Vì Sao Nước Ta Có Nhiều Bão / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Tại Sao Bão Hay Vào Miền Trung Nước Ta?

Theo các nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc miền Trung nước ta trở thành trung tâm hứng chịu những cơn bão lớn.

Các cơn bão lớn bắt nguồn từ nguyên nhân địa lý

Các cơn bão sẽ hình thành khi có đủ cả 3 điều kiện gồm nhiệt độ, độ ẩm và động lực để tạo xoáy.

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới ở Bắc Bán Cầu là từ tháng 6 đến tháng 11, ở Nam Bán Cầu là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khoảng thời gian này nước biển có nhiệt độ cao (ít nhất từ 26 độ trở lên), khí quyển thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy quy mô lớn. Đây là những điều kiện thuận lợi để bão hình thành và phát triển.

Để hình thành bão cần phải có một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất 50m. Vì vậy, hiện tượng thiên nhiên này thường hình thành gần đường xích đạo và có khuynh hướng đi về 2 cực của Trái đất nên vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ các cơn bão. Bão thường đi men theo rìa các áp cao, chịu lực hút từ các vùng áp thấp và càng đi xa, vận tốc của bão càng lớn.

Ảnh vệ tinh một cơn bão.

Ở nước ta, miền Trung là nơi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam, loại gió mang hơi ẩm nhiều nên thường gây mưa. Khi bão hình thành ở biển Đông, do bị ảnh hưởng bởi gió phơn nên sẽ bị đẩy lên phía Bắc. Khi gió yếu đi, bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Hàng năm, miền Trung nước ta thường phải hứng chịu những trận mưa lớn do những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc gây nên. Và do biến đổi khí hậu nên những trận bão biển, mưa lớn xảy ra khốc liệt hơn.

Mùa mưa bão ở miền Trung thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11. Mỗi năm trung bình có khoảng 5 – 8 cơn bão.

Bờ biển miền Trung dài 1200km, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp do dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển. Đa số các sông ở đây đều ngắn, có độ dốc lớn và lưu vực thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Bên cạnh đó, các cửa sông lại hay bị bồi lấp khiến việc thoát lũ cho vùng đồng bằng bị cản trở.

Các sông ngòi ở miền Trung không có hệ thống đê ngăn lũ và không có các hồ chứa nước lớn ở vùng thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng nên khi có mưa lớn thường gây ra ngập úng cho các khu đông dân cư ở hai bên bờ sông.

Vì Sao Có Bão Cát?

Bão cát còn gọi là bão đen, là hiện tượng tự nhiên xảy ra ở vùng sa mạc. Vùng sa mạc có những cồn cát rất lớn, đó là nguồn cát của bão. Hơn 100 năm nay vì khai hoang quá mức, chăn thả súc vật bừa bãi, chặt cây phá rừng, khiến cho các thảm thực vật trên Trái Đất bị phá hoại nghiêm trọng, kết quả bão cát ngày càng mở rộng gây nên những tai họa ghê gớm. Lần này bão cát phát sinh ở Mỹ cũng là do nguyên nhân đó gây ra.

Mấy trăm năm trước, vùng đại lục Bắc Mỹ khắp nơi là rừng rậm mênh mông, cây lấy gỗ và thảo nguyên, nguồn tài nguyên sinh vật hoang dã rất phong phú. Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX người Mỹ bắt đầu ra sức khai thác vùng đất miền Tây phì nhiêu. Họ phá rừng, khai hoang các thảo nguyên, qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng nhanh. Hơn 100 năm nay, người Mỹ đã lợi dụng những tài nguyên tự nhiên phong phú trong đất nước đem lại lượng của cải khổng lồ, đồng thời cũng tiêu diệt gần hết loài trâu hoang dã trên thảo nguyên, hầu như phá tan các thảm thực vật, gây nên những đám đất trọc, tốc độ phong thực tăng nhanh, cuối cùng dẫn đến trận bão này.

