Vì Sao Khi Ngủ Hay Bị Bóng Đè?

Vì sao khi ngủ hay bị bóng đè?

Bóng đè thực ra là một hiện tượng mộng mị. Khi bị bóng đè, người ta sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu.

Nếu biết là mình đang bị bóng đè nghĩa là người ta vẫn còn tỉnh một nửa. Dòng điện não ghi được trong giấc mơ này cho thấy, hoạt động vỏ não nhanh, các tế bào thần kinh kích động mạnh, nhiệt độ trong sọ tăng do tăng chuyển hoá, tóm lại là chẳng khác gì lúc thức.

Vì sao khi ngủ hay bị bóng đè?

Thế nhưng con ngươi của mắt lại như đang ngủ, các giác quan không tiếp xúc với bên ngoài, các bắp thịt không căng vì luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và cử động bị ức chế.

Trong giai đoạn ngủ chập chờn và hay mộng, những kích thích yếu lại gây ra đáp ứng mạnh. Vì vậy, chỉ cần một bàn tay đặt lên ngực khi nằm ngửa, một cái cúc áo chật, hoặc không khí nhiều CO2 trong một buồng ngủ, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè với mê hoảng dữ dội.

Thường “bóng” chỉ đè những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó còn một điểm yếu trong tinh thần.

Cách phòng tránh để không bị bóng đè

Để đề phòng bóng đè, cách tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí… Ngoài ra, có thể trau dồi kiến thức để tăng khả năng thích nghi với cuộc sống, giảm đi các áp lực trong công việc.

Trong giai đoạn ngủ chập chờn và hay mộng, những kích thích yếu lại gây ra đáp ứng mạnh. Chỉ cần một bàn tay đặt lên ngực khi nằm ngửa, hoặc không khí nhiều CO2, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè với mê hoảng dữ dội. Vì vậy, tư thế nằm ngủ phải thoải mái, làm cho toàn bộ cơ bắp giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí.

Phương Vũ (Tổng hợp)

Theo GDO

Giải Mã Hiện Tượng Bị Bóng Đè & Làm Sao Để Ngủ Không Bị Bóng Đè

Đối với những người thường xuyên bị bóng đè khi nằm ngủ thì đó chính là một điều đáng sợ nhất vì không dám ngủ, nếu ngủ mà cứ nữa tỉnh nữa mơ với cảm giác bị ai đó đè chặt lên người mình, tay chân cứng đơ không thể phản kháng nỗi thì thật mệt mỏi.

Bóng đè là gì?

Chúng ta vẫn thường hay nói là mình ngủ bị bóng đè khi có cảm giác người tê cứng như bị một thế lực vô hình nào đó đè nặng lên toàn thân chúng ta khiến cơ thể bất động và khó thở kiểu nữa tỉnh nữa mê. Bị bóng đè không chỉ vào ban đêm mà có khi ngủ trưa bị bóng đè hay bất cứ khi nào ngủ bị bóng đè. Vậy hiện tượng bị bóng đè là gì, được giải thích như thế nào và bị bóng đè thì như thế nào?

Theo các cuộc nghiên cứu của các chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ và giấc mơ của con người được tiến hành khảo sát ở những người từng nằm ngủ có hiện tượng bị bóng đè đều thuật lại rằng họ cảm thấy được rõ ràng dường như có một người nào đó nằm lên người mình hay đè chặt lên một phần cơ thể của mình thưởng là ở ngực, tay, chân, đầu hoặc mặt,… khiến họ cảm thấy ngạt thở, cơ thể tê cứng không thể cử động những lúc đó bộ não vẫn hoạt động, vẫn ý thức được bị điều gì đó đè nặng lên và muốn vùng vẫy, kêu cứu để thoát ra, nhưng lại không thể nào làm được. Như vậy mọi người trên toàn thế giới khi rơi vào tình huống bị bóng đè thì đều có chung cảm giác như vậy, kể cả bạn nữa đấy.

Hiện tượng bóng đè diễn ra như thế nào?

