Vì Sao Phải Biết Ơn Người Khác / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Con Người Cần Có Lòng Biết Ơn?

Vì Sao Con Người Cần Có Lòng Biết Ơn?

Lòng biết ơn khiến cho ta luôn nhớ về cội nguồn, hiểu được sự tồn tại của mình và là nền tảng vững chắc đưa ta vào đời.

Từ nhỏ tôi luôn được Mẹ dạy rằng phải biết “ạ” hoặc “cảm ơn” khi người lớn cho quà. Đến khi trưởng thành rồi tôi lại thấy, đôi khi nói lời cảm ơn với người đã giúp đỡ tôi chẳng bao giờ là đủ. Và giây phút đó tôi chợt nhận ra rằng lời cảm ơn đã được “nâng cấp” lên thành lòng biết ơn từ bao giờ…

Sống với lòng biết ơn.

Và cũng chính sự biết ơn âm thầm mỗi ngày đó đã thôi thúc tôi phải có một hành động đẹp đẽ nào đó để trao tặng lại người mà tôi mang ơn bấy lâu nay. Cho đi để nhận lại và yêu thương cứ thế mà tăng dần lên. Chỉ vậy thôi cũng đủ thấy lòng biết ơn sẽ giúp thế giới này trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều rồi.

Nhờ lòng biết ơn mà tôi nhận ra mình cần trân quý hiện tại hơn, cố gắng nỗ lực nhiều hơn để trả ơn những người thân yêu đã giúp tôi có được ngày hôm nay.

Tôi biết ơn cha mẹ, anh chị, thầy cô, bạn bè, nhân viên… Biết ơn tất cả những ai đã đến và cho tôi những điều tốt đẹp, biết ơn cả những người đã đến và cho tôi nhiều bài học cuộc sống. Biết ơn thiên nhiên, Tổ quốc đã cho tôi có cuộc sống bình yên… Cảm ơn tất cả!

Và cũng chính lòng biết ơn giúp tôi nhận ra rằng, những năm tháng sau này, tôi sẽ không sống chỉ để nhận, chỉ để cho riêng mình mà sống còn để cho đi, trả ơn những gì mình đã được nhận. Đó mới thực sự là cuộc đời ý nghĩa!

Now or never!

—————

Lê Thị Ngọc Đào.

Tại Sao Sống Phải Có Lòng Biết Ơn? Học Sinh Cần Rèn Luyện Lòng Biết Ơn Như Thế Nào?

Tại sao sống phải có lòng biết ơn? Học sinh cần rèn luyện lòng biết ơn như thế nào?

Sống có lòng biết ơn không những là một trong những đạo lí làm người mà còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để được mọi người yêu mến và tìm thấy được hạnh phúc đích thực, con người phải sống có lòng biết ơn. Sống mà không có lòng biết ơn chẳng khác nào đang sống giữa sa mạc khô kiệt tình người, sớm muộn gì cũng bị thất bại trong cuộc sống mà thôi.

Thế nào là sống có biết ơn?

Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình và những người có công với dân tộc, với đất nước. Lòng biết ơn là biểu hiện cao cả của tình người, là nét đẹp của phẩm chất đạo đức văn hóa con người. Sống có lòng biết ơn là biết quý trọng công ơn của người khác đã làm đối với mình, biết giúp đỡ người khác và tạo dựng các giá trị cho xã hội, góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh, tiến bộ.

Tại sao sống phải có lòng biết ơn?

Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nét đẹp văn hóa cao đẹp ấy rất cần phải được gìn giữ và phát huy trong hời đại ngày nay. Không ai có thể một mình mà tạo ra tất cả của cải vật chất trong cuộc sống này. Tất cả những gì chúng ta thụ hưởng hôm nay đều do các thế hệ đi trước đã dày công bồi đắp nên qua biết bao năm tháng. Bởi thế, chúng ta phải biết ơn tấm lòng của công sức của họ đã để lại. Đồng thời, phải tôn trọng và gìn giữ những gì thành quả ấy.

Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa cao đẹp. Chính lòng biết ơn làm cho mối quan hệ giữa người và người trở nên gần gũi, thân thiện và gắn bó. Lòng biết ơn gắn kết con người lại với nhau thành một khối thống nhất vững mạnh.

