Vì Sao Nấc Cục / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

​Vì Sao Điều Trị Nấc Cục Hoài Không Hết ?

Tuy nhiên, tình trạng nấc cục chỉ hết được 1-2 tuần, sau đó tái diễn. Xin hỏi nguyên nhân bệnh là gì, có chữa trị hết hẳn không? Ba tôi có thể đến bệnh viện, phòng khám, bác sĩ nào chuyên chữa trị bệnh này?

MỸ CHI

* chúng tôi TRẦN NGỌC TÀI (phó khoa thần kinh Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM):

– Nấc cục là một triệu chứng do sự kích thích thần kinh hoành gây co thắt cơ hoành đột ngột. Nấc cục có hai dạng: nấc cục sinh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường nhất ở trẻ em và sẽ tự hết; nấc cục bệnh lý: trong đó có nấc cục cấp tính (thông thường 1 tháng sẽ hết) và nấc cục mãn tính (tình trạng kéo dài).

Trong nhóm nấc cục mãn tính, khoảng 5-10% người bệnh không đáp ứng các loại thuốc điều trị.

Nấc cục có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân trải dài từ vùng cơ hoành và xung quanh cơ hoành như bệnh dạ dày, bệnh phổi, màng phổi… kích thích cơ hoành và dây thần kinh hoành; tổn thương bất kỳ vị trí nào của cung phản xạ nấc cục từ dây thần kinh hoành đến vùng thân não đều có thể gây nấc cục; một số thuốc cũng gây ra nấc cục; không tìm ra nguyên nhân nào gây nấc cục.

Điều trị nấc cục quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân và điều trị nguyên nhân đó. Ví dụ những người bệnh bị viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa gây ra nấc cục, viêm màng phổi, viêm đáy phổi, người bệnh bị tai biến mạch máu não hoặc những tổn thương não khác gây ra nấc cục thì sẽ điều trị các nguyên nhân đó.

Ngoài ra, điều trị triệu chứng nấc cục bằng một số thuốc như thuốc giãn cơ, thuốc chống loạn thần, thuốc chống nôn, thuốc chống động kinh… nhưng cũng có một tỉ lệ nhỏ người bệnh kháng tất cả các loại thuốc, không hết bệnh. Một số ít trường hợp nấc cục mãn tính kháng trị, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt thần kinh hoành.

Khi người bệnh đến khám, bác sĩ sẽ rà soát các nguyên nhân có thể gây ra nấc cục, nếu nghi ngờ bất cứ nguyên nhân gì thì bác sĩ sẽ cho chỉ định để tầm soát sâu hơn để tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra nấc cục và điều trị theo nguyên nhân đó.

Trường hợp không tìm ra nguyên nhân thì chỉ điều trị triệu chứng. Nấc cục là cử động không chủ ý, đột ngột của cơ hoành làm dây thanh chập lại gây tiếng nấc cục.

* Bác sĩ CK2 NGUYỄN PHƯƠNG NGA (trưởng khoa nội thần kinh Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM):

Nấc cục có thể do một số bệnh thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau: ăn hoặc uống quá nhanh, bệnh lý gây kích thích dây thần kinh điều khiển cơ hoành, phẫu thuật vùng bụng, đột quỵ não, u não, thuốc…

Bệnh nhân nên đi khám ở bác sĩ nội tổng quát hoặc chuyên khoa thần kinh để xác định nguyên nhân mới có thể xác định hướng điều trị triệt để.

Lý Giải Vì Sao Con Người Lại Bị Nấc

Nấc (còn gọi là nấc cụt hay ách nghịch) về bản chất có thể hiểu đơn giản là sự co hẹp đột ngột của những cơ được sử dụng để hít vào. Ngay sau khi những cơ đó bắt đầu chuyển động, thanh môn (khoảng giữa hai dây thanh âm) đóng khí quản để tạo ra âm thanh đặc trưng “hức”. Đó chính là tiếng nấc chính hiệu.

