Vì Sao Nên Ăn Chay Tháng 7 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Tháng 7 Nên Ăn Chay Vào Ngày Nào?

Ăn chay vào tháng 7 từ lâu đã trở thành 1 nét đẹp văn hóa, tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tháng 7 nên ăn chay vào ngày nào cũng như ý nghĩa của việc ăn chay đó ra sao. Bài viết này của Vị Lai sẽ giải đáp tất cả thắc mắc đó cho bạn.

Tháng 7 được nhắc đến ở đây chính là tháng 7 âm lịch. Thực tế, cứ mỗi mùa vu lan tới, không chỉ các phật tử ăn chay mà nhà nhà, người người đều ăn chay như 1 truyền thống của gia đình vậy. Ăn chay trong tháng 7 ngoài ý nghĩa về sức khỏe, còn mang ý nghĩa về mặt tâm linh nữa.

Nhiều người băn khoăn không biết nên ăn chay tất cả các ngày trong tháng 7 hay chỉ ăn chay một vài ngày thôi. Trong tháng 7 âm này, nếu có thể bạn nên ăn chay càng nhiều ngày càng tốt. Thực tế, không phải ai cũng có khả năng ăn chay cả tháng, do đó bạn có thể lựa chọn ăn chay 2 ngày, 4 ngày, 6 ngày, 8 ngày hay 10 ngày hoặc 16 ngày trong tháng 7 tùy vào khả năng, điều kiện của bản thân.

Nếu như bạn chưa từng ăn chay, hoặc mỗi tháng chỉ ăn chay 1 vài bữa, nhưng đến tháng 7 bạn muốn ăn chay cả tháng sẽ rất mệt mỏi đấy. Thay vào đó, bạn nên chọn những hình thức ăn chay kỳ cho phù hợp. Hai ngày cần ăn chay quan trọng nhất trong tháng 7 chính là ngày mùng 1 và ngày rằm. Cho dù bạn ăn chay bao nhiêu ngày, đều nên thực hiện không sát sinh, ăn lạt trong 2 ngày quan trọng nhất tháng 7 đó.

Tại sao nên ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày rằm của tháng 7?

Những lý do sau sẽ lý giải cho bạn biết vì sao nên ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày rằm:

Ngày mùng 1 là ngày đầu tháng, ngày rằm là hôm trăng tròn đây luôn là thời điểm nhà Phật khuyến khích các Phật tử ăn chay bởi 2 ngày này được cho rằng dễ ghi nhớ để chư tăng tụ họp nghe thuyết giảng về đạo Phật.

Theo quan niệm, 2 ngày trên có ý nghĩa đặc biệt khi các vị Phật sẽ phổ độ chúng sanh, nếu ăn chay vào ngày 1, ngày rằm công đức sẽ được chứng giám, được nhân rộng, giải trừ nghiệp chướng.

Bên cạnh đó, theo quy luật của vũ trụ, vạn vật trên thế gian đều theo nguyên tắc tương sinh và tương diệt; nên khuyến khíc con người sống thiện, không sát sinh trong ngày 1, ngày rằm để tinh thần được giải phóng.

Xét về mặt khoa học, ngày 1 là ngày đầu tháng, ngày rằm là ngày giữa tháng khi đó việc ăn chay sẽ trở nên dễ dàng hơn cho cả những người chưa bao giờ ăn chay. Ăn chay để cơ thể được thanh lọc, chay tịnh trong suốt cả tháng.

Ý nghĩa của việc ăn chay tháng 7 âm lịch

Ăn chay vào tháng 7 mang rất nhiều ý nghĩa quan trọng và nó đã trở thành nét đẹp văn hóa, tâm linh của người Việt:

Ăn chay tháng 7 để nuôi dưỡng lòng từ bi, tích công đức: Trong quan niệm của nhà Phật, ăn chay vốn dĩ để hạn chế sát sinh nhằm mục đích nuôi dưỡng lòng từ bi, hỉ xả, giữ cho tâm tính được hướng thiện đồng thời giải nghiệp, tích thêm công đức không chỉ cho bản thân mà còn cho đời sau.

