Vì Sao Nên Ăn Chay / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Vì Sao Chúng Ta Nên Ăn Chay?

Cho đến tháng 7 âm lịch này là mình đã ăn chay trường được một năm. Tính tới thời điểm hiện tại, mình chưa có biểu hiện gì (mà nhiều người lo lắng, e ngại khi ăn chay) của việc mất sức, sụt ký, mệt mỏi, hay da dẻ xanh xao… Những điều mà mình cảm nhận được về cơ thể mình kể từ khi ăn chay là:

a. Dễ tiêu hóa, hiếm khi bị trướng bụng, đầy hơi. b. Đi ngoài đều đặn hàng ngày. Hôm nào ăn nhiều thì đi hai lần một ngày.

Bên cạnh đó, về tinh thần thì có những suy nghĩ tích cực hơn, yêu đời hơn, do hiểu và thực hành việc hạn chế sát sinh và dung dưỡng lòng từ bi. Trong các mối quan hệ với con người thì mình có xu hướng khoan dung hơn, ít nổi giận hơn, chuyện gì bỏ qua được thì bỏ qua, không giữ trong lòng cho nhẹ người.

Tuy nhiên, đến một thời gian nhất định thì mình không còn cảm thấy sự hấp dẫn của những món mặn. Những lát cá tươi ngon, tôm mực thơm phức… không làm mình nổi cơn thèm thuồng. Vậy là trong một lần thấy bạn đồng nghiệp có xu hướng chuyển qua ăn chay, mình thử ăn theo cho vui. Thấy ăn được, nên ăn luôn từ dạo ấy.

1. Ăn chay vì cấu tạo cơ thể bẩm sinh của con người chỉ thích hợp với việc ăn chay.

Những chi tiết khoa học đáng chú ý như sau:

– Ruột người rất dài, thức ăn đi qua lâu để hấp thu được hết các dưỡng chất cần thiết. Khác với những loài ăn động vật thường có đường ruột rất ngắn vì việc tiêu hóa thức ăn động vật, mà cụ thể là thịt, đòi hỏi chúng không ứ đọng lâu, không gây nên men thối sản sinh nhiều chất độc.

– Những loài ăn động vật thường có có nanh vuốt, móng vuốt. Chúng sử dụng móng vuốt sắc như dao để vồ, cấu xé con mồi. Những chiếc răng nanh dài để nghiền thức ăn. Còn răng con người không như vậy.

2. Ăn chay vì sức khỏe

Trong chuỗi năng lượng, thực vật nằm ở bậc cao nhất, đón năng lượng nhiều nhất trực tiếp từ môi trường (ánh sáng, nước…), nên khi con người ăn thực vật thì sẽ lấy năng lượng được trực tiếp và nhiều nhất. Nếu ăn chay đúng cách và phong phú chuẩn loại thực phẩm thì sẽ không bị lo thiếu chất.

Ăn chay giúp phòng chống được nhiều bệnh tật, trước hết sẽ tránh được những tác hại so với việc ăn thịt như các bệnh lý về tim mạch, ung thư, ngộ độc thực phẩm, béo phì, sỏi mật… Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít acid béo bão hòa và có nhiều chất xơ, tránh khuynh hướng bị viêm ruôt thừa, ít bị hội chứng đại tràng kích thích, trĩ…

Lấy ví dụ thực tế, bò – trâu – ngựa… chỉ ăn cỏ mà vẫn cực kỳ khỏe; trên thế giới, có nhiều lực sỹ và vận động viên thể thao ăn chay trường; nhiều nhà sư ăn chay nhưng vẫn minh mẫn, sống lâu, và có đạo hạnh cao thâm;…

Bên cạnh đó, trong thời đại hiện nay, thực phẩm mặn được làm giả rất nhiều, mà các bạn có thể đã biết qua các kênh thông tin đại chúng, như con ruốc nhuộm phẩm màu, thịt heo làm giả thịt bò, mực cao su, gà bơm hóa chất… Tất cả những điều đó đều làm ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến sức khỏe của con người.

