Vì Sao Phải Biết Ơn / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Giải Thích Vì Sao Cần Phải Có Lòng Biết Ơn ?

Một người sống trong tâm trạng biết ơn sẽ hạnh phúc , thư thái , và dễ

thành công hơn rất nhiều so với những người hay oán trách . Lòng biết

ơn thường xuất phát từ những tấm lòng nhân hậu , những trái tim lạc

quan và mở rộng … Nhưng nếu sinh ra đời không được “lập trình” sẵn

cho phẩm chất này thì bạn hãy tự mình nuôi dưỡng bằng những cách sau

đây :

– Mở rộng lòng biết ơn :

Có biết bao điều để bạn đặt vào đó lòng biết ơn của mình . Việc tồn

tại trên đời này chẳng là một ân sủng hay sao ? hãy cảm ơn cha mẹ đã

sinh ra mình , là một người con gái Việt Nam trung hậu đảm đang , là

một người con trai Việt Nam dũng cảm , đầy bản lĩnh , Với những phẩm

chất tốt đẹp bẩm sinh của giới tính làm vui lòng biết bao người …Hãy

cảm ơn vì được sống trong một hành tinh xanh , giữa cộng đồng loài

người , là tạo vật thông minh , nhạy cảm nhất và không ngừng tìm cách

để cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn . Cảm ơn người thầy nghiêm khắc để

ta lo học hơn . Cảm ơn cả sự chê bai của bạn để ta nhìn lại mình . Cảm

ơn những thử thách , khó khăn đã hun đúc cho ta ý chí …

– Biểu lộ lòng biết ơn :

Hãy biểu lộ lòng biết ơn , bằng lời nói , ánh mắt , việc làm … Dù có

ai làm cho ta một việc rất nhỏ như nhặt hộ một cái mũ , chỉ cho một

con đường … Hãy biểu lộ lòng biết ơn với những người thương yêu ta

nhất , rằng ta sung sướng được sống với họ , được gặp họ … Tìm cách

cảm ơn những đồng nghiệp cùng ta hợp tác làm việc để hoàn thành một

sản phẩm , một nhiệm vụ . Cảm ơn sự gay gắt của sếp để ta cẩn thận hơn

… Hãy thì thầm cảm ơn sách báo cho ta tri thức , cảm ơn một bông hoa

cho ta mùi thơm . Ngay một người tình bỏ ta ra đi mà ta không còn cách

nào giữ lại cũng nên cảm ơn vì người ấy đã từng cho ta những giây phút

xao xuyến , đẹp đẽ … Cảm ơn đi , bạn sẽ thấy nhẹ lòng…

– Tạo cơ hội cho lòng biết ơn :

Vậy hãy ân cần chỉ đường cho một người khách lạ , nhường chỗ cho một

cụ già , nâng một em bé bị ngã , đỡ đần một người vác nặng , giúp một

người hoạn nạn , đón tiếp ai đó với nụ cười …Kẻ tạo ơn và người biết

ơn đều được nhấm nháp hương vị ngọt ngào như nhau.

Đây là bài viết mình tháy tâm đắc nhất.

Tại Sao Sống Phải Có Lòng Biết Ơn? Học Sinh Cần Rèn Luyện Lòng Biết Ơn Như Thế Nào?

Tại sao sống phải có lòng biết ơn? Học sinh cần rèn luyện lòng biết ơn như thế nào?

Sống có lòng biết ơn không những là một trong những đạo lí làm người mà còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để được mọi người yêu mến và tìm thấy được hạnh phúc đích thực, con người phải sống có lòng biết ơn. Sống mà không có lòng biết ơn chẳng khác nào đang sống giữa sa mạc khô kiệt tình người, sớm muộn gì cũng bị thất bại trong cuộc sống mà thôi.

Thế nào là sống có biết ơn?

Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình và những người có công với dân tộc, với đất nước. Lòng biết ơn là biểu hiện cao cả của tình người, là nét đẹp của phẩm chất đạo đức văn hóa con người. Sống có lòng biết ơn là biết quý trọng công ơn của người khác đã làm đối với mình, biết giúp đỡ người khác và tạo dựng các giá trị cho xã hội, góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh, tiến bộ.

