Trái tim có nhiệm vụ rất quan trọng là đưa máu giàu oxy và dinh dưỡng đến khắp nơi trong cơ thể, một trái tim khỏe mạnh có nhịp tim luôn đều đặn, ổn định. Nhưng vì sao tim đập nhanh khi lo lắng, căng thẳng, stress hoặc mắc bệnh tim mạch, bệnh cường giáp? Trường hợp tim đập nhanh do nguyên nhân nào thì không cần điều trị? Hãy xem giải đáp trong bài viết sau đây.
Tim đập nhanh là tình trạng tim đập trên 100 nhịp mỗi phút khi nghỉ ngơi, kèm theo triệu chứng hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, thậm chí choáng váng, ngất xỉu. Một số dạng nhịp tim nhanh là dấu hiệu cảnh báo biến chứng tim mạch nguy hiểm cần chữa sớm. Để không gặp phải những vấn đề đáng tiếc do rối loạn nhịp tim nhanh gây ra, bạn cần tìm lời giải cho các câu hỏi: vì sao tim đập nhanh, những nguyên nhân cũng như các phương pháp điều trị thường áp dụng.
Vì sao tim đập nhanh? Dấu hiệu bình thường hay bệnh lý
Đây là câu hỏi được quan tâm của hầu hết những người tự nhiên tim đập nhanh, câu trả lời tùy thuộc vào cảm xúc, thể trạng và bệnh lý hiện tại của mỗi người:
Tim đập nhanh khi vận động: Do khi đó nhu cầu máu và oxy của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ bắp tăng lên, đồng thời quá trình thải loại độc tố cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, cho nên tim cũng phải làm việc nhiều hơn để tăng lượng máu trao đổi trong tuần hoàn.
Tại sao khi căng thẳng, stress, sợ hãi hoặc vui mừng quá tim cũng đập nhanh: Bởi những trạng thái cảm xúc này đều kích thích cơ thể tiết ra chất hóa học có tên adrenalin, gây kích thích hệ thần kinh, làm co mạch, tim đập nhanh, làm tăng lưu lượng máu lên não, tim… để đối phó với căng thẳng.
Tim đập nhanh do rối loạn điện giải: Ở những trường hợp sốt cao, dùng thuốc lợi tiểu, gây hạ kali, natri máu, những người hạ canxi huyết… đều ảnh hưởng tới nồng độ các chất điện giải này tại cơ tim, dẫn tới rối loạn dẫn truyền điện tim, nên khiến nhịp tim đập nhanh bất thường.
Bệnh tim mạch gây rối loạn nhịp tim: Bao gồm hẹp hở van tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim… làm ảnh hưởng đến huyết động (dòng máu lưu thông qua tim) hoặc hệ dẫn truyền điện tim, khiến tim bơm máu không hiệu quả, và phản ứng của cơ thể là kích thích làm cho tim đập nhanh để cung cấp nhiều máu hơn tới các cơ quan.
Vì sao tim đập nhanh luôn là câu hỏi của nhiều người dành cho bác sỹ
Tim đập nhanh do bệnh ngoài tim: Bao gồm bệnh cường giáp, lupus ban đỏ, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn… gây ảnh hưởng đến hoạt động điện tim, kích thích hệ giao cảm làm tim đập nhanh hơn. Khi điều trị được các bệnh này thì nhịp tim sẽ trở về bình thường.
Vì sao nhịp tim đập nhanh ở phụ nữ trung niên: Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, sau mãn kinh đều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh tim, gây tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, nóng bừng vã mồ hôi…
Tim nhanh khi dùng chất kích thích: như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thuốc lắc, ma túy, cocain… cũng là những chất ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh thực vật, làm tim đập nhanh, về lâu dài có thể gây rối loạn nhịp tim cùng với những biến chứng nguy hiểm trên cơ tim.
Tim đập nhanh có nguy hiểm không?
Tim đập nhanh kéo dài là nguyên nhân gây giảm huyết áp, kết hợp tác động trên hệ thần kinh trung ương, bạn có thể gặp tình trạng chóng mặt, choáng, ngất. Và khi cơ thể cố gắng để điều chỉnh huyết áp thấp do nhịp tim kéo dài, máu sẽ được huy động từ các chi đến các cơ quan quan trọng, gây ra hiện tượng lạnh, tê và ngứa ran ở các chi.
