Vì Sao Mỹ Giết Tướng Iran / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Channuoithuy.edu.vn

Iran Sẽ Báo Thù Cho ‘Tướng Tử Đạo’ Soleimani Bị Mỹ Giết

Tin mới nhất: Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter rằng tướng Iran Qasem Soleimani “đáng ra phải bị giết từ lâu rồi”.

Theo ông Trump, tướng Soleimani “chịu trách nhiệm trong các vụ giết và làm bị thương hàng nghìn người Mỹ”.

Đây là lời giải thích trực tiếp nhất từ nhà lãnh đạo Hoa Kỳ vì sao ông ra lệnh giết tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Iran.

Ông Soleimani đã bị quân đội Mỹ giết chết ở Iraq trong một cuộc không kích.

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Lãnh đạo Iran đã ngay lập tức lên án hành động của Hoa Kỳ và nói sẽ báo thù cho ông Soleimani.

Chuẩn tướng Esmail Qaani, 63 tuổi được bổ nhiệm thay vào vị trí của ông Soleimani, người mang hàm thiếu tướng (2 sao).

Lầu Năm Góc xác nhận ông này “bị giết theo chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống” Donald Trump.

Tin về vụ oanh kích của Hoa Kỳ gây xôn xao dư luận quốc tế ngày 03/01, với một số tờ báo tiếng Anh chạy tựa nói về “hoảng loạn Thế chiến III”.

Vệ binh Cách mạng Iran xác nhận Tướng Soleimani đã thiệt mạng, đồng thời cho biết thủ lĩnh dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis cũng bị sát hại trong đợt không kích này.

“Theo lệnh của Tổng thống, quân đội Mỹ đã có hành động tự vệ mang tính quyết định để bảo vệ lực lượng Mỹ ở nước ngoài bằng cách tiêu diệt Qasem Soleimani,” Lầu Năm Góc cho hay.

“Cuộc không kích này nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công tiếp theo của Iran. Mỹ sẽ tiếp tục có các hành động cần thiết để bảo vệ công dân và quyền lợi của người Mỹ dù họ ở bất cứ đâu trên thế giới,” Lầu Năm Góc tuyên bố.

Có thông tin nói rằng, một số binh lính Iran đã bị quân đội Mỹ ở Baghdad bắt giam, nhưng Mỹ chưa xác nhận điều này.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper phát biểu chiều thứ Năm rằng, Mỹ không chấp nhận bất cứ cuộc tấn công nào vào lực lượng của Mỹ trong khu vực, và cáo buộc Iran về hành động bạo lực ở Đại sứ quán Mỹ tạị Baghdad.

“Các cuộc tấn công vào người Mỹ sẽ bị đáp trả theo cách thức, thời điểm, và địa điểm mà chúng tôi lựa chọn,” một tuyên bố cho hay. “Chúng tôi kêu gọi chế độ Iran chấm dứt các hành động tàn ác của mình.”

Trong khi đó, người phát ngôn quân đội Iran nói với Reuters rằng “kẻ thù Mỹ và Israel phải chịu trách nhiệm với cái chết của Thiếu tướng Qasem Soleimani của Iran và chỉ huy dân quân Abu Mahdi al-Muhandis của Iraq”.

Cuộc không kích của Mỹ

Các nhóm bán quân sự Iraq cho biết hôm thứ Sáu 3/1 rằng, ba quả tên lửa đã được phóng vào điểm gần sân bay quốc tế Baghdad, giết chết năm thành viên của nhóm bán quân sự Iraq và hai “vị khách”.

Tin tức nói hỏa tiễn từ drone của Hoa Kỳ bắn vào xe chở ông Soleimani và cộng sự khi họ rời sân bay.

Nhưng đài truyền hình quốc gia Iran lại nói hỏa tiễn từ trực thăng Hoa Kỳ bắn cháy hai chiếc xe, làm chết 10 người, gồm ông Soleimani.

Đài này cũng nói tất cả 10 người đã “tử vì đạo”.

Qasem Soleimani là ai?

Từ năm 1998, Thiếu tướng Qasem Soleimani đã lãnh đạo Lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran – một đơn vị tinh nhuệ trong Vệ binh Cách mạng của Iran, chuyên điều hành các hoạt động bí mật ở nước ngoài.

