Vì Sao Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Tiểu Đường / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Channuoithuy.edu.vn

Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Tiểu Đường

Theo hội thảo Sức khỏe Thế giới năm 2023 diễm ra tại Hà Nội, bệnh tiểu đường đứng thứ 4 trong nguyên nhân gây tử vong. Nước ta có đến 64% người mắc đái tháo đường mà không hề biết mình bị bệnh và dự báo 20 năm 2010-2030, tỷ lệ người mắc bệnh trên thế giới tăng 54%, còn tại Việt Nam trong vòng 10 năm sẽ tăng với mức 200%. Bệnh tiểu đường gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và gây nên tử vong. Để biết cách phòng ngừa, chúng ta cần phải biết nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 xảy ra khi cơ thể thiếu insulin trầm trọng, khiến lượng đường máu không được chuyển hóa đến tế bào trong cơ thể sinh ra năng lượng. Vì vậy mà đường theo máu được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Trong bệnh tiểu đường type 1, hệ thống miễn dịch thay vì tấn công các virus có hại lại tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy, khiến tuyến tụy không thể sản xuất insulin như bình thường.

· Tiểu đường type 1 do di truyền: Gen di truyền là yếu tố quan trọng xác định ao là người có khả năng mắc bệnh tiểu đường type 1. Tuy nhiên, bệnh có thể từ một số biến thể gen hoặc một vài nhóm tương tác với nhau gây ra.

· Tiều đường type 1 do hệ thống miễn dịch: các tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta của tuyến tụy, làm suy giảm hoặc mất chức năng tạo insulin.

· Nguyên nhân từ môi trường, thực phẩm, virus và các độc tố gây phá hủy tế bào beta.

Bệnh tiểu đường type 2 do cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể suy giảm khả năng sử dụng insulin. Có 2 nguyên nhân của tiểu đường type 2

· Di truyền: giống như tiểu đường type 1, yếu tố di truyền vẫn đóng nguyên nhân chính.

· Lười vận động, béo phì: cơ thể được nạp dư thừa calo làm mất đi sự cân đối và gây ra tinh trạng kháng insulin. Trong thời gian dài quá nhiều calo được nạp vào cơ thể mà không được sử dụng sẽ tác động tới tuyến tụy làm suy yếu và mất dần khả năng sản xuất insulin.

Sự khác nhau cơ bản giữa tiểu đường type 1 và type 2 chính là type 1 do cơ thể vì hệ thống miễn dịch hoạt động sai dẫn đến thiếu insulin, con type 2 thì là do tuyến tụy suy giảm hoặc không có khả năng tạo ra ra insulin.

Còn một loại tiểu đường nữa là type, xuất hiện trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là khoảng tháng thứ ba, sau khi sinh cơ thể lại trở về bình thường nhưng có nguy cơ tái mắc và trở thành tiểu đường type 2.

Ngăn chặn những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường cùng thực phẩm chức năng đến từ Nhật Bản.

Những người đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc ở giai đoạn đầu có thể sử dụng Thuốc chữa bệnh tiểu đường để giảm nguy cơ và biến chứng. Sản phẩm Ala 5 của chúng tôi cam kết là sản phẩm nội địa chính hãng, sản xuất dựa trên công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật của Tổ chức y tế thế giới WHO. Sản phẩm của chúng tôi hoàn toàn an toàn với cơ thể, hỗ trợ và phòng ngừa nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, ngăn chặn những biến chứng xấu của bệnh. Những tác động trực tiếp lên insulin nhằm điểu chỉnh lượng đường trong máu sẽ giúp bệnh được cải thiện một cách nhanh chóng và mang lại trạng thái cân bằng cho người bệnh.

Thực phẩm chức năng điều trị tiểu đường ALA 5 Nhật Bản

Để biết thêm bất cứ thông tin chi tiết nào về sản phẩm thực phẩm chức năng hạ đường huyết Ala Nhật Bản, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Những Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường bình thường dường như không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn,nhưng khi bệnh phát triển lại gây ra những biến trứng nguy hiểm có thể gây tử vong.Vậy chúng ta cần phải hiểu rõ được nguyên nhân tại sao dẫn tới mắc bệnh tiểu đường để có cách phòng tránh và điều trị cách hiệu quả Có 2 loại nguyên nhân gây bệnh chính: 1.Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 1

Bệnh tiểu đường loại 1 là do sự thiếu insulin của cơ thể, khi thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa tới tế bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng. Khi đó, đường tích tụ trong máu và được đào thải qua nước tiểu. Vậy thì ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường?

