Vì Sao Pate Minh Chay Độc / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Nhiều Người Ngộ Độc Pate Minh Chay?

Tại TP.Hồ Chí Minh, hiện có 7 bệnh nhân phải nhập viện điều trị sau khi ăn phải sản phẩm “Pate Minh Chay” có chứa độc tố botulinum.

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh – thông tin, bệnh viện đang điều trị 2 ca nhiễm độc tố botulinum từ khoảng 2 tuần trước. Hai bệnh nhân này là chị em tuổi trung niên, nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó nuốt, không há miệng được. Tình trạng bệnh nhân trở xấu khi liệt cơ toàn thân (kể cả cơ hô hấp). Bệnh nhân phải thở máy.

TS-BS Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy TP.Hồ Chí Minh cũng cho biết, trong 6 ngày từ 24 – 30/7, bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho 5 bệnh nhân gồm hai vợ chồng và 3 người bạn, bị nhiễm độc tố botulinum sau khi ăn “Pate Minh Chay” đóng hộp.

Ông Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) – cho biết, kết quả kiểm nghiệm ban đầu một số sản phẩm “Pate Minh Chay” của các lô khác nhau của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum typ B. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử; độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.

Bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết: Rất may mới có 9 bệnh nhân, đây cũng là bài học cần tuân thủ chặt chẽ hơn về quy định chống nhiễm khuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất cả các bác sĩ, chuyên gia thực phẩm đều sợ khi nói tới vi khuẩn Clostridium botulinum và độc tố của nó là botulinum. Với liều 0,004μg/kg cân nặng, botulinum sẽ giết chết một người trưởng thành. Ngộ độc botulinum không phải là cá biệt, do vi khuẩn tồn tại tương đối phổ biến, ngộ độc chủ yếu vẫn xảy ra ở thịt bảo quản trong điều kiện thiếu không khí. Tuy nhiên, ngộ độc có thể vô tình xảy ra ở bất cứ thực phẩm nào. Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, nghĩa là từ khâu nuôi trồng đến chế biến và vận chuyển, cuối cùng là ăn uống, cần phải thực hành sạch sẽ.

Botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, nó xâm nhập vào các tế bào thần kinh, rồi ngăn chặn sự giải phóng chất dẫn truyền acetylcholine từ các đầu dây thần kinh. Một khi chất dẫn truyền thần kinh này bị chặn, xung thần kinh không thể truyền dẫn được nữa, giao tiếp các tế bào thần kinh không được thực hiện, làm cho các cơ bị tê liệt.

Nguy hiểm như vậy nhưng botulinum không chịu được nhiệt, nếu đun ở 100⁰C, sau 2 phút chất độc bắt đầu biến tính và giảm độc lực, đun đến 10 phút có thể bị phá hủy. Đây là điều may mắn, bởi thực phẩm đun sôi nhiệt độ xấp xỉ 100⁰C, nên đồ ăn tươi nấu chín về cơ bản là yên tâm.

Nhưng với thực phẩm chế biến sẵn, dù đã đun nóng ở nơi sản xuất, thì vẫn còn công đoạn vận chuyển và lưu thông, nó được bảo quản trong vài ngày đến vài tháng, người sử dụng sẽ ăn ngay chứ không đun sôi lại, vì thế mà khó đảm bảo an toàn. Để tránh bị độc tố botulinum gây hại, từ lâu các nhà sản xuất đã tìm ra phương pháp bổ sung Nitrit, đây là chất đặc biệt hiệu quả trong việc ức chế độc tố botulinum.

Mặc dù Nitrit cũng độc, nhưng với liều lượng nhỏ vẫn chấp nhận được, nó sẽ tổng hợp thành nitrosamine trong thịt. Tất cả các nước trên thế giới đều cho phép bổ sung Nitrit vào các sản phẩm thịt đã qua chế biến.