Các nhà khoa học đã tính toán: trên thảo nguyên muốn bào đi một lớp đất bề mặt dày 18 cm cần một thời gian 2000 năm, trên những cánh đồng trồng ngô muốn bào mất bề mặt có chiều dày như thế cần 49 năm, còn trên đất trọc chỉ cần có 18 năm.

Trên thế giới rất nhiều nơi có xảy ra bão cát. Ngày 5 tháng 5 năm 1993 ở vùng Tây Bắc Trung Quốc cũng đã xảy ra trận bão cát rất lớn, gây nên 85 người chết, 31 người mất tích, 645 ngàn ha đất canh tác bị phá hoại, một lớp cát dày 20 – 150 cm đã phủ lên mặt đất, gây đổ sập nhà cửa, lấp đầy các giếng, hạt ngũ cốc rơi rụng hết, gây ra tổn thất nghiêm trọng cho 4 tỉnh vùng Tây Bắc. Ngày nay trên thế giới có 4 vùng thường có bão cát lớn: vùng bão cát Trung á của Liên Xô cũ và vùng Trung á của Trung Quốc; vùng bão cát miền Trung Australia; vùng bão cát ở miền Trung và Tây Bắc Mỹ; vùng bão cát ở sa mạc Sahara Châu Phi.

Xem xét từ nguyên nhân và sự phát triển của các vùng bão cát trên thế giới thì hành vi phá hoại môi trường của con người là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên bão cát, nó chiếm đến 90% của mọi nguyên nhân. Do đó chỉ có bảo vệ tốt các thảm thực vật, ngăn ngừa sa mạc hóa mới có thể giảm thấp thiên tai về bão cát.

Từ khoá:Bão cát; Sa mạc hóa.

[Lượt đánh giá: 0 Trung bình: 0]

Vì Sao Đất Nước Ta Còn Nghèo

Vì sao đất nước ta còn nghèo?Vì sao Việt Nam chưa bằng được các nước khác kể cả các nước có cùng điều kiện khí hậu, địa lí trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines? Đó là những trăn trở mà tác giả Đỗ Cao Bảo, nhà đồng sáng lập, phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh tập đoàn FPT suy ngẫm và lý giải trong cuốn sách gần 400 trang mà bạn đang cầm trên tay. Phần một: Vì sao đất nước ta còn nghèo?

Rất nhiều bài viết trong cuốn sách này đã được nhiều báo điện tử, trang wed điện tử đăng lại sau khi tác giả đăng lên facebook cá nhân, đặc biệt series bài “Vì sao đất nước ta còn nghèo” đã được nhiều trang điện tử khác nhau đăng lai và nhận được sự quan tâm của bạn đọc không chỉ ở Việt Nam mà ở cả nước ngoài.

” Khát vọng Việt ” gồm 4 phần, mỗi phần là những bài viết ngắn gọn, dí dỏm mà sâu sắc của tác giả, người mong muốn truyền đi ngọn lửa khát vọng Việt từ người Việt Nam này tới người Việt Nam khác, từ thế hệ Việt Nam này sang thế hệ Việt Nam khác.

Ở sân bay quốc tế Sheremetyevo, cảnh người Việt xếp hàng, chen lấn, xô đẩy, bị cảnh sát Nga dùng dùi cui để giữ lại an ninh và cảnh ông thầy tôi vừa giơ hai tay đỡ dùi cui vừa hét lớn “”, (Tiến sĩ khoa học! Tiến sĩ khoa học! Tiến sĩ khoa học!”), đối nghịch với cảnh người Nhật nhẹ nhàng, lịch thiệp, thong dong đi trên thảm đỏ lên máy bay đã làm cho chúng tôi thấu hiểu: “Muốn được bạn bè quốc tế nể trọng, muốn dân tộcViệt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì nhất định đất nước Việt Nam phải giàu mạnh.

