Bài 4: Các Nước Đông Nam Á (Cuối Thế Kỉ Xix

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

– Chính sách đối ngoại “mềm dẻo” ( Chính sách ngoại giao “ngọn tre”).

– Trước sự xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã chủ động “mở cửa”, quan hệ với tất cả các nước.

Xiêm liên tiếp kí các hiệp ước hữu nghị và thương mại với các nước phương Tây: năm 1826 kí với Anh, 1833 với Mỹ, 1907 với Pháp…..

– Xiêm còn biết lợi dụng mấu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế chúng tôi dựa vào thế lực của Hà Lan để chống lại thế lực đang lớn mạnh của Bồ Đào Nha. Nhưng khi thế lực của Hà Lan ngày càng cho phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào Anh để chống Hà Lan…

– Cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX của Ra-ma V

Cuối thế kỉ XIX, vua Rama V tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự……Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng “mở cửa”. Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

– Vị trí “nước đệm” của Xiêm

Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh-Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu chúng tôi và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành “vùng đệm” của Anh và Pháp.

– Trong bối cảnh chung của châu Á, Xiêm nhờ đó mà thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

– Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức: Khởi nghĩa vũ trang, Cải cách,…

Chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.

– Có sự chuyển biến về hình thức đấu tranh vào giai đoạn sau gắn liền với sự ra đời của các tổ chức chính trị.

– Tóm lại :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

– Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

– Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

– Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

– Xóa bỏ được chế độ nô lệ, giải phóng sức lao động, góp phần đưa nền kinh tế phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa.

– Trong nông nghiệp, hình thái kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp đã bị loại bỏ và thay bằng nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.

– Xiêm trở thành nước xuất khẩu gạo, gỗ, đường và nhiều mặt hàng quan trọng khác có uy tín trên thế giới.

– Công nghiệp khai khoáng và xây dựng hạ tầng cơ sở, hệ thống đường sắt, đường bộ phát triển mạnh.

– Hệ thống giáo dục Xiêm được chuẩn hóa và hiện đại hóa, tầng lớp tri thức ngày càng được trọng dụng và đề cao.

– Các tôn giáo ổn định, nâng cao trình độ dân trí và nhận thức tốt trong nhân dân.

– Nhờ chính sách đối ngoại mềm dẻo nên bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền.

– Tuy đã có những thành công nhất định nhưng Xiêm vẫn còn phải phụ thuộc nhiều đến các nước Phương Tây.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

– Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV (Mông-kút ở ngôi từ 1851-1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.

– Ra-ma V (Chu-la-long-con ở ngôi từ 1868 – 1910) đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.

* Nội dung cải cách

– Kinh tế

+ Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.

+ Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng

– Chính trị

+ Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây.

+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.

+ Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện).

+ Chính phủ có 12 bộ trưởng.

– Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.

– Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ , giải phóng người lao động.

– Đối ngoại:

+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

+ Lợi dụng vị trí nước đệm .

+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh – Pháp đã lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.

Bài 27: Khởi Nghĩa Yên Thế Và Phong Trào Chống Pháp Của Đồng Bào Miền Núi Cuối Thế Kỉ Xix

Chi tiết Chuyên mục: Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời:

– Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).

– Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

– Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

– Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.

– Về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động…

– Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

– Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

– Ở Nam Kì có cuộc đấu tranh của người Thượng, người Khơ me, người Xtiêng.

– Ở miền Trung có cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao (người Mường) và Cầm Bá Thước (người Thái) lãnh đạo.

– Ở Tây Nguyên, các tù trưởng như Nơ-tranạ Ciư. Ama Con, Ama Giư-hao… đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu suốt từ năm 1889 đến năm 1905.

– Ở vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Vãn Giáp, lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu. Sơn La và hoạt động mạnh trên lưu vực sông Đà….

– Ở vùng Đông Bắc Bắc Kì, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu nhất là đội quân của Lưu Kì.

Bài 27 : Khởi Nghĩa Yên Thế Và Phong Trào Chống Pháp Của Đồng Bào Miền Núi Cuối Thế Kỉ Xix

– Yên Thế ở Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, là vùng đất đồi, cây cối, rậm rạp, địa hình hiểm trở,thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Yên

– Thích hợp với lối đánh du kích, dựa vào địa thế hiểm trở và công sự dã chiến, đánh nhanh và rút nhanh lại rất thuận tiện khi bị truy đuổi.

Lược đồ căn cứ Yên Thế

Căn cứ của nghĩa quân Yên Thế

*Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế

+ Để mở rộng phạm vi chiếm đóng, Pháp cướp đất của người nông dân ở Yên Thế làm đồn điền, khai mỏ, làm đường giao thông.

