Nhưng tại sao vẫn có những người dùng toàn những từ ngữ tích cực trong câu khẳng định mà kết quả vẫn ngược lại. Chúng ta lấy ví dụ một ứng viên tranh cử nói trước quần chúng với số lượng rất lớn, họ hứa hẹn: “Nếu trúng cử, nhất định tôi sẽ làm cho nền kinh tế phục hổi chỉ trong vòng…..”, nhưng vì sao sự thật lại có lúc ngược lại. Có những người có tài hùng biện, vì khả năng ăn nói nên quần chúng có niềm tin vào những hứa hẹn. Nhưng nghiên cứu kỹ tâm lý con người thì chúng ta đều có những nghi ngờ vi tế, mặc dù rất tin tưởng vào người diễn thuyết nhưng trong tiềm thức chúng ta vẫn có phản ứng trái chiều với nó, đó là khi chúng ta đã ở một mình và có suy nghĩ lại những điều người khác nói. Thường những người phát biểu hùng hồn như vậy có sự kiêu mạn trong tâm, và sự kiêu mạn thì bị chúng ta lên án một cách trực diện hay âm thầm; chính tiềm thức của chúng ta đã âm thầm lên án những khẳng định hùng hồn trước công chúng như vậy. Và do đó, mặc dù bề ngoài là việc đặt trọng niềm tin của quần chúng nhưng sự chi phối của tiềm thức cộng đồng đã có tác dụng ngược nên quyết định kết quả của những lời hứa đó ở cuộc sống bên ngoài. Nếu chúng ta nói trước càng nhiều người thì cái nguy cơ vi tế của sự phản công tiềm thức ngấm ngầm đó càng cao. Đó là lý do tại sao nhiều nhà lãnh đạo đã không thực hiện được lời hứa với quần chúng khi thật sự nhậm chức và làm công tác lãnh đạo.
Thêm nữa là con người có bản ngã chi phối và có sức phá hoại rất ghê gớm, bản ngã càng lớn thì nguy cơ đổ vỡ càng cao. Nếu bạn nói lời khẳng định một mình mà không có chút ngã mạn trong đó thì khả năng thành tựu là rất lớn; nhưng nếu nói khẳng định một mình nhiều lần mà có sự tự mãn vào khả năng của mình thì tiềm thức sẽ kết hợp với bản ngã làm cho việc thực hiện của bạn sẽ bị thất bại.
Nguồn: Internet
Lavender Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.
HTML source