Chính lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến và giúp đỡ. Những người như thế thường gặt hái được nhiều thành công trong công việc và có được hạnh phúc trong cuộc sống này.

Học sinh cần rèn luyện lòng biết ơn như thế nào?

Để rèn luyện được lòng biết ơn, mỗi học sinh phải biết trân trọng các thành quả lao động do người khác để lại. Phải xây dựng ý thức giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử vật thể và phi vật thể. Bởi nó là kết tinh của sức lao động, tinh thần và trí tuệ lớp lớp cha anh đi trước.

Phải biết ơn và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, người đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là công ơn trời biển, không gì có thể so sánh nỗi. Mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn ấy đến suốt cuộc đời mình.

Biết ơn các anh hùng dân tộc và thương binh liệt sĩ đã không quản ngại hiểm nguy hy sinh tính mạng để bảo vệ hòa bình của tổ quốc. Họ đã không tiếc thân mình vì sự bình yên của tổ quốc và cuộc sống hạnh phúc của muôn người. Tấm lòng của họ thật vĩ đại. Bởi thế chúng ta cần trân trọng và ghi ơn sâu sắc.

Phải biết ơn các thầy cô giáo từng ngày tận tâm giáo dục chúng ta. Nếu không có trường học và thầy cô giáo thì tri thức không được giữ gìn và truyền đạt. Nếu cha mẹ là người nuôi dưỡng chúng ta không lớn, thì thầy cô giáo là người trang bị cho chúng ta tri thức, hình thành nguồn sức mạnh, dẫn bước chúng ta vào đời.

Ngoài lòng biết ơn, mỗi học sinh cần phải rèn luyện nhân cách nhân phẩm tốt đẹp, trở thành người hữu ích cho xã hội.

Phê phán lối sống vô ơn:

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống vô ơn, bạc nghĩa. Họ sống ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. Họ thờ ơ, vô cảm trước cuộc sống. Nhiều người còn nhẫn tâm xúc phạm hoặc hủy hoại thành quả lao động của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách và bị xã hội lên án.

Bài học nhận thức:

Sống phải có lòng biết ơn . Chính lòng biết ơn là sợi dây gắn kết con người lại với nhau qua nhiều thế hệ. Sống không có lòng biết ơn là đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đừng sống vô ơn và cũng không nên phủ nhận công ơn của người khác đối với mình.

Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới biển rộng sông sâu. Những gì chúng ta hưởng thụ hôm nay không phải tự nhiên mà có. Đó là kết tinh của biết bao xương máu của con người. Hãy biết ơn điều đó để chúng ta có thể tạo ra nhiều thành quả lao động tốt đẹp hơn nữa cho các thế hệ mai sau. Hãy biết nói lời cảm ơn mỗi khi ta được nhận về một giá trị tốt đẹp trong cuộc đời này.

Vì Sao Con Người Cần Phải Yêu Thương Nhau?

Vì sao con người cần phải yêu thương nhau?

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra. Thương anh tháng đợi năm chờ, Cùng nhau chăn gối mới vừa lòng nhau.