Ở vị trí này, Thiếu tướng Soleimani đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chính phủ do Iran hậu thuẫn của Bashar al-Assad trong cuộc Nội chiến Syria, và trong cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq.

Thiếu tướng Soleimani là một nhân vật có vai trò quan trọng trong chế độ Iran. Lực lượng đặc nhiệm Quds của ông nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.

Một số nhà quan sát cho rằng vì thế, ông Soleimani là người có thực quyền số hai trong bộ máy chính trị Iran.

Ông Soleimani trở nên nổi tiếng ở Iran nhờ quãng thời gian chiến đấu trong cuộc chiến Iran-Iraq vào những năm 1980-1988.

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Iran nói sẽ “trả thù’

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Javad Zarif gọi cuộc oanh kích của Hoa Kỳ là “hành động khủng bố quốc tế” và Mỹ sẽ phải “chịu trách nhiệm”.

Giáo chủ Iran Khamenei nói “những kẻ tội phạm sẽ chịu sự báo thù khủng khiếp” và ra lệnh làm quốc tang ba ngày cho ông Soleimani.

Tại Hoa Kỳ, vụ việc cũng gây chia rẽ trong chính giới.

Ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, bà Elizabeth Warren nói rằng ông Soleimani là “kẻ sát nhân”, nhưng quyết định giết ông ta lại là “hành động liều ẩu”.

Chiều 03/1 giờ châu Âu, báo Nga đưa tin Tổng thống Vladimir Putin “lên án vụ giết ông Soleimani”.

Truyền thông Nga nhấn mạnh rằng phát biểu của ông Putin được ra trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Baghdad yêu cầu mọi công dân Mỹ rời Iraq “ngay lập tức”, sau khi xảy ra vụ oanh kích.

Theo như tìm hiểu của BBC News, thủ tướng Anh, Boris Johnson không được TT Trump thông báo trước về quyết định “loại bỏ” ông Soleimani.

Là đồng minh của Mỹ, Anh hiện có 400 quân đóng tại Trung Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Dominic Raab kêu gọi các bên “giảm căng thẳng” vì “xung đột tiếp theo sẽ không có lợi cho ai cả”.

Nhưng lãnh đạo đảng Lao động đối lập ở Anh, ông Jeremy Corbyn thì dùng lời lẽ mạnh mẽ hơn và gọi vụ oanh kích giết tướng Soleimani là “cuộc ám sát do Hoa Kỳ thực hiện”.

Trong khi đó, dân biểu Anh, Tom Tugendhat, từ đảng Bảo thủ, nói ông Soleimani “mang quân phục, chỉ huy các lực lượng vũ trang gây ra nhiều cuộc tàn sát ở Syria, Iraq nên là một mục tiêu quân sự” của Mỹ.

Bộ Ngoại giao Anh cũng yêu cầu mọi công dân nước này tạm thời không dự các lễ hội, tụ tập đông người ở Iran trong ba ngày nước này để tang ông Soleimani.

Philip Gordon, cựu điều phối viên của Tòa Bạch Ốc về Trung Đông thời Obama nói vụ giết ông Soleimani “như là lời tuyên chiến của Hoa Kỳ đối với Iran”.

Còn nhà phân tích của BBC News, ông Jonathan Marcus thì viết:

“Thật khó tin là Iran sẽ không đáp trả mạnh mẽ, cho dù có thể chưa phải là ngay lập tức.”

Giá dầu thô ngay lập tức đã tăng vì thị trường phản ứng trước tin về vụ giết chết tướng Iran.

Mỹ Nêu Lý Do Giết Tướng Soleimani, Iran Khẳng Định Có Quyền Tự Vệ

Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) – Tướng Qasem Soleimani. (Nguồn: Getty Images)

Đại sứ Iran tại LHQ Majid Takht Ravanchi trong một bức thư viết rằng, vụ sát hại Tướng Soleimani “dù bằng bất cứ biện pháp nào, là một ví dụ rõ ràng của nhà nước khủng bố và là một hành vi phạm tội, tạo ra một sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là những điều được quy định trong Hiến chương của LHQ”.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/1 cho biết, ông đã ra lệnh giết Thiếu tướng Qassem Soleimani của Iran để ngăn chặn chiến tranh chứ không phải để khai chiến, cho rằng vị chỉ huy quân đội này của Iran có kế hoạch sắp tiến hành các vụ tấn công nhằm vào người Mỹ.