3. Ăn chay vì lòng từ bi

Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, và đa số các tôn giáo đều khuyến khích nhân rộng lòng từ bi, khoan dung, độ lượng trong mỗi con người. Mà trong đó, việc ăn thuần chay, không sát sinh, không làm ảnh hưởng xấu đến các loài khác là một ví dụ cụ thể, điển hình, và hoàn toàn có thể thực hiện được.

Thêm một thông tin khoa học rất thú vị đó là, cứ 1 phút nổi giận thì trong cơ thể sẽ tiết ra những chất độc hại mà phải 10 ngày cơ thể mới thải ra hết. Thử liên hệ với những động vật bị chúng ta giết mổ hàng ngày, chúng đã đau đớn, tức giận, thì cơ thể của chúng tích đầy chất độc, lại không được thải ra, do chúng đã chết rồi, mà sẽ trở thành thức ăn vô dạ dày chúng ta. Vậy là tự hiểu ha. Thông tin này giống y chang với cách giải thích trong Phật giáo về nỗi sân hận…

4. Truy về lịch sử loài người

Khoa học đã phát hiện ra, loài người thời nguyên thủy là những người ăn chay tuyệt đối. Bởi chưa tìm ra lửa để nấu nướng nên họ phải ăn thức ăn sống. Cho đến mãi sau này, có thể do vụ cháy rừng vô tình nào đó, một số động vật bị thiêu chết và tỏa mùi thơm, con người mới phát hiện ra một loại thức ăn mới, họ bắt đầu biết sử dụng lửa và biết cách ăn thịt.

5. Ăn chay vì môi trường

Theo nghiên cứu, chăn nuôi là ngành lãng phí tài nguyên nước nhất, thải ra khí nhà kính nhiều nhất, ô nhiễm nhất và kém hiệu quả nhất. Năng lượng để sản xuất 1 kg thịt có thể cho 1 bóng đèn 100 kw cháy trong 3 tuần. Sản xuất 1 kg thịt sẽ thải ra 36,4 kg CO2, bằng khí thải ra của 1 xe hơi chạy 155 km. Để sản xuất 1 kg thịt cần phải tiêu hao 10 kg thực phẩm và… 15.000 lít nước. Để có 1 lít sữa cần tiêu hao 990 lít nước. 38% lương thực trên thế giới không phải cho người ăn mà cho gia súc ăn.

Vậy nên, ăn chay còn là một cách rất tốt nhất để có thể góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống. Mỗi một kg thịt không ăn, chúng ta đã tiết kiệm được 36,4 kg CO2, giúp trái đất không bị nóng lên. Ngành chăn nuôi phát triển nhiều như vậy cũng vì lòng tham ăn thịt của con người, nếu không có cầu thì cung sẽ biến mất. Đất đai trên thế giới có đủ để nuôi sống tất cả người trên thế giới nếu không có ngành chăn nuôi.

Vậy ăn chay như thế nào để vẫn đảm bảo sức khỏe?

– Tuyệt nhiên không có một hạn chế nào từ ăn chay cả. Nếu có chăng thì đó chỉ là do suy nghĩ từ con người. Như Đức Phật đã nói “We are what we think” (Chúng ta chính là những gì mà chúng ta đã nghĩ), nếu mình thấy ăn chay không bổ dưỡng thì nó sẽ không bổ dưỡng và ngược lại. Đây là góc độ của tâm thức chứ không còn là góc độ của dinh dưỡng.

– Trước hết phải đảm bảo số lượng của bữa ăn đã. Nếu ăn ít quá thì sẽ suy dinh dưỡng, còn ngược lại thì sẽ bị béo phì. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là làm sao đầy đủ các chất dinh dưỡng để tạo nên sự cân đối, phải đầy đủ 4 nhóm. Nhóm thứ nhất và nhiều nhất là rau trái, cần đến 500gr mỗi ngày. Ngũ cốc là nhóm thứ nhì, trung bình mỗi ngày cần 300gr tùy mỗi người. Nhóm thứ ba là nhóm cung cấp chất đạm, gồm: đậu, đỗ, sữa v.v…, một ngày cần khoảng từ 50 đến 100gr. Nhóm cuối cùng là dầu ăn và gia vị, cần 20 đến 30gr dầu ăn mỗi ngày; gia vị như muối, đường càng ít càng tốt.

