên nó vẫn là mối hiểm họa đối với nền hòa bình thế giới. Chiến thắng phát xít đã đưa thế giới trở về sự bình ổn vốn có. Đồng thời, phát xít sụp đổ làm cho chế độ tư bản chủ nghĩa thoát ra được khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vốn đã lún sâu trong nửa phần đầu của thế kỷ XX.

Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 8

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn đã chấm dứt sự đô hộ của ngoại bang (ở Hà Lan), lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ờ Anh), giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

– Với hiệp ước Véc-xai, Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Hợp chúng quốc MT (USA) ra đời.

– Hiến pháp 1787 đã đề cao vai trò của chính quyền trung ương, củng cố vị trí và tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản và chủ nô, song chưa đem lại quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao động.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

– Tháng 12 – 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dán Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng.

– Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ờ Phi-la-đen-phi-a. yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí. nhưng không đạt kết quả.

– Tháng 4 – 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-si-ơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

– Ngày 4 -7 – 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.

– Tháng 10 – 1777, quân 13 thuộc địa giành thắng lợi lớn ờ Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc.

Chuyên Đề Sử Dụng Một Số Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 5

CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 5

Có nhiều phương pháp và cách thức tổ chức dạy học lịch sử tích cực nhằm phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo của học sinh, điều đó có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường TH hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết này tôi nêu ra một số phương pháp mà qua quá trình vận dụng trong giảng dạy lịch sử cho hiệu quả khả quan, học sinh có thể nắm kiến thức và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt và sáng tạo dựa vào năng lực của bản thân.

1. Quan điểm về phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Phương pháp dạy học tích cực có những đặc trưng cơ bản là:

– Người học tập trung cao độ trong học tập, chủ động tìm tòi khám phá nội dung học tập, chủ động giải quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu biết của mình, đề xuất các ý tưởng sáng tạo và tự nguyện trình bày, diễn đạt các ý kiến của mình. Theo lí thuyết kiến tạo, phương pháp dạy học tích cực chính là giúp cho “người học tự xây dựng những cấu trúc trí tuệ riêng cho mình về những tài liệu học tập, lựa chọn những thông tin phù hợp, giải nghĩa thông tin dựa trên vốn kiến thức đã có và nhu cầu hiện tại, bổ sung thêm những thông tin cần thiết để tìm ra ý nghĩa của tài liệu mới”, người học chính là chủ thể của quá trình nhận thức.

– Người dạy: linh hoạt, mềm dẻo, luôn tạo cơ hội để người học tham gia và làm chủ hoạt động nhận thức. Người dạy xây dựng được những môi trường có khả năng thúc đẩy người học tự điều khiển hoạt động học tập, cung cấp những nhiệm vụ học tập có mức độ phù hợp với từng học sinh, tạo điều kiện cho từng học sinh được phép lựa chọn, tự lập kế hoạch, tự đưa ra mục đích hoạt động, tự mình hoặc hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập, cuối cùng tự nhận xét đánh giá kết quả học tập của bản thân. Người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức.

– Nội dung bài dạy không đi sâu vào từng chi tiết cụ thể mà sắp xếp thành các vấn đề liên kết hoặc sắp xếp theo nguyên lí cơ chế để kích thích tư duy và tính chủ động sáng tạo trong cách giải quyết các vấn đề của người học.

2. Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học lịch sử ở trường TH

2.1. Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi nhận thức để phát huy tính tích cực của học sinh

Câu hỏi nhận thức là câu hỏi khi đặt ra tạo được mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh, để giải quyết mâu thuẫn đó, nếu chỉ sử dụng kiến thức cũ không giải quyết được mâu thuẫn, không trả lời được câu hỏi. Muốn trả lời câu hỏi phải tiếp thu những kiến thức mới do thầy gợi mở cung cấp, phải huy động nhiều thao tác tư duy mới giải quyết được câu hỏi.

a. Nêu câu hỏi đầu giờ học: Vào đầu giờ học, giáo viên có thể kiểm tra hay không kiểm tra kiến thức bài cũ. Trước khi cung cấp kiến thức của bài học mới, giáo viên nên nêu ngay câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh. Câu hỏi loại này thường là câu hỏi có tính chất bài tập, muốn trả lời cần phải huy động kiến thức cơ bản của toàn bài. Nêu câu hỏi đầu giờ học có 2 tác dụng lớn: thứ nhất là nó xác định rõ ràng nhiệm vụ nhận thức của học sinh trong giờ học, thứ hai là hướng học sinh vào những kiến thức trọng tâm của bài, huy động cao nhất các hoạt động của các giác quan học sinh trong quá trình học tập: nghe, nhìn, kết hợp với tư duy có định hướng. Đương nhiên khi đặt câu hỏi, không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên đã cung cấp đầy đủ sự kiện thì học sinh mới trả lời được.

b. Câu hỏi sử dụng trong quá trình giảng dạy: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn phải biết đặt ra và giúp học sinh giải quyết các câu hỏi có tính chất nhận thức kiến thức. Một hệ thống câu hỏi tốt nêu ra trong quá trình giảng dạy phải phù hợp với khả năng của các em, kích thích tư duy phát triển, đồng thời tạo ra mối liên hệ bên trong của học sinh và giữa học sinh với giáo viên, tức là mỗi câu hỏi đưa ra, mỗi học sinh và cả giáo viên phải thấy rõ vì sao trả lời được, vì sao không trả lời được. Câu hỏi quá khó hay chưa đủ sự kiện, tư liệu để các em trả lời.

Những câu hỏi trong sách giáo khoa là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức trong sách, đồng thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài. Câu hỏi phải có sự chuẩn bị từ khi soạn giáo án, có dự kiến nêu ra lúc nào? Học sinh sẽ trả lời như thế nào? Đáp án phải trả lời ra sao? Rõ ràng việc sử dụng câu hỏi trong dạy học còn là một nghệ thuật. Khi câu hỏi đặt ra bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, phải kích thích được lòng ham hiểu biết, trí thông minh, sáng tạo của HS.

2.2. Phương pháp dạy học nêu vấn đề

a. Giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề: Tình huống có vấn đề là trở ngại về trí tuệ của con người xuất hiện khi chủ thể chưa biết cách giải quyết, giải thích hiện tượng, sự vật, quy trình thực tế, khi chưa đạt tới mục đích bằng cách thức quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải quyết mới hay phải có hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động có nhận thức sáng tạo có hiệu quả. Ta có thể diễn tả tình huống có vấn đề trong học tập lịch sử của học sinh như sự xuất hiện một mâu thuẫn mà học sinh đứng trước sự cần thiết phải tìm ra cái mới, cái chưa biết nhưng cần phải biết. Tình huống có vấn đề có thể là toàn bộ nội dung bài học hoặc là nội dung một mục. Cụ thể là về nội dung học sinh chưa biết một kiến thức nào đó, có thể là nguyên nhân (bùng nổ, thắng lợi hay thất bại), bản chất của của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, những kiến thức trừu tượng, khái quát như: khái niệm, quy luật, bài học lịch sử… Về phương pháp, học sinh chưa biết cách lập luận, chưa tạo ra được “một con đường”, một cấu trúc tư duy để đi từ cái đã biết sang cái chưa biết nhưng cần phải biết.