Ngày 30/8, cơ quan chức năng đã yêu cầu Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới – đơn vị sản xuất ”Pate Minh Chay” ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện công ty có 13 sản phẩm, gồm Pate Minh Chay, Pate nấm hầu thủ, Ruốc nấm Heri vị hảo hạng, Muối vừng bát bảo đặc biệt, Ruốc nấm Heri hương thảo mộc, giò nấm lúa mì, Ruốc nấm truyền thống, Ruốc nấm sả ớt, Ruốc nấm cháy tỏi…

Cục An toàn thực phẩm cho biết hiện có 9 bệnh nhân liệt cơ, yếu cơ, sụp mí mắt, khó thở… sau khi ăn Pate Minh Chay nhiễm vi khuẩn, tuy nhiên thực tế cho thấy số bệnh nhân có sử dụng sản phẩm và hiện đang phải nhập viện lớn hơn số này.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, thông tin cho biết có bệnh nhân hiện đang rất nặng, phải thở máy, trong khi thuốc giải độc nhập khẩu (bệnh viện không có loại thuốc phù hợp trong thời điểm bệnh nhân nhập viện) mới về được một vài ngày.

PV (th)

Ngộ Độc Pate Minh Chay

Qua điều tra, sản phẩm pate Minh Chay do vợ chồng bệnh nhân mua hàng online. Từ đầu tháng 7, vợ chồng ông đã ăn hết một lọ pate Minh Chay nhưng chưa có biểu hiện lạ. Đến gần hết hộp thứ hai, họ bắt đầu đau họng, sụp mi, khó nuốt, yếu tay chân và khó thở.

Ngày 18-8, hai ông bà nhập viện với biểu hiện liệt lan tỏa: liệt từ vùng đầu mặt cổ, liệt lan xuống tới tay chân, liệt cả 2 bên. Đây là những biểu hiện liệt phổ biến, đặc trưng của ngộ độc do vi khuẩn C. Botulinum gây ra.

Hiện nay, người chồng trong tình trạng nặng, dù đã qua cơn nguy kịch. Bệnh nhân liệt hoàn toàn, không thể thở được và phải phụ thuộc vào máy thở. Người vợ cũng bị liệt cơ, không tự ngồi dậy được, không tự ăn và luôn có nguy cơ bị sặc, viêm phổi.

Cụ thể, Bệnh viện Bạch Mai đã làm việc với Bộ Y tế, các trung tâm chống độc tại Thái Lan, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Thái Lan và Việt Nam.

“Đầu tiên, chúng tôi rất băn khoăn vì không biết sẽ lấy thuốc theo nguồn nào. Nếu lấy được thuốc về thì ai sẽ là người chi trả. Tuy nhiên, với sự phối hợp chặt chẽ, gấp rút giữa các bên, sau hơn 10 ngày, thuốc đã về tới Việt Nam” – bác sĩ Nguyên chia sẻ và cho biết thêm, ngày 29-8, hai lọ thuốc giải độc từ Thái Lan được gửi về Việt Nam qua đường hàng không và được đưa sử dụng luôn trong ngày cho 2 bệnh nhân. Giá bán của mỗi lọ thuốc này tới 8.000 USD (gần 190 triệu đồng).

Cùng ngày, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có công văn khẩn yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM báo cáo về các ca ngộ độc Clostridium botulinum. Đồng thời tổng kết một số kinh nghiệm trong công tác phát hiện, chẩn đoán và điều trị đối với các ca bệnh ngộ độc để Cục Quản lý Khám chữa bệnh có văn bản hướng dẫn chung cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sớm phát hiện và xử lý kịp thời khi tiếp nhận các ca bệnh ngộ độc.

NGUYỄN QUỐC

Vì Sao Pate Minh Chay Đắt Gấp 2

Một tuần sau khi Bộ Y tế cảnh báo khẩn pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới nhiễm độc tố khiến nhiều người bị ngộ độc, hiện cơ sở sản xuất của thương hiệu này đã đóng cửa, dán niêm phong.

Trên website, Minh Chay được giới thiệu là một thương hiệu xuất phát từ gia đình có truyền thống 30 năm ăn chay trường với mong muốn giúp đỡ và hỗ trợ cộng đồng để ngày càng có nhiều người ăn chay.

Ngoài kinh doanh nhà hàng chay tại số 30 Mã Mây, doanh nghiệp này còn sản xuất pate và các loại ruốc nấm hương, muối vừng bát bảo, giò lụa lúa mì… tại địa chỉ số 53, tổ 2 Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội.

