Tại Sao Ở Xích Đạo Không Có Bão?

Ở bài viết Bão nhiệt đới hình thành như thế nào? nguyên nhân gây ra bão, Giải Đáp Việt đã cùng bạn tìm hiểu về bão và các điều kiện hình thành bão, trong số đó, yếu tố nhiệt độ và độ ẩm là một trong những yếu tố lớn giúp cấu thành bão. Tuy nhiên, tại sao ở khu vực xích đạo, tuy có độ ẩm và nhiệt độ cao lại không thể hình thành bão.

Sở dĩ hình dạng của cơn bão thường có hình xoắn ốc và xoay theo một chiều nhất định và có thể di chuyển cũng do lực xoáy này. Vậy, lực xoáy của cơn bão đến từ đâu và tại sao nó lại xuất hiện? Câu trả lời chính là hiệu ứng Coriolis.

HIỆU ỨNG CORIOLIS

Hiệu ứng Coriolis có định nghĩa khá khó hiểu, tuy nhiên, giải thích ngắn gọn và dễ hiểu thì nó là hiệu ứng tác động lên một vật khi nó nằm trên một hệ quy chiếu quán tính. Hay nói cách khác, do Trái Đất đang tự quay quanh trục của mình, vì vậy các vật thể trên Trái Đất đều đang chịu một lực tác động của hiệu ứng Coriolis này.

Khi một vật chuyển động dọc theo đường bán kinh theo chiều rời xa trục quay của Trái Đất thì nó sẽ chịu một lực tác động theo phương vuông góc với bán kính và có chiều ngược với chiều quay của Trái Đất.

TẠI SAO Ở XÍCH ĐẠO KHÔNG CÓ BÃO?

Ở phần trước, chúng ta cũng đã biết, trước khi hình thành bão thì một vùng thấp sẽ được hình thành trước và bắt đầu hút gió từ các vùng có áp suất cao hơn về tâm của nó. Khi gió di chuyển trên bề mặt Trái Đất, nó sẽ bị tác động bởi lực Coriolis và khiến đường di chuyển của gió bị thay đổi. Để dễ hình dung, mời bạn đọc xem hình.

Vì Sao Chỗ Nóng Nhất Không Phải Là Xích Đạo?

Trên Trái Đất chỗ nào nóng nhất? Rất nhiều người cho rằng, xích đạo là nơi nóng nhất, vì khu vực xích đạo Mặt Trời chiếu sáng quanh năm. Thực ra chỗ nóng nhất không phải là xích đạo.

Nếu bạn không tin, hãy tra cứu các ghi chép về khí tượng thế giới sẽ rõ. Ở châu Á, châu Phi, châu Úc và Nam Bắc châu Mỹ bạn có thể phát hiện rất nhiều sa mạc rất xa xích đạo, nhiệt độ ban ngày ở đó nóng hơn xích đạo rất nhiều. Theo ghi chép, nhiệt độ cao nhất ở vùng xích đạo rất ít khi vượt quá 35°C, còn ở sa mạc Xahara châu Phi, nhiệt độ cao nhất ban ngày đến 55°C, nói chung trên 40°C. Ở sa mạc Ả Rập, nhiệt độ cao nhất ban ngày đạt 45 – 50°C. Sa mạc Gôbi của Trung Quốc nhiệt độ cao nhất ban ngày đạt khoảng 45°C.

Chỗ nóng nhất ban ngày không phải ở xích đạo mà trên sa mạc.

Vùng xích đạo nhận ánh nắng Mặt Trời nhiều nhất, vậy vì sao lại không phải là nơi nóng nhất?Mở bản đồ thế giới ra xem ta sẽ thấy rõ: vành đai xích đạo đại bộ phận là biển. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương đều nằm trong vùng xích đạo.

Biển xích đạo rộng lớn, nó có đặc điểm khác với lục địa là có thể truyền nhiệt xuống dưới sâu. Đồng thời nước biển bốc hơi đòi hỏi phải tiêu phí nhiều nhiệt, cộng thêm nhiệt dung nước biển lớn nên nhiệt độ nước tăng cao chậm hơn trên mặt đất. Do đó nhiệt độ biển ban ngày ở vùng xích đạo tăng lên chậm, còn trên sa mạc tình hình lại hoàn toàn khác hẳn. Ở đó cây cối thưa thớt, không có nước, nhiệt dung của đất, cát nhỏ nên nhiệt độ tăng nhanh.