Về nguyên nhân, có rất nhiều lý giải về phản ứng tự nhiên này của con người. Theo như y học hiện đại, thiếu nước, ăn quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng là nguyên nhân của nấc. Bên cạnh đó, ợ chua, ăn đồ ăn cay, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn, khóc lóc là tác nhân gây nấc ở đa số những người bình thường. Một vài trường hợp khác như nói một hơi quá dài hay bị thiếu cân bằng điện giải; sử dụng một số loại thuốc kích thích giảm đau mạnh có chứa morphine và Oxycodone; thiếu vitamin cũng khiến nguy cơ bị nấc cụt tăng lên đáng kể.

Xung quanh câu hỏi tại sao này có rất nhiều ý kiến và giả thuyết khoa học phát sinh. Một lý thuyết cho rằng, nấc là sự chuẩn bị cho các cơ hô hấp của thai nhi. Thực tế ngay từ khi trong bụng mẹ, siêu âm cho thấy thai nhi đã biết nấc trong dạ con trước khi chuyển động hít thở xuất hiện. Lý thuyết khác cho rằng nấc ngăn dịch ối tràn vào phổi. Mới đây nhất người ta cho rằng, chìa khóa của nấc nằm ở một nhóm động vật mà với chúng, đóng kín thanh môn kết hợp với việc co các cơ “hít vào” phục vụ một mục đích rõ ràng. Chúng là những sinh vật lưỡng cư có hành động hô hấp gần tương tự với phản ứng nấc ở cơ thể con người như cá nhái, ếch…

Allan Pack, chuyên gia sinh học thần kinh hô hấp thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết đây là một lý thuyết hợp lý, song rất khó chứng minh. Nếu lý thuyết này đúng, phần lớn các tế bào thần kinh hoạt động trong khi bú cũng sẽ hoạt động trong quá trình nấc.

Một vài con số thú vị về nấc cụt: Theo tổ chức ung thư Hoa Kỳ, hơn 30% bệnh nhân trải qua liệu pháp hóa học đã trải qua nấc cụt do tác dụng phụ của điều trị. Ông Charles Osborne có những cơn nấc kéo dài trong 68 năm, từ năm 1922 đến năm 1990, đã được ghi vào sách Kỷ lục Guinness với tư cách là người đàn ông có Cơn nấc cụt dài nhất. Tháng 1 năm 2007, cô Jennifer Mee tại Florida, Mỹ, trong độ tuổi thiếu niên cũng bị nấc cục trong 5 tuần, từ 23/1/2007 đến 28/2/2007. Sau khi cơn nấc quay trở lại, bác sĩ chuyên khoa thần kinh của cô chẩn đoán cô có thể đã mắc hội chứng Tourette (hội chứng thần kinh gây ra những tật co giật bất kiểm soát).

Tóm lại, thực sự cho đến tận hôm nay, những điều con người biết về nấc vẫn chưa thực sự hoàn hảo như mong đợi. Tất cả lý giải nguồn gốc của nó vẫn chỉ là những giả thuyết và luôn có những điểm chưa thực sự hợp lý. Còn các bạn, các bạn nghĩ sao?

Cách Xử Lý Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cục

Nấc cụt là hiện tượng khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Hiện tượng này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu sau sinh. Nếu các mẹ muốn hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cục và cách chữa nấc cục thì đừng bỏ qua bài viết này!

1. Nấc cụt là gì?

Nấc cục là hiện tượng sinh lý xảy ra do cơ hoành co thắt không tự chủ và ngắt quãng khiến cho khí hít vào bị ngưng và thanh môn bất ngờ bị đóng kín lại. Nấc có thể kéo dài vài phút và có thể xảy ra vài lần trong một ngày.

2. Cách chữa nấc cụt

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất bình thường, các mẹ không cần phải quá lo lắng. Về việc vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc thì đa phần là do bé bú quá no, kèm theo việc nuốt hơi. Bên cạnh đó, một nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc khác có thể là do thời tiết quá lạnh nhưng bé lại cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống vừa cười cũng có thể bị nấc.

Thông thường nấc không quá lâu, chỉ vài phút hoặc vài chục phút là tự hết. Nhưng cũng có những trường hợp nấc kéo dài cả ngày, thậm chí là vài ngày. Các mẹ cũng không nên quá lo lắng, hãy cho trẻ ăn uống như bình thường, cơn nấc sẽ tự hết.