Như chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể, và trong bệnh tiểu đường loại 1 thì hệ thống này đã tấn công các tế bào bào trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến tụy. Các yếu tố chính của bệnh tiểu đường loại 1.

Các yếu tố của bệnh tiểu đường loại 1 .Do di truyền:

Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố xã định được người mắc bệnh tiểu đường,Bởi gen được truyền từ bố mẹ cho con; giúp tạo ra các protein cần thiết cho hoạt động các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau trở thành nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.

.Do hệ thống miễn dịch:

Nếu hệ thống miễn dịch trên cơ thể kém cũng là yếu tố dẫn đến mắc bệnh

.Do yếu tố môi trường,thực phẩm và một số các yếu tố khác:

Đây cũng là một trong những yếu tố gây ra sự phá hủy các tế bảo dẫn đến mắc bệnh tiểu đường ở loại 1.

2.Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường loại 2 được phát hiện trong trương hợp khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm trong khả năng sử dụng insulin. Có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2:

.Do di truyền:

Ghen cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên bệnh tiểu được loại 2

.Do béo phì,cơ thể lười vận động: Chủ động kiểm soát bệnh tiểu đường

Từ việc xác định các nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường thì điều quan trọng là bạn phải kiểm soát được lượng đường trong máu ở mức độ an toàn. Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược quý là Diabetna sẽ hỗ trợ người bệnh kiểm soát được lượng đường huyết một cách an toàn .

Nguyên Nhân Nào Gây Ra Bệnh Tiểu Đường?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường Béo phì làm tăng nguy cơ tiểu đường

Trong cơ thể người, béo phì tồn tại một trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Sau khi ăn, một lượng đường khá lớn được hấp thu vào trong máu, thông qua huyết dịch mà tuần hoàn đến mọi nơi trong cơ thể. Nhờ có insulin đường mới đi vào tế bào, được cơ thể sử dụng. Lượng đường glucose trong máu được duy trì trong một phạm vi an toàn nhất định cũng nhờ insulin.

Sở dĩ insulin có đủ khả năng phát huy tác dụng đó là đầu tiên nó kết hợp với insulin thụ thể ở trên màng tế bào, sau đó dẫn dắt một loạt những chất truyền tín hiệu khác trong tế bào, đem thông tin “ó đường” được truyền vào các tầng lớp sâu trong tế bào. Sự trao đổi chất diễn ra trong bản thân tế bào để chuyển hóa đường thành năng lượng. Cơ chế vận chuyển, chuyển hóa glucose ở người béo phì có rất nhiều hạn chế do:

Số lượng insulin thụ thể trên màng tế bào bị giảm sút; chức năng của từng thụ thể đơn lẻ cũng bị suy giảm; những thụ thể sau khi được insulin kích hoạt, chức năng truyền tín hiệu vào sâu bên trong tế bào lại bị tổn thương; số lượng phân tử vận chuyển glucose giảm; chức năng gan chuyển hóa glucose thành đường nguyên chất để tồn trữ lại không bảo đảm… Với những nguyên nhân như trên, chất đề kháng insulin được sản sinh ra, lượng glucose trong máu vì thế rất khó chuyển vào tế bào, đây chính là hiện tượng đề kháng insulin.

Với người béo phì, thời kỳ đầu mới phát béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút. Để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, lúc này insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa. Do vậy đái tháo đường xuất hiện.

Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận, mỡ bụng tích tụ nhiều đi kèm với stress thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường.

Bác sĩ Ngô Thế Phi, Trưởng khoa nội tiết Bệnh viện Thủ Đức, cho biết: “Để phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh như: chơi thể thao, tham gia các hoạt động giải trí để tránh stress, chế độ dinh dưỡng hợp lý…”. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguy cơ tiểu đường ở những người làm việc văn phòng, ít vận động

PGS.TS Tạ Văn Bình, Giám đốc bệnh viện Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia nhấn mạnh, những người làm các công việc ít vận động như làm tại văn phòng, bệnh viện… dễ mắc bệnh đái tháo đường. Cũng theo PGS Bình, những người ít vận động này mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3 lần những người lao động chân tay.

Sỏi thận cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường

Theo nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số hơn 94.000 người Đài Loan (TQ) trưởng thành, những người có tiền sử sỏi thận dễ có chẩn đoán tiểu đường hơn 30% trong vòng 5 năm so với những người không bị sỏi thận.

Trong số hơn 23.000 người không được điều trị sỏi thận, 12,4% bị tiểu đường, dựa trên hồ sơ bệnh án, so với 9,6% trong số 70.700 người trưởng thành không bị tiểu đường được nghiên cứu để so sánh.

