Vì Sao Osad Bị Ghét / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Osad Cảm Thấy Mình Như Con Ghẻ Trong Giới Underground, Bị Ghét Vì “Nổi Quá Nhanh”

Quyết định phát hành Sugar Baby, một sản phẩm mang màu sắc âm nhạc và hình ảnh hoàn toàn khác lạ so với Người Âm Phủ hay Củ Lạc, OSAD khẳng định muốn làm gì đó nghiêm túc để chinh phục khán giả và đi đường dài: “Không phải mình làm được một bài hay rồi tất cả những bài sau phải đi theo hướng đó. Dù tận hưởng lại thành công của cái cũ thì tôi cũng không muốn bị rập khuôn. Tôi rất thích ca khúc mới và có cảm giác như mình tu luyện võ công một thời gian dài để làm ra một sản phẩm ưng ý vậy”.

Trước khi phát hành OSAD đã từng gửi ca khúc Sugar Baby cho một số người bạn, các anh chị nghệ sĩ thân thiết nghe thử. Nếu những người thích nghe Hip-hop cho biết rất thích ca khúc này thì nhạc sĩ Mew Amazing lại nhận định: “Có thể bài hát lần này sẽ đưa em trở lại làm nghệ sĩ Indie”. Tuy vậy, OSAD vẫn muốn mình tìm tòi những chất liệu hay hơn trong âm nhạc để làm ra những ca khúc để khán giả nhớ tới nhạc của OSAD chứ không chỉ riêng những câu thả thính trendy quen thuộc.

“Ở Việt Nam rất ít nghệ sĩ Hip-hop được xem là mainstream. Cũng bởi vì nghệ sĩ Hip-hop Việt Nam đều đi từ Underground, nên mọi người hay nghĩ là khi mình làm nhạc rap, Hip-hop thì đó là nhạc của Underground. Tôi muốn thay đổi định nghĩa này, tôi sẽ cố gắng trở thành một nghệ sĩ theo đuổi Hip-hop và hoạt động mainstream. Giống cách mà anh Binz đã tạo được màu sắc riêng cho mình”.

OSAD nói Binz là người mà mình rất thần tượng và mong muốn đạt được thành tựu như đàn anh đã gặt hái được cho sự nghiệp của mình, với mục tiêu là hai năm tới.

OSAD chia sẻ thêm, anh từng trải qua cảm giác bị coi là “con ghẻ” trong giới Underground tại Việt Nam khi vừa sở hữu những bản hit đầu tiên: “Tôi từng hỏi một người bạn là không biết tại sao mình bị ghét? Câu trả lời khá bất ngờ: Vì nổi quá nhanh”. Những người theo đuổi rap lâu năm, với kỹ năng dày dặn hơn, họ cảm thấy không phục khi một cái tên mới toanh lại gây bão với mấy câu thả thính mà họ cho là không đủ tầm”.

Mối quan hệ giữa các rapper trong giới Hiphop không tránh khỏi sự đụng độ, thường thấy ở những bài diss nhau của các rapper trên mạng để thể hiện quan điểm của mình. Gần đây, OSAD và MCK – thí sinh của chương trình Rap Việt – cũng được cộng đồng rap quan tâm về trận “khẩu chiến” kéo dài từ năm 2018 tới nay vẫn chưa có hồi kết.

OSAD chia sẻ, câu chuyện này thực ra không quá căng thẳng. “Rapper diss nhau là chuyện bình thường thôi. Đó là một đặc trưng của nhạc rap mà không dòng nhạc nào có, việc dùng chính âm nhạc và sức mạnh của ngôn từ để công kích nhau cũng có từ lâu rồi. Chúng ta nên tiếp cận với nó một cách hiện đại hơn”.

Sắp tới, OSAD vẫn đi diễn cùng một show ca nhạc với MCK và anh khẳng định, nếu có gặp bên ngoài thì cũng chẳng có chuyện gì xảy ra cả, vì việc người này người kia ghét nhau trên mạng nó là một việc bình thường chứ không phải xuất phát từ thù hằn, gây hấn.

Sản phẩm âm nhạc Sugar Baby sẽ chính thức phát hành trên kênh YouTube của OSAD vào lúc 19 giờ ngày 28/09.