– Riêng đối với chư Tăng Ni Phật giáo, do thực tập thiền nhiều nên nhu cầu dinh dưỡng rất thấp, kể cả nhu cầu oxy, nên không cần thiết phải ăn đủ ba bữa một ngày mà họ vẫn khỏe mạnh. Đây thực sự là một lối sống rất đặc biệt. Chân lý nằm ở chỗ này, còn tất cả những gì tôi nói chỉ là lý thuyết. Ăn như thế nào mà cảm thấy khỏe là được. Ví dụ ở Tây Tạng, dù ăn rất cực khổ nhưng người ta vẫn rất khỏe. Như vậy, quan trọng nhất là mỗi người phải lắng nghe được chính cơ thể và nhu cầu của bản thân. Phải tin vào cơ thể của mình, hạn chế việc tin quá nhiều vào bác sĩ. Bác sĩ chỉ nói lý thuyết thôi.

Bài viết có tham khảo tài liệu và tổng hợp từ một số nguồn trên mạng:

https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=775413http://www.thongthienhoc.com/sach%20phep%20an%20chayva%20huyenbi%20hoc.htmhttps://www.changevn.org/tin-tuc/43-an-chay-cach-bao-ve-moi-truong-hieu-qua

*** Bạn có thể nghe thêm chú Đại Bi mình sưu tầm trên mạng, tuy mình nghe không hiểu nhưng cảm thấy hay, nhẹ lòng.

************************************************** Nếu các bạn quan tâm, mời tham gia nhóm Facebook:Du Lịch Ăn Chay nha.

>> Thực phẩm chay – Mua hàng trực tuyến

Vì Sao Người Phật Tử Nên Ăn Chay

Một số người lập luận rằng ngay cả khi ăn chay, bạn vẫn đang gây tổn hại đến đời sống của vô số sinh vật. Việc trồng lúa, bắp, rau cải v.v… đều cần phải cày xới đất đai, sử dụng thuốc trừ sâu… và luôn luôn có vô số sinh vật bị giết hại trong suốt tiến trình đó. (Xem ăn chay cũng “chẳng hơn gì” ăn mặn, bởi vẫn làm tổn hại đến đời sống của vô số sinh vật.Trong Phật pháp ứng dụng ăn chay hay Trong kinh điển Nam truyền, đức Phật dạy rằng điều quan trọng nhất trong sự tạo nghiệp chính là tác ý. Quả thật là đã có những chúng sinh bị tổn hại trong quá trình làm ra một bó rau cải, nhưng khi bạn nhìn thấy bó rau cải đó và muốn ăn một bát canh, bạn không thể khởi lên ý nghĩ: Ngược lại, khi bạn nhìn thấy một chú gà đi trong sân và muốn ăn một đĩa thịt gà, bạn cũng không thể khởi lên ý nghĩ rằng:

VÌ SAO NGƯỜI PHẬT TỬ NÊN ĂN CHAY Nguyễn Minh Tiến

Trong thực tế, ăn chay không phải là điều kiện giúp ta giải thoát, Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua, một Phật tử ở vùng Westminster (California) đã hỏi tôi: “Vì sao người cư sĩ Phật giáo phải ăn chay, trong khi ngay cả những vị xuất gia theo Nam tông vẫn không ăn chay?”

Chương trình Phật pháp ứng dụng kỳ này sẽ cố gắng giải tỏa những nghi vấn nêu trên, cũng như đề cập đến một số những ý nghĩa của việc ăn chay mà người Phật tử cần nhận hiểu trên đường tu tập.

Vì sao người Phật tử nên ăn chay?

Như vậy, khi tin nhận và làm theo lời Phật dạy thì người Phật tử phải là người nuôi dưỡng lòng từ bi, hoặc ít nhất cũng là hoan hỷ tán trợ với sự tu tập từ bi của người khác. Đứng trên quan điểm này mà xét thì việc giết hại bất kỳ loài vật nào để ăn thịt, hoặc tán thành những sự giết hại ấy, đều là đi ngược lại với lòng từ bi, đi ngược lại với lời Phật dạy.