Ăn chay tháng 7 để báo hiếu cha mẹ: Đối với người Việt, tháng 7 âm mỗi năm còn gọi là tháng cô hồn, mùa vu lan báo hiếu. Trong khi đó, đạo hiếu luôn được đạo Phật đè cao. Trong các điều tội, tội nặng nhất chính là bất hiếu và ở mỗi gia đình không có điều phúc nào lớn bằng con cái có hiếu với cha mẹ. Chẳng phải ngẫu nhiên mỗi khi tháng 7 tới, mỗi người lại bồi hồi tưởng nhớ công ơn của cha mẹ. Đặc biệt với những người đã không còn các bậc sinh thành, ăn chay sẽ giải trừ nghiệp giúp cha mẹ, cầu cho cha mẹ nhanh chóng được siêu thoát, tránh khỏi cửa địa ngục… Ăn chay tháng 7 chính vì thế để báo hiếu mẹ cha.

Ăn chay tháng 7 tốt cho sức khỏe: Thực tế mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay biết. Ăn lạt là cách đơn giản nhất giúp bạn thanh lọc cơ thể, loại bỏ đi những chất có hại, bảo vệ tim mạch, huyết áp, hệ tiêu hóa được khỏe mạnh.

Tháng 7 nên ăn chay ngày nào, vì sao nên ăn chay mùng 1 và ngày rằm vào tháng 7? Hy vọng những kiến thức chay trên mà nhà hàng buffet chay Hà Nội đã giúp bạn có đáp án chính xác nhất, từ đó thấu hiểu thực hiện đúng cách bền bỉ và tăng thêm phước đức.

Vì Sao Ăn Chay: 10 Lý Do Nên Ăn Chay Hoặc Giảm Ăn Thịt

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine của Hiệp hội Y khoa Mỹ mới đây, ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ gây ra một số bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch và một vài bệnh ung thư.

Nghiên cứu đăng trên trang tin chính thức của Đại học Harvard Harvard Gazette năm 2012 của hai nhà nghiên cứu An Pan và Frank Hu chỉ ra rằng ăn nhiều thịt đỏ và các sản phẩm chế biến từ thịt như xúc xích tăng 4 lần nguy cơ bị ung thư so với người ăn chay.

Trong cuốn sách The Food Revolution của John Robbins cũng cho rằng những người ăn chay có thể sống lâu hơn từ 6 đến 10 năm so với người ăn thịt.

Chúng ta đều biết những vật nuôi ngày nay được “tẩm bổ” rất nhiều thuốc kháng sinh và các loại hóa chất. Chỉ tính riêng Canada, hằng năm có 20.000 tấn thuốc kháng sinh được dùng cho sản xuất thịt gà, thịt lợn, cá và trâu bò. Tất nhiên những chất hóa học chưa thể đào thải hết ở động vật trước khi đưa vào cơ thể của người ăn.

Khi không ăn thịt, bạn bắt buộc phải chú ý đến việc lựa chọn món ăn, kỹ thuật nấu ăn, khiến bạn sẽ cẩn thận hơn về lượng dầu mỡ và lượng muối khi chế biến món ăn.

Theo AsapSCIENCE – Kênh phổ biến khoa học trên Youtube – hiện có hơn 20 tỷ con gà, 1,5 tỷ con bò, hơn 1 tỷ con cừu và khoảng 1 tỷ con lợn được nuôi bởi loài người.

Ngành công nghiệp chăn nuôi thường được nhắc đến với nhiều vụ scandal trên khắp thế giới về điều kiện chăn nuôi cực kỳ tồi tệ.

Ngoài ra, hằng năm trên thế giới có khoảng 65 tỷ con vật bị loài người giết để ăn thịt, đa phần bằng những cách thức không thể chấp nhận được.

Một chú lợn có thể sống tới 15 năm, nhưng thường sẽ kết thúc cuộc đời trong lò mổ khi chỉ mới 6 tháng tuổi. Cuộc đời của những chú bê cũng tương tự, chỉ dừng ở mức 5 tháng tuổi. Chưa kể tới cừu non hay lợn sữa.

Theo trang Vegetarian Calculator, trong cuộc đời một người 70 năm ăn chay có thể cứu sống được hơn 10.000 con vật.

Tổ chức Hòa bình Xanh ( Greenpeace) cảnh báo rằng nuôi bò là lý do khiến 80% rừng Amazon bị tàn phá. Để có được 1 kg thịt bò cần 7 đến 16 kg cây lương thực hoặc 323 mét vuông để trồng ngũ cốc. Hằng năm có khoảng 6.000 km vuông rừng bị tàn phá vì lý do nuôi động vật để lấy thịt.