Phát biểu với báo giới tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, ông Trump nói: “Ông Soleimani đang âm mưu tiến hành các vụ tấn công cận kề và hiểm ác nhằm vào các nhà ngoại giao cũng như quân nhân Mỹ, nhưng chúng tôi đã phát hiện hành động này và kết liễu ông ta. Đêm qua chúng tôi đã hành động để ngăn chặn chiến tranh. Chúng tôi không hành động để khai chiến”. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ khẳng định thêm rằng, Mỹ không tìm cách thay đổi chính quyền ở Iran.

Iran có làm chao đảo Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Iraq?

TGVN. Trong những ngày cuối năm 2019 và đầu năm 2020, tình hình Iraq trở nên bất ổn, căng thẳng vì Mỹ và Iran.

Tướng Qasem Soleimani – Vị Tư lệnh lừng danh hay ‘cái gai’ trong mắt Mỹ

TGVN. Thiếu tướng Qasem Soleimani, Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds từng là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất Iran và bị …

Mỹ Ghét Cay Ghét Đắng Iran Vì Đâu

“Ở mọi nơi bạn nhìn đến, nếu có rắc rối trong khu vực, bạn sẽ thấy Iran”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng James Mattis tuyên bố với các phóng viên vào giữa tháng 4/2017, trong chuyến thăm tới Riyadh, Ả rập Xê-út.

Tuy nhiên theo chiến lược gia của quân đội Mỹ Danny Sjursen phân tích trên Warisboring, những tuyên bố mang tính định kiến giống như của ông Mattis về Iran thường sai. Sự thật là Iran không đứng sau hầu hết các bất ổn ở Trung Đông như Mỹ nhìn nhận, và nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ không chịu thay đổi quan điểm về Iran thì họ sẽ phải chịu thất bại.

Hiện nay có một điều chắc chắn là các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang chẩn đoán nhầm bệnh nhân và trị nhầm bệnh.

Trước tiên, để tránh nhầm lẫn, không nên để cảm xúc xen vào khi nhìn nhận vấn đề, và cần có một cái nhìn mới về bản chất mối quan hệ nhiều chông gai giữa Mỹ với Iran và vai trò thật sự của nước Cộng hòa Hồi giáo này trong các vấn đề của Mỹ ở Trung Đông.

Warisboring đặt câu hỏi có bao nhiêu người Mỹ nhận ra rằng chỉ có ba quốc gia trên thế giới không có quan hệ ngoại giao với Mỹ? Thực ra trước đây, con số này là bốn, cho đến khi chính quyền tiền nhiệm của ông Obama bắt đầu dần bình thường hóa quan hệ với Cuba.

Đầu tiên và dễ thấy nhất, chắc chắn là Triều Tiên. Và cuối cùng dĩ nhiên trong danh sách này không thể thiếu Iran. Còn những nước cũng là thù địch của Mỹ mà không có trong danh sách thì sao? Zimbabwe, Pakistan, Nga, New Guinea và đến năm 2012 có thêm Syria.

Lệu lời tuyên bố của ông Mattis có chính xác? Liệu Iran có thực sự đứng sau mọi vấn đề ở Trung Đông?

Điều này rất khó xảy ra. Trên thực tế, tuyên bố này hết sức có vấn đề. Ở một nước Mỹ đầy rẫy những người thù ghét Iran, việc tô xấu hình ảnh Iran là một việc hết sức bình thường và dựa trên ba giả định về bản chất mang tính đe dọa của Iran.

Thứ nhất, trong mắt Mỹ, việc Iran phát triển và triển khai vũ khí hạt nhân, đặc biệt là chống lại Israel gần như là định kiến bất biến.

Các nhà lãnh đạo tham dự cuộc đàm phán hạt nhân Iran chụp ảnh lưu niệm tại Vienna, ngày 14/7/2015.

Thứ hai, Mỹ cho rằng Iran hỗ trợ cho quân khủng bố trong khu vực và các quân đội chiến đấu ủy nhiệm. Thứ ba, Iran thường thể hiện tham vọng thiết lập một đế chế trong khu vực bằng vũ lực.