Khi bị bóng đè thì ai cũng rơi vào tình huống cơ thể bị tê cứng và ngạt thở như nhau

Theo khoa học nghiên cứu cơn bóng đè thường kéo dài trong khoảng từ 10 giây đến 1 phút, nhiêu đó thời gian đủ để hành hạ thể xác của chúng ta một cách đáng sợ khiến chúng ta không thể thở nỗi, muốn kêu mà không kêu thành tiếng được, muốn chống cự gồng người lên, giơ tay chân đẩy ra cũng không được, khi hết bị bóng đè thì người tỉnh dậy nhưng toàn thân mệt vô cùng.

Bóng đè thường xảy ra vào giai đoạn cuối của giấc ngủ chính là lúc mà chúng ta sắp sửa tỉnh giấc thì lúc này não bộ đã bắt đầu tỉnh về mặt nhận thức nhưng các cơ quan thần kinh vận động vẫn đang trong trạng thái tê liệt chưa được giải phóng. Điều này lý giải tại sao khi ngủ bị bóng đè sẽ có cảm giác rất rõ rệt là mình đang bị “đè” nặng lên cơ thể nhưng lại không vùng vẫy được.

Các nhà nghiên cứu khoa học giấc ngủ chia hiện tượng bị bóng đè thành 3 loại mà con người khi ngủ thường rơi vào trạng thái bị bóng đè. Đây chính là dạng bóng đè phổ biến nhất mỗi khi chúng ta ngủ bị bóng đè, một tình huống chung là người ngủ cảm giác rất chân thực rằng có một hình bóng nào đó đang đè nặng lên người mình, có thể là đè lên toàn thân, vùng ngực, vùng bụng, chân tay hoặc đầu của mình khiến chúng ta bị ngạt thở, tê cứng và không thể chống cự, vùng vẫy được. Chỉ đến khi xuất hiện tình trạng thiếu oxy lên não thì chúng ta mới tỉnh dậy được. Nghĩa là chúng ta lúc ngủ có cảm giác nhìn thấy rõ ràng một người lạ nào đó ở gần mình, đi lại xung quanh phòng hay ngồi kế bên mình, hoặc rõ ràng là nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình hoặc nói gì đấy. Lúc này dù đang ngủ nhưng lại có cảm giác sợ hãi, cơ thể cứng đơ, khó thở và không thể chống cự được hình ảnh và âm thanh ảo giác đó cho đến lúc tỉnh dậy thì cảm thấy mỏi mệt nhừ người. Là cảm giác lúc ngủ và cảm giác rõ rệt như rằng mình bị rơi xuống vực thẳm, bị ngã từ trên cao xuống, cảm thấy rõ ràng cơ thể mình rơi tự do một cách đáng sợ ngay trong lúc đang ngủ. Lúc tỉnh dậy thì cực kỳ mệt và sợ, tim đập nhanh và phải mất vài ba phút mới trấn tĩnh lại được.

Tại sao ngủ bị bóng đè?

Hiện tượng bóng đè thường xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng chiếm đa số là ở lứa tuổi từ dậy thì đến trưởng thành. Theo lời dân gian thì gọi là bóng đè và cho rằng bóng đè là do người âm, ma quỷ đè lên thể xác của mình, thường những người yếu bóng vía mới bị bóng đè. Nhưng thực tế các nhà khoa học ngành Tâm thần học gọi đó là “sleep paralysis” và lý giải có nhiều nguyên nhân khiến con người bị bóng đè trong đó chủ yếu là do cơ thể suy nhược, người bị chấn thương tâm lý hoặc người bị bệnh rối loạn giấc ngủ, bên cạnh đó người bị bóng đè liên tục khi ngủ còn là triệu chứng chứng của một số bệnh tâm thần, đặc biệt là những trường hợp người mắc chứng tâm thần hoảng loạn, trầm cảm, lo âu, căng thẳng, bế tắc trong cuộc sống.

Quy tắc đối mặt với bóng đè

Khi bị bóng đè chắc chắn chúng ta không thể kêu cứu, không thể chống cự và càng không biết làm sao để tỉnh giấc thoát ra khỏi nó mà chỉ biết nằm im chờ nó qua đi, nhưng thực tế thì chúng ta có thể đối mặt với việc bị bóng đè bằng một số quy tắc khi bị bóng đè.