* Diễn biến, gồm ba giai đoạn

+ Khởi nghĩa do Đề Nắm chỉ huy, lúc này nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.

+ Tháng 4 – 1892 cuộc khởi nghĩa do Đề Thám chỉ huy.

Thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám

– Giai đoạn II (1893- 1908): nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở

+ Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

Lần giảng hòa thứ nhất: sau khi bắt được tên điền chủ người Pháp – Sét-nay. Đề Thám đã thỏa thuận với Pháp, nghĩa quân đã thả tên điền chủ, trong khi đó Đề Thám phải được cai quản 4 tổng: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.

Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai (12- 1897) Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương, tích lũy lương thực, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

+ Giai đoạn III: 1909 – 1913

– Sau vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, Pháp đã dần hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính. Vì vậy, Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

– Sau nhiều trận càn quét của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần

– Ngày 10- 2- 1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

Nghĩa quân Yên Thế bị bắt

– Ý nghĩa: Khởi nghĩa Yên Thế là trang sử vẻ vang của dân tộc, chứng minh khả năng hùng hậu của nông dân trong lịch sử chống Pháp xâm lược.

II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền Núi cuối thế kỉ XIX (tham khảo)

– Ở Nam Kỳ, nhân dân các dân tộc thiểu số đã sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp từ giữa thế kỷ XIX.

– Ở miền Trung, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước cầm đầu.

– Ở Tây Nguyên, tù trưởng N’Tgang Guh, Ama Kol, Ama Jhao… đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu từ 1889 đến 1905.

– Ở Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Mường, Thái… tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp lập căn cứ kháng chiến ở Lai Châu, Sơn La hoạt động mạnh ở sông Đà.

– Trong các năm từ 1884 đến 1890, xuất hiện các toán quân người Thái dưới sự chỉ huy của Đèo Văn Trì, Nông Văn Quang, Cầm Văn Thanh, Cầm Văn Hoan.

– Đồng bào Thái ở Sơn La, Yên Bái do Đèo Chính Lục, Đặng Phúc Thành cầm đầu đã phục kích quân Pháp ở nhiều nơi.

– Đồng bào Mông ở Hà Giang do Hà Quốc Thượng lãnh đạo đã nổi dậy chống Pháp từ năm 1894 đến năm 1896.

– Tại vùng Đông Bắc Kỳ, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu nhất là đội quân của Lưu Kỳ.

– Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi diễn ra muộn hơn nhưng phát triển mạnh mẽ, diễn ra bề bỉ và lâu dài.

– Diễn ra ở khắp các vùng miền núi

– Có sự tham gia của các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông, Dao, Hoa, Khơ- me và các dân tộc Tây Nguyên.

– Hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh của đồng bào ở vùng đồng bằng

– Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.

* Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi

– Nguyên nhân thất bại

+ Bó hẹp trong 1 địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch.

+ Bị Pháp và phong kiến đàn áp.

+ Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến. – Ý nghĩa lịch sử

+ Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.

+ Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.

+ Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI 1. Lập bảng thống kê các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa?

Trả lời

2. Em hãy nên các hoạt động của thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

Trả lời

Vào cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chính sách bình định quân sự đối với trung du, miền núi nhằm ổn định tình hình chính trị, chuẩn bị cho cuộc khai thác đại quy mô sắp tớ (làm đường, cầu, đường dây điện thoại nối liền các vùng kinh tế, các vùng nguyên liệu và các trung tâm hành chính với nhau,…).

3. Nguyên nhân của phong trào vũ trang kháng Pháp ở các địa phương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?

Trả lời

Nguyên nhân của phong trào vũ trang kháng Pháp ở các địa phương cuối thể XIX – đầu thế kỉ XX là do:

– Chính sách bình định quân sự đối với trung du, miền núi ảnh hưởng tới cuộc sống tự do của nhân dân địa phương.

– Truyền thống yêu nước vốn có của nhân dân Việt Nam.

4. Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

Trả lời

– Yên Thế là vùng đồi núi trung du ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, thông với nhiều tỉnh ở vùng núi như Lạng Sơn, Thái Nguên và vùng đông bằng như Bắc Ninh, Hà Nội.

– Địa bàn Yên Thế là vùng cây cối rậm rạp, khí hậu khắc nghiệt, rất bất lợi đối với kẻ địch nhưng lại thuận lợi cho cách đánh du kích của nghĩa quân.