Trong phần một tác giả Đỗ Cao Bảo đã nêu ra nguyên nhân đất nước ta còn nghèo và đi tìm lời giải giúp Việt Nam thoát nghèo.

Mở đầu phần một của cuốn sách là bài viết “Làm giàu cho các nhân thôi chưa đủ”, một câu chuyện ngắn gọn nhưng sẽ giúp bạn ngẫm nghĩ và hiểu hơn lí do tác giả viết cuốn sách này. Ông Đỗ Cao Bảo, nhà đồng sáng lập FPT luôn ám ảnh về sự kiện ở sân bay Sheremetyevo, Moscow năm 1989.

Nguyên nhân khách quan: – Chiến tranh liên miên, thiên tai địch họa đã hủy hoại nhiều dấu ấn văn minh vật chất của dân tộc, và không cho chúng ta cơ hội hưởng thái bình lâu dài để phát triển. – Nền kinh tế tiểu nông, manh mún, thô sơ, chậm phát triển, phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết. Nguyên nhân chủ quan: Nhìn vào thời điểm hiện tại, theo tôi, người dân Việt hiện đại có bốn điểm yếu cố hữu cản trở sự phát triển như sau: – Dễ hài lòng – Tư duy nhỏ trong kinh tế – Suy nghĩ chủ quan – Nền tảng triết lí cho phát triển yếu

Hạt nhân của phần một cũng như toàn bộ cuốn sách này được khái quát trong bài viết “Vì sao đất nước ta còn nghèo”. Trước đó, có nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều quan điểm về ưu nhược của người Việt, băn khoăn về con đường giúp đất nước phát triển. Song không vì thế mà bài viết của tác giả Đỗ Cao Bảo kém phần hấp dẫn, bởi tác giả đã lí giải nguyên nhân đất nước còn nghèo bằng góc nhìn trực diện, mới mẻ, khoa học, không sa vào phê phán hay ca ngợi một chiều. Cách trình bày quan điểm riêng của ông rất logic, sáng rõ, lập luận chặt chẽ thuyết phục.

Trước hết, tác giả phân tích nguyên nhân đất nước ta chưa phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới. Theo ông, có hai loại nguyên nhân chính: khách quan và chủ quan.

Đỗ Cao Bảo tập trung làm rõ nguyên nhân quan trọng nhất, nguyên nhân chủ quan. Dù không có cách tiếp cận liên ngành như dân tộc học, tâm lí học, văn hóa học… song những nhìn nhận, đánh giá riêng của tác giả vẫn chỉ ra được phần nào lí do chúng ta thất bại, nguyên nhân đất nước chưa thể thoát nghèo. Bằng lập luận sắc sảo, dẫn chứng gần gũi, dễ hiểu tác giả khiến bài viết không khô khan mà thu hút, dí dỏm bất ngờ.

Nguyên nhân chủ quan đầu tiên là tâm lí dễ hài lòng của người Việt. Điều đó được biểu hiện cụ thể trong những thói quen hàng ngày: thói quen lao động nghỉ nhiều hơn làm, lười suy nghĩ, lười vận động, hám danh, văn hóa đọc suy giảm…

Đỗ Cao Bảo đã phân tích dựa trên cái nhìn đối sánh với các dân tộc khác: so với các dân tộc khác người Việt có số năm làm việc ngắn hơn; phân tích từ những hiện tượng của đời sống hàng ngày: người Việt lười đi bộ, chỉ cần khaorng cách 100 mét học cũng đi xe máy, dù chỉ lên xuống 1-2 tầng nhưng không ai nghĩ đi bộ sẽ nhanh hơn đi thang máy… chính cách viết như vậy làm bài viết hấp dẫn hơn cả.