Không cố chống cự hay vùng vẫy

Đầu tiên là không nên phản kháng, nghĩa là khi phát hiện mình bị bóng đè lên người thì tốt nhất không nên chống cự hay cố sức để gồng người lên vùng vẫy hoặc cố mở miệng để cầu cứu vì như vậy chỉ khiến cơ thể bạn trở nên nguy kịch hơn, nếu cơn bóng đè kéo dài thì sẽ khiến bạn ngạt thở và rơi vào trạng thái nguy hiểm đến tính mạng đấy.

Co duỗi ngón chân Giữ ý thức tỉnh táo

Rõ ràng khi chúng ta bị bóng đè ngoài cơ thể bị tê liệt nhưng bộ não vẫn ý thức được mình bị bóng đè vì vậy mà khi đang ngủ mà bị bóng đè thì chúng ta không nên cố hoạt động dùng cơ thể để vùng vẫy mà phải cố thả lỏng người, khơi dậy được ý thức tự nhắc nhở rằng ‘mình đang bị bóng đè, sẽ không sao cả’, hoặc nếu bạn tin vào tín ngưỡng tâm linh thì lúc rơi vào tình cảnh bị bóng đè hãy nghĩ đến đức Phật, đức Chúa hay tín ngưỡng mà bạn tin tưởng như vậy thì bạn sẽ sớm thoát ra được cơn bóng đè.

Tập trung thở đều Làm sao để không bị bóng đè

Tìm hiểu hiện tượng bị bóng đè ngủ hay bị bóng đè

làm sao để ngủ không bị bóng đè

Ngủ Hay Bị Bóng Đè

Ngủ hay bị bóng đè là một hiện tượng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Khi bị bóng đè, chúng ta thường sẽ có cảm giác không thể thở được, không thể cử động, không thể nói được rất đáng sợ. Vậy bản chất của hiện tượng này là gì? Cách để thoát khỏi bóng đè như thế nào? Tìm giải đáp trong bài viết sau.

Bóng đè là gì?

Về bản chất, bóng đè được xem là một tình trạng của việc rối loạn giấc ngủ không thực tổn, tức là không có tổn thương trên thực thể, xảy ra khi chúng ta ngủ.

Bóng đè là một hiện tượng có tính phổ biến và khoa học đã chỉ ra rằng 40% dân số thế giới đã từng phải trải qua ít nhất một cơn bóng đè trong đời.

Trong khoa học, ngủ bị bóng đè có thuật ngữ chuyên ngành là sleep paralysis, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chứng liệt thân khi ngủ. Tức là, khi bạn bị bóng đè thì bạn sẽ rời vào tình trạng toàn thân không thể cử động nổi trong khi tinh thần thì vẫn tỉnh táo.

Quan niệm dân gian và những niềm tin ma quỷ thì cho rằng, ngủ hay bị bóng đè là do có ma quỷ xung quanh đè lên ngực người sống khi họ đang ngủ. Ở Việt Nam, dân gian hay dùng từ “yếu bóng vía” để chỉ những người dễ nhìn thấy ma thì hay bị bóng đè.

Tại Indonesia, bóng đè được gọi là rep-repan, tindihan hoặc eureup-eureup. Tại Lào và dân tộc H-mông của nước ta thì người ta gọi nó là dab tsong. Còn ở Campuchia thì bóng đè được gọi là khmaoch sângkât.

Hiện tượng ngủ hay bị bóng đè diễn ra như thế nào?

Theo các nhà khoa học, bóng đè sẽ thường xảy ra khi giấc ngủ đang được chuyển giao giữa các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ và nó sẽ rơi vào khoảng chuyển giao của trạng thái ngủ và thức.

Cơ chế kích hoạt bóng đè xuất phát từ một số phần trong não của bạn thức dậy giữa lúc bạn đang ngủ trong khi các phần não còn não vẫn còn đang trong trạng thái ngủ sâu. Không may, phần đang trong trạng thái ngủ sâu mới là phần có chức năng điều khiển chức năng vận động và đó là lý do người bị bóng đè có cảm giác mình bị tê liệt chân tay không thể cử động.

Theo nhà khoa học, giáo sư Adrian Williams – chuyên nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học King’s College London, bóng đè là một hiện tượng rất bình thường và nó không gây nguy hiểm cho chúng ta. Hiện tượng này có thể kéo dài trong vài giây đến vài phút hoặc lên đến 30 phút.