Bản thân đất, cát truyền nhiệt kém, nhiệt lượng rất khó truyền xuống phía dưới. Khi cát bề mặt đã rất nóng thì lớp cát phía dưới vẫn còn mát, cộng thêm sa mạc không có nước bốc hơi để tiêu hao nhiệt lượng, cho nên khi Mặt Trời đứng bóng, nhiệt độ trên sa mạc tăng lên rất nhanh, mặt cát bị thiêu đốt nóng bỏng.

Ngoài ra mây và mưa trên xích đạo đều nhiều hơn trên sa mạc rất nhiều. Hằng ngày buổi chiều đều có mưa. Như vậy, nhiệt độ buổi chiều sẽ không tăng cao nữa, còn trên sa mạc nắng suốt ngày, rất ít mưa. Do đó nhiệt độ buổi chiều còn tiếp tục tăng cao. Cho nên chỗ nóng nhất ban ngày không phải ở xích đạo mà trên sa mạc.

Vì Sao Không Có Bão Thủy Tinh Mà Lại Có Bão Sơn Tinh?

(Moitruong.net.vn) – Chắc hẳn ai cũng ngạc nhiên vì tại sao lại có bão Sơn Tinh mà không có bão Thủy Tinh?. Bài viết này sẽ là lời giải đáp cho các bạn thắc mắc ấy.

Trên thế giới có 7 vùng bão, trong đó khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương là ổ bão lớn nhất. Mỗi ổ bão khác nhau lại có những quy định khác nhau. Ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, có 14 nước tham gia Ủy ban Bão của khu vực đã họp lại, bàn thảo và đưa ra quyết định: Các nước sẽ đóng góp danh sách các tên bão, Việt Nam đã đề cử 10 tên các cơn bão để đưa vào danh sách đặt tên của Tổ chức Khí tượng Thế giới.

Ông Lê Thanh Hải cho biết: “Tôi có tham gia từ đầu việc đóng góp tên bão, chúng tôi có đề cử 20 đến 25 tên khác nhau. Và trước khi gửi danh sách tên đề xuất, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của Viện Ngôn ngữ học. Viện Ngôn ngữ Việt Nam thẩm định và khẳng định đó là những cái tên thuần túy Việt Nam. Hồi đó, chúng tôi đề xuất cả một cặp tên Sơn Tinh – Thủy Tinh, một vị thần gây ra bão lụt, một vị thần chống chọi lại bão lụt.

Chắc hẳn ai cũng ngạc nhiên vì có thể nói nhắc đến Sơn Tinh là phải nói đến Thủy Tinh. Tại sao lại có bão Sơn Tinh, không có bão Thủy Tinh? Lý do là vì khi các nước đề xuất tên những cơn bão thì theo quy định, khi gửi các tên đề cử, các nước thành viên phải đọc rõ cách phát âm và giải thích ý nghĩa của những cái tên đó.

Đồng nghiệp của chúng tôi khi đó đọc đến tên bão Thủy Tinh thì bất ngờ mọi người cười ồ lên. Mọi người liền không đồng ý vì do cách phát âm của từ Thủy Tinh trong tiếng nước bạn biến thành một từ gây cười và thậm chí gây hiểu nhầm trên các khía cạnh văn hóa. Vì thế, Ủy ban bão của khu vực chỉ chọn 10 tên do chúng ta đề cử, trong đó có: Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Tramy, Halong, Vamco” – ông Hải lý giải.

Về băn khoăn của dư luận: Liêụ có nên lấy tên vị thần cao quý đặt tên cho thiên tai? Trao đổi với Lao Động, ông Hải cho rằng: Ủy ban Bão họp thường kỳ, việc đề cử tên mới, loại tên cũ ra khỏi danh sách cũng được bàn thảo và đi đến quyết định cuối cùng.

Trên thực tế, có những cơn bão khốc liệt, nhiều nước đề xuất phải lãng quên nó đi như bão Saomai, Chanchu đã được chấp thuận xóa tên khỏi danh sách. Tạm thời đến thời điểm này, bão Sơn Tinh đã xuất hiện lần thứ 2, lần thứ nhất vào năm 2012 nhưng chưa thấy ai đề xuất. Nếu có đề xuất chúng tôi sẽ có thủ tục chính thức để kiến nghị Ủy ban Bão. Nhưng chắc chắn một điều không thể thay bằng tên Thủy Tinh”.

Theo Laodong

Vì Sao Có Bão Cát?

Bão cát còn gọi là bão đen, là hiện tượng tự nhiên xảy ra ở vùng sa mạc. Vùng sa mạc có những cồn cát rất lớn, đó là nguồn cát của bão. Hơn 100 năm nay vì khai hoang quá mức, chăn thả súc vật bừa bãi, chặt cây phá rừng, khiến cho các thảm thực vật trên Trái Đất bị phá hoại nghiêm trọng, kết quả bão cát ngày càng mở rộng gây nên những tai họa ghê gớm. Lần này bão cát phát sinh ở Mỹ cũng là do nguyên nhân đó gây ra.