Tiếp theo, tác giả khẳng định tư duy nhỏ trong kinh tế là lí do thứ hai khiến chúng ta thất bại. Tư duy nhỏ trong kinh tế hiện hữu khá rõ ở hệ thống giao thông, tổ chức buôn bán thông qua các chợ cóc vỉa hè, chuộng tạo lập doanh nghiệp nhỏ…

Suy nghĩ chủ quan cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ trong phát triển quốc gia, bởi nó dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng: đè nén sự sáng tạo, cá nhân không phát huy được tối đa năng lực…

Tôi tin tưởng sâu sắc rằng nhất đinh đất nước ta sẽ giàu, nhất định chúng ta sẽ đuổi kịp Thái Lan, sẽ vượt Philippines trong một thời gian ngắn không xa nữa. Cơ sở để tôi tin tưởng bao gồm: – Người Việt có rất nhiều ưu điểm vượt trội – Tốc độ phát triển kinh tế 15 năm qua (2000- 2023) của Việt Nam nhanh nhất ASEAN – Việt Nam đã có những điểm sáng vượt ASEAN

Việt Nam chưa thể thoát nghèo cũng là do nền tảng triết lí cho phát triển yếu. Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các tư tưởng của Nho giáo, tuy nhiên hệ tư tưởng này lại bộc lộ nhiều hạn chế, sai lệch kìm hãm sự phát triển của đất nước như đánh giá thấp vai trò của doanh nhân, đánh giá sai lệch về tiền bạc, thậm chí coi khinh tiền bạc, nhìn nhận lệch lạc về con người…

Các lời giải để Việt Nam thoát nghèo do các chí sĩ yêu nước, các học giả, các chuyên gia trong lẫn ngoài nước bao gồm: – Nâng cao dân trí của cụ Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu – Học tập mô hình các nước tiên tiến Âu, Mĩ, Nhật Bản – Học tập mô hình Singapore, Hàn Quốc

Sau khi chỉ ra những điểm yếu của người Việt hôm nay, tác giả không bi quan mà vẫn luôn tin tưởng nhất định đất nước sẽ giàu.

Mục đích của tác giả khi viết cuốn sách này không chỉ là đặt ra câu hỏi Vì sao đất nước ta còn nghèo mà còn là để đi tìm lời giải để Việt Nam thoát nghèo. Đỗ Cao Bảo đã nghiên cứu sâu lời giải của các học giả, các chuyên gia cả trong lẫn ngoài nước, nhận ra những điểm chưa hợp lí, khả thi của chúng.

Cuối cùng tác giả tự tìm ra câu trả lời của chính mình. Đó là lời giải nâng cao dân trí- Khắc phục điểm yếu cố hữu.

Phần hai: Mạn đàm về kinh tế

Tôi sẽ không tóm tắt lời giải của tác giả vào đây, bởi tôi tin rằng đó là một phần hay, đáng đọc đầy đủ và chiêm nghiệm, vì trước hết nó được viết bởi một người có tâm và có tầm. Tôi tin câu trả lời của tác giả có thể làm hài lòng hoặc chưa thỏa mãn bạn đọc, nhưng chắc chắn bài viết “Vì sao đất nước ta còn nghèo?” sẽ gieo vào lòng bạn những cảm xúc khó quên, thắp lên ngọn lửa khát vọng đầu tiên trong bạn, một ngọn lửa cháy sáng và soi rọi.

Phần một còn có một số bài viết ngắn, sâu sắc của tác giả trình bày về thành công như “Khởi nghiệp từ gara ô tô, về khát vọng, và đặc biệt là những bài viết về giấc mơ, hành động của tập đoàn FPT, tập đoàn công nghệ thông tin số một Việt Nam với trên 30 000 nhân viên, như “Lãng mạn hay khát vọng xuất khẩu phần mềm”, “Lãnh đạo FPT chia sẻ kinh nghiệm thắng thầu quốc tế”,…

Phần hai tập hợp hơn 20 bài viết của ông Đỗ Cao Bảo về các vấn đề kinh tế, kĩ năng trong kinh doanh, khát vọng, ước mơ.