Mỗi ngày hàng trăm loài động vật biến mất vì lý do giảm diện tích rừng trên hành tinh.

Chỉ riêng để chuyên chở thịt động vật, các phương tiện thải ra môi trường 14,5% khí CO2.

Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), một người ăn thịt và các sản phẩm từ trứng và sữa sẽ thải ra môi trường 2.350 kg khí CO2 (tương đương với gần 12 vạn km khí thải của ô tô).

Ngoài ra, theo SOS Planete, một cơ sở nuôi cá hồi 8 hecta ở Mỹ thải ra một lượng rác và chất thải tương đương với rác thải của một thành phố 100.000 dân.

Trên thế giới hiện có 1,3 tỷ người thiếu nước sạch (số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc ). Cứ một phút, trên thế giới có 7 người chết vì thiếu nước sạch. Chỉ một ngày không ăn thịt, một người có thể tiết kiệm được 5.000 lít nước.

Trong khi đó cần hơn 15.000 lít nước để có 1 kg thịt bò, 4.800 lít nước cho 1 kg thịt lợn và gần 4.000 lít nước cho 1 kg thịt gà. Trong cuốn The Food Revolution, tác giả cảnh báo rằng 50% lượng nước được sử dụng ở Mỹ là cho chăn nuôi.

Nếu thế giới mọi người đều ăn chay, số nước tiêu thụ sẽ giảm 5 lần so với ăn thịt.

Hiện 30% đất đai trên hành tinh được sử dụng để nuôi động vật. Nếu tính cả đồng cỏ, diện tích cho chăn nuôi lên tới hơn 60%.

Thế giới hiện có gần 800 triệu người không đủ ăn, tức là cứ 9 người có 1 người thiếu ăn. Ăn thịt chính là đang góp phần làm thiếu thực phẩm trên thế giới. 1/3 thu hoạch ngũ cốc trên thế giới không phải dành cho con người mà cho động vật nuôi. Một lượng lớn ngũ cốc cho cuộc đời một chú bò có thể chuẩn bị hơn 150.000 bữa ăn cho một người. Toàn bộ lượng ngũ cốc dành cho chăn nuôi có thể nuôi sống được 2 tỷ người trên thế giới.

Cũng theo kênh AsapSCIENCE, nếu loài người không nuôi động vật, hành tinh này sẽ có 33 triệu km vuông để trồng trọt. Thêm vào đó là diện tích trồng trọt lấy thực phẩm để nuôi động vật. Gần 80% giá đỗ, 50% ngô được trồng trên thế giới là để nuôi gia súc, gia cầm.

Theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, một hecta đất nông nghiệp có thể gieo trồng và thu hoạch được 20 tấn khoai, trong khi đó cùng diện tích trên chỉ có thể sản xuất được 50 kg thịt.

Nếu cả thế giới ăn chay, sản phẩm ngũ cốc và rau quả sẽ có thể nuôi được 15 tỷ người trên thế giới, trong khi đó hiện trên hành tinh chúng ta chỉ có 7 tỷ người.

Rất nhiều tôn giáo khuyên mọi người ăn chay. Đạo Phật khuyên Phật tử không nên ăn thịt để tránh giết hại các sinh linh vô tội. Kỳ na giáo cấm ăn thịt tuyệt đối. 50% người theo đạo Hindu cũng không ăn thịt. Trong Kinh Thánh có rất nhiều đoạn khuyên con người không nên ăn thịt.

Nhiều trường phái triết học như Pytago cũng không ăn thịt.

Nếu phải làm danh sách những nhân vật nổi tiếng là người ăn chay sẽ cần phải có một cuốn sách dài hàng trăm trang. Có thể kể ra một số nhân vật nổi tiếng như Đức Phật Thích Ca, nhà triết học Plato, nhà toán học Pytago, nhà văn Pháp Voltaire, lãnh tụ Ấn Độ Mahatma Gandhi, nhà văn Nga Leo Tolstoy, nhà vật lý Albert Einstein, họa sĩ Leonardo da Vinci, nhà hoạt động dân quyền Martin Luther King, nhạc sĩ của ban nhạc Beatles Paul McCartney… và rất nhiều ngôi sao Hollywood…

Ít ai biết rằng rất nhiều vận động viên thể thao cũng là người ăn chay như thực phẩm chính của tay vợt số một thế giới Novak Djokovic là rau quả, hay vận động viên điền kinh Carl Lewis (9 huy chương vàng Thế vận hội Olympic) và Patrik Baboumian (được mệnh danh là người khỏe nhất thế giới).