Vì Sao Thế Giới Ngày Càng Ghét Trung Quốc?

Tại Nhật Bản, số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tại châu Á lên tới 73%. Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.

Theo tạp chí The Diplomat, Trung Quốc đang coi trọng lợi ích quốc gia bao gồm việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng mà không hề lo sợ hình ảnh của mình xấu đi trong con mắt cộng đồng quốc tế. Kết quả cuộc khảo sát gần đây của BBC World Service cho thấy hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế không hề hoàn hảo như mong đợi.

Mặc dù trong năm nay, mức đánh giá của cộng đồng quốc tế về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc giữa tiêu cực và tích cực đã đạt tỷ lệ cân bằng (42%) song hình ảnh của Trung Quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc – hai quốc gia láng giềng châu Á quan trọng nhất của Bắc Kinh, lại xuống dốc thảm hại.

Đáng ngạc nhiên là diện mạo quốc tế của Trung Quốc lại cực kỳ tiêu cực tại những nước phát triển như Anh (49%), Australia (47). Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là “Liệu Trung Quốc có quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt bạn bè quốc tế?” Lối hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông đã cho thấy Bắc Kinh dường như không quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt các nước láng giềng châu Á nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn mâu thuẫn với những nỗ lực nhằm cải thiện sức mạnh mềm và xây dựng hình ảnh quốc gia trên thế giới trong những năm qua của Trung Quốc. Do đó, điều khó hiểu là: Nếu Trung Quốc quan tâm tới hình ảnh quốc tế của mình, tại sao họ lại hành xử theo lối gây tổn hại tới hình ảnh như vậy? Thậm chí, một số quốc gia châu Á còn coi Trung Quốc là “kẻ to đầu chuyên đi bắt nạt”.

Có 3 khả năng giải thích cho sự mâu thuẫn giữa chiến dịch đánh bóng hình ảnh quốc gia và lối cư xử hung hăng gần đây của Trung Quốc. Nguyên nhân thứ nhất là có thể, Trung Quốc đã không phân định rõ ràng về khái niệm hình ảnh quốc gia hay sức mạnh mềm. Theo thuyết duy thực tại Trung Quốc, điều quan trọng nhất trên chính trường quốc tế là sức mạnh vật chất nên sức mạnh mềm chỉ là phần phụ.

Do đó, giới lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận quan điểm của Tào Tháo khi xưa là “Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta”. Lối suy nghĩ này đã chi phối các chính sách ngoại giao trong những năm gần đây của Trung Quốc, và không hề bất ngờ khi Bắc Kinh cảm thấy không cần phải cải thiện hình ảnh quốc gia.

Nguyên nhân thứ hai là Trung Quốc có thể cũng quan tâm về hình ảnh quốc gia nhưng lại thiếu kinh nghiệm hoặc thậm chí còn quá vụng về trong khâu quảng bá hình ảnh đất nước. Điển hình, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã huy động khá nhiều nguồn lực vào “ngoại giao công chúng” như nguồn tài chính đổ vào tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008 để quảng bá hình ảnh tích cực quốc gia. Đây cũng là cách mà Trung Quốc mong muốn xây dựng hình ảnh hòa bình và tích cực trước mắt bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, khả năng trình độ của những quan chức chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh của Trung Quốc còn khá kém cỏi hoặc do sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các bộ, ban, ngành như Bộ Ngoại giao và quân đội nước này đã mang lại kết quả không như mong đợi.

Nguyên nhân cuối cùng dẫn tới việc Trung Quốc thờ ơ xây dựng hình ảnh quốc gia là do giới lãnh đạo đã đặt lợi ích quốc gia lên trên hết mà trọng tâm là chủ quyền quốc gia và hợp nhất lãnh thổ. Như tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu năm nay, Trung Quốc sẽ không bao giờ hy sinh lợi ích quốc gia cốt lõi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Do đó, hình ảnh quốc gia được Trung Quốc xếp hàng thứ hai sau chiến lược toàn vẹn lãnh thổ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Running Man: Vì Sao Jeon Somin Bị Khán Giả Ghét Và Tẩy Chay Đến Thế?