Hiểu đúng về khái niệm ăn chay trong đạo Phật

Ăn chay có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với các tôn giáo hoặc niềm tin khác nhau. Ăn chay trong đạo Phật được hiểu theo khái niệm “trai giới” (齋戒) được đề cập trong kinh điển và mang nghĩa là thanh tịnh, trong sạch.

Với ý nghĩa này, ăn chay có nghĩa là ăn những thức ăn thanh tịnh, trong sạch, chứ không chỉ đơn thuần là không ăn thịt cá. Tuy nhiên, trước hết và quan trọng hơn hết, tất nhiên là ăn chay phải bao gồm việc không ăn thịt cá, hay nói rộng ra là bất kỳ loại thức ăn nào do sự giết hại mà có.

Một số loại thức ăn không phải do “giết”, nhưng do “hại” mà có. Ngành chăn nuôi ngày nay nuôi bò lấy sữa, nuôi gà lấy trứng… tuy không giết những con vật này ngay, nhưng rõ ràng đang làm hại đến sự sống, không để cho những con vật này được sống một cuộc đời tự nhiên, và do đó những thực phẩm có được như vậy cũng không phải là thanh tịnh, trong sạch.

Đạo Phật có bắt buộc Phật tử phải ăn chay hay không?

Trong kinh điển Nam truyền không nói đến việc cấm ăn thịt cá, và có đề cập đến “ba loại thịt sạch” (tam tịnh nhục) mà vị tỳ-kheo có thể thọ dụng, bao gồm các trường hợp:

1. Không nhìn thấy người giết con vật. 2. Không nghe tiếng con vật bị giết kêu la. 3. Không nghi ngờ rằng người khác đã giết con vật đó vì mình, để có thịt cho mình ăn.

Một số nơi khác còn thấy đề cập đến hai trường hợp khác:

1. Thịt của con thú tự chết. 2. Thịt của con thú khác ăn còn dư.

Tuy nhiên, hai trường hợp sau này thật ra cũng có thể xem như đã được bao gồm trong ba trường hợp kể trên. Như vậy, có một số các tăng sĩ tu tập theo truyền thống Nam tông không ăn chay và họ ăn thịt cá dựa trên ba định nghĩa về “tam tịnh nhục” như được nêu trên.

Vì thế, mặc dù không có sự bắt buộc người Phật tử phải ăn chay, nhưng trên con đường tu tập nuôi dưỡng tâm từ bi thì người Phật tử trước hết phải hướng dần đến việc ăn chay . Đó là lý do có những hướng dẫn, khuyến khích người Phật tử ăn chay mỗi tháng 2 ngày, 4 ngày cho đến 10 ngày, hoặc ăn chay một số tháng trong năm…

Vì sao đức Phật không bắt buộc Phật tử phải ăn chay?

Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên duy nhất là chỉ bày cho tất cả chúng sinh con đường thoát khổ. Việc tu tập để giải thoát khổ đau bao gồm nhiều tầng bậc, nhiều phương thức, và chỉ riêng việc ăn chay thôi thì không đủ để đưa đến sự giải thoát.

Những quan điểm và biện luận sai lầm đối với việc ăn chay

1. Sai lầm của người ăn chay

– Xem việc ăn chay như thước đo của sự tu tập nhưng nếu thực sự muốn đạt đến sự giải thoát, chúng ta không thể không hướng đến việc ăn chay . Trên con đường tu tập, một số người – có thể là đa số hiện nay – tuy chưa ăn chay nhưng không có nghĩa là họ sẽ mãi mãi không ăn chay. Chẳng hạn như những người tu tập theo truyền thống Nam tông, tất nhiên là vẫn phải tu tập từ bi như một phần thiết yếu trong các pháp hành. Và như vậy, điều tất nhiên là đến một lúc nào đó, khi tâm từ bi phát triển, họ sẽ không có hứng thú với các món ăn có được từ sự giết hại, vì điều đó làm tổn thương nghiêm trọng đến lòng từ bi của họ.

– Xem việc ăn chay như một phương tiện tạo công đức

– Ăn chay như một sự thúc ép, kiềm chế bản thân mình

– Công kích, chê bai những người không ăn chay

Sai lầm này cũng chỉ thường gặp ở những người ăn chay mà không thực sự hiểu được ý nghĩa của việc mình đang làm. Vì thế, nó có thể xem là một biến dạng của những sai lầm đã nói trên. Một số người tự xem việc ăn chay của mình là một thành tựu ghê gớm và do đó họ cảm thấy tự mãn rồi xem thường, kích bác những người không ăn chay.