5. Em hãy nhận xét về thành phần lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

Trả lời

– Khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, phong trào chống Pháp ở Yên Thế không phải do một số người hoặc một cá nhân văn thân, sĩ phu phát động, tập hợp mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu.

– Những người này đều xuất phát từ nông dân địa phương, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần vương, mong muốn xây dựng một cuộc sống bình quân, bình đẳng sơ khai về kinh tế và xã hội, một biểu hiện của tính tự phát về mặt tư tưởng của nông dân.

6. Em hãy giới thiệu đôi nét tiểu sử của Hoàng Hoa Thám?

Trả lời

– Hoàng Hoa Thám (Đề Thám), người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông sinh khoảng năm 1846, trong một gia đình nhà nho nghèo họ Trương. Khi phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Yên Thế bùng nổ, ông đã tham gia nghĩa quân của Lương Văn Nắm (Đề Nắm). Khi Đề Nắm chết, ông đứng ra lãnh đạo phong trào.

– Hoàng Hoa Thám có vóc người vạm vỡ, tóc thường cắt ngắn, mắt một mí, nói năng nhỏ nhẹ, sống kín đáo, giản dị. Nhưng sự can đảm, lòng kiên trì và tài năng chiến trận của ông đã khiến cho kẻ thù nhiều phen khiếp đảm. Chúng đã phải thừa nhận rằng : “Đề Thám rất can đảm, ưa hành động, bản năng chiến trận của ông thật kì diệu….Ông ta có những tài năng lớn của một chiến binh. Sẽ là hèn hạ nếu không công nhận điều đó.”

– Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, vận dụng linh hoạt chiến thuật đánh du kích, Đề Thám đã lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu chống thực dân Pháp trong suốt 30 năm, gây cho chúng nhiều phen khốn đốn và tổn thất nặng nề.

7. Em hãy nêu tóm tắt diễn biến giai đoạn 1 của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

Trả lời

Trong giai đoạn đầu (1884-1892), nghĩa quân hoạt động riêng lẻ ở Yên Thế, chưa có sự phối hợp và chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất (Tháng 4 – 1892), Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào.

8. Em hãy nêu tóm tắt diễn biến giai đoạn 2 của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

Trả lời

Trong giai đoạn hai (1893-1908), đây là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hoàng Hoa Thám. Nghĩa quân có những trận đánh tiêu biểu. Nghĩa quân đã hai lần đình chiến với Pháp, tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lại căn cứ và mở rộng phạm vi ra vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Nghĩa quân đã xây dựng căn cứ Phồn Xương vững mạnh, vừa sản xuất, vừa tăng cường, sắm sửa vũ khí, luyện tập võ nghệ, lập thêm một số đồn mới (Tú Nghệ).

9. Vì sao Đề Thám phải hai lần đề nghị giảng hòa và được thực dân Pháp chấp nhận?

Trả lời

– Do tương quan lực lượng quá chênh lệch. Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với quân Pháp.

– Pháp chấp nhận thương lượng và giảng hòa để chuộc lại tên Sét-nay và để tạo những điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và bóc lột.

– Nghĩa quân Yên Tế giảng hòa để tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, xây dựng đội quân tinh nhuệ để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.

10. Em hãy nên tóm tắt diễn biến giai đoạn 3 của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

Trả lời

– Trong giai đoạn 3, từ năm 1909 đến năm 1913, sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện có sự dính líu của Đề Thám, quân Pháp tập trung lực lượng tấn công căn cứ Yên Thế. Nghĩa quân vừa chống đỡ, vừa di chuyển dần lực lượng sang các vùng lân cận để duy trì cuộc chiến đấu chống Pháp.

– Trải qua nhiều trận càn quét liên tiếp của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Đến ngày 10-2-1913, khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

11. Chiến thuật chủ yếu của nghĩa quân Yên Thế là gì?

Trả lời

– Phương thức tác chiến của nghĩa quân là đánh du kích, lấy ít đánh nhiều. Nghĩa quân thường đánh những trận nhỏ, dựa vào địa hình hiểm trở và công sự dã chiến để đánh gần, đánh nhanh rồi rút nhanh.

– Nghĩa quân Yên Thế xuất sắc trong cách đánh du kích và đánh trong rừng, hiểu biết một cách kì lạ mọi thuận lợi của địa hình để vận dụng trong chiến đấu.

– Nhờ chiến thuật đánh du kích mà nghĩa quân Yên Thế đã có thể duy trì được cuộc chiến đấu trong gần 30 năm ròng rã.

12. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương?

Trả lời

– Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, quyết liệt nhất, có thời gian kéo dài nhất, tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX.

– Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa Cần vương mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

– Lãnh tụ Hoàng Hoa Thám có những phẩm chất đặc biệt: căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

– Nghĩa quân đều là những nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống tự do nhưng chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù phải hai lần giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

– Nổ ra ở vùng trung du, có lối đánh linh hoạt, cơ động.

13. Trình bày đặc điểm của phong trào chống Pháp của nhân dân địa phương cuối thế kỉ XIX?

Trả lời

– Phong trào bùng nổ theo vết dầu loang (theo tiến trình bình định trung du và miền núi của thực dân Pháp).

– Phong trào không bị chi phối bởi khẩu hiệu Cần vương (giúp vua) mà xuất phát từ lòng yêu nước, yêu quê hương, chiến đấu để bảo vệ cuộc sống tự do.

– Phong trào nổ ra ở nhiều nơi : Tây Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc, hình thức phong phú, được đông đảo bà con các dân tộc thiểu số tham gia.

– Tuy phong trào đấu tranh diễn ra rầm rộ, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn thất bại do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về tổ chức lãnh đạo, bế tắc đường lối.

15. Vì sao khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương?

Trả lời

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương vì:

– Cuộc khởi nghĩa đã tập hợp được lực lượng đông đảo là nông dân, trên một địa bàn rộng lớn.

– Cuộc khởi nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh độc đáo, mưu trí, dũng cảm, trung thành, tận tụy với nguyện vọng của nhân dân, đồng cam cộng khổ, thương yêu đùm bọc nghĩa quân, có cuộc sống giản dị hòa mình với quần chúng.

– Cuộc khởi nghĩa dựa vào địa hình hiểm trở và biết tận dụng thế mạnh của mình tại vùng rừng núi, sử dụng chiến thuật đúng đắn, linh hoạt.

16. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

Trả lời

Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Thế cũng do những nguyên nhân chung của phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX và một số nguyên nhân riêng. Đó là:

– Bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập.

– So sánh lực lượng chênh lệch, lại bị thực dân Pháp và phong kiến câu kết đàn áp.

– Sự thất bại của phong trào Yên Thế càng chứng tỏ rằng sức mạnh to lớn của phong trào nông dân bị hạn chế vì chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

17. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời

Mặc dù thất bại song phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn:

– Nó tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam.

– Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía bắc của thực dân Pháp.

Chương 1: Các Cuộc Cách Mạng Tư Sản (Từ Giữa Thế Kỉ Xvi Đến Cuối Thế Kỉ Xviii)

Chi tiết Chuyên mục: Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

– Diến biến chính của cách mạng Anh

+ 1642 -1648: Nội chiến ác liệt (vua – Quốc hội)

+ 1645: Trận Nêdơbi, nhà vua thua.

+ 1449: Xử tử vua, nền cộng hoà ra đời, cách mạng đạt đỉnh cao.

+ 1653: Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi)

+ 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

– Kết quả của Cách mạng Anh: Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

– Tính chất: Cách mạng Hà Lan vừa là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, vừa là cuộc cách mạng tư sản, bởi vì nó vừa chống bọn xâm lược Tây Ban Nha vừa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

– Ý nghĩa:

+ Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới

+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Mở ra thời đại mới, thời đại bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

– Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào trong nông nghiệp

+ Thủ công nghiệp: Công trường thủ công chiếm ưu thế so với phường hội

+ Thương nghiệp: Việc buôn bán phát triển nhất là buôn bán len dạ và nô lệ da đen.

– Xã hội: Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới. Tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng. Đời sống nông dân cực khổ.

– Chính trị: Chế độ quân chủ chuyên chế bảo thủ và lạc hậu kìm chế sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

– Mâu thuẫn giữa tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động trở nên gay gắt.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

– 8/1566, nhân dân miền Bắc Nê-đec-lan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.

– 8/1567, Tây Ban Nha đưa quân sang đàn áp khởi nghĩa nhưng không ngăn trở được sự phản kháng của quần chúng.

– 4/576, quân khởi nghĩa giải phóng nhiều vùng rộng lớn.

– 4/11/1579, Quân đội Tây Ban Nha tấn công giết 8000 người, phá hủy một trung tâm thương mại.

– 23/1/1579, Hội nghị U-trech gồm đại biểu các tỉnh miền Bắc họp tuyên bố thành lập ” Các tỉnh Liên Hiệp”.