Tiểu đường và sỏi thận có một số yếu tố nguy cơ giống nhau – bao gồm béo phì và cao tuổi.

Thịt đỏ làm tăng nguy cơ đái tháo đường týp 2

Thịt đỏ, đặc biệt là thịt đỏ đã chế biến như thịt lợn muối xông khói, xúc xích kẹp bánh mì (hot dog) có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường týp 2. Thịt đỏ càng được chế biến nhiều thì nguy cơ càng cao.

Các đối tượng tham gia nghiên cứu có khẩu phần ăn hàng ngày là 100g thịt đỏ như bít-tết hay thịt bò băm viên thì khoảng 20% tiến triển thành bệnh đái tháo đường. Những đối tượng chỉ ăn 1/2 số lượng thịt đã chế biến này như 2 lát thịt lợn muối hoặc 1 cái xúc xích thì đến 51% có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Theo các nhà nghiên cứu đối với thịt đã chế biến, chất bảo quản có chứa một hàm lượng cao nitrate có khả năng làm tăng nguy cơ đề kháng với insulin. Tiền đái tháo đường thường xảy ra khi tế bào của cơ thể trở nên đề kháng với tác dụng của insulin. Hơn nữa, thịt đỏ còn chứa một hàm lượng sắt rất cao nên khi kết hợp với số lượng sắt dự trữ trong cơ thể đã làm tăng nguy cơ gây bệnh đái tháo đường týp 2.

Các yếu tố khác:

Thân hình “trái táo”: Theo Tổ chức Diabetes UK (Anh), phụ nữ có vòng eo 80 cm và đàn ông có vòng bụng 90 cm có nguy cơ bị tiểu đường thể 2 tăng cao. Điều đó có nghĩa là những ai có thân hình mảnh dẻ nhưng vòng 2 “quá khổ” hoặc có tạng người hình “trái táo” có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn những người mập ở những vùng khác như mông hoặc đùi. Nguyên nhân là vì lượng mỡ tích tụ quanh các nội tạng trong bụng có thể sinh ra những chất gây mất cân bằng insulin và glucose, gây ra bệnh.

Ngủ không đủ giấc: Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Boston (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.

Ngáy ngủ: Những người mắc tật ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%. Đó là kết luận được các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) rút ra sau khi theo dõi đường huyết và huyết áp của 1.200 bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tật ngáy càng nặng, nguy cơ cao huyết áp càng lớn và đàn ông dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường loại 2 là thừa cân. Theo các chuyên gia, việc đường thở bị cản trở có thể khiến hàm lượng hormone cortisol tăng lên, thúc đẩy glucose tăng cao.

Bỏ bữa ăn sáng: Các chuyên gia Úc gần đây phát hiện những người thường bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.

Giờ giấc công việc bất thường: Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy người thường xuyên đổi ca làm việc giữa ngày và đêm trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 tăng 50%. Lý do là những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.

Phòng ngừa tiểu đường

Giảm trọng lượng. Chỉ cần giảm được 5% số cân nặng, cho dù là ở những người béo phì cũng có thể giảm nguy cơ bị tiểu đường tới 70%. Trung bình giảm được 2-3 kg là tránh được nguy cơ một cách đáng kể. Vì thế, hãy kiểm soát lượng tiêu thụ calo mỗi ngày và nên có chế độ ăn uống để có thể giảm cân một chút cũng được.

Đi bộ càng nhiều càng tốt, nếu không có tác dụng giảm cân thì cũng làm cho bạn khỏe hơn. Các nhà khoa học ở Phần Lan đã chứng minh, những ai tập luyện khoảng 4 tiếng một tuần, trung bình 35 phút mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bị đái tháo đường tới 80%. Tại sao đi bộ lại có tác dụng kỳ diệu đến vậy, nguyên nhân là vận động giúp cơ thể sử dụng hormone insulin hiệu quả hơn bằng cách tăng số lượng cơ quan thụ cảm insulin vào tế bào. Insulin giúp vận chuyển đường máu vào tế bào, địa chỉ cần đến để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng, nếu không nó sẽ quẩn quanh trong mạch máu, bám dính vào thành mạch máu dần dần sẽ sinh ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Kết hợp hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý. Bắt đầu ngày mới với yoga, tập thiền hay đi bộ. Trước khi bắt tay vào hoạt động nào đó như trả lời điện thoại, khởi động xe, cho con ăn, hãy hít sâu và thở ra thật chậm 3 lần. Chủ nhật, hãy dành trọn ngày để nghỉ ngơi, vui vẻ cùng gia đình, tránh dành cả ngày vào những việc lặt vặt như mua sắm, làm thêm hay dọn dẹp nhà cửa…

Ngủ ngon cũng là cách ngăn ngừa đái tháo đường. Một nghiên cứu của Đại học Yale, Mỹ đối với 1.709 nam giới phát hiện những ai thường chợp mắt chưa đầy 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp hai lần bình thường. Khi mất ngủ, hệ thống thần kinh bị rối loạn sẽ tác động tới hormone kiểm soát lượng đường huyết. Để ngủ ngon, tránh uống cà phê buổi tối, xem tivi quá khuya và hãy gác công việc lại.