Ái là sự trìu mến, luyến thương nhau mà không muốn xa rời. Người nữ có chất “ái” nhiều hơn người nam gấp trăm lần, người nam thì có “dục” ham muốn mạnh mẽ không phải chỉ riêng người mình yêu mà có thể ham muốn nhiều người. Khi hai chữ này được ghép lại thì trong tình yêu sẽ giữ được chất lửa lâu dài, nếu tách rời chúng ra thì có nguy cơ không thủy chung trong tình yêu. Có một con cá nhìn thấy miếng mồi ngon liền nhanh chóng đớp lấy mà không cần đắn đo suy nghĩ, miếng mồi chưa kịp nuốt vào bụng thì cổ họng của nó đã rỉ máu bởi lưỡi câu oan nghiệt, con cá càng vùng vẫy bao nhiêu thì lại càng đau đớn bấy nhiêu. Con mồi có thể làm bằng con giun hay một loại côn trùng nào đó nhưng con cá lại tưởng miếng mồi ngon nên đớp lấy không ngần ngại và bị mắc câu. Con người được sinh ra bởi luyến ái sắc dục và cũng chết bởi sắc dục là lẽ thường tình của thế gian. Cứ như thế mà con người chết đi sống lại triền miên trong dòng lục đạo luân hồi không có ngày thôi dứt. Người xuất gia đi ngược lại với dòng đời nên phải cố gắng xa lìa ái dục để thành tựu đạo giác ngộ, giải thoát. Người thế gian tham thì người xuất gia phải không tham, người thế gian mê thì người xuất gia phải có trí tuệ, như vậy mới có thể vượt qua những gì người đời yêu thích. Ái dục như một lưới sắt nhốt con người vào đó nên ái dục là một thứ ngục tù kiên cố hay cái cần câu có miếng mồi thơm ngon nhưng ăn vào thì mắc nghẹn, nuốt không được và tiêu hóa cũng không xong. Nếu vì tiếng sét ái tình mà chúng ta biết yêu quá sớm trước khi có nghề nghiệp và việc làm ổn định do nhận thức không đúng đắn thì coi chừng vỡ mộng. Tiếng sét ái tình có thể làm chúng ta đam mê men say tình ái, nhất là mối tình đầu. Ta sẽ choáng váng, sẽ đau thương, sẽ mất mát, sẽ hụt hẫng, sẽ chới với, chơi vơi, lạc lõng giữa dòng đời như mất đi một cái gì đó rất thiêng liêng, cao quý. Chúng ta phải tự gượng dậy và đứng lên để những đam mê buổi đầu không làm cho ta gục ngã, nếu không ta sẽ mất ăn, mất ngủ và không học hành gì được. Ta cứ ngơ ngơ, ngáo ngáo, cho đến xanh xao, ốm o, gầy mòn, bỏ bê hết tất cả mọi việc. Người nam hấp dẫn người nữ bởi sự nam tính, bản lĩnh, rộng lượng, mạnh mẽ và trí thông minh. Người nữ hấp dẫn người nam bởi sự nữ tính, dịu dàng, kiên nhẫn, chịu đựng và lòng bao dung, cùng các yếu tố khác nữa. Luật hấp dẫn như một quy luật tự nhiên của vũ trụ, như vạn vật phải nương vào nhau mà sống. Chúng ta là nam hay nữ đều có chung một nỗi lo là sợ già, sợ xấu, sợ không người thương, sợ cô đơn, sợ chết và đủ thứ nỗi sợ khác. Do sợ cô đơn nên chúng ta muốn tìm kiếm nhau để khỏa lấp sự trống trải đang dày vò tâm trí mình. Nhiều người cũng tưởng tượng theo kiểu như vậy; nếu xuất gia sau này già nua, không gia đình người thân, khi bệnh tật thì ai sẽ chăm sóc, giúp đỡ. Con người ta thường sợ bị miệng đời chê trách “cô mà đi tu thì sau này già, bệnh, khổ thì ai lo cho”. Vì không thấy rõ sự thật về thân nên chúng ta có khuynh hướng chiều chuộng thân nhiều quá. Do phải ăn uống để bồi bổ thân này nên phải giết hại nhiều con vật, đến khi bệnh đau thì than trời trách đất đủ thứ. Chúng ta đừng quá luyến ái và tham đắm vào thân vì xác thân này trước sau gì cũng già-bệnh-chết, không một ai tránh khỏi điều này. Một ngày trôi qua là ta đang gần kề với thần chết, thời gian giết chết thân này trong từng sát na sinh diệt nên nếu đam mê thân thì