Jeon So Min chính là thành viên Running Man có nhiều anti nhất thời điểm hiện tại. Vậy lí do gì khiến cô nàng bị ghét đến như vậy?

Running Man từng là bá chủ của các show truyền hình thực tế nhưng đã dần giảm nhiệt sau nhiều năm phát sóng. Với mong muốn thổi luồng gió mới sau 7 năm công chiếu, Jeon So Min và Se Chan được bổ sung thêm vào dàn thành viên chính thức với hi vọng cứu vớt rating không mấy khá khẩm của show từng rất ăn khách này.

Trong tập 378, thời lượng lên hình của một mình So Min trong trong trò chơi trên máy bay là 3 phút, hơn rất nhiều thời gian lên hình của cả team Jong Kook là 1 phút. Không những thế, các fan còn tố PD thiên vị cả phần trò chơi và cả thời lượng khi bên đội có So Min chỉ chơi oẳn tù tì đơn giản, trong khi bên đội còn lại phải chơi trò chơi mới kèm hình phạt.

Thậm chí, người hâm mộ đã nhiều lần chỉ ra lỗi của dàn ekip của Running Man trong việc cắt bớt đoạn ghi hình của các thành viên hay khách mời và để Jeon So Min được lên hình nhiều hơn.

Theo lẽ thường, các thành viên chủ chốt trong chương trình luôn tạo mọi điều kiện để khách mời lên sóng và thể hiện được tài năng của họ nhưng với So Min, cô nàng luôn làm điều ngược lại.

Khán giả vô cùng bất bình khi Lee Elijah với tư cách là khách mời đã bị cắt gần hết thời lượng lên hình vì chỉ được quay có vài lần. Quá đáng hơn, So Min còn liên tục chen ngang, chiếm cả spotlight và được lên sóng quá nhiều. Tương tự, trong tập với các thành viên SNSD, GOT7,… cô nàng cũng luôn luôn là trung tâm của mọi phân cảnh.

Đặc biệt, các fan đã than thở rằng Ji Hyo bị cắt thời lượng lên hình rất nhiều vì camera chỉ chăm chăm bắt cảnh của So Min. Hơn thế nữa, không ít người bức xúc, bày tỏ rằng mặc dù là fan lâu năm nhưng họ cũng đành phải dừng xem Running Man vì không muốn xem một chương trình dán mác ” So Min và những người bạn”.

Đỉnh điểm của sự việc là khi fan của Ji Hyo từng đồng lòng spam hashtag trên tài khoản instagram chính thức của SBS với dòng chữ #more_screen_time_for_JiHyo (Ji Hyo cần nhiều thời lượng lên hình hơn) để đòi lại công bằng cho thần tượng.

Sự bất công, phân biệt giữa các thành viên trong chương tình được người xem chỉ ra rõ nhất trong tập 378.

PD cho tất cả 8 người 20,000 won (hơn 400 nghìn đồng) để ăn sáng và So Min đã chiếm lấy hơn một nửa. Trong khi Yoo Jae Suk chi 6000 won (123 nghìn đồng), Ji Hyo định ăn tteokbokki 3000 won (62 nghìn đồng) nhưng vì thấy quá đắt nên đành chọn món 2000 won (41 nghìn đồng), chú Sukjin thì ăn thạch đậu đỏ, Jong Kook mua kẹo cao su ăn sáng, Sechan với Kwang Soo uống nước lọc để quay tới chiều thì cô nàng đã tiêu luôn 10,500 won (hơn 216 nghìn đồng) của cả đội cho món ăn của mình.

Có những lời lẽ, hành động không phù hợp

Vì là chương trình thực tế, sẽ không tránh khỏi những tình huống “đỏ mặt” nên chương trình đã gắn nhãn 12+ để phù hợp hơn với lượng fan nhỏ tuổi đông đảo. Nhưng kể từ khi So Min tham gia, con số 19+ xuất hiện đều đặn. Những hành động, trò đùa của cô nàng luôn chứa những từ lóng tục và không hợp hoàn cảnh.