Tại sao sống phải có lòng biết ơn?

Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nét đẹp văn hóa cao đẹp ấy rất cần phải được gìn giữ và phát huy trong hời đại ngày nay. Không ai có thể một mình mà tạo ra tất cả của cải vật chất trong cuộc sống này. Tất cả những gì chúng ta thụ hưởng hôm nay đều do các thế hệ đi trước đã dày công bồi đắp nên qua biết bao năm tháng. Bởi thế, chúng ta phải biết ơn tấm lòng của công sức của họ đã để lại. Đồng thời, phải tôn trọng và gìn giữ những gì thành quả ấy.

Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa cao đẹp. Chính lòng biết ơn làm cho mối quan hệ giữa người và người trở nên gần gũi, thân thiện và gắn bó. Lòng biết ơn gắn kết con người lại với nhau thành một khối thống nhất vững mạnh.

Chính lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến và giúp đỡ. Những người như thế thường gặt hái được nhiều thành công trong công việc và có được hạnh phúc trong cuộc sống này.

Học sinh cần rèn luyện lòng biết ơn như thế nào?

Để rèn luyện được lòng biết ơn, mỗi học sinh phải biết trân trọng các thành quả lao động do người khác để lại. Phải xây dựng ý thức giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử vật thể và phi vật thể. Bởi nó là kết tinh của sức lao động, tinh thần và trí tuệ lớp lớp cha anh đi trước.

Phải biết ơn và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, người đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là công ơn trời biển, không gì có thể so sánh nỗi. Mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn ấy đến suốt cuộc đời mình.

Biết ơn các anh hùng dân tộc và thương binh liệt sĩ đã không quản ngại hiểm nguy hy sinh tính mạng để bảo vệ hòa bình của tổ quốc. Họ đã không tiếc thân mình vì sự bình yên của tổ quốc và cuộc sống hạnh phúc của muôn người. Tấm lòng của họ thật vĩ đại. Bởi thế chúng ta cần trân trọng và ghi ơn sâu sắc.

Phải biết ơn các thầy cô giáo từng ngày tận tâm giáo dục chúng ta. Nếu không có trường học và thầy cô giáo thì tri thức không được giữ gìn và truyền đạt. Nếu cha mẹ là người nuôi dưỡng chúng ta không lớn, thì thầy cô giáo là người trang bị cho chúng ta tri thức, hình thành nguồn sức mạnh, dẫn bước chúng ta vào đời.

Ngoài lòng biết ơn, mỗi học sinh cần phải rèn luyện nhân cách nhân phẩm tốt đẹp, trở thành người hữu ích cho xã hội.

Phê phán lối sống vô ơn:

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống vô ơn, bạc nghĩa. Họ sống ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. Họ thờ ơ, vô cảm trước cuộc sống. Nhiều người còn nhẫn tâm xúc phạm hoặc hủy hoại thành quả lao động của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách và bị xã hội lên án.

Bài học nhận thức:

Sống phải có lòng biết ơn . Chính lòng biết ơn là sợi dây gắn kết con người lại với nhau qua nhiều thế hệ. Sống không có lòng biết ơn là đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đừng sống vô ơn và cũng không nên phủ nhận công ơn của người khác đối với mình.

Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới biển rộng sông sâu. Những gì chúng ta hưởng thụ hôm nay không phải tự nhiên mà có. Đó là kết tinh của biết bao xương máu của con người. Hãy biết ơn điều đó để chúng ta có thể tạo ra nhiều thành quả lao động tốt đẹp hơn nữa cho các thế hệ mai sau. Hãy biết nói lời cảm ơn mỗi khi ta được nhận về một giá trị tốt đẹp trong cuộc đời này.

Tại Sao Nên Bày Tỏ Lòng Biết Ơn?

“Chị Raquel thân mến,

Em rất cám ơn chị vì chị đã luôn động viên em. Dù chị có thể không biết điều này, nhưng đức tính dễ mến, hay khích lệ và lời tử tế của chị đã giúp em rất nhiều”.-Jennifer.