Xây dựng mối quan hệ tốt và tránh căng thẳng. Bệnh tiểu đường thường tấn công phụ nữ sống độc thân với tỷ lệ cao hơn 2,5 lần so với những người sống cùng bạn đời hay con cái. Điều này xuất phát từ vai trò của tình trạng hôn nhân – gia đình đối với quá trình rối loạn khả năng chuyển hóa glucose dẫn tới đái tháo đường. Riêng tình trạng căng thẳng mạn tính sẽ làm cho lượng đường huyết tăng đột ngột. Khi bị stress, cơ thể sẽ có phản ứng tức thì, thể hiện ở chỗ tim đập nhanh hơn, nhịp thở nhanh, dạ dày thắt lại, đặc biệt nếu tế bào ở dạng đề kháng insulin, đường sẽ bị dồn ứ trong máu nên lúc nào cũng ở mức cao. Vì thế, tránh căng thẳng là một liệu pháp quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.

Một xét nghiệm máu đơn giản về đường huyết sẽ giúp con người ta biết được những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường, từ đó có những thay đổi về chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

Theo số liệu từ Cụ Y Tế Dự Phòng, ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân béo phì chiếm 25% dân số. Đó là 1 con số đáng báo động với sự gia tăng và mức độ nguy hiểm của căn bệnh béo phì. Có rất nhiều các phương pháp để điều trị béo phì, tuy nhiên việc kết hợp một chế độ ăn uống hợp lí với lối vận động khoa học sẽ giúp bạn giảm cân an toàn, hiệu quả lâu dài.

Nguyên tắc lên thực đơn cho người thừa cân béo phì

Trước hết người béo phì cần quan tâm và chú trọng đến chế độ ăn uống hàng ngày vì nguyên nhân chính dẫn đến béo phì là do ăn uống. Khi mà lượng calo chúng ta cung cấp vào cơ thể lớn hơn rất nhiều lượng calo mà chúng ta tiêu thụ, điều này làm tích lũy, dự trữ năng lượng và được chuyển thành mỡ, lâu dần gây ra thừa cân, béo phì.

Để lên một thực đơn giảm cân hiệu quả cho người béo phì, trước hết bạn cần nắm rõ nguyên tắc giảm cân an toàn là “giảm lượng calo nạp vào và tăng năng lượng tiêu thụ”. Dựa vào nguyên tắc đó, ta có một số lưu ý trong việc ăn uống như sau:

Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ: Việc hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ là rất quan trọng đối với chế độ ăn giảm cân của người béo phì. Chất béo chỉ nên chiếm 15- 20% và không quá 25% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Tiêu thụ quá nhiều đồ dầu mỡ không chỉ khiến thực đơn giảm cân mất tác dụng, gây béo phì trở lại mà còn dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

Chọn thực phẩm lành mạnh: Thực phẩm lành mạnh ở đây là những thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin, protein,… đây là những thực phẩm “giàu dinh dưỡng nhưng nghèo năng lượng” rất phù hợp cho người thừa cân béo phì. Những thực phẩm này giúp làm no, làm chậm quá trình tiêu hóa để giảm ăn, phòng tránh tăng đường huyết sau ăn

Tuyệt đối không bỏ bữa: Suy nghĩ “giảm cân thần tốc” dẫn đến bỏ bữa là hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa không chỉ làm tăng cảm giác đói và thèm ăn nhiều hơn vào buổi trưa và buổi tối mà còn khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm và có thể bị các bệnh về tiêu hóa.

Thành phần cần có trong thực đơn dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì

Chất béo ( lipit): Béo phì không có nghĩa là không cần tiêu thụ chất béo, tuy nhiên chỉ nên tiêu thụ chất béo ở mức thấp, càng thấp càng có hiệu quả giảm cân. Trong thực đơn giảm cân cho người béo phì, chất béo chỉ nên chiếm 15- 20% và không quá 25% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Trong đó nên sử dụng nhiều chất béo không no (dầu thực vật) và ít chất béo no (mỡ động vật).