ta sẽ khổ khi nó không còn. Con người càng đẹp bao nhiêu thì càng khổ bấy nhiêu vì cứ muốn gìn giữ nó mãi mà có giữ được đâu. Khi tâm ta đã không luyến ái, tham chấp thì thân có bệnh tật hay khỏe mạnh, đẹp hay xấu cũng không làm cho ta đau lòng. Chúng ta đừng tưởng ai đẹp mới sinh luyến ái, những người xấu lại càng luyến ái hơn vì muốn người khác yêu thương mình. Ta xấu mà người khen đẹp thì lỗ mũi lại phình to ra và chúng ta không thể sống tách rời nhau vì sợ cô đơn, buồn tủi nên mới tìm đến nhau vì đang cần có nhau. Điên dại và cuồng si nhất vẫn là thứ tình yêu đơn phương mù quáng. Không gì đau khổ hơn việc mình yêu người mà người không đáp lại, người đi yêu người khác và người khác cũng chẳng yêu người. Đúng là theo tình tình phụ, phụ tình tình theo, sự đời có nhiều cái tréo ngoe như vậy. Bạn bè cùng chung một lớp nhưng hai người bạn trai lại đi thương cùng một người bạn gái, vậy hẳn nhiên là có người được, kẻ mất. Khi vướng vào vòng này con người hầu như mất hết năng lực sống, không còn thiết tha việc gì, chỉ nằm vùi vật mê man trong men say tình ái. Chúng ta hãy nên thận trọng, dè dặt trong tình yêu của buổi ban đầu khi còn trẻ. Rất nhiều người bị khủng hoảng tinh thần, mất hết niềm tin trong cuộc sống nên đã lao vào các cuộc vui chơi trác táng suốt sáng thâu đêm để trả thù đời. Càng như thế thì ta càng tự dìm chết đời mình trong hoan lạc, vô bổ và chắc chắn trong nay mai ta sẽ rơi vào vòng vây tội lỗi. Nếu trong quan hệ tình yêu lứa đôi mà một trong hai người dính vào vòng si mê nghiện ngập thì thường xuyên làm đau khổ cho nhau. Sau một thời gian tận tụy hy sinh để thuyết phục người bạn đời của mình dứt khoát chừa bỏ nhưng không có hiệu quả thì ta phải biết mối tình của mình sẽ mang đến nhiều phiền muộn, khổ đau vô cùng cực. Ai đã từng dính vào vòng này cũng đều phải bỏ cuộc nên phải mạnh dạn chia tay, cắt đứt quan hệ thì họa may mới còn con đường sống; bằng không thì anh chích xì ke, em bán ma túy, hai người cùng đi vào con đường tội lỗi và cuối cùng vướng vào vòng tù tội. Khi hai người yêu nhau mà không có cùng quan điểm, chí hướng, tức là không có sự đồng cảm với nhau, không biết lắng nghe, không biết bao dung và độ lượng thì những nỗi khổ, niềm đau sẽ có mặt làm cho tình yêu rạn nứt và cuối cùng dẫn đến chia tay. Đời sống lứa đôi lúc nào cũng đề cao hạnh thủy chung vì đó là phẩm chất cao đẹp của tình yêu và hôn nhân. Nhưng vì sao người ta lại ngoại tình, không giữ được sự thủy chung rồi tạo nghiệp tà dâm, chỉ vì lòng tham muốn quá mạnh mẽ nên có thễ dẫn đến tan nhà nát cửa. Có thể chúng ta sẽ không thấy hạnh phúc khi sống với người bạn đời quá tham lam, ích kỷ vì họ sợ mất ta, thành ra ta càng bị trói chặt vào đó như con tằm làm kén; cho đến khi tức nước vỡ bờ, hạnh phúc gia đình tan vỡ vì chuyện không đâu, càng quá yêu nhau, sợ mất nhau thì càng vô tình làm khổ cho nhau. Nguyên nhân khác của ngoại tình là sự nhàm chán, giống như ăn cơm hoài thì cũng thèm phở, thèm hủ tíu hay ít nhất cũng là bún riêu hoặc bánh canh. Hôn nhân như một bộ đồ, khi mặc hoài sẽ sờn rách đi nên phải mua bộ đồ mới hay phải thay đổi quần áo thường xuyên. Vì sao chúng ta lúc nào cũng muốn được yêu thương trong sự ích kỷ của riêng mình, thậm chí có người còn tranh giành nhau để được bày tỏ tình yêu. Chúng ta thường tạo nội kết với ánh mắt làn môi, với sự luyến ái trong tình