Nhà khoa học này cũng giải thích thêm rằng, giấc ngủ của chúng ra thường được chia ra làm 2 giai đoạn là giấc ngủ REM (trạng thái ngủ sâu, mắt đảo liên tục) và giấc ngủ NON-REM (trạng thái ngủ nông). Hai giai đoạn này liên tục và luân phiên diễn ra để tạo ra một giấc ngủ hoàn chỉnh. Ở giai đoạn ngủ REM, não bộ của chúng ta hoạt động tích cực và chúng tạo ra các giấc mơ trong giai đoạn này.

Khi chúng ta mơ, các cơ vận động bị khóa lại để ngăn cản việc cử động của cơ thể, thực hiện các động tác thật có trong giấc mơ đó. Nhưng cơ thể và bộ não cũng có khi bị nhầm lẫn, não tỉnh dậy nhưng trạng thái tê liệt thì vẫn còn.

Nhiều người khi ngủ hay bị bóng đè thường sẽ sợ hãi cố gắng thoát ra nó nhưng vô ích và khiến cho tình trạng càng tồi tệ thêm.

Một số dấu hiệu của tình trạng ngủ bị bóng đè

Có cảm giác bị đè nén trên ngực, khó thở, không thể hít thở sâu.

Cảm thấy sợ hãi cực độ, các hình ảnh lặp lại liên tục trong đầu khi bạn cố gắng làm điều gì đó.

Không thể mở mắt nhưng có cảm giác như mình đang mở mắt rồi.

Đổ mồ hôi

Khi tỉnh dậy sẽ thấy rất đau nhức ở đầu hoặc toàn thân kiệt sức.

Những ai dễ bị bóng đè?

Theo nghiên cứu khoa học, cứ trong 10 người thì có khoảng 4 người sẽ bị bóng đè. Đây là hiện tượng rất phổ biến khi bạn trong độ tuổi thanh thiếu niên. Đáng ngạc nhiên là hiện tượng này có tính di truyền trong gia đình.

Một số yếu tố làm gia tăng hiện tượng bóng đè là:

Tình trạng thiếu ngủ lâu ngày

Căng thẳng quá mức trong thời gian dài

Chấn thương về tâm lý

Chứng ngủ rũ

Rối loạn lưỡng cực

Bị chuột rút ở chân vào ban đêm

Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê…

Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh

Giờ giấc ngủ không cố định

Cách “đối phó” với tình trạng ngủ hay bị bóng đè Tập trung vào hơi thở của mình

Đừng hoảng loạn hay sợ hãi quá mức. Điều này khiến cho ngực bạn bị đè nén nhiều hơn và càng khó thở hơn. Thay vào đó, hãy tập trung vào hơi thở, giữ bình tĩnh để tình trạng này mau chóng qua đi.

Cử động nhẹ

Đưa ý thức tập trung vào ngón tay, ngón chân để cố gắng cử động nhẹ. Hoặc tập trung vào cơ mặt để nhăn nhúm mặt. Điều này có ý nghĩa như được đánh thức để kéo bạn khỏi cơn bóng đè.

Cố nói

Mặc dù điều này là rất khó nhưng không phải là không làm được. Hãy cố gắng ho hoặc phát ra một âm thanh nào đó ở cổ họng để cơ thể được đánh thức.

Không làm gì cả

Nếu như không thể làm gì trong tất cả những điều trên thì hãy thả lỏng cơ thể và chấn tĩnh bản thân rằng đây chỉ là một cơn bóng đè và nó sẽ nhanh kết thúc.

Một số phương pháp phòng ngừa bị bóng đè

Ngủ đủ giấc, đủ 7-8 tiếng mỗi đêm và ngủ vào một khung giờ cố định để ổn định cả tinh thần và thể chất.

Tránh căng thẳng quá mức, cố gắng dành thời gian để đọc sách, đi dạo, nghe nhạc để tinh thần thoải mái, giảm áp lực đáng kể.

Nếu bạn đang bị các rối loạn giấc ngủ, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng này.

Tại Sao Lại Bị Bóng Đè Khi Ngủ?