Mấy trăm năm trước, vùng đại lục Bắc Mỹ khắp nơi là rừng rậm mênh mông, cây lấy gỗ và thảo nguyên, nguồn tài nguyên sinh vật hoang dã rất phong phú. Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX người Mỹ bắt đầu ra sức khai thác vùng đất miền Tây phì nhiêu. Họ phá rừng, khai hoang các thảo nguyên, qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng nhanh. Hơn 100 năm nay, người Mỹ đã lợi dụng những tài nguyên tự nhiên phong phú trong đất nước đem lại lượng của cải khổng lồ, đồng thời cũng tiêu diệt gần hết loài trâu hoang dã trên thảo nguyên, hầu như phá tan các thảm thực vật, gây nên những đám đất trọc, tốc độ phong thực tăng nhanh, cuối cùng dẫn đến trận bão này.

Các nhà khoa học đã tính toán: trên thảo nguyên muốn bào đi một lớp đất bề mặt dày 18 cm cần một thời gian 2000 năm, trên những cánh đồng trồng ngô muốn bào mất bề mặt có chiều dày như thế cần 49 năm, còn trên đất trọc chỉ cần có 18 năm.

Trên thế giới rất nhiều nơi có xảy ra bão cát. Ngày 5 tháng 5 năm 1993 ở vùng Tây Bắc Trung Quốc cũng đã xảy ra trận bão cát rất lớn, gây nên 85 người chết, 31 người mất tích, 645 ngàn ha đất canh tác bị phá hoại, một lớp cát dày 20 – 150 cm đã phủ lên mặt đất, gây đổ sập nhà cửa, lấp đầy các giếng, hạt ngũ cốc rơi rụng hết, gây ra tổn thất nghiêm trọng cho 4 tỉnh vùng Tây Bắc. Ngày nay trên thế giới có 4 vùng thường có bão cát lớn: vùng bão cát Trung á của Liên Xô cũ và vùng Trung á của Trung Quốc; vùng bão cát miền Trung Australia; vùng bão cát ở miền Trung và Tây Bắc Mỹ; vùng bão cát ở sa mạc Sahara Châu Phi.

Xem xét từ nguyên nhân và sự phát triển của các vùng bão cát trên thế giới thì hành vi phá hoại môi trường của con người là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên bão cát, nó chiếm đến 90% của mọi nguyên nhân. Do đó chỉ có bảo vệ tốt các thảm thực vật, ngăn ngừa sa mạc hóa mới có thể giảm thấp thiên tai về bão cát.

Từ khoá:Bão cát; Sa mạc hóa.

[Lượt đánh giá: 0 Trung bình: 0]

Bão Là Gì? Vì Sao Lại Có Bão? Ở Việt Nam 1 Năm Có Bao Nhiêu Cơn Bão?

Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “bão” thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm. Bão nhiệt đới chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi…

Vì sao lại có bão? bão hình thành như thế nào?

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.

Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão.

Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15km.

Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.

Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và bên trong ống khí bay lên cao nó được hút với tốc độ rất lớn.

Hiện tượng này xãy ra phần lớn là vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Đó chính là lý do vì sao chúng ta thấy những đám mây cuộn xung quanh ống khói này.

Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều.

Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây.

Trong quá trình di chuyển bão có thể gặp đất liền hoặc khối không khí lạnh, điều này sẽ khiến bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi.

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 – 20 độ vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27 độ C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis dủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành.

Ở một số nơi không có bão thường thì có vĩ độ trong giải 0 – 5 độ vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy.

Khối không khí trong vùng xoáy có chiều ngang khoảng 200 km, chiều dài khoàng 1000km, cách mặt đất khoảng 10 – 12km.

Thành phần chính của bão gồm những gì?

Bão là xoáy thuận quy mô synop (500-1000 km) không có frông, phát triển trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở mực bất kỳ và có hoàn lưu xác định.

Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0-3 km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại.

Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.

Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão.

Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão. Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài chục km.

Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng không.

Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão.

Các loại bão bao gồm: Bão tuyết, Dông, Lốc xoáy, Bão lửa, xoáy thuận nhiệt đới, bão cát (quỷ cát).

Bạn đang đọc bài viết Bão là gì? vì sao lại có bão? ở Việt Nam 1 năm có bao nhiêu cơn bão? tại chuyên mục Cần biết, trên website Thích gì chọn đó