dục. Và sự thật là chúng ta khổ vì những nội kết đó, càng yêu nhiều thì càng khổ nhiều, khi yêu không được thì lại ghét bỏ rồi muốn trả thù. Những ham muốn của con người trong tình ái không bao giờ dừng lại vì chúng ta chưa bao giờ thỏa mãn thực sự, nội kết sẽ phình to ra bởi trong ta đang chất chứa sự vô minh. Khi hai người nam nữ quan hệ tình dục thì sự luyến ái hết sức cùng tột và nó làm duyên cho nhau để kiếp sau tiếp tục gặp gỡ nhau. Suy nghĩ không chân chính sẽ dẫn đến hành động nông nổi và nghiệp được tạo ra không như mong muốn. Tình yêu thường là sự lợi dụng lẫn nhau qua xác thịt nếu chúng ta không có hiểu biết chân chính, không có tình yêu thương chân thành, chỉ một bề biết hưởng thụ cho riêng mình mà không có sự hòa hợp của con tim. Tình yêu ấy chỉ mang nhiều hệ lụy khổ đau vì không có sự cảm thông, chia sẻ. Muốn cho tình yêu được bền vững, lâu dài thì khi yêu nhau ta phải biết quý kính và tôn trọng lẫn nhau. Người con gái phải tự giữ gìn, người con trai cũng phải biết gìn giữ cho người con gái, giữa hai người cần có sự thông cảm và độ lượng. Trong tình yêu chân thật chúng ta không nên đưa tình dục lên hàng đầu; ngoài việc chăn gối ta còn có trách nhiệm và bổn phận thương yêu, bảo bọc cho nhau; còn phải quan tâm nuôi dạy con cái hướng về chân-thiện-mỹ để chúng biết thương người và vật. Không có gì đẹp hơn bằng tình yêu chân thật khi hai người biết lo lắng cho nhau, biết chia sẻ để làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau, biết vun bồi để càng ngày càng thêm hiểu và thương nhau hơn. Tình yêu lứa đôi là sự kết hợp của hai con tim bằng sợi dây ân ái, nhưng ân ái phải có sự hiểu biết, tôn trọng, tiết chế chừng mực mới bảo đảm hạnh phúc lâu dài. Chúng ta nên nhớ một điều, dục là một loại đam mê ham muốn rất mạnh, nó như một thứ lửa rơm bừng cháy và tàn lụi cũng rất nhanh. Dục chỉ là phần thô thiển bên ngoài, ái mới là điều quan trọng thiết yếu, là sự cảm thọ, nhận thức thuộc về phần tinh thần. Hôn nhân không có sự làm mới thì người trong cuộc bỗng chốc phiền não vì ham muốn sự thay đổi theo kiểu thay đổi khẩu vị. Hành động ngoại tình diễn ra nhưng có ai ngờ nó chỉ là đam mê thoáng qua mà kéo theo sau là việc đánh mất niềm tin giữa vợ với chồng, dẫn đến ly dị, con cái bơ vơ không ai chăm sóc và không còn chỗ nương tựa. Sự thiếu tôn trọng lẫn nhau cũng làm cho chúng ta thất vọng trong đời sống hôn nhân. Chồng không tôn trọng vợ và vợ không tôn trọng chồng, ban đầu chưa cưới thì bao nhiêu lời ngon tiếng ngọt được tuôn ra, khi cưới nhau rồi thì bao nhiêu lời ác ngữ cứ bùng phát ra mãi. Tại vì sao? Vì lúc này “cái ngã” của mình phình to ra nên ta đánh mất chính mình và người bạn đời cũng vậy. Khi ba nghiệp thanh tịnh nhờ biết buông xả dính mắc vào mọi thứ thì tâm ta an nhiên mà thường biết rõ ràng. Khi trong suy nghĩ mình có hiểu biết thì hành động ác sẽ không còn nữa, từ đó ta chấm dứt vọng động lăng xăng, từ suy nghĩ mà phát ra lời nói và hành động trong sáng. Một người sống có hiểu biết và yêu thương bằng tình người trong cuộc sống sẽ thấy sắc là Thiền, nghe tiếng là Thiền. Sống chung dưới một mái ấm gia đình là nhân duyên nhiều đời nên khi chúng ta còn gặp nhau thì hãy biết thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để mai này không còn gặp nhau nữa thì ta không hối tiếc, bởi đó là lẽ đương nhiên của sự sinh ly tử biệt.