Chợt tỉnh giấc, nhiều người cứng đơ toàn thân, không thể cựa quậy, thậm chí như có đồ vật đè chặt hai tay và vùng vai, muốn kêu cứu cũng không được.

Bóng đè được xem là hiện tượng mộng mị thường gặp ở nhiều người. Vậy đâu là nguyên nhân khiến con người rơi vào trạng thái nửa thực nửa mơ này khi ngủ?

Nhiều người thắc mắc, khi bị tỉnh giấc đột ngột rồi ngủ lại, họ có cảm giác cứng đơ thân thể, không thể cựa quậy, thậm chí như có đồ vật đè chặt hai tay và vùng vai, muốn kêu cứu và thoát khỏi tình cảnh bức bí đó. Khi họ đã mở mắt, miệng vẫn khô, ngực đau và vẫn không thể động đậy cơ thể.

Theo giới khoa học, đó là hiện tượng bóng đè, hay còn gọi là tình trạng liệt thân khi ngủ – sleep paralysis. Những người thường có trạng thái ngủ chập chờn, hay mộng mị, khó thở do đặt tay lên ngực khi nằm ngửa hoặc cúc áo chật chội hoặc do không khí trong phòng quá nhiều CO2… đều dễ gặp hiện tượng bóng đè này.

Khi bị bóng đè, vỏ não hoạt động nhanh, các cơ bắp toàn thân không căng do luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và hành động bị ức chế, kìm hãm, khiến ngoài đôi mắt có thể cử động, những bộ phận khác phần lớn đều trong trạng thái đơ cứng. Nhưng hiện tượng này chỉ xảy ra trong vài chục giây hoặc vài phút.

Để tránh bóng đè, chúng ta nên tập thói quên ngủ nghỉ điều độ, tránh ngủ muộn, dậy muộn. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng khó chịu này, cần nhờ tới phương pháp trị liệu của bác sĩ.

Tuy nhiên, dậy quá sớm, ngủ không đủ giấc cũng khiến con người rơi vào trạng thái bóng đè, gây căng thẳng thần kinh. Một nữ doanh nhân ngoài 30 tuổi tại Trung Quốc thường có thói quen dậy sớm để đáp ứng nhu cầu công việc bận bịu trong ngày. Vào khoảng 4h, chị đã tỉnh giấc, làm vệ sinh cá nhân, uống cà phê khiến tinh thần trở nên tỉnh táo, nhưng đầu vẫn có cảm giác nặng trịch, chân mềm nhão. Nữ doanh nhân này thừa nhận, sau khi chập chờn vào giấc ngủ hoặc trước khi tỉnh giấc, cô rất hay rơi vào trạng thái mê mệt, muốn bật dậy nhưng phải mất vài phút mới thoát khỏi tình cảnh cơ đứng chân tay. Theo các chuyên gia Trung Quốc, chính sự mệt mỏi và căng thẳng trong công việc đã khiến người phụ nữ này gặp hiện tượng bóng đè khi ngủ.

Khi tới cơ quan, nữ doanh nhân này hay mắc phải tình trạng cáu giận. Bất cứ điều gì cũng khiến chị phật ý, nên thường xuyên cáu gắt đồng nghiệp, rầy la cấp dưới, thậm chí phạm những sai lầm không đáng có trong giải quyết công việc.

Các nhà khoa học khẳng định, không nên thu nạp quá nhiều những câu chuyện hoang tưởng về ma quỷ, truyện kinh dị, đặc biệt là tránh đọc những truyện này trước khi ngủ. Ngoài ra, cần có tư thế ngủ thật thoải mái. Tốt nhất là nằm nghiêng bên phải, đầu không nghiêng vẹo, chân tay co duỗi tự do. Nên mặc đồ ngủ rộng rãi, có chất liệu vải thoáng; phòng ngủ bày biện hợp lý, giúp không khí thông thoáng trong phòng.

Ngoài ra, nên thay đổi lối sống, chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi cho thật hợp lý và tích cực tham gia các hoạt động giải trí, rèn luyện cơ thể để tăng cường sức khỏe.

Đã đọc : 2732 lần

Vì Sao Bị Bóng Đè Cách Thoát Ra ?