Bạn có bao giờ bất ngờ nhận được một tấm thiệp cám ơn không? Nếu có, chắc hẳn bạn cảm thấy ấm lòng. Dù sao đi nữa, cảm giác muốn người khác biết ơn và quý trọng mình là điều tự nhiên.- Ma-thi-ơ 25:19-23.

Bày tỏ lòng biết ơn thường giúp cho mối quan hệ giữa hai bên trở nên gần gũi hơn. Ngoài ra, khi bày tỏ lòng biết ơn, một người đang noi theo gương của Chúa Giê-su, đấng luôn để ý đến công việc tốt lành của người khác.- Mác 14:3-9; Lu-ca 21:1-4.

Điều đáng tiếc là càng ngày người ta càng ít bày tỏ lòng biết ơn, dù là nói hoặc viết. Kinh Thánh cảnh báo rằng trong “ngày sau-rốt”, người ta sẽ “bội-bạc” ( 2 Ti-mô-thê 3:1, 2). Nếu không cảnh giác, khuynh hướng thiếu biết ơn hiện đang lan tràn trên thế giới có thể khiến chúng ta không còn hành động để thể hiện lòng biết ơn của mình.

Cha mẹ có thể dạy con cái bày tỏ lòng biết ơn qua những cách thực tiễn nào? Chúng ta nên bày tỏ lòng biết ơn với ai? Và tại sao chúng ta nên tỏ lòng biết ơn, ngay dù những người xung quanh không làm thế?

Trong gia đình

Các bậc cha mẹ làm việc khó nhọc để chăm lo cho con cái. Dù vậy, thỉnh thoảng họ thấy những nỗ lực của mình không được quý trọng. Họ có thể làm gì để thay đổi tình trạng này? Có ba yếu tố cần thiết.

(1) Làm gương. Giống như hầu hết các khía cạnh khác của việc dạy dỗ con cái, gương mẫu là cách hữu hiệu. Kinh Thánh nói về một người mẹ siêng năng làm việc ở nước Y-sơ-ra-ên xưa như sau: ‘Con cái nàng chúc nàng được phước’. Nhờ đâu những người con này học được cách bày tỏ lòng biết ơn? Phần sau của câu Kinh Thánh này cung cấp một mấu chốt, đó là: ‘Chồng nàng cũng khen-ngợi nàng’ ( Châm-ngôn 31:28). Khi cha mẹ bày tỏ lòng biết ơn với nhau, con cái sẽ thấy rằng những lời nói ấy mang lại niềm vui cho người nghe, củng cố mối quan hệ gia đình và là biểu hiện của người trưởng thành.

Một người cha tên là Stephen kể lại: “Tôi cố gắng nêu gương cho các con bằng cách cám ơn vợ tôi vì đã nấu bữa tối”. Kết quả là gì? Anh cho biết: “Hai con gái của tôi để ý những gì tôi làm và điều đó giúp chúng nhận thấy rằng chúng cũng có thể bày tỏ lòng biết ơn”. Nếu đã kết hôn, bạn có thường cám ơn người hôn phối vì đã làm những công việc nhà bình thường không? Bạn có cám ơn con cái ngay cả khi chúng làm những điều phải làm không?

(2) Huấn luyện. Cảm xúc biết ơn có thể được ví như những bông hoa. Chúng cần được vun trồng mới sanh kết quả tốt nhất. Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con cái của họ vun trồng và bày tỏ lòng biết ơn? Vị vua khôn ngoan Sa-lô-môn đã nhấn mạnh một nhân tố thiết yếu qua những lời sau: “Lòng người công-bình suy-nghĩ lời phải đáp”.- Châm-ngôn 15:28.