Thực phẩm chính của người ăn chay là ngũ cốc và rau củ quả. Giá cả các loại thực phẩm này rẻ hơn thịt.

Ngoài ra, người ăn chay có thể tiết kiệm được 25% chi phí y tế vì mắc các bệnh do ăn thịt.

Món ăn chay có rất nhiều món ngon. Khi ngừng ăn thịt chuyển sang ăn chay bạn sẽ có cơ hội khám phá nhiều món ăn mới. Thêm vào đó, các đầu bếp hoặc người nấu ăn chay thường dành nhiều thời gian để bày biện món ăn đẹp mắt hơn.

Trên thế giới có rất nhiều nhà hàng chay nổi tiếng. Ít ai biết rằng một trong top 10 nhà hàng ngon nhất thế giới năm 2016 theo bình chọn của tạp chí Restaurant (Anh) là nhà hàng Noma ở thủ đô Copenhagen (Đan Mạch), 5 tháng liên tiếp (từ tháng 5 đến tháng 9 năm nay) phục vụ ăn chay.

Vì Sao Cần Ăn Chay?

I. TỔNG QUAN:

Ngày nay do nhịp sống hối hả, cường độ làm việc căng thẳng, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi rất lớn nếp sống, thói quen sinh hoạt từ lâu đời của các dân tộc trên thế giới và Việt nam không là ngoại lệ.

Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi mang tính tích cực thì dường như con người đang tự hủy hoại bản thân mình vì những thói quen, cách sống đầy mầu sắc hiện đại ấy. Cũng vì đó mà bệnh tật ngày càng tăng, sức khỏe con người đang đối diện với nhiều nguy cơ, với các bệnh nan y ngày càng nhiều.

Với sự tiến bộ của khoa học, các nhà khoa học đã từng bước nghiên cứu và chứng minh được rằng rất nhiều bệnh như tăng huyết áp, ung thư, tiểu đường và rất nhiều bệnh không lây khác đều có căn nguyên từ việc sử dụng quá nhiều thịt trong bữa ăn hàng ngày thay vì  ăn rau, trái cây.

Số người ăn chay trên thế giới ngày càng tăng, tại Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Trước đây khi nói đến ăn chay là người ta nghĩ ngay đến những người xuất gia theo Đức Phật hoặc những vị tu sỹ khổ hạnh…Tuy nhiên người phương Tây lại coi ăn chay chỉ là một phương pháp dinh dưỡng mới mẻ và được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học.

Phần đông chúng ta đều cho rằng ăn chay thì không đủ dinh dưỡng, không ngon miệng. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ các bạn sẽ thấy tại sao số người ăn chay lại đang có xu hướng tăng? Tại sao những con vật như trâu bò chỉ ăn cỏ mà lại khỏe như vậy? Trên thực tế ăn chay chính là phương pháp bảo vệ sức khỏe và hướng tới sự thanh thảnh cho tâm hồn.

Đạo Phật có lẽ là tôn giáo đề cập một cách rõ nét đến ăn chay trong các hệ phái của mình, dù còn sự khác biệt đôi chút về quan điểm nhưng vẫn thống nhất ở quan điểm chung là ăn chay thể hiện lòng từ bi vô biên của người con Phật, đó là yêu thương và tôn trọng sự sống của mọi loài, vì biết rằng mọi sinh vật dù lớn hay nhỏ đều biết đau đớn và muốn sống. Ăn chay là để nuôi dưỡng lòng yêu thương muôn loài. Lại để tránh cái quả xấu ác do gieo nhân sát sinh gây ra vì  “ mọi loài sinh ra đều có quyền bình đẳng”.

Theo quan điểm của Lão Trang tuy không nói rõ nên ăn chay nhưng ông đề cập đến ẩm thực như một công cụ phòng bệnh mà quan trọng là hướng đến thuận tự nhiên và linh hoạt.