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

I. Tại sao tôi lại nhận mình là một chuyên gia về bóng đè ?Điều đầu tiên mình muốn nói là mình không phải một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bóng đè. Mình tự nhận mình là một chuyên gia về bóng đè vì mình đã trải nghiệm điều nay cả trăm lần.

Tần suất trung bình là 2 lần trong 1 tuần, liên tục từ khi mình lên 7. Với chút hứng thú về não bộ và con người vốn có, mình cũng tìm hiểu ít nhiều trên Internet về hiện tượng này.

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

Mình càng ngày càng hiểu rõ về nó qua mỗi lần bị, và đồng thời xác nhận những thông tin mình đã đọc được là đúng hay sai.

Vì vậy, với kinh nghiệm bóng đè thâm niên, mình tự tin có thể giúp các bạn đang phải trải qua những điều tương tự trong bài viết này.II. Sự thật về bóng đèa. Bản chất thực sự của bóng đè

Nếu bạn còn nghĩ bóng đè là một chuyện tâm linh, hay do một thế lực hắc ám nào đó đang cố gắng cho bạn bay màu thì mình khẳng định là KHÔNG.

Bóng đè cũng chỉ là một trong những hiện tượng bạn có thể gặp và hoàn toàn không có chút dính dáng gì tới chuyện tâm linh hay thần thánh, ma quỷ nào.

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

Bóng đè (tên tiếng anh là sleep paralysis) là một hiện tượng không hiếm gặp, và có ít nhất 40 % dân số đã trải quả chuyện này ít nhất một lần.

Bóng đè, theo quan điểm của mình, là khi cơ thể của bạn được ra lệnh tiến vào trạng thái NGỦ, nhưng não bộ thì vẫn hoàn toàn TỈNH TÁO.

Để các bạn hiểu rõ hơn câu trên, mình sẽ lấy ví dụ như sau:

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

Mức 10 sẽ là mốc chúng ta hoàn toàn tỉnh táo, và mức 1 sẽ là mức chúng ta đang ngủ sâu nhất.

Với một người bình thường và một ngày bình thường không bị bóng đè, khi họ tắt đèn, đắp chăn và đi ngủ, thì sau đó khoảng thời gian ngắn, cả cơ thể và não bộ sẽ dần chuyển từ mốc 10 về mốc 8,7,.. và tiến vào trạng thái ngủ.

Nhưng khi chúng ta trải nghiệm hiện tượng bóng đè, phần cơ thể sẽ được lệnh đi ngủ và xuống tầm mốc 6,7.

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

Còn bộ não lại mắc kẹt ở mốc 10. Được rồi, giờ đi chi tiết hơn nào. Bạn có để ý là mình sẽ ít cử động hơn khi đang ngủ ?

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

Đó là vì cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra một chất ( mà mình quên tên rồi :v ) làm tê liệt cơ bắp để hạn chế lại việc cơ thể hoạt động, thuận tiện hơn cho việc nghỉ ngơi. Chính chất này là thứ cơ thể bạn sẽ nhận được khi các bạn bị bóng đè, đây là lý do “trên bảo dưới không nghe” theo đúng nghĩa đen, các tín hiệu não bộ ra lệnh lúc này sẽ không có tác dụng, dân đến việc bạn có cố cử động tay chân đến mấy cũng không được. Chất này sẽ lan khắp cơ thể bạn và dần dần lan đến vùng não. Điều gì xảy ra khi nó lan đến não ư ? Không có gì cả, não bạn sẽ từ từ đi vào giấc ngủ.

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

Nhưng mọi chuyện không đơn giản vậy, bạn chính là người ngăn cản việc này. Vì khi bị bóng đè, đa số chúng ta sẽ chỉ sợ hãi và cố thoát ra khỏi trạng thái ấy.

Điều này khiến chất đó càng không tiếp cận được đến não, và chuyện giằng co này cứ thế xảy ra đến khi nào bạn bật được dậy. Bạn mệt mỏi, đổ mồ hôi, và cố đi ngủ lần nữa. Nếu mọi chuyện thuận lợi, não và cơ thể của bạn lần này sẽ cùng nhau đi vào giấc ngủ ( còn với mình có thể bị lần 2, lần 3 tiếp theo là chuyện bình thường ).