Cả ba giả thuyết này đều dựa trên một giả định sai lầm khác: đó là Mỹ cho rằng Iran sở hữu một hệ thống chính trị độc tài dẫn đầu bởi những “giáo sĩ điên rồ” (mullah).

Sự cường điệu về Iran

Hãy tưởng tượng về một quốc gia Trung Đông, không phải Israel mà là một nước có một cộng đồng Do Thái lớn, được bảo vệ quyền lợi, nơi mà Hồi giáo là tôn giáo của quốc gia nhưng tổng thống lại thường đăng những lời chúc mừng vào dịp năm mới của người Do Thái.

Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng thực chất đó chính là Iran. Thực tế, Iran đã dành một ghế trong quốc hội cho người Do Thái, ba ghế cho người Kito và còn lại là cho Bái Hỏa giáo. Nhưng sẽ thật sai lầm khi kết luận rằng Iran là một đất nước khoan dung chỉ với những hành động đó. Điều này chỉ nói lên rằng sự phức tạp của một xã hội đa dạng, chứa đầy những nghịch lý và mâu thuẫn.

Tuy nhiên người dân Iran lại có quan điểm tích cực về Mỹ hơn là người Mỹ và người dân các nước đồng minh của Mỹ (gồm Ai Cập, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ) nhìn nhận về Iran. Khu vực này tồn tại một nghịch lý, đó là mối quan hệ nghịch đảo giữa quan hệ của Iran với Mỹ và tỷ lệ yêu mến Iran của người dân Mỹ.

Trước hết đó là phong trào Mùa xuân Ả rập và kéo theo đó là tình trạng hỗn loạn ở Tunisia, Libya và Ai Cập. Iran không hề khơi mào và cũng không tìm cách gây ảnh hưởng đến các cuộc nổi dậy ở những nước này.

Một cuộc nổi dậy trong phong trào Mùa xuân Ả Rập

Thứ hai, phải kể đến cuộc chiến kéo dài nhiều thập kỷ giữa chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ với lực lượng người Kurd ở nước này, và dĩ nhiên cuộc xung đột đẫm máu này không hề có sự can dự của Iran.

Thứ ba, sự lan tràn hiện nay của các chi nhánh của Al Qaeda ở Syria và bán đảo Ả-rập. Iran thực sự căm ghét Al-Qaeda nên không đời nào hỗ trợ cho chúng.

Thứ tư, Iran rất ít can thiệp vào Yemen nhưng lại luôn bị Mỹ phóng đại về sự thông đồng giữa Iran với lực lượng phiến quân Houthi.

Tuy nhiên, các nước Ả rập Xê-út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Nga và Mỹ cũng hành động tương tự. Mỹ thường dán mác Iran là “nước bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố”, và chẳng còn danh xưng nào khác nghe đáng sợ và tồi tệ hơn được nữa.

Bắt đầu từ năm 2016, cuộc điều tra hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ về chủ nghĩa khủng bố đã liệt IS là “mối đe dọa khủng bố lớn nhất toàn cầu,” chứ không phải là Iran, Hezbollah hay Houthis.

Chẳng hạn phong tra Hezbollah ở Lebanon chủ yếu tập trung đối đầu Israel, nhưng lại chiến đấu chống IS ở Lebanon và Syria và cũng không thực hiện tấn công máy bay vào các tòa nhà của Mỹ như Al Qaeda.

Từ năm 1975 đến năm 2015, những người mang quốc tịch Iran chẳng hề giết bất kỳ ai trong các cuộc tấn công trên đất Mỹ. Ngược lại, công dân mang hộ chiếu các nước đồng minh quan trọng của Mỹ gồm Ả rập Xê-út, Ai Cập và Lebanon lại khiến hàng nghìn người thiệt mạng hôm 11/9. Trên thực tế, kể từ đó đến nay, 85% lực lượng khủng bố ở Mỹ đều là công dân Mỹ hoặc những người thường trú lâu dài ở nước này, phần lớn đều được sinh ra trên đất Mỹ.