Theo các chuyên gia cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nấc đó là mẹ hãy bế trẻ lên rồi dùng hai ngón tay gãi nhẹ môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái. Nếu bé có thể khóc được thì đây là dấu hiệu tốt vì như vậy có thể khiến bé khỏi nấc nhanh hơn.

Cách chữa trẻ sơ sinh bị nấc cục đơn giản hơn là mẹ vỗ nhẹ lên lưng bé. Ngoài ra, có thể vỗ cả vai. Chú ý, khi vỗ cần nhẹ nhàng nhưng dứt khoát hoặc các mẹ cũng có thể cho bé uống từng hớp nước nhỏ. Chỉ cần uống khoảng 2,5ml là được.

Nếu bé đạng ăn dặm thì mẹ cho một ít đường vào đầu lưỡi của bé cũng có thể giúp bé hết nấc.

Nếu núm vú của bình sữa đang dùng quá lớn, các mẹ cũng nên thay bằng núm vú khác bởi khi bú, bé dễ hít cả không khí vào bụng và sữa cũng không bị chảy ồ ạt nữa.

– Ngăn ngừa nấc cục cho bé bằng cách nào?

Cuối cùng, nếu trong nhà có mật ong thì mẹ cũng có thể trị nấc cục cho bé bằng cách lấy khăn sữa nhỏ hoặc cái đánh tưa quán vào ngón tay trỏ rồi chấm một ít mật ong đưa vào miệng bé.

3. Hỏi đáp với bác sĩ

Để ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cục các mẹ nên giữ nhiệt độ không khí trong phòng được ổn định, không nên để không khí thay đổi đột ngột.

Khi bé ngủ dậy mẹ nên quàng thêm cho bé một chiếc khăn xô vào cổ để bị không bị gió lùa. Các cửa sổ, cửa chính cũng nên khép lại hoặc tránh để gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.

Nếu bé có thể ngậm kẹo gừng thì các mẹ nên cho bé ngâm hoặc cũng có thể bôi dầu gió vào cổ tay, gáy, dái tai. Không nên sử dụng dầu nóng và gắt như dầu Trường Sơn, thay vào đó mẹ nên dùng dầu Phật Linh.

– Nấc cục có nguy hiểm không? Có cần đi gặp bác sĩ không?

Khi tắm cho bé mẹ không nên dùng nước quá nóng hay quá lạnh, chênh lệch nhiều với nhiệt độ phòng. Mùa đông nên bật điều hòa chiều nóng hoặc sử dụng quạt sưởi. Nhiệt độ nước tắm và nhiệt độ cơ thể bé cũng như nhiệt độ phòng chỉ chênh lệch nhau từ 3 – 5 độ.

Ngoài ra, việc để bé ăn quá no hoặc cho ăn lúc bé quá đói cũng là nguyên nhân khiến cho bé bị nấc cụt. Nếu cho bé bú bình thì nên chọn loại núm vú nhỏ, không nên dùng núm vú to khiến bé phải bú nhanh, làm dạ dày bị dãn nhiều hơi. Lúc ăn nên bế bé đầu cao khoảng 10 phút.

Nấc cục không phải là một bệnh mà chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Vì Sao Thai Nhi Bị Nấc Cụt? Thai Nhi Nấc Cụt Nhiều Có Nguy Hiểm Không?

Vì sao thai nhi bị nấc cụt? Thai nhi nấc cụt nhiều có nguy hiểm không?

Bé thực hành bú: Có thể tiếng nấc của bé được gây ra khi bé đang thực hành việc bú sữa từ trong bụng mẹ. Quá trình này sẽ giúp bé sau khi chào đời điều chỉnh được ngăn sữa và giảm khả năng tắc nghẽn phổi. Nếu khi sinh xong, mẹ thấy trên da bé xuất hiện vài vết đỏ nhỏ thì có nghĩa là bé đã luyện tập kỹ năng bú mẹ rồi đấy.

Sự chuyển động bất thường của cơ hoành: Nguyên nhân này cũng giống như lý do gây ra các cơn nấc của trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn bào thai, hệ hô hấp của thai nhi chưa hoàn thiện nên chưa thể điều chỉnh được nhịp thở. theo tìm hiểu của chúng tôi nếu hít một lượng lớn nước ối, cơ hoành sẽ phải chịu một áp lực lớn nên phát ra tiếng nấc cụt.