Hỡi các bậc cha mẹ, các bạn có thể huấn luyện con cái mình, giúp chúng nghĩ đến nỗ lực và lòng rộng rãi của người tặng ẩn chứa trong món quà mà chúng nhận được không? Việc ngẫm nghĩ như thế giống như “mảnh đất” để phát triển lòng biết ơn. Chị Maria, người đã nuôi dạy ba đứa con, cho biết: “Cần trò chuyện và giải thích cho con biết ý nghĩa của một món quà-đó là người tặng đã nghĩ đến các con và muốn cho thấy họ quan tâm đến chúng như thế nào. Dù phải dành nhiều thời gian để làm thế nhưng tôi cảm thấy những nỗ lực ấy thật đáng công”. Những cuộc trò chuyện như vậy giúp con trẻ không chỉ biết nên nói gì khi bày tỏ lòng biết ơn mà còn biết tại sao nên làm thế.

Các bậc cha mẹ khôn ngoan giúp con tránh suy nghĩ rằng chúng hiển nhiên phải được nhận mọi điều tốt lành.* Trong Kinh Thánh, lời cảnh báo về cách đối xử với những người đầy tớ ghi nơi Châm-ngôn 29:21 cũng được áp dụng cho con cái: “Nếu cưng chiều kẻ nô lệ ngay từ thuở nhỏ, cuối cùng nó sẽ trở nên bạc nghĩa” ( Nguyễn Thế Thuấn).

Làm sao cha mẹ có thể giúp con nhỏ của mình bày tỏ lòng biết ơn? Chị Linda có ba con nói: “Khi viết thiệp cám ơn, chồng tôi và tôi khuyến khích các con góp phần bằng cách ký tên lên thiệp hoặc vẽ một hình đính kèm”. Thật vậy, dù những hình ảnh ấy có thể đơn giản và chữ ký thì nguệch ngoạc, nhưng bài học mà con trẻ nhận được qua hành động ấy rất sâu sắc.

(3) Kiên nhẫn. Tất cả chúng ta bẩm sinh đều có khuynh hướng ích kỷ, và nó có thể ngăn cản chúng ta bày tỏ lòng biết ơn ( Sáng-thế Ký 8:21; Ma-thi-ơ 15:19). Nhưng Kinh Thánh khuyến khích những người thờ phượng Đức Chúa Trời “phải làm nên mới trong tâm-chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời”.- Ê-phê-sô 4:23, 24.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có kinh nghiệm hiểu rằng giúp con cái “mặc lấy người mới” không phải là điều dễ làm. Anh Stephen được đề cập ở trên cho biết: “Phải mất nhiều thời gian để dạy con cái biết nói cám ơn mà không đợi nhắc nhở”. Nhưng vợ chồng anh Stephen đã không bỏ cuộc. Anh nói tiếp: “Nhờ tiếp tục kiên nhẫn dạy dỗ, chúng tôi đã giúp hai con của mình hiểu được điều đó. Giờ đây, chúng tôi rất hãnh diện về cách các con mình tỏ lòng biết ơn với người khác”.

Trên đường đi đến thành Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su gặp mười người bị phung cùi. Kinh Thánh kể lại: “[Họ] lên tiếng rằng: Lạy Jêsus, lạy Thầy, xin thương-xót chúng tôi cùng! Khi Ngài thấy họ, liền phán rằng: Hãy đi, tỏ mình cùng thầy tế-lễ. Họ đương đi thì phung lành hết thảy. Có một người trong bọn họ thấy mình đã được sạch, bèn trở lại, lớn tiếng khen-ngợi Đức Chúa Trời; lại đến sấp mặt xuống đất, nơi chân Đức Chúa Jêsus, mà tạ ơn Ngài. Vả, người đó là người Sa-ma-ri”.- Lu-ca 17:11-16.

Chúa Giê-su có để ý đến việc những người khác không tỏ lòng biết ơn không? Lời tường thuật cho biết: “Đức Chúa Jêsus bèn cất tiếng phán rằng: Không phải mười người đều được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu? Chỉ có người ngoại-quốc nầy trở lại ngợi-khen Đức Chúa Trời ư!”.- Lu-ca 17:17, 18.