2. Những biện luận sai lầm của một số người không ăn chay

– Lập luận rằng đức Phật và chư tăng ngày xưa không ăn chay

Việc không ăn chay do điều kiện môi trường quy định ngày nay vẫn còn thấy ở chư tăng Tây Tạng. Đức Đạt-lai Lạt-ma trong một bài giảng pháp có nói về việc này như sau:

Như vậy, rõ ràng lập luận như trên để biện hộ cho việc ăn thịt là hoàn toàn không đúng. “Although it was reasonable for Tibetans to eat meat in Tibet, because of the climatic conditions and the scarcity of vegetables, in countries where there are vegetables in abundance, it is far better to avoid or reduce your consumption of meat. Particularly when you invite many people to a party, it is good if you can provide vegetarian food.” – Lập luận rằng người ăn chay vẫn gây tổn hại đến chúng sinh

ở đây.) Như vậy, họ cho rằng việc

kỳ trước, tôi đã có đề cập đến điều này. Đừng nói gì đến việc ăn mặn, ngay cả việc bước chân đi trên mặt đất này, chúng ta cũng đã có thể vô tình gây tổn hại đến đời sống của rất nhiều sinh vật nhỏ bé. Tuy nhiên, lập luận theo cách như trên là vô lý vì chẳng khác nào nói rằng, ngay cả khi dứt trừ đi một số phiền não thì chúng ta cũng vẫn còn phải chịu khổ đau, bởi còn có rất nhiều phiền não khác (!), và do đó sự tu tập để dứt trừ “một số” phiền não là vô ích (!). Bạn không thể khởi lên những ý nghĩ như trên, chỉ vì lý do đơn giản là chúng phi logic, không phù hợp với tiến trình suy nghĩ thông thường của lý trí. Nhưng chính việc không thể khởi lên những ý nghĩ như thế cho thấy rằng, khi ăn một bó rau cải bạn không hề khởi lên những tác ý giết hại. Ngược lại, bạn không thể không khởi lên những tác ý giết hại khi muốn ăn thịt gà.

“Vì muốn ăn một bát canh cải, tôi quyết định tán thành việc giết chết bao nhiêu là sâu bọ.”Hoặc là: “Để cứu sống nhiều sâu bọ, tôi quyết định sẽ không ăn canh cải nữa.”

“Tôi chỉ muốn ăn thịt gà thôi chứ không hề có ý muốn giết chết chú gà trống dễ thương này!”

Vì thế, không phải việc ăn chay mà chính là thói quen ăn thịt đang đặt ra cho nhân loại hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về môi trường.

– Lập luận rằng đức Phật cho phép ăn “ba loại thịt sạch” (tam tịnh nhục)

1. Không nhìn thấy người giết con vật. 2. Không nghe tiếng con vật bị giết kêu la. 3. Không nghi ngờ rằng người khác đã giết con vật đó vì mình, để có thịt cho mình ăn.

KẾT LUẬN

Chú thích: Phần tô mầu các hàng chữ là do người post. (Tịnh Thủy)

Tại Sao Nên Ăn Chay?

Bạn có biết nhà khoa học vĩ đại – Albert Einsten, ông hoàng nhạc pop huyền thoại – Michael Jachson, vị cựu tổng thống danh tiếng của Hoa Kỳ – Bill Clinton, cựu CEO của hãng hoạt hình trứ danh Walt Disney – Michael Eisner và nhiều bậc hiền triết kiệt xuất khác đều là những người trường chay. Tại sao vậy?

Rõ ràng, với sự đa dạng của các loài động vật, con người đang được hưởng thụ rất nhiều vị ngon và hấp dẫn của các món ăn từ thịt. Thế nhưng, hiện nay đang có nhiều người từ bỏ những lạc vị đó để chọn cách ăn uống thanh tịnh và không động vật. Thế ăn chay có những lợi ích gì?