Đây chính là lý do cho mọi chuyện: trong khi bị bóng đè BẠN SẼ TRẢI NGHIỆM MỘT GIẤC MƠ GIỮA THẾ GIỚI THỰC. Hở ?

Vậy thì tuyệt quá còn gì, chứ tại sao lại sợ ? Nhưng bình tĩnh bạn ơi, giấc mơ về bản chất thì giống giấc mơ thông thường, nhưng nội dung của giấc mơ này lại rất khác, vì nó bắt đầu bằng nỗi sợ. What ?

Vậy là mình cảm thấy sợ trước, chứ không phải gặp phải những điều kỳ dị trong bóng đè rồi mới sợ ?

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

Chính xác ! Nỗi sợ ấy bắt nguồn từ 3 lý do sau:

+ What the f* is happening with me ?

Với những người lần đầu trải nghiệm bóng đè, đây là một trải nghiệm mới hoàn toàn. Vì vậy nỗi sợ hãi vì không biết chuyện gì đang xảy ra với mình, và họ càng cảm thấy sợ hơn vì không thể cử động tay chân hay kêu cứu.

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

+ Thấy khó thở

Khi bạn đang hoảng loạn vì không biết chuyện gì xảy ra với mình thì việc hoảng loạn này ngốn rất nhiều oxi trong máu. Khác với khi bạn tỉnh, khi thấy thiếu oxi bạn sẽ thở mạnh hơn để bù đắp lại, nhưng vấn đề ở chỗ, MŨI BẠN ĐANG TRONG TRẠNG THÁI NGỦ cho nên nó sẽ giữ nguyên tốc độ hít vào thở ra, dẫn tới việc bản cảm thấy cực kỳ khó thở. Nỗi sợ lại được tăng thêm nữa.+ Xã hội đồn đại rằng gặp ma khi bị bóng đè

Tệ hơn là khi mọi người lan truyền nhau về việc gặp người âm hay ma quỷ trong lúc bị bóng đè và bạn vô tình nghe phải.

Đến khi bạn bị bóng đè, bạn nghĩ ” Thôi con tới số rồi”, việc nghĩ mình sẽ gặp ma quỷ sẽ càng làm bạn sợ hơn.Okay vậy sau khi bạn hoảng sợ, điều gì sẽ xảy ra ?

Mình đã nói giấc mơ ( hay chính là những điều mình nhìn thấy và cảm thấy ) khi bị bóng đè là một giấc mơ đặc biệt như trên. Giấc mơ này sẽ phản ánh lại tất cả những gì bạn đang suy nghĩ và cảm xúc trong đầu. của bạn. Nó có thể là sự hạnh phúc, phấn khởi, nhưng như mình đã phân tích phía trên, 90% nó là nỗi sợ.

Chỉ cần bạn có một thoáng suy nghĩ về sự xuất hiện của ma quỷ, não bộ sẽ tự định hình và cho xuất hiện một con quỷ trước đầu giường bạn.

Trong giấc mơ này, 1 suy nghĩ thoáng qua cũng sẽ đủ để bị khuếc đại, và tạo thành một hình ảnh trước mặt bạn.

Bạn không chỉ nhìn thấy những điều tồi tệ đó, mà bạn sẽ cả nghe thấy, và cảm nhận thấy

( Để cho dễ hiểu hãy nghĩ giống như trong giấc mơ bình thường của bạn, bạn nghe thấy các âm thanh trong giấc mơ đó,

và cũng cảm giác thấy đau, hay cảm giác chạm vào vật gì đó trong mơ).

Vì vậy những người nói rằng họ đã nhìn thấy ma và cảnh báo bạn, thực ra họ không hề nói dối, họ đúng là nhìn thấy và cảm thấy ma thật, chỉ là con ma trong trí não của chính họ thôi.