Trong phần hai, bạn đọc tiếp tục bắt gặp lối viết dí dỏm, hài hước mà sâu sắc của tác giả. Cách tác giả trình bày vấn đề cũng linh hoạt, tự nhiên và gần gũi, đó có thể là một câu chuyện, một tự truyện, một bài thống kê…

Thắp lửa khát vọng trong từng chia sẻ về thành công, về điều ta nên làm để giúp đất nước thoát nghèo: Có một môn học gọi là Thành công; Thất bại là tên đại bịp; Sự khác biệt giữa thành công và thất bại; Yếu tố quan trọng nhất quyết định toàn cầu hóa thành công tại một quốc gia là gì?…

Bây giờ nghĩ lại mới thấy mình thật liều lĩnh: chỉ có hai bàn tay trắng, không tiền (có 150 đô la trong túi), không tiếng Anh, không tiếng Pháp, không vốn sống quốc tế (mới xuất ngoại một lần), thế mà tôi dám sống và làm việc ở Pháp hay nói cách khác là start up ở Pháp. Đúng là khi nghèo khổ người ta thường có chí, dũng cảm và liều lĩnh hơn. Phần ba: Cái nhìn đa chiều về xã hội

Truyền lửa hy vọng qua từng tấm gương: Cô gái 8x trở thành triệu phú nhờ nghĩ lớn; Doanh nhân Bạch Thái Bưởi, nghĩ lớn làm lớn, tinh thần dân tộc, nâng cao dân trí; Tại sao Jack Ma trở thành tỷ phú giàu nhất châu Á…

Trong bài viết “Tay trắng liều lĩnh đi Pháp lập nghiệp”, Đỗ Cao Bảo đã trải lòng chia sẻ những tâm sự về khát vọng của chính mình, cũng như trải nghiệm mà tác giả gọi là liều lĩnh.Bài viết không dài, lối viết tự nhiên chân thành song để lại ấn tượng sâu đậm, tiếp thêm lửa cho những khát vọng Việt đang cháy sáng,

Ở phần ba Đỗ Cao Bảo nhìn nhận về nhiều vấn đề trong xã hội hiện đại có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của đất nước.

Đã có lòng hảo tâm thì cũng nên bớt chút thời gian giám sát để tấm lòng của mình không chỉ đến đúng địa chỉ mà còn góp phần giữ tình làng, nghĩa xóm, giữ tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, đừng để có tình trạng như một gia đình ở thôn Tân Thượng, một mình đứng đối lập với 400 hộ trong thôn.

Tác giả quan sát suy ngẫm về nhiều hiện tượng, vấn đề bức bối trong xã hội: ùn tắc giao thông: “Cứ đi rồi sẽ thành đường”; Ùn tắc giao thông: giải pháp đặc biệt; Nên giúp đỡ bà con vùng lũ lụt như thế nào? ; Xếp hàng và ích kỷ…

Đỗ Cao Bảo suy ngẫm nhiều, chỉ ra nhiều cái chưa được của người Việt hôm nay ở một vài phương diện đời sống nhưng không nhằm chỉ trích mà để nêu ra giả pháp, đưa ra hướng khắc phục. Bởi vậy, mỗi dòng đều thấm đượm tinh thần nhân văn, như khi kết lại bài “Nên giúp đỡ bà con vùng lũ lụt như thế nào?”, tác giả viết:

Ông bà ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Rõ rang nếu chúng ta chỉ tiếp xúc nhiều với những vùng quê, những cảnh nghèo đói, thiếu ăn, chúng ta sẽ thấy bức tranh kinh tế “ảm đạm, u ám”, “một bức tranh toàn màu xám”, còn nếu chúng ta tiếp xúc nhiều với tỷ phú làng, những làng tỷ phú chúng ta sẽ thấy một bức tranh kinh tế “sáng sủa hơn”, nếu không “màu hồng” thì ít ra “không phải màu xám”.