b. Nêu vấn đề: Khi có tình huống có vấn đề, giáo viên phải biết cách biểu đạt vấn đề sao cho hiệu quả. Trước hết, đặt học sinh vào trạng thái tâm lí đặc biệt – một trong các điều kiên để có dạy học nêu vấn đề, khiến học sinh tò mò, xuất hiện nhu cầu nhận thức cái chưa biết nhưng cần phải biết. Điều quan trọng là giáo viên phải khéo léo đặt ra vấn đề và gợi được sự hứng thú nhận thức ở học sinh. Học sinh chỉ hứng thú nghe thầy giảng khi học bài cung cấp cho những kiến thức mới, khi thầy có phương pháp giảng dạy sinh động sẽ lôi cuốn, kích thích các em tìm tòi, học hỏi thêm ngoài những điều đã lĩnh hội trên lớp. Chú ý “vấn đề” trong tình huống có vấn đề cần phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Giáo viên có thể đặt ra những tình huống có vấn đề phải tạo ra được bầu không khí sáng tạo, sinh động trong lớp học, từ đó các em sẽ hứng thú, say mê trong tìm tòi, lĩnh hội kiến thức mới.

2.3. Phương pháp kết hợp nhuần nhuyễn hệ thống phương pháp dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh.

a. Kết hợp câu hỏi nhận thức với đồ dùng trực quan

– Kết hợp câu hỏi nhận thức với đồ dùng trực quan để giải quyết vấn đề: Tức là, sau khi giáo viên nêu câu hỏi nhận thức cho học sinh giải đáp rồi mới giới thiệu 1 loại đồ dùng trực quan có tính gợi mở để giải đáp câu hỏi nhận thức vừa nêu.

b. Biện pháp kết hợp câu hỏi nhận thức với các đoạn tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm

– Kết hợp câu hỏi nhận thức với các đoạn tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm để hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động giải quyết các vấn đề, nghĩa là: Giáo viên cần kết hợp khéo léo việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh với thông báo kiến thức khoa học, phong phú, tạo điều kiện gợi mở, cung cấp tài liệu…nhằm giúp học sinh tự giác, tích cực giải quyết các vấn đề từng bước, từng phần.. Sau khi đặt vấn đề (thông qua câu hỏi, bài tập nhận thức), nếu thấy học sinh gặp khó khăn, giáo viên phải biết cách cung cấp thêm kiến thức cho học sinh. Trong đó việc đưa ra các đoạn tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm cho các em là một biện pháp mang tính chất “mở” quan trọng để giúp các em có thể từng bước giải quyết vấn đề. Sau đó thầy là người đưa ra kết luận đúng nhất làm cơ sở cho học sinh tự hoàn thiện những điều các em vừa nhận thức.

– Sử dụng các đoạn tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm kết hợp với hệ thống câu hỏi nhận thức để phát triển tư duy học sinh, tức là: Sau khi trình bày một đoạn tường thuật, miêu tả hay nêu đặc điểm nào đó, giáo viên đưa ra một hoặc một hệ thống câu hỏi nhận thức yêu cầu học sinh trả lời. Với việc kết hợp này sẽ giúp phát triển tư duy học sinh, đồng thời giúp học sinh thu được thông tin ngược, giúp cho việc dạy và học có hiệu quả hơn. Để giúp học sinh trả lời được câu hỏi, giáo viên cần căn cứ vào nội dung bài học để xác định nội dung câu hỏi nhận thức cho phù hợp, kết hợp với hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh trả lời rồi rút ra kết luận khái quát.

3. Kết luận

Để giúp học sinh phát huy tính tích cực trong quá trình học tập môn lịch sử ở trường THPT đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều biện pháp sư phạm. Với những biện pháp được đề cập trong đề tài, nếu được giáo viên sử dụng hợp lí sẽ có tác dụng to lớn giúp học sinh tích cực hơn trong quá trình học tập lịch sử. Tuy nhiên trong dạy học lịch sử không có biện pháp nào là vạn năng để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động trong quá trình học tập của các em. Việc sử dụng các phương pháp nói trên chỉ thực sự đem lại hiệu quả giáo dục khi được giáo viên sử dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, tuỳ mục đích của bài và khả năng nhận thức của các em.

Nguyễn Thị Hòa @ 19:50 21/12/2017 Số lượt xem: 1848