Albert Einstein: “Không gì có lợi cho sức khỏe và tăng tuổi thọ con người trên trái đất này bằng việc trường chay”

1. Ăn chay là phù hợp theo cấu tạo cơ thể

Trước hết,răng của loài người được cấu tạo một cách đặc biệt giống như răng của các loài động vật ăn thảo mộc, được Tạo Hóa sáng chế một cách khéo léo để nghiền và nhai nát thức ăn. Cấu tạo răng hàm và xương quai hàm giúp nhai theo cử động chiều ngang và qua lại. Ngược lại loài động vật ăn thịt có răng nanh rất bén nhưng không có răng hàm và xương quai hàm. Do đó khi ăn thịt, chúng chỉ xé và nuốt trọng luôn chứ không hề nhai.

Hơn nữa, bàn tay của loài người không có móng vuốt sắc bén nên chỉ dùng để lặt rau và hái quả, trong khi loài động vật ăn thịt có móng vuốt rất bén và rất mạnh để vồ mồi và xé thịt.

Ngoài ra, trong bộ phận tiêu hóa của loài động vật ăn rau quả và loài người so với loài động vật ăn thịt có điểm khác biệt là đường ruột. Tạo Hóa đã ban đặc ân cho động vật ăn thịt có đường tiêu hóa chỉ dài gấp khoảng 3 lần chiều dài cơ thể. Trong khi đó đường tiêu hóa của loài người và loài động vật ăn rau quả thì dài gấp khoảng 10 lần. Vì thế chất cặn bã ở trong ruột của loài thú ăn thịt sẽ được bài tiết ra ngoài nhanh chóng hơn. Trong khi đó chúng sẽ ở lại trong ruột của loài người và loài động vật ăn thảo mộc lâu hơn. Chính vì thế mà có cơ hội sinh ra độc tố nhiều hơn trong quá trình tiêu hóa ở những người ăn thịt.

2. Ăn chay để có sức khỏe và tăng tuổi thọ

Một số thành kiến cho rằng thức ăn chay sẽ không thể nào bù đắp vào chỗ thiếu sót chất Protein cần thiết trong cơ thể của con người. Một số người khác thì cho rằng chất Protein thực vật không có tính cách tương đồng để thay thế chất Protein động vật. Vậy thì loài trâu, bò, ngựa, voi…đâu có ăn thịt mà vẫn có đầy đủ chất Protein và luôn khỏe mạnh bình thường, thậm chí cơ thể còn to lớn hơn các động vật khác.

Ảnh: chúng tôi

Thực ra chất Protein gồm có 22 amino acids. Trong số đó chỉ có 8 loại là cần thiết cho nhu cầu của cơ thể con người và đều đã hàm chứa đầy đủ trong các loại ngũ cốc và rau đậu. Đôi khi số lượng còn nhiều hơn các thực phẩm bằng thịt đã chế biếnnữa. Chúng ta có thể so sánh: 100g thịt bò chứa 20g chất Protein, 100g phó mát chứa 25g và 100g đậu nành chứa đến 34g chất Protein.

Một cuộc nghiên cứu của tiến sĩ Fred Stare -Viện Đại học Harvard và tiến sĩ Marvyn Hardinge – Đại học Loma Linda bằng cách so sánh giữa hai nhóm người ăn chay và ăn thịt. Kết quả cho thấy rằng nếu được ăn uống đầy đủ thì chất lượng Amino acids trong cơ thể của họ đều gấp đôi nhu cầu cần thiết.

Ông T.Colin Campbell, nhà sinh hóa học, hiện là giám đốc cơ quan nghiên cứu của Cornell-China-Oxford đã tiết lộ rằng “Ăn ít chất béo theo như sự hướng dẫn của Cơ Quan Sức Khỏe và Dinh Dưỡng Hoa Kỳ cũng chưa chắc có thể phòng ngừa được các bệnh nan y. Điều cần yếu là chúng ta phải ăn chay với những thức ăn thanh đạm nhưng không kém phần bổ dưỡng”.