Có nhiều bài viết mới mẻ, đưa tới nhiều điều xung quanh ta mà ta chẳng hay biết về đất nước mình.

Phần bốn: Cuộc sống sắc màu

Trong bài “Tỷ phú làng và làng tỷ phú”, chúng ta ngỡ ngàng với những phát hiện của tác giả về nông thôn Việt hôm nay: cách Hà Nội chưa đầy 18km là làng Đồng Kỵ- làng không đếm hết tỷ phú, ở thị trấn Nông trường Mộc Châu có 600 tỷ phú ngày ngày vẫn lái xe đi thăm bò, Thanh Vân- cả làng mua ô tô từ nuôi gà, Làng cam Cao Phong đi xe Lexus, làng Mẹo quê lúa 50% là tỷ phú.

Nhật Bản, đất nước của khát vọng và ý chí vươn lên, sự thần kỳ, biểu tượng kinh tế châu Á, mà chúng ta vẫn ngưỡng mộ, chưa bao giờ nghi hoặc. Tuy nhiên trong bài “Phải chăng sự thần kỳ Nhật Bản đã hết”, tác giả Đỗ Cao Bảo nêu ra thực trạng về sự tăng trưởng chậm của đất nước vĩ đại và phân tích nguyên nhân khiến sự thần kỳ biến mất.Theo tác giả, có 4 nguyên nhân chính: nỗi nhục thua trận đã hết, dân số tăng trưởng âm, lực lượng lao động giảm, tư duy tuyệt hảo không phù hợp với thời đại công nghệ, tư duy bạn bè chiến hữu không phù hợp với thời đại toàn cầu hóa.

Khép lại cuốn sách đầy tâm huyết của mình, Đỗ Cao Bảo tiếp tục khám phá thế giới muôn hình đa sắc ở nhiều góc nhìn.

Tưởng ở đâu, hóa ra ngay cả ở nước Mỹ truyền thông cũng “bất lương”. Đến cả Tổng thống Mỹ, Donald Trump, cũng bị truyền thông Mỹ “cắt, cúp, giật tít” để đưa đến không chỉ công chúng Mỹ mà cả công chúng Việt Nam một hình ảnh Donald Trump khác với con người thật của ông.

Đó là suy ngẫm về “Cách dạy con tuyệt vời của tỷ phú”, với những lời khuyên hữu ích: Luôn có mặt khi chúng cần; Nguyên tắc “ba không”: không rượu, không thuốc, không xăm mình; Bố phải làm gương cho các con; Dạy con tính kỷ luật; Dạy con biết đứng lên từ vấp ngã; Dạy con hiểu về giá trị của đồng tiền và biết kếm tiền; Dạy con về lòng chính trực và nhân ái; Không bao giờ bắt con nối nghiệp cha…

Ford cũng tương tự như Einstein, nhà bác học vĩ đại người Đức không trả lời được câu hỏi rất đơn giản: “Một dặm Anh bằng bao nhiêu foot?” Henry Ford đã trả lời trước tòa: “Tại sao tôi phải nhớ những thứ mà khi cần, chỉ một phút tôi có thể chỉ ra một trợ lí của tôi có thể trả lời tất cả các câu hỏi ấy”? Einstein đã trả lời: “Tại sao tôi phải nhớ những con số mà khi cần tôi có thể tra được ở rất nhiều tài liệu xung quanh”? Cả Henry Ford và Einstein đều cho rằng “trí óc sinh ra là để suy nghĩ, tư duy, phân tích và tổng hợp hơn là cái kho chất đầy những con số”.

Đó là phát hiện hóa ra “Truyền thông Mỹ cũng bất lương”.