Dưới con mắt của các nhà khoa học thì cơ thể của chúng ta đều được cấu tạo bởi các tế bào và nó thường xuyên được thay thế bởi các tế bào mới với khoảng thời gian khác nhau; Do vậy, nếu bạn thường xuyên dùng loại thực phẩm nào thì cơ thể bạn dần sẽ được thay thế một phần bằng các loại tế bào của thực phẩm đó. Cho nên bạn hay ăn thứ gì bạn sẽ thành thứ đó: nếu nói vui thì bạn hay ăn thịt bò thì rồi đến ngày bạn sẽ có tế bào giống hệt tế bào của con bò vậy. Vì thế nếu có ai trên gọi bạn là đồ con bò, thì theo khoa học đều này cũng không sao vậy!

Việc sử dụng thực phẩm nhiều thịt (bao gồm tất cả các loại trứng, cá, sữa…) sẽ tạo ra nhiều aminoacid độc hại là mầm mống gây ra một số bệnh ung thư, theo giáo sư Bruce Amstrong thuộc hội đồng nghiên cứu bệnh ung thư của trường Đại học New South Wales khuyến cáo chỉ có cách duy nhất để ngăn ngừa sự nguy hiểm của bệnh ung thư là phải ăn nhiều rau cải và trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Như vậy, ăn chay có vẻ là điều rất tốt cho cơ thể, là việc nên theo. Thế thì cụ thể lợi ích mà ăn chay mang lại là gì vơi sức khỏe của chúng ta? Nên ăn chay cụ thể như thế nào? Nó mang lại điều gì? Và con người có hợp với ăn chay không?

II. LỢI ÍCH CỦA ĂN CHAY

1. Ăn chay giàu dưỡng chất

– Hàm lượng Protein có nguồn gốc từ thực vật: từ các hạt và đậu đỗ hoàn toàn đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể.

– Giảm chất béo có nguồn gốc từ động vật, giúp bạn giảm lượng cholesterol xấu, giảm nguy cơ vữa xơ động mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, các bệnh tăng mỡ máu, ổn định chức năng gan, tốt cho người có bệnh gan, mật.

– Tăng cường chất xơ: Chế độ ăn thuần thực vật giàu chất xơ sẽ có lợi cho đường ruột. hàm lượng chất xơ cao còn giúp chống ung thư đại tràng.

– Bổ sung và tăng cường hàm lượng vitamin và khoáng chất như: Magiê, kali, Vitamin C, Vitamin E…vì rất nhiều vitamin và khoáng chất chỉ có trong thực vật mà không có trong động vật.

2. Ăn chay phòng bệnh tật.

– Hỗ trợ và cải thiện đáng kể tình trạng tiểu đường vì ăn chay hợp lý, khoa học giúp kiểm soát tốt việc sử dụng thực phẩm và cân bằng bữa ăn hàng ngày.

– Giảm tình trạng ung thư ruột vì tăng cường chất xơ, giảm các chất độc có trong thịt cá, trứng sữa. giảm nguy cơ ứ đọng chất độc có trong lòng ruột, từ đó giảm nguy cơ nhiễm độc và rồi loạn chuyển hóa đi kèm.

– Giảm quá trình lão hóa: dùng thực phẩm thuần thực vật làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chuyển hóa dễ dàng nên làm chậm quá trình già hóa tế bào, cải thiện chức năng tế bào, kéo dài sự sống tế bào.

– Cải thiện và giảm một cách rõ rệt những triệu chứng và biến chứng của những người có Gout và viêm khớp do giảm hàm lượng mỡ và sự lắng đọng acid uric do chuyển hóa từ các snả phẩm có nguồn gốc động vật.

– Giảm hàm lượng hoocmon tăng trưởng có trong động vật, giảm tình trạng phá vỡ cân bằng sinh thái do tình trạng chăn nuôi thải ra môi trường.

– Giảm nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật.

3. Tốt cho thể chất:

Ăn chay giúp bạn giảm cân, cơ thể chậm lão hóa cũng sẽ làm cho bạn khỏe mạnh hơn, giảm mùi hôi cơ thể, da sáng và đẹp hơn; giảm thiểu nguy cơ dị ứng; góp phần đáng kể cải thiện chứng đau nửa đầu.

 4. Bảo vệ môi trường:

– Một cách gián tiếp giảm thiểu việc khai thác các nguồn tài nguyên quý giá như than đá hay giàu mỏ do giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng từ điện, nước.

– Tiết kiệm nguồn nước cho sản xuất, tuần hoàn nước an toàn và tự nhiên.

– Giúp bảo vệ đất tốt hơn, nếu mọi người đều ăn chay, nguồn lực giành cho việc trồng rau và thực vật sẽ tăng lên, việc bảo vệ và nâng cao chất lượng đất cũng được cải thiện để giảm thiểu tác hại cho đất với mục đích duy trì chất lượng đất.

– Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng từ các loài chim quý hiếm và do vậy bảo tồn các nguồn gen thực vật quý giá cho tương lai khi mà nó có nguy cơ mai một do tình trạng săn bắt và phá rừng ngày càng tăng.

5. Nâng cao giá trị đạo đức; ổn định xã hội và góp phần vào giải quyết nạn đói

– Nuôi dưỡng tình yêu thương động vật và muôn loài. Tôn trọng sự sống của các loại hữu tình khi mà chúng có quyền được sống, vẫn có đủ tình yêu và sự tham sống sợ chết như chính con người chúng ta. Đối với chúng ta là một bữa ăn nhưng đối với chúng là cả sự sống còn. Chúng sinh ra để làm đẹp cho cuộc sống, để sống cùng với con người chứ không phải để làm bữa ăn cho con người.

– Tránh được nhân quả xấu do việc sát sinh, tạo nghiệp với muôn loài. Giúp an định xã hội, chấm dứt chiến tranh và đau khổ vốn có nguồn gốc từ sự sát sinh ham ăn thịt.

Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Tâm Sự: Vì Sao Tôi Ăn Chay?

Ăn chay, hai từ đó giờ đây đã không chỉ giới hạn trong những người tu Phật giáo nữa rồi. Trong dòng chảy xô bồ thời hiện đại, có ngày càng nhiều bạn trẻ chọn cho mình lối sống chay tịnh, giản đơn.

Trước băn khoăn, thắc mắc của những người xung quanh, một người ăn chay đã viết một bài thơ kể về lý do đằng sau quyết định của mình.

Nếu như những khái niệm như “vì đời như mây bay”, “vì ta kiếp lưu đày” còn khá mơ hồ, xa lạ với những người bình thường không tu luyện, thì có lẽ ăn chay vì “lương tâm”, “an bình” và “cho đất dừng thiên tai” lại đã thân thuộc với rất nhiều người.

Nói về “lương tâm”, mục đích ban đầu của việc ăn chay có lẽ xuất phát từ lòng từ bi, trắc ẩn. Người có tâm từ bi không nỡ giết hại, gây đau khổ cho các loài vật chỉ để bồi bổ cho cơ thể mình hoặc thoả mãn vị giác. Tập ăn chay, dưới một góc nhìn nào đó cũng là đang nuôi dưỡng tâm từ bi.

Còn nói về “cho đất dừng thiên tai”, ngày 23/8 vừa qua, CNN vừa xuất bản một bài báo với tiêu đề “Rừng Amazon cháy là do thế giới đang tiêu thụ quá nhiều thịt”. Theo đó, rừng Amazon, “Lá phổi của hành tinh”, nơi cung cấp 20% oxy cho bầu khí quyển chung của Trái Đất, đang bị thiêu rụi vì người ta muốn đốt rừng để chăn nuôi gia súc. Việt Nam ta nhập khẩu hàng nghìn tấn thịt bò, gia súc, gia cầm từ Brazil.

Tài khoản Facebook Nông Sản Hạnh Phúc để lại lời nhắn gửi: “Bạn mến thương, khi những ngọn lửa vẫn đang tiếp tục cháy ngoài kia, ở xa mà lại là thật gần với chúng ta. Chúng ta có thể thay đổi từ những điều nhỏ bé nhất để có thể đem lại chút mát dịu, tươi lành cho cuộc đời.

Từ một bữa cơm chay không thịt.

Từ việc giảm đi những nhu cầu tiêu dùng không cần thiết. Từ việc gieo một cây xanh.

Chúng ta chỉ như một cọng cỏ, hạt cát nhỏ bé nhưng chúng ta vẫn có thể tạo những ảnh hưởng nhất định đến thế giới này với mỗi suy nghĩ, hành động nhỏ bé nhất đó”.

Để khích lệ mọi người xung quanh hướng đến lối sống giản dị, chay tịnh, Facebooker này cũng chia sẻ ảnh chụp những món ăn chay đẹp dịu dàng như một bức tranh.

Thật là tuyệt vời phải không các bạn?

Bạn đang đọc bài viết: “Tâm sự: Vì sao tôi ăn chay?” tại chuyên mục Đời Sống của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: chúng tôi Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected] Xin chân thành cảm ơn!