Protein: Chất đạm có thể chiếm 15-25% năng lượng khẩu phần ăn. Thay thế chất béo bằng protein cũng là một phương pháp hiệu quả trong giảm cân. Thực tế lâm sàng cho thấy, ăn nhiều đạm giúp tăng cơ, đốt mỡ, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất khiến giảm cân nhanh hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết cách lựa chọn protein tốt như các trứng, thịt nạc trắng, tôm,…

Carbohydrate: Hay còn được gọi tắt là Carbs. Đây là một chất dinh dưỡng đa lượng bao gồm 3 loại chính là đường, tinh bột và chất xơ. Theo khuyến cáo dinh dưỡng của Hoa Kỳ, nên cung cấp cho cơ thể 45 – 65% tổng số năng lượng từ carbohydrate. Carbs cũng có loại carb tốt và carb xấu. Vì vậy cần tăng cường carb tốt và hạn chế carb xấu.

Carb xấu có có nhiều trong bánh ngọt, nước ngọt, gạo trắng, bánh mì trắng,…

Carb tốt thường là carb phức tạp có trong ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ.

Vitamin và khoáng chất: Khi thực hiện chế độ ăn giảm cân, khẩu phần ăn thường dưới 1200kcal, do đó thường thiếu hụt vitamin và khoãng chất cần thiết như canxi, sắt,…. Vì vậy việc bổ sung vitamin là khoáng chất là rất cần thiết, chúng có nhiều trong rau xanh và trái cây chín, nên ăn khoảng 500g/ngày.

Muối: Nên sử dụng vừa phải, hạn chế dưới 6g/ngày. Nếu bạn bị huyết áp cao thì chỉ nên dùng 2-4g/ngày

Tất cả những chất dinh dưỡng trên đều cần có trong thực đơn với một lương giới hạn nếu bạn muốn giảm cân thành công. Việc đảm bảo đủ dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm tốt vừa đảm bảo sức khỏe lại giúp cải thiện cân nặng hiệu quả.

Thừa cân béo phì nên và không nên ăn gì? Thực phẩm nên ăn

Nên lựa chọn thực phẩm giàu protein như : thịt nạc trắng ( ức gà, cá), thị bò, hải sản (tôm, cua), sữa đậu nành, trứng, sữa tách kem,…

Ưu tiên chất béo lành mạnh: dầu thực vật, axit béo omega 3-6 có nhiều trong cá, dầu đâu nành, hạt óc chó.

Nên sử dụng những glucid có nhiều chất xơ như: gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây, khoảng 500g/ngày.

Thực phẩm nên tránh

Thực phẩm nhiều chất béo: thịt mỡ, mỡ động vật, bơ, …

Thực phẩm nhiều cholesterol: nội tạng động vật (não, tim, gan, thận, lòng lợn) và một số món ăn nhiều dầu mỡ như món xào, đồ chiên rán, các loại nước sốt ăn kèm salad,..

Hạn chế những thức ăn giàu năng lượng như: đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, socôla, nước ngọt…

Hạn chế ăn muối: Chỉ nên ăn dưới 6g/ngày. Các loại thực phẩm chứa nhiều muối ngoài muối ăn còn có nước mắm, nước tương, đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích, các loại hải sản khô như cá khô, tôm khô, mực khô…, thực phẩm muối chua như dưa, cà, mắm, tương ớt…

Bỏ hẳn những đồ uống có chất kích thích: bia, rượu, cà phê,…

Vai trò của tăng cường vận động trong giảm cân ở người thừa cân béo phì

Bên cạnh chế độ ăn kiêng giúp cắt giảm lượng calo hấp thụ vào, bạn nên thực hiện thêm những bài tập thể dục giúp tăng quá trình đốt cháy mỡ thừa khiến bạn giảm cân hiệu quả, nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: “để giảm cân thành công, 80% phụ thuộc vào ăn uống và 20% là do kiên trì tập thể dục”. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn chỉ tập trung vào ăn kiêng và không vận động. Bởi vì tập thể dục giúp xây dựng cơ bắp, mà khối lượng cơ bắp quyết định phần lớn quá trình trao đổi chất. Do đó giúp bạn đốt cháy hiều calo, hiệu quả trong việc giảm cân.

Một nghiên cứu khác cho thấy 40% những người giảm cân thành công, bốn năm sau vẫn giữ mức cân nặng khỏe mạnh và do duy trì thói quen tập thể dục 150 phút mỗi tuần.

Việc kết hợp cả ăn uống và luyện tập dẫn đến cân nặng lí tưởng được duy trì lâu dài và giúp chúng ta hình thành những thói quen lành mạnh.