Các thành viên khác thường xuyên nhắc nhở về những cử chỉ “kém duyên” đó nhưng dường như So Min vẫn không thay đổi. Cô luôn lấy bộ phận sinh dục của các thành viên nam ra trêu đùa, đặc biệt là Yoo Jae Suk và Kwang Soo, hay liên tục nhắc đến đại tiện, tiểu tiện ở bất cứ đâu kể cả trên bàn ăn.

Không những vậy, cô còn hành động phản cảm như muốn tuột quần đi tiểu tiện trước mặt mọi người hay nói những lời lẽ nhạy cảm,…

Trong một trò chơi, Kwang Soo phải vào lồng cá sấu, trong khi mọi thành viên khác đều rất lo lắng thì So Min dù chung đội nhưng cô nàng lại rất vô tư khi liên tục nói những lời lẽ xui xẻo về cái chết với anh như “Trăn trối đi”, viết di thư, dự đoán tỉ lệ cái chết,… Câu nói này được cô lặp lại nhiều lần đến mức Suk Jin đã lên tiếng nhắc nhở: “Thật không thể tin được em lại nói câu đó”.

Thường xuyên làm lố, tạo “loveline” lộ liễu

Đối với chương tình thực tế, việc tạo những yếu tố hài hước thu hút người xem là điều vô cùng cần thiết. Nhưng “vui thôi đừng vui quá”, cái gì cũng phải có giới hạn của nó. Ngoài những phân cảnh của mình ra thì cứ hễ có ai đang nói là So Min sẽ chạy ra đứng cạnh hoặc xen ngang vào câu nói của họ đến nỗi nhiều lần Haha phải cau mày mà nhắc nhở.

Cô nàng còn được rất nhiều khán giả “ưu ái” đặt cho cái tên “Mê trai + tạo loveline” khi liên tục có những cử chỉ đụng chạm, cố tình tạo khoảnh khắc thân mật với thành viên khác giới hay mỗi khi chương trình có khách mời là nam.

Thiếu tôn trọng người lớn tuổi và khách mời

“Giả tạo” là từ rất nặng nề mà người ta gán với hình ảnh của cô nàng khi xuất hiện trong chương trình. Cách ăn nói đôi lúc hơi quá đà, “vô lo vô nghĩ” đã gây ra bao tai hại cho cô.

So Min tham gia Running Man với tư cách là người ít tuổi nhất nhưng nhiều lúc khuấy động không khí cô nàng đã có những lời nói và hành động vô cùng hài hước. Thế nhưng nhiều người không thích cô nàng đã đăng đàn phê phán Jeon So Min với những câu đại loại như: “Vô lễ”, “Thiếu tôn trọng tiền bối”, “Mất lịch sự”…

Không chỉ chiếm thời gian lên sóng của khách mời, So Min còn trở thành đối tượng bị chỉ trích vì có hành vi nắm tóc, cắn tay, lục ví khách mời trong lần đầu gặp mặt,… không tôn trọng những người tham dự chương trình.

Có thể thấy sau khi chương trình thêm thành viên mới đã có rất nhiều người có định kiến So Min. Tuy nhiên là thành viên ít tuổi, tham gia chương trình vào giai đoạn khó khăn đồng nghĩa với việc cùng chung tay với các anh chị xây dựng lại danh tiếng, vậy nên có gặp những vấp ngã là điều khó tránh khỏi. Mong rằng sau này, So Min sẽ cố gắng hơn nữa để chiếm được nhiều cảm tình từ khán giả.

Ảnh: Internet

Vì Sao Đến Nay Người Triều Tiên Vẫn Ghét Cay Đắng Mỹ?

Hơn 60 năm chiến tranh lùi xa nhưng người Triều Tiên vẫn còn nguyên sự thù ghét nước Mỹ như ngày đầu.

Binh sĩ Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.

Nút “Tạm dừng” đã được ấn cách đây 64 năm sau khi Nội chiến trên bán đảo Triều Tiên diễn ra. Di sản của sự đối đầu này vẫn còn lại tới ngày nay.

Cuộc chiến tranh 3 năm đẫm máu khiến hàng triệu người chết và đẩy hàng chục triệu người khác vào cảnh lầm than. “Chúng tôi tới Triều Tiên, tham gia trận chiến và đốt phá gần như mọi ngôi làng của người Triều Tiên”, cựu chỉ huy không quân Mỹ Curtis LeMay, nói năm 1988.