“Được tiệt trùng theo công nghệ Nhật Bản”

Tuy nhiên theo nguồn tin từ quản lý thị trường, nhà xưởng này có diện tích khoảng 50 m2, với dưới 10 nhân công, máy móc sản xuất, chế biến thực phẩm khá thô sơ chỉ có vài tủ đựng nguyên liệu, máy sấy hấp thực phẩm…

Theo khảo sát của Zing, sản phẩm pate Minh Chay có mức giá đắt gấp 2-3 lần so với các sản phẩm pate chay trên thị trường hiện nay. Cụ thể, trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội giá bán pate chay chỉ dao động khoảng 60.000-80.000 loại 200 gram và 90.000-150.000 loại 450 gram.

Mặc dù có giá đắt hơn hẳn, pate Minh Chay vẫn được khá nhiều khách hàng ăn chay ưa chuộng. Thống kê mới nhất của Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy đến nay có ít nhất 11.700 khách hàng mua các sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối Sống Mới trong khoảng thời gian từ 1/7 đến 22/8, chủ yếu qua phương thức đặt hàng online, trong đó mua sản phẩm pate Minh Chay là 7.449 khách hàng. Phần lớn các sản phẩm này được tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP.HCM…

Trong báo cáo của người đại diện và căn cứ bản tự công bố, cơ sở này sử dụng các nguyên liệu: chân nấm hương hữu cơ, chân nấm hương, mộc nhĩ, nấm hương khô, nấm hương khô organic, nấm đùi gà to, nấm đùi gà non, nấm sò yến, nấm sò (nấm bào ngư), nấm rơm… để sản xuất. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, cơ sở chưa xuất trình được đầy đủ hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm.

Theo tìm hiểu, phần lớn những nguyên liệu trên đều được lấy từ trang trại riêng có diện tích 5.000 m2 của doanh nghiệp này ở Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội). Ngoài ra, Minh Chay còn nhập các loại nấm từ trang trại nấm Thuận Thiên (Đông Anh, Hà Nội), trang trại nấm Phú Gia (Đại Từ, Thái Nguyên), Công ty TNHH nấm Phùng Gia (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc).

Quy trình sản xuất pate Minh Chay trải qua 8 công đoạn bao gồm lựa chọn nguyên liệu; sơ chế nguyên liệu; chế biến theo 9 bước; tiệt trùng lọ ở 121 độ C trong 30 phút; đóng gói sản phẩm; tiệt trùng sản phẩm; kiểm tra sản phẩm và xuất xưởng.

Các sản phẩm của Minh Chay được phân phối, bán chủ yếu qua kênh trực tuyến trên website chúng tôi chúng tôi và các trang mạng xã hội với hình thức giao dịch thanh toán online, vận chuyển theo hình thức ship hàng. Ngoài ra, sản phẩm cũng có bán trực tiếp tại Nhà hàng Minh Chay (30 Mã Mây, Hà Nội) và bán hàng theo hình thức ký gửi với Hợp tác xã Thật Thà tại trung tâm thương mại Syrena (Hà Nội).

Vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ rút còn 5 tỷ

Theo tìm hiểu của Zing, Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 5/1/2023 và bắt đầu hoạt động từ ngày 1/5/2023, có địa chỉ tại số nhà 53, tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội. Giám đốc kiêm đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Thùy Trang.

Ban đầu, công ty có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, được sáng lập bởi hai thành viên với tỷ lệ 50:50 là ông Nguyễn Ngọc Minh và bà Nguyễn Thị Thùy Trang (hai cá nhân này có cùng địa chỉ thường trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tuy nhiên 2 năm sau, công ty đã giảm vốn điều lệ xuống còn 5 tỷ đồng, tỷ lệ nắm giữ vẫn được giữ nguyên.

Theo báo cáo của Chi cục thuế huyện Đông Anh, đến quý II/2023, doanh nghiệp sở hữu pate Minh Chay mới khai báo doanh thu 29 triệu đồng. Từ 1/7, doanh nghiệp này mới bắt đầu sản xuất liên tục với 13 sản phẩm.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, người đồng sáng lập thương hiệu Minh Chay cho biết ông và tất cả người nhà đang chia nhau đi gặp và hỗ trợ nạn nhân ở các tỉnh, đồng thời tích cực thông báo thu hồi sản phẩm tới khách hàng.