4 nguyên tắc trong luyện tập giúp giảm cân hiệu quả

Tập thể dục thường xuyên chưa chắc đã có tác dụng, tập đúng cách mới giúp bạn giảm cân. Khi luyện tập, bạn cần chú ý đến 4 nguyên tắc sau đây để đạt hiệu quả tốt nhất:

Nguyên tắc 1: Tập phức hợp

Không ít người cho rằng mỡ ở đâu thì tập ở đó – đó là một quan điểm sai lầm. Bởi cơ thể là hệ thống cơ liên kết với nhau, cần những bài có thể tác động đến nhiều bộ phận hoặc tập các bài khác nhau. Không nên chỉ chú trọng vào một bài nhất định. Khi thực hiện các bài tập phức hợp, các cơ liên kết với nhau giúp giảm mỡ, săn cơ một cách đồng đều.

Nguyên tắc 2: Đan xen bài tập cường độ cao

Để tăng khả năng đốt cháy calo, hãy đan xen các bài tập cường độ cao trong 30-1 phút với tần suất 2 – 3 lần/tuần cùng các bài tập ở mức độ trung bình để cảm nhận rõ nhất.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập thể dục cường độ cao trong thời gian ngắn có thể đốt cháy lượng calo cao gấp 1,5-2 lần so với luyện tập thời gian dài và cường độ thấp. Ngoài ra, sau khi ngừng tập, cơ thể vẫn có khả năng đốt cháy 75-125 calo nữa.

Nguyên tắc 3: Tập sau 6h tối

Sau 6h tối là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện các bài tập săn cơ và giảm mỡ vì lúc này thân nhiệt có xu hướng giảm, việc luyện tập giúp các cơ vận động linh hoạt sự trao đổi chất diễn ra nhanh chóng hơn.

Nguyên tắc 4: Đi bộ hoặc chạy chậm sau tập

Sau khi tập, bạn nên đi bộ hoặc chạy chậm để cơ thể được thư giãn, điều hòa lại nhịp thở cũng như hệ thống tuần hoàn. Quá trình đi bộ hoặc chạy chậm cũng giúp tiêu hao lượng calo đáng kể mà bạn không quá bị mất sức.

Chế độ luyện tập cho người thừa cân béo phì

Giảm lượng calo trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp bạn giảm cân, nhưng để duy trì cân nặng ở mức an toàn đòi hỏi phải tăng cường vận động để đốt cháy năng lượng. Luyện tập thể chất là một phần quan trọng trong quản lý cân nặng dài hạn cho người béo phì.

Trước hết bạn cần xác định được mục tiêu giảm cân của bản thân. Mục tiêu này cần cụ thể và rõ ràng. Khi đã xác định được mục tiêu giảm cân, đề ra được kế hoạch tập luyện khoa học và bạn cần tuân thủ và thực hiện một cách nghiêm túc.

Kiên trì chính là chìa khóa quyết định sự thành công của bạn. Hành trình giảm cân của nhiều người dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào thái độ và sự quyết tâm thực hiện. Nếu bạn nản trí và bỏ dở giữa chừng thì mãi mãi không thể giảm cân được. Rào cản lớn nhất chính là bản thân bạn, vượt qua chính mình tức là bạn đã đi được nửa đoạn đường rồi.

Bắt đầu một chương trình luyện tập có thể đáng sợ nếu bạn béo phì. Vì vậy bạn nên tập từ ít đến nhiều, từ nhẹ đến nặng để có thể làm quen dần với việc vận động thể chất. Một số bài tập đơn giản bạn có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,…

Thời gian luyện cũng rất quan trọng đối với việc giảm cân. Bạn cần phân bố thời gian một cách hợp lí để tránh cơ thể hoạt động quá sức dẫn đến mệt mỏi. Đối với các bài tập nặng chỉ cần tập khoảng 30 phút mỗi ngày, các bài tập nhẹ thì nên tập 45-60 phút tùy theo sức của bạn. Lượng calo đốt cháy tùy thuộc vào thời gian và cường độ luyện tập. Đối với một số người gặp khó khăn trong vận động nên đến tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc các huấn luyện viên thể hình.

Cuối cùng điều không thể bỏ qua giúp bạn duy trì thói quen luyện tập thể dục chính là hình thành lối sống năng động. Bạn có thể bắt đầu thói quen này bằng một số cách đơn giản như làm việc nhà, sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy, chọn cách giải trí bằng thể thao thay vì xem tivi hoặc chơi điện tử,…

Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Tiểu Đường Là Gì?