Những người khỏe mạnh có thể chịu đựng được các cơn nhịp tim nhanh kéo dài trong khoảng vài phút đến hàng giờ. Nhưng với người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh tim mạch, tim đập nhanh là nguy hiểm. Vậy vì sao tim đập nhanh lại nguy hiểm? Bởi ngoài cảm giác lo lắng, hồi hộp, trống ngực, đổ mồ hôi, mệt mỏi, khó thở và yếu mệt mà tim đập nhanh gây ra, nếu nhịp tim nhanh không được điều trị nó có thể dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc tử vong đột ngột.
Các biện pháp giảm tim đập nhanh hiệu quả
Trong cơn nhịp nhanh, bạn có thể được giảm nhịp tim bằng cách tác động lên hệ thần kinh tim, đó là nghiệm pháp Vagal bao gồm ho mạnh, rửa mặt nước lạnh, đắp khăn lạnh lên gáy, những biện pháp này bạn có thể tự áp dụng được tại nhà. Còn nếu muốn giảm nhịp tim bằng cách xoa xoang động mạch cảnh thì bạn cần tới bệnh viện để được chuyên viên y tế thực hiện và theo dõi trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.
Nếu nhịp tim quá nhanh và áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả, bạn nên nhập viện ngay để được điều trị, một số biện pháp được áp dụng:
– Shock tim: giúp nhanh chóng đưa nhịp tim về bình thường trong các trường hợp nhịp nhanh kịch phát, nguy hiểm đe dọa tính mạng.
– Dùng thuốc chống loạn nhịp tim, sau khi nhịp tim ổn định, bạn sẽ được kê đơn thuốc về nhà dùng duy trì, có thể gồm cả thuốc chống đông máu, giảm huyết áp, mỡ máu…
– Đốt điện tim: Được chỉ định khi các thuốc giảm nhịp tim không có đáp ứng
– Đặt máy khử rung tim: Là lựa chọn cuối cùng, khi các phương pháp khác không thể đưa nhịp tim về ổn định bình thường.
Nếu không muốn bị tim đập nhanh, việc quan trọng trước tiên là bạn nên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh lo lắng căng thẳng, thư giãn tâm lý. Đồng thời, nên tập luyện các môn thể thao giúp trấn tĩnh hệ thần kinh thực vật như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, tập yoga, thái cực quyền, đi bộ… Bạn cũng nên loại bỏ hoàn toàn các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe bao gồm cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc… và nên giảm cân nếu có dư cân. Cuối cùng, hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ về sử dụng thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh tim mạch.
Sau khi trả lời câu hỏi “vì sao tim đập nhanh”, bạn sẽ được chỉ định phương pháp cải thiện bệnh
Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm chứa thảo dược Khổ sâm cũng sẽ giúp bạn giảm nhịp tim và phòng ngừa tim đập nhanh tái phát. Thay vì đi tìm kiếm thảo dược Khổ sâm ở phương xa, không rõ nguồn gốc xuất xứ thì ngày nay với sự tiến bộ của ngành Dược. Khổ sâm đã được ứng dụngđưa vào sản phẩm Ninh Tâm Vương, vừa giúp bạn giảm và ổn định nhịp tim hiệu quả, vừa giúp giảm bớt triệu chứng, hồi hộp, trống ngực, đánh trống ngực do tim đập nhanh gây ra. Nhờ kết hợp Ninh Tâm Vương cùng với thuốc tây và lối sống lành mạnh mà rất nhiều người đã ổn định được nhịp tim. Ông Vinh cũng vậy, từng bị tim đập nhanh cấp cứu liên tục nhưng cả năm nay ông không phải nhập viện lần nào nữa. Bạn có thể nghe chia sẻ của ông Vinh trong clip này:
Sau khi đọc xong bài viết này, chắc hẳn bạn đã có lời giải cho câu hỏi vì sao tim đập nhanh và biết rõ nguyên nhân mỗi khi tự nhiên tim đập nhanh. Đồng thời, bạn cũng đừng quên “bỏ túi” những cách làm giảm nhịp tim nhanh chóng tại nhà, cách phòng tránh tim đập nhanh bằng việc tập luyện hàng ngày. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc đối phó với chứng rối loạn nhịp tim, để duy trì nhịp tim ổn định, khỏe mạnh.
Bảo An