“Tôi đang phối hợp với cơ quan điều tra để làm rõ sự việc. Việc pate Minh Chay phát hiện có vi khuẩn độc là điều chúng tôi rất bất ngờ, công ty sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm nếu thực sự sản phẩm có độc tố”, ông Minh cho biết.

Hiện nay công tác thu hồi sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Tính đến nay mới có khoảng hơn 300 sản phẩm được thu hồi trên cả nước.

Trước đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội trực tiếp đi kiểm tra cơ sở sản xuất sản phẩm pate Minh Chay và lấy mẫu pate xét nghiệm. Kết quả, cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty này về các vi phạm: Để người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đeo khẩu trang; dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy; hàng hóa có nhãn ghi không đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định và ra quyết định xử phạt 17,5 triệu đồng.

Pate Minh Chay được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội cấp chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm loại B trong tháng 1 nhưng đến tháng 8 thì phát hiện sản phẩm có vi khuẩn độc clostridium botulinum.

Hiện, cơ quan chức năng của Công an Hà Nội đã vào cuộc xác minh, điều tra nguyên nhân 9 người có dấu hiệu ngộ độc khi dùng sản phẩm pate Minh Chay.

Vì Sao Pate Minh Chay Gây Nguy Hiểm Tính Mạng?

Từ ngày 13/7 đến 18/8, ít nhất 9 bệnh nhân ngộ độc botulinum phải vào viện điều trị, trong đó 7 người phải thở máy. Các bệnh nhân này đều đã ăn pate Minh Chay nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum type B, độc tố là botulinum.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, vi khuẩn được tìm thấy trong pate Minh Chay có tên Clostridium botulinum chứa 1 loại độc tố mạnh nhất hiện nay.

Bộ Y tế cảnh báo khẩn pate Minh Chay chứa độc tố mạnh

Chỉ trong vòng một tháng (từ 13.7 đến 18.8.2023) đã xuất hiện 9 ca bệnh phải điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (2 ca bệnh), Bệnh viện Chợ Rẫy (5 ca) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.Hồ Chí Minh (2 ca) từ một số tỉnh/thành phố trong cả nước với triệu chứng mệt mỏi, sụp mi mắt, yếu cơ tứ chi, khó nuốt, liệt cơ, khó thở… Qua điều tra cho thấy các bệnh nhân đều sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới có địa chỉ tại tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội sản xuất và kinh doanh trực tiếp qua mạng.

Các bệnh nhân này đều đã ăn pate Minh Chay nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum type B, độc tố là botulinum.

Ông Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) – cho biết, kết quả kiểm nghiệm ban đầu một số sản phẩm “Pate Minh Chay” của các lô khác nhau của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum typ B. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử; độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.

Bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết: Rất may mới có 9 bệnh nhân, đây cũng là bài học cần tuân thủ chặt chẽ hơn về quy định chống nhiễm khuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất cả các bác sĩ, chuyên gia thực phẩm đều sợ khi nói tới vi khuẩn Clostridium botulinum và độc tố của nó là botulinum. Với liều 0,004μg/kg cân nặng, botulinum sẽ giết chết một người trưởng thành. Ngộ độc botulinum không phải là cá biệt, do vi khuẩn tồn tại tương đối phổ biến, ngộ độc chủ yếu vẫn xảy ra ở thịt bảo quản trong điều kiện thiếu không khí. Tuy nhiên, ngộ độc có thể vô tình xảy ra ở bất cứ thực phẩm nào. Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, nghĩa là từ khâu nuôi trồng đến chế biến và vận chuyển, cuối cùng là ăn uống, cần phải thực hành sạch sẽ.

Vi khuẩn hình que sinh botulinum là độc tố kịch độc, có thể gây tử vong chỉ với lượng nhỏ. Ảnh: minh họa.

Những ngộ nhận về ăn chay trong đời sống hiện đại

Botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh. Nó xâm nhập vào các tế bào thần kinh, rồi ngăn chặn sự giải phóng chất dẫn truyền acetylcholine từ các đầu dây thần kinh. Một khi chất dẫn truyền thần kinh bị chặn, xung thần kinh không thể truyền dẫn được nữa, giao tiếp các tế bào thần kinh không được thực hiện làm cho các cơ bị tê liệt.