Cơ chế phát sinh và nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, do tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin hoặc insulin không hoạt động bình thường. Insulin có chức năng chuyển hóa glucose (đường có trong máu có nhiệm vụ chính là chuyển thành năng lượng để nuôi tế bào). Nếu insulin không hoạt động thì các tế bào sẽ thiếu năng lượng nhưng ngược lại trong máu lại dư thừa đường. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên tùy vào các loại bệnh tiểu đường (tuýp 1, tuýp 2, tuýp 3) mà nguyên nhân có thể khác nhau.

1. Nguyên nhân gây ra tiểu đường Tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là loại tiểu đường xảy ra ở những người tuyến tụy bị suy yếu không thể tiết ra các chất cần thiết, trong đó có insulin. Tiểu đường tuýp 1 thường được phát hiện ở trẻ nhỏ và độ tuổi vị thành niên. Nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc các yếu tố khác như:

– Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch bị suy yếu cũng dẫn đến tình trạng không sản xuất hoặc không thể sản xuất đủ insulin.

– Chế độ ăn uống: Y học đã chứng minh được chất casein có trong sữa bò là nguyên nhân khiến trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Những trẻ em sử dụng sữa bò ở giai đoạn đầu đời có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ em không sử dụng. Do đó ngưng sử dụng sữa bò đối với người mắc bệnh tiểu đường là một cách hỗ trợ ngăn ngừa diễn biến của bệnh.

– Môi trường sống: Các tác nhân như virus, vi khuẩn tấn công, nhiễm chất độc từ môi trường cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1.

2. Nguyên nhân gây ra tiểu đường Tuýp 2

Hiện nay có khoảng 90% người phát hiện bị tiểu đường đều là tiểu đường tuýp 2. Lý do mắc phải tiểu đường tuýp 2 là do insulin không còn tác dụng đối với cơ thể hoặc do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin cần thiết. Điều đáng lo ngại là những tác nhân khiến chúng ta mắc phải tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn từ cách sinh hoạt hàng ngày:

– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống dư thừa chất béo và tinh bột khiến tuyến tụy phải làm việc hết công suất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra insulin.

– Lười vận động: Cũng tương tự như trên, cơ thể nạp vào nhiều thức ăn nhưng không vận động để tiêu hao năng lượng làm cho tuyến tụy phải hoạt động nhiều hơn, dễ bị suy yếu.

– Béo phì: Với những người béo phì cơ thể sẽ xuất hiện trạng thái đề kháng với insulin khiến các hormone này không thể hoạt động.

– Đồng hồ sinh học thất thường: Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý, ngủ ban ngày, làm việc vào ban đêm trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân dễ mắc phải tiểu đường tuýp 2.

– Stress: Tình trạng stress kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể khiến bạn dễ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra một số chất có chứa trong thuốc điều trị stress, thần kinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

– Thuốc lá: Những người hút thuốc lá và thường xuyên hít khói thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người không hút vì khói thuốc gây ra hiện tượng kháng insulin của cơ thể và khiến tuyến tụy hoạt động kém.

3. Nguyên nhân gây ra tiểu đường Tuýp 3

Những bà mẹ mang thai cần nạp các chất dinh dưỡng nhiều hơn do đó một vài trường hợp tuyến tụy của mẹ sẽ không thể hoạt động đủ tốt để chuyển hóa lượng đường dư thừa khiến mẹ mắc chứng tiểu đường thai kì. Những bà mẹ bị béo phì trước khi mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 3 cao hơn người bình thường.

Những thói quen không tốt dễ mắc bệnh tiểu đường

– Hay bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng: Bỏ bữa khiến cơ thể mệt mỏi và có nhu cầu nạp năng lượng vào nhiều hơn. Lúc này bạn dễ thèm ăn ngọt hơn để bổ sung năng lượng. Nếu không thể kiểm soát vấn đề ăn uống, bạn sẽ dễ dẫn đến tình trạng thừa glucose.

– Ngủ không đủ giấc: Thiếu ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi và stress, gia tăng lượng hormone cortisol gây mất cân bằng glucose.

– Ngáy ngủ: Theo một số kết quả thống kê của các nhà khoa học, người thường xuyên ngáy ngủ có nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường cao hơn.

Tìm Hiểu Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Tiểu Đường

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tùy thuộc vào cấu tạo gen di truyền, tiền sử gia đình, nguồn gốc dân tộc, sức khỏe và các yếu tố môi trường.

Không có nguyên nhân nào chung lý giải cho các loại bệnh tiểu đường

Lý giải cho việc không có nguyên nhân nào xác định để gây nên căn bệnh tiểu đường  là vì nguyên nhân của bệnh tiểu đường thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân và từng loại tiểu đường.