Thêm một lưu ý nữa, là so với một giấc mơ thông thường, trải nghiệm của bóng đè còn thật hơn rất nhiều lần đến nỗi bạn sẽ cảm thấy đó mới là thế giới thật vậy.

c. Bạn nên làm gì khi bị bóng đè ?Nếu bạn hiểu được toàn bộ những điều trên của mình, thì mình nghĩ bạn cũng đã hiểu kha khá về bóng đè rồi đó, và khi đã hiểu rõ là bóng đè chả có quái gì đâu, toàn do tự bản thân mình nghĩ ra thôi, thì điều đầu tiên bạn cần làm khi bị bóng đè là:+ Giữ bình tĩnh, không hoảng loạn

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

Khi bạn giữ được tâm lý ổn định, nỗi sợ sẽ biến mất và chả có gì khác xảy ra cả. Lúc này bạn sẽ có thời gian để để ý đến việc cái chất mình nói phía trên đang lan truyền trong cơ thể. Bây giờ bạn có 2 lựa chọn:+ Lựa chọn 1: bật dậy.

Đương nhiên ai cũng muốn dậy, nhưng mình khẳng định việc này không dễ dàng.

Mình sẽ gửi các bạn cách bật dậy hiệu quả nhất như sau: Bạn có thể thử làm luôn cũng được, sau khi nín thở, hãy cố gắng gồng người, và hãy cảm giác như bạn đang đẩy một thứ gì đó đang lan truyền dần đến não bạn xuống phía dưới.

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ ?

Trong khi bạn đang đẩy, hãy cố gắng cử động 2 VAI hoặc ĐẦU.

Lưu ý là đừng cố cử động ngón tay, chả có tác dụng gì đâu.

+ Lựa chọn 2: Không làm gì cả.Nghe không làm gì cả là dễ nhưng thật ra lại khó. Nguyên lý là hãy để chất tê liệt ngăn cản hành động của cơ bắp đó đến não bộ. Và thả lỏng cơ thể, bình tĩnh, não bộ cũng sẽ dần đi vào trạng thái ngủ giống như cơ thể vậy.

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

III. Những điều thú vị tôi có thể làm với bản thân mình+ Dễ dàng bật dậy khi bị bóng đèĐiều này đối với mình là quá dễ :V, thậm chí mình có thể đẩy đi đẩy lại chất làm tê liệt nói trên theo ý muốn.+ Tự làm bản thân rơi vào trạng thái bóng đè.

Oke, mình biết nghe nó ngu người và chẳng có tác dụng gì, cơ mà mình đã bị nhiều đến nỗi mình có thể tự tái hiện cho cơ thể bị bóng đè theo các cách khác nhau

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

+ Có giấc mơ bóng đè thú vị

Như đã nói phía trên giấc mơ bóng đè sẽ là sự phản ánh và khuếc đại của mọi suy nghĩ và cảm xúc trong bạn. Và mình khi đã trải qua quá nhiều lần bóng đè, chẳng còn một chút cảm giác sợ hãi nào nữa, thay vào đó mình có thể tạo ra một giấc mơ theo cảm xúc mình muốn ( gần giống như mơ tỉnh – Lucid dream).

IV. Một số câu hỏi mình hay gặpQ: Bạn có đang mở mắt khi bị bóng đè ?A: Thường là sẽ hơi mở ra một chút, bé đến nỗi người khác sẽ không nhận ra bạn đang mở mắt.

Q: Mấy lần mình cố cử động ngón tay, liệu mình có cử động được thật không hay do mình tưởng tưởng ?

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

Q: Lần đầu bạn có sợ không ?

A: Sợ vãi tè ấy chứ, mình đã có nhiều giấc mơ bóng đè kinh dị.Cuối cùng cũng kết thúc cái bài dài kinh khủng này, cảm ơn nếu bạn đã đọc đến đây.

Nếu bạn muốn mình có thể làm thêm những bài khác về Lucid Dream hay giải mã sự kiện mơ thông thường.

nhà giàu có bị bóng đè không nhỉ? chác là … xem ở đây xem sao nè

VÌ SAO BỊ BÓNG ĐÈ

PHÒNG KINH DOANH

Add : K49 Ha Huy Tap, Thanh Khe Dist , Da Nang

Storage/ STUDIO : Lot 33B Le Tan Trung, Son Tra , Tho Quang, Da Nang

Phone : 0908430286

Zalo/ Viber/What’sapp : 0908430286

Skype : minhnhat965

Email : [email protected]

Website : danangmedia.net

Youtube : https://www.youtube.com/danangmedianet

Facebook : facebook.com/danangmedia.net

#Event #Media #Video #Photographer #Livestream

#SoundandLighting #Ledscreen #EventDecor