Nguy hiểm như vậy nhưng botulinum không chịu được nhiệt, nếu đun ở 100⁰C, sau 2 phút chất độc bắt đầu biến tính và giảm độc lực, đun đến 10 phút có thể bị phá hủy. Đây là điều may mắn, bởi thực phẩm đun sôi nhiệt độ xấp xỉ 100⁰C, nên đồ ăn tươi nấu chín về cơ bản là yên tâm.

Biểu hiện ngộ độc botiulinum xuất hiện sau khi ăn từ 12 đến 36 giờ, có thể kéo dài tới vài ngày, thậm chí 4 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, độc tố càng nhiều, bệnh càng nặng và nguy cơ tử vong càng cao.

Các triệu chứng ban đầu bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, biểu hiện viêm dạ dày và ruột. Nếu lượng độc tố vào cơ thể ít, triệu chứng sẽ biến mất trong vài giờ.

Các chuyên gia cảnh báo, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy có các triệu chứng ngộ độc Clostridium botulinum. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tê liệt ở cánh tay, chân hoặc tê liệt toàn thân và cơ hô hấp. Lúc này, người bệnh có thể phải sử dụng máy thở để hỗ trợ hô hấp.

Tuệ Lâm

Nhiều Người Ngộ Độc Pate Minh Chay Nhiễm Khuẩn

Thuốc giải độc được sử dụng cho bệnh nhân ngộ độc Botulinum tại Bệnh viện Bạch MaiNguồn: VTV

Sau khi có thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Cục Quản lý Dược liên hệ ngay với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị hỗ trợ và WHO đã khẩn trương tìm kiếm nguồn thuốc botulism antitoxin từ Thái Lan và đồng ý viện trợ Bệnh viện điều trị hai bệnh nhân. Ngày 27/8, Cục Quản lý Dược báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế. Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược đã cấp phép nhập khẩu thuốc botulism antitoxin để điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 29/8, thuốc botulism antitoxin đã được nhập khẩu về Việt Nam.

Sau khi ăn thường khoảng 12-36 giờ (có thể tới 1 tuần sau ăn), bệnh nhân biểu hiện liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ (khó nuốt, đau họng, khó nói, khàn giọng, mắt không mở được, lan xuống hai tay (yếu tay), sau đó tới hai chân (yếu chân), liệt các cơ hô hấp (khò khè, ứ đọng đờm dãi ở họng, khó thở). Điểm đặc trưng của liệt là liệt mềm, liệt đối xứng hai bên, lan từ vùng đầu xuống chân. Đặc biệt, bệnh nhân không có rối loạn cảm giác và vẫn tỉnh táo (do độc tố không tác động lên não). Bệnh nhân có thể buồn nôn, nôn, đau bụng, giảm nhu động ruột. Liệt nặng có thể gây suy hô hấp – nguyên nhân gây tử vong.

Trường hợp liệt hoàn toàn, nhiều bệnh nhân có giãn đồng tử, nên giống như hôn mê sâu, nhưng vẫn tỉnh và biết xung quanh (với điều kiện được cấp cứu, hồi sức hô hấp và không bị thiếu ôxy não). Trường hợp nhẹ có thể chỉ yếu mỏi các cơ giống như suy nhược, không thực hiện được các động tác gắng sức. Thời gian liệt kéo dài, trung bình thời gian thở máy ở bệnh nhân là 2 tháng, có thể lâu hơn và cần nhiều tháng để hồi phục.

Phòng tránh

Bác sĩ cho biết, ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum thường chỉ xảy ra với các loại thực phẩm đóng kín trong môi trường thiếu không khí (trong hộp, chai, lọ, can, lon, bao, túi) trong khi điều kiện sản xuất bị nhiễm bẩn và môi trường bên trong thực phẩm không đảm bảo để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Vì thế, cần chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Thận trọng với thực phẩm đóng kín có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ đáng lẽ chua nhưng lại không chua).

Không nên tự đóng gói kín thực phẩm theo các cách khác nhau (hộp, chai, lọ, hộp…) trong thời gian kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Ưu tiên ăn thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Lưu ý, nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum (nếu không may có trong thực phẩm). Với thực phẩm đóng gói kín theo cách truyền thống như dưa muối, măng, cà muối… cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

Nam Khánh

Thái Hà