(Bệnh tiểu đường)

Lấy ví dụ: nguyên nhân của bệnh đái tháo đường tuýp 1 khác đáng kể so với nguyên nhân bệnh đái tháo đường thai kỳ. Tương tự, nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 khác với nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là do hệ thống miễn dịch trong cơ thể tự hủy hoại các tế bào trong tuyến tụy để tạo ra insulin. Khi cơ thể không có đủ insulin thì sẽ không hoạt động bình thường gây ra bệnh tiểu đường.

Đây được gọi là phản ứng tự miễn dịch, hoặc nguyên nhân do hệ thống miễn dịch của bản thân, cơ thể đang tự tấn công chính nó.

(Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường)

Không có nguyên nhân cụ thể gây bệnh tiểu đường tuýp 1, tuy nhiên có thể gây ra bởi các yếu tố sau:

Nhiễm virut hoặc vi khuẩn

Chất độc hoá học trong thực phẩm

Thành phần không xác định gây phản ứng tự miễn dịch

Sự bố trí di truyền cơ bản cũng có thể là nguyên nhân của bệnh đái tháo đường type 1

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là dạng bệnh tiểu đường phổ biến nhất. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm một số yếu tố, do lối sống hoặc nguyên nhân do di truyền và gen.

Thừa cân, béo phì và không hoạt động thể chất

Bạn sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu bạn không hoạt động về thể chất, thừa cân hoặc béo phì. Cân nặng tăng thêm đôi khi sẽ gây ra sự kháng insulin và chúng khá phổ biến ở những người bị tiểu đường loại 2.

(Thừa cân béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường)

Kháng insulin

Đái tháo đường tuýp 2 thường bắt đầu với sự đề kháng insulin, tình trạng tế bào cơ, gan, và chất béo không sử dụng insulin tốt. Kết quả là cơ thể bạn cần thêm insulin để giúp glucose đi vào tế bào. Ban đầu, tuyến tụy làm cho insulin nhiều hơn để theo kịp với nhu cầu thêm vào. Theo thời gian, tuyến tụy không thể sản sinh đủ insulin, và nồng độ glucose trong máu tăng lên. Đây chính là nguyên nhân bị tiểu đường.

Gen và lịch sử gia đình

Cũng như bệnh đái tháo đường tuýp 1, một số gen có thể làm cho bạn dễ bị bệnh tiểu đường loại 2 hơn. Bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình và thường xảy ra hơn ở những nhóm người gốc sau:

Người Mỹ gốc Phi

Alaska Natives

Thổ dân châu Mỹ

Người Mỹ gốc Á

Người gốc Tây Ban Nha / người La tinh

Người Hawaii bản địa

Dân đảo Thái Bình Dương

Các gen cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách làm tăng xu hướng trở nên thừa cân hoặc béo phì của một người.

Nguyên nhân bị bệnh tiểu đường thai kỳ

Các nhà khoa học tin rằng tiểu đường thai kỳ, một dạng bệnh tiểu đường phát triển trong thời kỳ mang thai, là do sự thay đổi hóc môn của thai kỳ cùng với các yếu tố di truyền và lối sống.

(Tiểu đường thai kỳ)

Kháng insulin Yếu tố di truyền và lịch sử gia đình

Gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường khiến cho phụ nữ dễ bị tiểu đường thai kỳ hơn, điều này cho thấy gen có đóng một tác nhân gây bệnh. Gen cũng có thể giải thích tại sao tiểu đường hay xảy ra hơn ở những người Mỹ gốc Phi, thổ dân Mỹ, người châu Á, người gốc Mỹ Latinh.

Một số nguyên nhân khác gây bệnh tiểu đường

Có nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh tiểu đường. Chúng bao gồm những điều sau:

(dùng máy đường huyết để kiểm tra tiểu đường)

Viêm tụy hoặc cắt tụy là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Viêm tụy được biết là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì chúng làm cho cơ thể ít có khả năng sản xuất insulin.

Hội chứng Cushing. Hội chứng này làm tăng sản xuất hoocmon cortisol, làm tăng lượng đường trong máu. Sự dư thừa của cortisol có thể gây ra bệnh tiểu đường.

Glucagonoma. Bệnh nhân có glucagonoma có thể bị tiểu đường do thiếu cân bằng giữa các mức sản xuất insulin và sản xuất glucagon.

Bệnh tiểu đường do steroid gây ra (tiểu đường steroid) là một dạng bệnh tiểu đường hiếm gặp xảy ra do sử dụng glucocorticoid kéo dài.