Đó là chia sẻ thú vị về “Trí óc sinh ra để làm gì”, từ việc gợi nhắc trải nghiệm của chính bản thân, tác giả còn dẫn ra câu chuyện vui về những người nổi tiếng:

Đoàn FPT một lần ra đi, ra đi ra đi áo quần không có, một thời gian khó có bao giờ quên, dưới cờ oai nghiêm ba màu bay… Kết

Đó là câu hỏi “Nhiều người nước ngoài còn yêu Việt Nam, lẽ nào chúng ta lại không yêu quê hương mình?” khi biết anh bạn Nhật thích nhiều thứ ở Việt Nam. Anh bạn Singapore thích sống ở Việt Nam…

“Khát vọng Việt: Vì sao đất nước ta còn nghèo?”, vẫn là một câu hỏi dành cho tôi, cho bạn, cho những người trẻ mang tầm vóc và trí tuệ Việt, cho một thế hệ mang bản lĩnh Việt… Cứ mơ đi, cứ tin đi, nhất định chúng ta sẽ đạt được… Tác giả: Thu Thảo – Bookademy

Đó là niềm tự hào về tập đoàn FPT trong bài viết “Tản mạn ngày 30 tháng 4” qua lời một bài hát vui.

” Khát vọng Việt: Vì sao đất nước ta còn nghèo? ” được viết bởi một người sinh ra trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, trưởng thành đúng vào giai đoạn nghèo khó nhất của đất nước, mang trong mình khao khát đưa đất nước thoát nghèo. Mỗi bài viết trong cuốn sách là ngọn lửa truyền tới thế hệ trẻ hôm nay, cách ta đọc và trao truyền, trải nghiệm những điều tâm đắc trong cuốn sách cũng là một phần của quá trình truyền lửa khát vọng.

Bão Là Gì? Bão Hình Thành Như Thế Nào Và Vì Sao Có Bão?

Trong suốt hàng ngàn năm trong lịch sử loài người, những cơn bão được nhắc đến như một kẻ phá hoại hoặc sự nổi giận của mẹ thiên Nhiên hay hiện thân của sức mạnh Thượng Đế. Bản thân từ “hurricane” xuất phát từ “Hurakan” – một vị thần hủy diệt của người Maya. Thật khó có thể diễn tả hết sức mạnh cũng như sức tàn phá của một cơn bão. Hằng năm, nước ta phải hứng chịu mùa mưa bão kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, với những cơn bão hình thành từ biển Đông di chuyển và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nhất là các tỉnh ven biển.

Bão là gì?

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan.

Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Vùng gió xoáy thuận này có đường kính hàng trăm km và hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu.

Tùy theo khu vực hình thành mà thuật ngữ bão có những tên gọi khác nhau.

Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes

Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons

Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones

Tại Việt Nam, thuật ngữ “bão” dùng để diễn tả những cơn bão nhiệt đới, một loại thời tiết đặc trưng của các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh kèm theo mưa lớn.

Theo tiêu chuẩn quốc tế , người ta phân chia bão dựa vào sức gió (dựa vào Thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson):

Sức gió dưới 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression)

Sức gió trên 63 km/h (cấp 8) gọi là bão nhiệt đới (“tropical cyclone” hoặc “tropical storm”)

Sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong (typhoon)

Sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão (super typhoon)

Mỗi năm trên toàn thế giới phải gánh chịu một mùa mưa bão, trong thời gian này, có từ 40 đến 50 cơn áp thấp nhiệt đới hình thành ở khu vực xung quang đường xích đạo phát triển mạnh lên thành bão. Ở Bắc Bán Cầu, mùa bão bắt đầu từ 1/6 đến 30/11 trong khi ở Nam Bán Cầu, mùa bão thường bắt đầu từ tháng giêng đến tháng 3.

Bão Harvey nhìn từ vệ tinh.

Bão hình thành như thế nào?

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 – 20 độ vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27 độ C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis dủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành.

Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5 độ vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy. Khối không khí trong vùng xoáy có chiều ngang khoảng 200 km, chiều dài khoàng 1000km, cách mặt đất khoảng 10 – 12km.

Vì sao có bão?

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.

Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.

Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này.

Bão Irma quét qua đảo Sint-Maarten.

Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều.

Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi.

Tại sao bão xuất hiện chủ yếu vào mùa Hè và mùa Thu?

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu), bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là từ 26 o C trở lên), khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.

Vì Sao Không Có Bão Thủy Tinh Mà Lại Có Bão Sơn Tinh?

(Moitruong.net.vn) – Chắc hẳn ai cũng ngạc nhiên vì tại sao lại có bão Sơn Tinh mà không có bão Thủy Tinh?. Bài viết này sẽ là lời giải đáp cho các bạn thắc mắc ấy.

Trên thế giới có 7 vùng bão, trong đó khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương là ổ bão lớn nhất. Mỗi ổ bão khác nhau lại có những quy định khác nhau. Ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, có 14 nước tham gia Ủy ban Bão của khu vực đã họp lại, bàn thảo và đưa ra quyết định: Các nước sẽ đóng góp danh sách các tên bão, Việt Nam đã đề cử 10 tên các cơn bão để đưa vào danh sách đặt tên của Tổ chức Khí tượng Thế giới.

Ông Lê Thanh Hải cho biết: “Tôi có tham gia từ đầu việc đóng góp tên bão, chúng tôi có đề cử 20 đến 25 tên khác nhau. Và trước khi gửi danh sách tên đề xuất, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của Viện Ngôn ngữ học. Viện Ngôn ngữ Việt Nam thẩm định và khẳng định đó là những cái tên thuần túy Việt Nam. Hồi đó, chúng tôi đề xuất cả một cặp tên Sơn Tinh – Thủy Tinh, một vị thần gây ra bão lụt, một vị thần chống chọi lại bão lụt.

Chắc hẳn ai cũng ngạc nhiên vì có thể nói nhắc đến Sơn Tinh là phải nói đến Thủy Tinh. Tại sao lại có bão Sơn Tinh, không có bão Thủy Tinh? Lý do là vì khi các nước đề xuất tên những cơn bão thì theo quy định, khi gửi các tên đề cử, các nước thành viên phải đọc rõ cách phát âm và giải thích ý nghĩa của những cái tên đó.

Đồng nghiệp của chúng tôi khi đó đọc đến tên bão Thủy Tinh thì bất ngờ mọi người cười ồ lên. Mọi người liền không đồng ý vì do cách phát âm của từ Thủy Tinh trong tiếng nước bạn biến thành một từ gây cười và thậm chí gây hiểu nhầm trên các khía cạnh văn hóa. Vì thế, Ủy ban bão của khu vực chỉ chọn 10 tên do chúng ta đề cử, trong đó có: Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Tramy, Halong, Vamco” – ông Hải lý giải.

Về băn khoăn của dư luận: Liêụ có nên lấy tên vị thần cao quý đặt tên cho thiên tai? Trao đổi với Lao Động, ông Hải cho rằng: Ủy ban Bão họp thường kỳ, việc đề cử tên mới, loại tên cũ ra khỏi danh sách cũng được bàn thảo và đi đến quyết định cuối cùng.

Trên thực tế, có những cơn bão khốc liệt, nhiều nước đề xuất phải lãng quên nó đi như bão Saomai, Chanchu đã được chấp thuận xóa tên khỏi danh sách. Tạm thời đến thời điểm này, bão Sơn Tinh đã xuất hiện lần thứ 2, lần thứ nhất vào năm 2012 nhưng chưa thấy ai đề xuất. Nếu có đề xuất chúng tôi sẽ có thủ tục chính thức để kiến nghị Ủy ban Bão. Nhưng chắc chắn một điều không thể thay bằng tên Thủy Tinh”.

Theo Laodong