Bé đang mong muốn chào đời: Khi bé nấc cụt trong bụng mẹ, mẹ sẽ cảm thấy như bụng mình giật giật, đặt tay lên sẽ có cảm giác giống tiếng tim đập trong bụng. Điều này khiến cho một số mẹ nhầm lẫn giữa hiện tượng thai máy và nấc cụt. Nhưng dù vậy, khi mẹ hay nghe được tiếng bụp bụp trong bụng thì chứng tỏ là cơ thể bé đang phát triển hoàn thiện và bé đã sẵn sàng để ra ngoài rồi.

Hệ thống thần kinh kiểm soát được hiện tượng nấc: Vào cuối thai kỳ, hệ thần kinh trung ương của thai nhi tương đối hoàn thiện nên bé sẽ tự kiểm soát được tình trạng nấc, khi nào nấc và khi nào muốn dừng y như một em bé sơ sinh.

Cách phân biệt khi bé nấc và hiện tượng thai máy

Có khá nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này vì chúng đều khiến mẹ cảm nhận được sự chuyển động trong bụng bầu. Mẹ có thể phân biệt bằng cách dựa vào các điểm khác biệt sau:

– Nhịp điệu: Nếu thai nhi bị nấc mẹ sẽ cảm thấy từng cử động trong bụng có nhịp điệu đều đặn. Còn thai máy thì xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không theo một chu kỳ nhịp nhàng.

– Thời gian: Mỗi lần bé nấc chỉ kéo dài khoảng từ 3 – 5 phút sau đó sẽ hết còn thai máy thì có thể diễn ra trong khoảng nửa tiếng tới một giờ.

– Thời điểm xuất hiện: Nấc có thể xuất hiện bất cứ khi nào, mẹ không thể đoán trước được. Điều này trái ngược hoàn toàn với thai máy. Trong những tháng cuối thai kỳ, thai máy sẽ xuất hiện vào một khung giờ nhất định.

– Mức độ: Nếu như trong 3 tháng giữa, mức độ tác động của thai máy và khi bé nấc lên bụng mẹ đều khá nhẹ nhàng, thì 3 tháng cuối, chúng lại có sự khác biệt rất lớn. Khi bé nấc, mẹ chỉ cảm nhận được các cử động nhẹ nhàng còn thai máy thì sự chuyển động rất mạnh, có lúc mẹ sẽ thấy cả bàn chân, bàn tay của bé hằn trên bụng mẹ.

Không nên lo lắng, căng thẳng mà hãy nằm xuống nghỉ ngơi, thư giãn để tinh thần được thoải mái sẽ giúp cho thai nhi hết nấc nhanh hơn. Trẻ sơ sinh cần bổ sung bao nhiêu canxi mỗi ngày?

Một số mẹ cho rằng bé bị nấc là do đang khát hoặc đói nên cố gắng ăn uống. Mặc dù điều này không hề chính xác nhưng mẹ vẫn có thể ăn nhẹ một món nào đó kết hợp với nghỉ ngơi.

Nếu bé nấc càng ngày càng nhiều, mẹ hãy thử đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc từ phải sang trái hay đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng, sẽ giúp cơn nấc của bé giảm đi nhanh chóng.

Tóm lại: Nếu như nguyên nhân gây ra cơn nấc hàng ngày của con người là do sự thay đổi bất thường trong quá trình chuyển động của cơ hoành (trừ một số trường hợp là dấu hiệu mắc bệnh) thì xuất phát những con nấc của thai nhi cũng như vậy. Do hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện nên chưa có khả năng cân bằng được nhịp thở và nuốt của cơ thể, vì vậy mỗi khi nuốt hay thở, nước ối sẽ đi vào phổi khiến cơ hoành chuyển động bất thường, gây ra các cơn nấc.

Tags:

Thai nhi bị nấc cụt,

Thai nhi nấc cụt nhiều có nguy hiểm?

Thai nhi bị nấc cụt có sao không

Những nguyên nhân cực thú vị khi bé bị nấc cụt trong bụng mẹ

Vì sao thai nhi lại nấc cụt trong bụng mẹ?

Mẹ – Bé – Tags: sức khoẻ thai nhi