Khi tâm ta luyến ái Làm khổ đau cho nhau Ai thân thiết ruột rà Ai người dưng kẻ lạ Nguyện tất cả chúng sinh Ba nghiệp hằng thanh tịnh Luôn sống đời an lành Trong yêu thương hiểu biết.

Nghị Luận Xã Hội: Phải Biết Nói Lời Cảm Ơn

Từ văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về nội dung: phải biết nói lời cảm ơn.

(Trích: Đề thi minh họa vào 10 môn Văn tỉnh Khánh Hòa 2019)

Gợi ý làm bài, những ý chính cần đạt được:

Thế nào là lời cảm ơn?

Tại sao phải biết nói lời cảm ơn? Và nó có tác dụng gì?

Giới thiệu tầm quan trọng của lời cảm ơn

Thực trạng hiện nay: Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.

Tại sao lời cảm ơn lại quan trọng tới vậy: giúp tâm hồn ta thanh thản… hoặc đơn giản chỉ là mình nhận ơn của người khác thì mình phải biết nói lời cảm ơn.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn?

Hãy luôn nói lời cảm ơn để gắn kết yêu thương.

3. Kết luận: Khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của cảm ơn: thể hiện được nét văn hóa của một con người.

Đoạn văn 8 – 10 câu bàn về lời cảm ơn

Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng “cảm ơn” đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi. Có phải khi nói cảm ơn một người khác bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn? Còn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi? Không phải như vậy đâu. đừng để những cảm giác, suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho con người chúng ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thậm chí là thiếu văn hoá. Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩa to lớn biết bao. Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì cả 2 bên không ai chịu nói lời xin lỗi, một người có thể chạnh lòng khi không nhận được lời cảm ơn…..

Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả nhũng người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cám ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ. Cám ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cám ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp.

Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này cần được điều chỉnh để hợp lý hơn để ứng xử trong xã hội tốt hơn. Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

Đoạn văn ngắn bàn về nội dung: phải biết nói lời cảm ơn

Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội. Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tọc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn. Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.

Có khi nào bạn tự hỏi rằng từ bé đến lớn bạn đã nói lời cảm ơn bao nhiêu lần chưa? Lời cảm ơn có lẽ là một trong những lời nói chân thành nhất xuất phát từ trái tim từ tấm lòng của chính mình. Cảm ơn là một thái độ trân trọng biết ơn những gì mà người khác đã làm cho ta đem lại cho ta những điều tốt đẹp. Cảm ơn chính là một cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử lịch sự, lễ phép, biết tôn trọng đến những người xung quanh mình. Văn hóa cảm ơn chính là nét đẹp vốn có của một con người. Lời cảm ơn dù chỉ là bé nhỏ nhưng lại có thể đánh giá được nhân phẩm của một con người. Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn ta biết trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Nét đẹp của lối sống này diễn ra thường xuyên biểu hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động và nằm ngay trong chính tình cảm của mỗi người. Cảm ơn thực ra chỉ là một cách hành xử biết điều, lễ phép, lịch sự. Nét đẹp này không phô trương ra bên ngoài nhưng lại khiến người xung quanh yêu quý mình. Hằng ngày chúng ta gặp gỡ bao nhiêu chuyện, tiếp xúc bao nhiêu chuyện. Lời cảm ơn khi được bạn bè giúp đỡ, cảm ơn khi đi lạc đường được một người lạ chỉ giúp, cảm ơn vì hôm nay xe thủng xăm và có người đưa mình về. Chỉ là một lời nói đơn giản và rất dễ dàng thể hiện. Hoặc đơn giản hơn là nói lời cảm ơn ba mẹ vì đã nuôi dạy mình lớn khôn, có thể tự lập được. Nhưng dường như lời nói cảm ơn với ba mẹ lại khó khăn vì bạn nghĩ nó sáo rỗng, không thật. Đây là lời cảm ơn chân thành nhất mà ba mẹ vẫn mong một lần con cái sẽ nói với mình. Giá như ai cũng biết nói lời cảm ơn thì thế giới sẽ toàn là màu hồng, ai cũng sẽ hết lòng vì người khác. Xã hội sẽ tiến bộ hơn văn minh hơn. Giữa người với người sẽ tràn ngập yêu thương. Hãy nói cảm ơn với tất cả và đặc biệt là cảm ơn những thất bại vì chính những thất bại ấy đã cho ta thêm kinh nghiệm để có những thành công sau này. Những người trẻ chúng ta phải học để nói lời cảm ơn. Nó không chỉ là một truyền thống tốt đẹp mà nó còn là những cư xử đẹp để mọi người yêu thương và chia sẻ cho nhau nhiều hơn. Vậy hãy cảm ơn và đừng ngần ngại nói lời cảm ơn với tất cả yêu thương.

-/-