Chín người bị phung khác không phải là người ác. Trước đó, họ đã công khai bày tỏ đức tin nơi Chúa Giê-su và sẵn sàng vâng theo chỉ dẫn của ngài, đó là đi đến Giê-ru-sa-lem để gặp các thầy tế lễ. Tuy nhiên, dù chắc chắn rất biết ơn Chúa Giê-su về hành động tốt lành của ngài, họ đã không bày tỏ lòng biết ơn ấy. Họ đã làm Chúa Giê-su thất vọng. Còn chúng ta thì sao? Khi có ai đối xử tốt với mình, chúng ta có nhanh chóng nói cám ơn và khi thích hợp có thể viết vài lời cám ơn họ không?

Bạn hãy tự hỏi: “Lần cuối cùng tôi nói lời cám ơn với người đã giúp mình là khi nào?”. Người đó có thể là một người hàng xóm, đồng nghiệp, bạn học, nhân viên bệnh viện, chủ cửa hàng hoặc một người nào khác. Bạn hãy thử làm một bản ghi chú và trong một hoặc hai ngày, đánh dấu số lần bạn bày tỏ lòng biết ơn với người khác qua lời nói hoặc một hành động cụ thể nào đó. Bản ghi chú ấy có thể giúp bạn thấy mình có nên bày tỏ lòng biết ơn nhiều hơn nữa hay không.

Dĩ nhiên, Đấng đáng được chúng ta biết ơn nhiều nhất chính là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng ban tặng “mọi ân-điển tốt-lành cùng sự ban-cho trọn-vẹn” ( Gia-cơ 1:17). Lần cuối cùng bạn chân thành bày tỏ lòng biết ơn với Đức Chúa Trời về những điều cụ thể Ngài làm cho bạn là khi nào?- 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17, 18.

Tại sao bày tỏ lòng biết ơn dù người khác không làm thế?

Một số người có lẽ không đáp lại lòng biết ơn mà chúng ta bày tỏ. Thế thì tại sao nên bày tỏ lòng biết ơn dù người khác không làm thế? Chúng ta hãy xem lý do sau đây.

Khi làm điều tốt cho người thiếu lòng biết ơn, chúng ta đang noi gương Đấng Tạo Hóa nhân từ là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Dù nhiều người không biết ơn tình yêu thương của Đức Giê-hô-va, nhưng Ngài vẫn không ngừng làm điều tốt cho họ ( Rô-ma 5:8; 1 Giăng 4:9, 10). Ngài khiến “mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công-bình cùng kẻ độc-ác”. Nếu chúng ta cố gắng bày tỏ lòng biết ơn dù sống trong một thế giới vô ơn, chúng ta sẽ chứng tỏ mình là “con của Cha [chúng ta] ở trên trời”.- Ma-thi-ơ 5:45.

[Câu nổi bật nơi trang 15]

Hãy thử làm một bản ghi chú và trong một hoặc hai ngày, đánh dấu vào đó số lần bạn thật sự nói lời cám ơn

[Hình nơi trang 15]

Hãy làm gương cho con bạn về việc bày tỏ lòng biết ơn

[Hình nơi trang 15]

Ngay cả những con nhỏ cũng có thể được huấn luyện để bày tỏ lòng biết ơn

Bài 6 : Lòng Biết Ơn

Kiểm tra bài cũ.

– Do Thiên Chúa tạo thành

– Ngài chỉ phán một lời.

– Là từ không làm ra có.

II. DẪN VÀO BÀI HỌC.

Bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những từ ngữ để bày tỏ lòng biết ơn như : “Cảm ơn”, “Thank you”, “Merci”, “Ưn-ngài”… Đây chắc hẳn là điều tuyệt đẹp mà Thượng Đế đặt nơi tâm hồn mỗi người : trước hết là sự cảm nhận về điều tốt mà mính đã được nhận, rồi cảm nhận về điều tốt ấy được bày tỏ ra bên ngoài, được đáp lại bằng ngôn ngữ và hành động, như vậy tiếng cảm ơn hay hành động bày tỏ sự biết ơn không quan trọng bằng tâm tình biết ơn, vì chính nhờ tâm tình biết ơn mà lời nói hay hành động bày tỏ sự biết ơn được biểu lộ.

Cuộc sống của chunùg ta sẽ phong phú và nhiều ý nghĩa hơn nếu chúng ta cảm nhận được rằng : mình đang đón nhận biết bao yêu thương, biết bao sự hy sinh, phục vụ, giúp đỡ của người chung quanh.