3. Ăn chay để tâm tính hiền hòa, an vui

Rõ ràng, ngựa, voi, trâu bò và các động vật ăn rau quả khác đều hiền hòa và gần gũi hơn so với cọp, gấu, sói … Thậm chí loài chó nhà được nhiều người yêu mến đôi khi cũng cắn lại chủ nó. Quá trình sát sinh hoặc săn bắt cũng khiến con người và loài ăn thịt trở nên tàn bạo, hung tợn hơn. Thịt và máu động vật cũng chứa nhiều chất kích thích hơn thảo mộc nên làm loài người và thú ăn thịt dễ bị kích động.

Ngược lại, người ăn chay với thức ăn chính là rau quả, ngũ cốc và trái cây thường có tâm tính hiền hòa hơn. Việc tiêu thụ các thực phẩm từ thiên nhiên cũng khiến người trường chay có cảm giác thanh bình, an nhiên.

Hơn nữa, các loài động vật cũng như con người, đều biết đau, biết sợ cái chết. Chúng cảm giác được giây phút sắp bị tàn sát nên có con la hét thất thanh, con thì khăng khăng không chịu bước đi, con thì bất lực mà rơi nước mắt. Chúng ta đều cảm giác đau khi đứt tay, chảy máu, thế thì nỗi đau sẽ cùng cực như thế nào nếu bị cắt cổ, thọc tiết … Do đó việc ăn chay giúp con người thể hiện tình thương yêu muôn loài, gia tăng lòng bát át và vị tha. Từ đó tâm được yên vui và thoải mái.

Cựu tay đấm của Mỹ Mike Tyson, một trong những nhân vật thể thao nổi tiếng nhất mọi thời đại, vừa tiết lộ trong một chương trình truyền hình rằng nhờ chế độ ăn chay trường mà anh giảm được “cái điên” trong tính khí và trở thành người sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội hơn.

4. Ăn chay để thế giới tốt đẹp hơn

Trong giai đoạn 2011-2013 ước tính số người bị đói trên thế giới là 842 triệu người. Thật ra có phải thế giới đang thiếu lương thực nên mới có tình trạng đó?

Tiến sĩ Aarol Altshul, trong quyển Protein: Their Chemistry and Politics (Protein: Hóa Học và Chính Trị) đã viết: “Nếu chúng ta sử dụng diện tích đất một mẫu Anh (4046m2) để trồng hoa màu cung cấp lương thực cho người ăn chay, ta sẽ được một sản lượng gấp 20 lần nếu dùng đất ấy để chăn nuôi súc vật lấy thịt. Hiện nay tại Hoa Kỳ, phân nửa diện tích đất để trồng trọt được dùng để sản xuất thực phẩm gia súc. Tôi nghĩ rằng nếu toàn thể đất đai canh tác trên quả địa cầu này đều được dùng để sản xuất nông phẩm cho loài người thì chúng ta sẽ có khả năng cung ứng đầy đủ lương thực cho 20 tỷ dân số trên thế giới một cách dễ dàng”.

Ngày nay, ăn chay không còn là thói quen ăn uống đạm bạc của những bậc tu hành nữa. Ăn chay đủ chất, khoa học đã trở thành một phong trào sống khỏe, an vui và đang được khuyến khích mạnh mẽ tại khắp nơi trên thế giới.

Vì Sao Chúng Ta Phải Ăn Chay

VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI ĂN CHAY❓

Mỗi khi nói đến ăn chay, người ta thường nghĩ rằng chỉ những người đi tu, các tăng ni, mới ăn chay mà thôi. Nhưng thật ra, số người không xuất gia mà ăn chay vì lý do sức khỏe ngày càng nhiều. Hôm nay, chúng ta sẽ bàn luận về phương diện khoa học: Tại sao chúng ta phải ăn chay❓

Những sách về vạn vật tại học đường đã giải thích rõ ràng về sự tiến hóa của loài người. Những người thời tiền sử là những người ăn chay, vì sự cấu trúc các cơ tạng, răng… không phải là cấu trúc của loài ăn thịt. Bác sĩ G.S Huntington thuộc Đại học Columbia, Hoa Kỳ đã viết một luận án về cơ thể con người, đã chứng minh rằng, loài người là loài ăn rau cỏ và cơ thể con người không thích hợp để ăn thịt. Trong bài luận thuyết này, ông viết rằng, loài động vật ăn thịt như Hổ có 2 phần ruột, phần ruột non rất ngắn, trong khi phần ruột già lại rất thẳng và mịn. Trái lại, loài động vật ăn rau quả như Nai, có phần ruột non và ruột già rất dài.