– 1648, Tây Ban Nha chính thức công nhận nền độc lập của “Các tỉnh Liên Hiệp”

Chi tiết Chuyên mục: Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

– Tình hình kinh tế: Đầu thế kỉ XVI, Nê-đec-lan là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất châu Âu: Nhiều thành phố, hải cảng xuất hiện và trở thành trung tâm thương mại nổi tiếng như U-trếch, Am-xtec-dam,… Nhiều ngân hàng được hành lập có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.

– Tình hình xã hội: Cùng với sự phát triển công thương nghiệp, giai cấp tư sản Nê-dec-lan sớm hình thành, ngày càng có thế lực về kinh tế nhưng bị cản trở bởi ách thống trị của thực dân Tây Ba Nha.

Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Như Thế Nào? Vì Sao Trẻ Bị Chậm Nói?

Vì sao trẻ chậm nói?

Có hai group tác nhân khiến trẻ em chậm nói bao gồm: tác nhân tâm lý và tác nhân thực thể:

Nguyên nhân thực thể: đến từ những vấn đề tại các phòng ban, cơ quan trong cơ thể đảm trách nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi..hoặc cơ quan giữ vai trò chỉ huy ngôn ngữ ví dụ như não hoặc các trục trặc tại não ( khiếm khuyến trong sự tăng trưởng não bộ, viêm màng não, dị tật bẩm sinh…)

Nguyên nhân tâm lý: Do trẻ bị cú sốc tâm lý, hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ. Quá cưng chiều cũng có khả năng trở thành tác nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.

Khi mà đã hiểu được nguyên nhân, cha mẹ hay người chăm sóc bé luôn phải chủ động thúc đẩy cho quá trình học nói của bé phù hợp với lứa tuổi sao cho đạt mốc triển ngôn ngữ tự nhiên. Bởi não của trẻ tăng trưởng nhanh nhất là ở giai đoạn trước 3 tuổi sau đấy chậm hơn từ 3 – 6 tuổi. Sau 6 tuổi các can thiệp tập nói sẽ có hậu quả hạn chế nhất định.

Khi nào cần dạy trẻ chậm nói?

Cha mẹ cần phải nắm được các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình tăng trưởng ngôn ngữ của con mình để dạy trẻ chậm nói sớm. Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

Trẻ không giận dữ lại với giọng nói hay âm thanh to khi trẻ từ sáu đến 8 tuần tuổi.

Cha mẹ cười đùa với trẻ nhưng trẻ không có bức xúc mặc dù đã 2 tháng tuổi

Thờ ơ với người và mọi vật xung quanh khi 3 tháng tuổi.

Không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh phát ra lúc trẻ 4 tháng.

Không biết tự cười mặc dù đã 6 tháng tuổi.

Không bập bẹ, ê a được từ nào lúc 8 tháng.

Chưa nói được các từ đơn khi đã 2 tuổi.

Trẻ ăn nói kém, không thể nói được những câu đơn giản khi đã 3 tuổi.

Cách giải pháp dạy trẻ bị chậm nói cực hiệu quả Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Trẻ lớn hơn chút khi trò chuyện với trẻ, bạn cần phải cố gắng nói thật chậm và rõ ràng từng từ một. Cha mẹ không nói ngọng kiểu “nựng” bé sẽ khiến bé khó phát âm khi bắt chước. Khi nói, bạn có khả năng kết hợp sử dụng các động tác tay, chẳng hạn như vẫy tay chào khi tạm biệt, nhận quà bằng 2 tay… Hãy trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, khi cho trẻ ăn, khi tắm cho trẻ, khi ru trẻ ngủ… Sau một thời gian, bạn sẽ thấy sự tốt lên rõ nét.

Khuyến khích trẻ tự xử lý vấn đề Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói của mình Đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe

Sách luôn là liều thuốc thần kỳ đối với trẻ chậm nói. Khi ôm con trong lòng, cầm trên tay cuốn truyện tranh, đọc cho con nghe những vần thơ ngộ nghĩnh, bạn sẽ giúp con làm quen được với những từ mới, những vần điệu mới, để con có thể hiểu một cách rõ ràng hơn về cách mà mọi người nói. Khi đọc sách cho con, bạn cần phải chọn những quyển có hình ảnh và màu sắc tươi sáng để trẻ cảm nhận thấy.

Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Lúc trẻ mới tiếp tục tập nói, thường trẻ sẽ phát âm không chuẩn, đôi khi còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Vì thế, bạn đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy con. Việc làm này có khả năng hình thành những thói quen khó sửa, khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn.

Hồng Quyên – Tổng hợp Tham khảo ( chúng tôi trungtamphuchoichucnang.com,… )