Các em có tâm tình biết ơn trong cuộc sống không ? Các em bày tỏ lòng biết ơn như thế nào ?

+ Xem :

– Ta thường thấy người ta cám ơn nhau cả khi họ trao đổimua bán.

– Cám ơn còn được coi như phép lịch sự, bày tỏ sự trân trọng, đánh giá qua những gì mình được người khác giúp đỡ.

– Có phải tất cả những lời cám ơn của ta đều chân thành không? Hay chỉlà lời nói suông hay đơn giản vì phép lịch sự ?

– Ta có nhận ra rằng: mình đang được hưởng những thành quả được xây dựng bởi công sức của các thế hệ cha ông đi trước như: đất nước hòa bình, các tiện nghi, văn hoá (hội hoạ, thơ ca, nhạc…) cùng các phát minh về khoa học không (máy móc, vi tính, xe cộ …) ?

– Tâm tình biết ơn là một trong những điều đẹp nhất mà Thiên Chúa đã gieo vào lòng con người. Từ tâm tình biết ơn mà con người nhớ đến tạo hóa đã dựng nên mình, trao ban cho tài sản quý giá là vũ trụ vạn vật. Cũng chính nhờ tâm tình biết ơn mà con người ý thức hơn về sự tương thân tương ái cần thiết phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

* Nhận biết những ân huệ mình nhận được.

Ta cũng phải luôn sống trong tâm tình cảm tạ Chúa vì mọi sự đều là ơn Chúa. Xin Chúa ban ơn cho những người đã làm ơn cho ta.

III- DẪN VÀO LỜI CHÚA

Có một bệnh nhân tại dưỡng đường Montréal nhờ tiếp huyết mà được cứu sống, khi ra viện ông ta hỏi nhân viên :

Người ta đáp rằng : Dưỡng đường luôn giữ kín danh tánh những người hiến máu.

Về nhà được ít lâu, ông ta trở lại dưỡng đường để hiến máu và từ đó trở đi ông còn cho nhiều lần nữa. Một bác sĩ giải phẫu đã khen ông giúp đời môt cách khiêm tốn, kín đáo. Ông ta chỉ đáp lại:

– Có một người giấu tên đã giúp tôi. Tôi làm như vậy để đền công ơn người đó.

Có nhiều cách để đền đáp ân huệ của người khác. Chúng ta cùng lắng nghe đoạn trích trong sách Samuel để xem bà Anna đã tạ ơn Chúa thế nào ?

1Sm 1, 9-17. 20-28

V- CẦU NGUYỆN.

Lạy Chúa là Thiên Chúa tình thương, do bởi tình thương mà chúng con được hiện hữu trên đời và mỗi giây, mỗi phút, mỗi một ngày qua đi là biết bao hồng ân của Chúa tuôn đổ trên chúng con. Xin cho chúng con biết mọi sự đều là ơn Chúa để chúng con luôn cảm tạ Chúa khi vui cũng như lúc buồn, và luôn sống trong tâm tình biết ơn mọi người. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.

VI- SINH HOẠT.

b. Muốn thông ban mọi sự tốt lành của Ngài cho tất cả chúng ta.

c. Cho ta được dự phần vào vinh quang, sự thật, vẻ đẹp của Ngài.

d. Cả a, b và c đều đúng.

a. Cố gắng sống xứng đáng làm con cái Chúa.

b. Biết ơn và góp phần cộng tác vào công trình của Ngài.

VIII- SỐNG LỜI CHÚA:

Mỗi tối, trước khi đi ngủ, em nhớ lại những điều tốt lành đã nhận được trong ngày đã qua và đọc kinh, dâng lời tạ ơn Chúa.

IX- CẦU NGUYỆN KẾT THÚC :

Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con được làm người và được làm con Chúa. Xin cho cuộc đời chúng con trở thành lời ca tạ ơn Chúa bằng tâm tình sống biết ơn mọi người đang yêu thương giúp đỡ chúng con để danh Chúa được toả sáng.

(Hát : Đến muôn đời).