Vì trong thịt có chất đạm đậm đặc, ruột của loài ăn thịt chỉ cần một thời gian ngắn là có thể hấp thụ được chất đạm này, do đó ruột của chúng ngắn hơn ruột của loài thú không ăn thịt. Ruột già của loài người dài khoảng 5 thước và gấp lại làm nhiều lần, phần trong của ruột nhăn nheo và còn xếp nếp lại với nhau. Vì vậy, khi ta ăn thịt, thịt sẽ ở lại trong ruột chúng ta lâu hơn, sinh ra những độc tố khiến Gan phải làm việc nhiều hơn, nhiệm vụ của Gan là lọc những độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, thịt còn chứa nhiều độc tố đạm và nhiễu tố, trung bình một cân Anh chứa 14g độc tố đạm. Nếu để tế bào sống trong một chất lỏng có chứa độc tố đạm, những tế bào này sẽ không phát triển và sẽ chết, khiến Thận phải làm việc nhiều hơn. Hơn nữa, thịt không có chất để tạo ra tế bào, sinh táo bón. Chúng ta biết rằng, táo bón có thể tạo ra bệnh ung thư Ruột, bệnh Trĩ… Nếu Thận phải làm việc quá độ sẽ bị hư, nếu Gan phải làm việc quá độ cũng có thể bị cứng Gan hay ung thư Gan.

Tiếp tục việc nghiên cứu trên còn cho thấy rằng, ăn nhiều chất mỡ sẽ bị bệnh xưng Gan, hay xưng Lá Lách và làm giảm sự sinh trưởng của tế bào. Chất colesterol và chất mỡ của động vật thường là chất gây ra bệnh nghẹt Tim và là một trong 10 lý do làm chết nhiều người nhất ở Đài Loan. Thí nghiệm cho thấy rằng, thịt nướng hay thịt đúc lò tạo ra chất hóa học gây bệnh ung thư. Con chuột sử dụng chất hóa học này bị đủ loại ung thư như : ung thư Xương, ung thư Máu, ung thư Bao Tử… Hiện nay, ung thư đứng hạng nhì trong số những bệnh gây tử vong. Trong bài tường trình về sự biến thể và tăng trưởng của tế bào ung thư, một thí nghiệm cho thấy, một chuột con uống sữa của chuột mẹ bị ung thư cũng sẽ bị ung thư. Hoặc nếu chích tế bào ung thư của loài người và động vật, những con vật này sẽ bị ung thư. Do đó, nếu hằng ngày chúng ta ăn thịt của động vật bị ung thư, thì xấu là điều không tránh khỏi hậu quả không tốt.

Có người nghĩ rằng, tất cả súc vật đều được kiểm soát kỹ lưỡng trước khi cho vào lò sát sinh, nhưng sự thật, chỉ một số nhỏ là được kiểm soát mà thôi. Đây không phải là lỗi của người kiểm soát mà vì số lượng súc vật bị giết quá nhiều. Tìm được một con vật bị ung thư không phải là một chuyện dễ dàng, hơn nữa, mỗi ngày kiểm soát viên phải quan sát rất nhiều súc vật, chúng ta có thể hiểu công việc này khó khăn ra sao. Vấn đề này tại những nước văn minh như Âu Châu hay Hoa Kỳ cũng không thể giải quyết một cách hữu hiệu. Con vật bị ung thư chỗ nào thì cơ phận đó sẽ bị chặt bỏ, phần còn lại vẫn được mang ra bán. Sở kiểm soát vệ sinh tại các nước, chỉ kiểm soát một phần nhỏ súc vật bị giết.

Bác sĩ J.H.Kellogg, một người ăn chay đã từng nói: “Khi ăn chay, chúng ta không còn phải nghĩ đến miếng thịt của con vật chúng ta đang ăn có bị chết vì bệnh gì chăng. Sự an ổn này khiến cho bữa cơm chay thật hứng thú biết bao!”

Nguồn: Sống Vui Khỏe Club