Bà mẹ Triều Tiên ôm con sau một trận càn.

Ở thời điểm hiệp định ngừng bắn được kí kết năm 1953, hơn 1,3 triệu dân thường và binh sĩ Triều Tiên thiệt mạng, theo số liệu của Không quân Mỹ. Hàn Quốc mất 3 triệu dân thường và 22 vạn lính, tương đương 1/10 dân số.

Tướng Douglas MacArthur, người sau này là tổng chỉ huy liên quân Mỹ ở Thái Bình Dương, nói rằng ông chưa bao giờ chứng kiến sự phá hủy nào ghê gớm tới vậy. “Tôi rúm ró vì sợ hãi và không thể diễn tả sự khủng khiếp đó bằng ngôn từ. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều máu và xác người tới vậy. Khi rời khỏi Triều Tiên, bụng tôi vẫn cuộn lên vì sợ hãi”, tướng Doughlas nói.

Cuộc chiến Triều Tiên khiến hàng triệu người thiệt mạng.

Sau cuộc chiến, người Mỹ và người Trung Quốc về nhà, bỏ lại mảnh đất tan hoang của người Triều Tiên. Toàn bộ cơ sở hạ tầng bị phá hủy. Làng mạc, thị trấn tiêu điều. Mọi thứ đổ nát tan hoang.

“Tội lỗi của người Mỹ”

Tranh cổ động của Triều Tiên.

Với người Triều Tiên, sự phá hủy còn khủng khiếp hơn như vậy. Đây là cuộc xung đột quân sự đầu tiên Mỹ sử dụng chiến lược rải thảm bom đạn quy mô lớn. Máy bay Mỹ đã trút 635.000 tấn bom xuống Triều Tiên, trong đó có 32.000 tấn bom cháy napalm.

Nỗi sợ hãi trước màn rải thảm của máy bay Mỹ trở thành hình tượng chính cho Bình Nhưỡng tuyên truyền tới người dân. “Vụ ném bom được xem là tội lỗi của người Mỹ và xuất hiện trên rất nhiều các bức tranh tuyên truyền ở Triều Tiên”, Robert Kelly, giáo sư ngành khoa học chính trị, đại học Pusan (Hàn Quốc), nói. “Đây là công cụ chính trị để Bình Nhưỡng sử dụng trong tình thế nguy ngập lúc bấy giờ”.

Biển máu

Người Triều Tiên đổ ra đường biểu tình phản đối Mỹ.

Hầu hết các sử gia nói rằng cuộc chiến diễn ra khi Triều Tiên tấn công Hàn Quốc. Dù vậy ở Triều Tiên, học sinh được giáo dục rằng chính quân Mỹ phát động chiến tranh.

Trẻ em Triều Tiên từ nhỏ đã vẽ những bức tranh với kẻ thù là nước Mỹ. Truyền thông đăng tải video nước Mỹ ngập chìm trong biển lửa. Ngày kỉ niệm chiến tranh Triều Tiên được gọi là “thời điểm chống lại đế quốc Mỹ”.

Nhà lập quốc Kim Nhật Thành được xem là người dẫn dắt dân tộc Triều Tiên vượt qua khó khăn và đạt được nhiều thành tựu phi thường. Ông đã tạo ra hệ tư tưởng Juche (tự cường) và giải phóng bán đảo Triều Tiên khỏi sự đô hộ của phát xít Nhật Bản.

Tranh vẽ của một học sinh Triều Tiên với nội dung chống Mỹ.

Mọi bài thơ, tranh ảnh đều ca ngợi ông Kim Nhật Thành. Vở kịch mang tên “Biển máu” kể lại câu chuyện một người nông dân nghèo tham gia kháng chiến chống Nhật. Anh bị giết hại nhưng vợ của anh đã tiếp tục chiến đấu và tiêu diệt phát xít.

Theo giới phân tích phương Tây, vở kịch này được người dân Triều Tiên tiếp nhận nồng nhiệt. Tư tưởng Juche đã được ghim chặt vào tâm trí người Triều Tiên từ năm 1950 tới nay và khiến toàn bộ người dân đều chung tư tưởng thù ghét nước Mỹ.