Đối với cáo buộc rằng Iran về bản chất là một nước hung hăng, thực chất Iran chỉ theo đuổi các lợi ích trong khu vực. Tuy nhiên điều này không khiến những hành động của Iran đi ngược lại với lợi ích của Mỹ trong khu vực.

Ngoài ra, không giống như trong quan niệm của người dân Mỹ, đối với một số vấn đề nhất định như Afghanistan, Mỹ và Iran lại có lợi ích giống nhau. Cho dù Iran đối nghịch Mỹ, nhưng cả Mỹ và Iran đều mong muốn một đất nước Iraq ổn định.

Warisboring cho rằng một chiến lược thận trọng đòi hỏi một cách đánh giá khôn ngoan và hợp lý. Tuy nhiên thật không may, vào lúc này Mỹ lại không hề ưa Iran.

Vì Sao Mỹ Muốn Đánh Chiếm Thành Phố Raqqa?

Quân đội Syria và liên minh do Mỹ cầm đầu đang ráo riết chạy đua đánh chiếm thành phố Raqqa, thủ phủ của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS.

Để giành lại chủ quyền Syria, quân đội chính phủ muốn trở thành lực lượng đầu tiên đánh chiếm thành phố Raqqa, vốn được coi là “thủ phủ” của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.

c Hồi giáo tốt nhất ở phía đông bắc Syria và phía tây Iraq là một Nhà nước Sunni độc lập mới”. Trước đó, vào năm 2006, Trung tá quân đội Mỹ về hưu Ralph Peters đã trình bày khái niệm của ông về cách tái định hình Trung Đông.

Có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng liên minh do Mỹ cầm đầu đã chuẩn bị tiến vào khu vực đông bắc Syria.

Mới đây, Lầu Năm Góc đã mở rộng căn cứ không quân Rmeilan ở tỉnh Hasakah phía bắc Syria. Máy bay trực thăng Mỹ đã được phát hiện ở căn cứ không quân này. Các thông tin trên đã được công ty tình báo địa chính trị Stratfor xác nhận và cung cấp hình ảnh vệ tinh sân bay Rmeilan. Hơn nữa, các lính đặc nhiệm Mỹ đã được triển khai ở Syria.

Kịch bản tiến đánh Raqqa của liên quân do Mỹ cầm đầu

Trong ngày 12/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter gặp Bộ trưởng Quốc phòng Các tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) tại Brussels. Sau cuộc gặp, ông Carter nói rằng UAE đã đồng ý triển khai lực lượng đặc nhiệm ở Syria để hỗ trợ các chiến binh người Arập Sunni đánh chiếm Raqqa, Associated Press đưa tin.

Thông tin trên là đáng chú ý, trong bối cảnh Ả-rập Xê-út gần đây tuyên bố sẵn sàng đưa lực lượng bộ binh vào Syria, với sự hậu thuẫn của Mỹ.

Đồng thời, vào giữa tháng 1/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thông báo Sư đoàn Không vận số 101 sẽ được triển khai tại Iraq để tư vấn và hỗ trợ Các lực lượng vũ trang Iraq tấn công thành phố Mosul.

Một kịch bản tấn công đánh chiếm Raqqa của liên minh do Mỹ cầm đầu có thể diễn ra như sau: Quân đội Ả-rập Xê-út sẽ tiến vào Syria thông qua một sân bay do Mỹ kiểm soát ở phía tây Iraq, trong khi Sư đoàn Không vận số 101 có thể sẽ xuất phát từ các khu vực của người Kurd ở phía bắc Iraq, đi qua các khu vực của người Kurd ở phía đông bắc Syria tiến về Raqqa. Raqqa sẽ bị tấn công từ phía đông bắc và đông nam.

Sân bay của Rmeilan sẽ là một trong những căn cứ chính của các lực lượng Mỹ.

Hiện nay, mục tiêu chính Damascus là “bảo vệ sự thống nhất và chủ quyền của Syria”. Việc để mất Raqqa đồng nghĩa với việc mất các mỏ dầu ở phía đông của đất nước.

Hơn nữa, việc liên minh do Mỹ cầm đầu đổ quân vào Syria có thể kích hoạt một làn sóng bạo lực mới trong khu vực và dẫn đến một cuộc chiến lâu dài rộng lớn hơn.